Nguyễn Văn Lục
Forgive hay Forget?
(Thư trả lời các ông Nguyễn Quốc Trụ và Đỗ Kh.)
Chuyện Holocaust là chuyện không bao giờ có thể quên được. Đồng ư. Người
ta gợi nhắc đến hai phần ba người Do Thái Âu Châu đă chết và hơn triệu
trẻ con đă bị giết hại. Chắc chắn quên th́ không bao giờ quên và chẳng
thể quên được nhưng có thể tha thứ được không? Đó là một viễn tượng
tương lai nhân loại mà ngay nạn nhân của Holocaust cũng cần nghĩ tới và
phải nghĩ tới. Chúng ta có nên cứ tiếp tục nuôi dưỡng oán hận khi khơi
dậy một thời kỳ đen tối của lịch sử nhân loại cũng như đào bới một
chuyện dĩ văng đă 60 năm? Chắc chắn cần nghiên cứu dĩ văng để học ở đó
những điều hay tránh điều ác hại, cho nên không quên dĩ văng. Nhưng thử
hỏi xem nay c̣n một số người sống sót, những người Do Thái, người Sinti-Roma
(Gypsies) và những nhóm khác và con cháu họ được ǵ và rút ra được bài
học ǵ? Có nên đâm sâu thêm vào tâm thức nhân loại, vào thế hệ thanh
niên Đức bây giờ vết nhơ của 60 năm về trước? Ngày National Holocaust
có phải là cơ hội cho một tinh thần ḥa b́nh và ḥa giải và tự vấn lương
tâm?
Trong khi đó, lịch sử vẫn c̣n đang tái diễn lại một thứ Holocaust mới
của thời đại: Ngay trong thời kỳ chiến tranh 1939-1945, khi quân Đức xâm
chiến Liên Xô, bọn Nazi dự trù tiêu diệt khoảng 30 triệu người Nga bằng
cách bỏ cho chết đói. Bọn SS và cảnh sát Đức được biết dưới danh nghĩa
Einsatzgruppen được chỉ định để thi hành cuộc thảm sát này. Số
người chết hiện nay không biết là bao nhiêu, chỉ riêng người Do Thái
tính ra đến nửa triệu. Những nạn nhân khác c̣n có ai nhắc đến họ, ở Cam
Bốt, ở Rwanda, ở Yugoslavia, ở Sudan, ở Iraq và có thể ở một phần đất
của người Palestine? Và thiết thân hơn cả là trận đói năm Ất Dậu của
miền Bắc Việt Nam? Ai là kẻ chịu trách nhiệm về nạn đói ấy? Nhật, Pháp
và kể cả Mỹ? Có ai lên tiếng cho hằng trăm triệu cái chết vô danh, lên
tiếng cho những kẻ không có tiếng nói, suốt đời làm thinh? Cái chết cách
này cách khác, chết v́ đói ăn, chết v́ tra tấn, chết v́ bom đạn, chết v́
hơi ngạt th́ cũng vẫn là một cái chết? Dù là cái chết của một con người
hay của một triệu người th́ vẫn là một cái chết ? Tại sao có những cái
chết được nói đến và cái chết bị bỏ quên? Nhưng h́nh như trí nhớ con
người về những phần đất vừa kể này có vẻ cạn lắm. Điều bất hạnh ǵ đă
xảy ra ở những nơi này, nào ai có thể rành rọt kể lại? Đă có bao nhiêu
sách vở viết về họ? Trong khi đó, vào năm 1998, chỉ riêng Ủy Ban
Historikerkommission ở Đức đă chi ra 5 triệu pounds cho việc truy
t́m tài liệu liên quan đến Do Thái. Khắp nơi trên trái đất này, chỗ nào
mà chả có thư viện, bảo tàng của Do Thái để tưởng niệm về những cái chết
oan nghiệt. Khắp Âu Châu: Wien, Berlin, Paris, London và phần đông các
thành phố lớn khác đều có những công tŕnh kiến trúc mới để tưởng niệm
nạn nhân Do Thái đă bị tàn sát trong Thế chiến hai. Công tŕnh tưởng
niệm Holocaust Memorial trong khu Imperial War Museum, rồi
Holocaust Grove trong Hyde Park, rồi xây dựng tuợng
Raoul Wallenberg gần khu Marble Arch Synagogues. Điều đó muốn
nhắc nhở cho mọi người thấy cái quá khứ đen tối mà người Do Thái đă phải
chịu, đồng thời được củng cố thêm bằng ngày National Day of
Remembrance. Chỗ nào để nhớ và chỗ nào để tha thứ? “Holocaust
memorials exist for remembrance and are not intended to make us forgive
and forget.” Đó là ư kiến của Rabbi Albert Friedlander. Sự hận
oán c̣n tiếp tục và tiếp tục măi. Đôi khi sự hận oán lại c̣n là cái cớ
cho sự trả giá và thương lượng và che lấp cho những điều tồi tệ đang
diễn ra trên thế giới hiện nay.
Những sự kiện lịch sử đă được lặp đi lặp lại dần trở thành những định
kiến vững chắc, tệ hơn nữa trở thành niềm tin, giáo điều. Cộng thêm với
tuyên truyền củng cố, nhào nắn lại, tẩy xóa, bôi bác, nhồi sọ làm ta mê
hoặc, đôi khi mê muội. Ta thử nghĩ xem, trong chiến tranh Đông Dương và
chiến tranh Việt Mỹ, biết bao là con số ảo? Sự thật nằm ở chỗ nào? Nghĩ
tới điều này, tôi chợt nghĩ cần viết một bài với nhan đề là: Những
con số làm phiền. Cộng sản tuyên truyền, bịa đặt đă là hay. Nhưng
vẫn c̣n là dở, v́ nguời dân vẫn không tin.
Trở lại trường hợp Holocaust.
Tôi cũng như các ông thôi, hồi c̣n trẻ ở miền Nam, xem những sách vở,
phim ảnh về cuộc diệt chủng người Do Thái th́ thấy thật kinh hoàng.
Nhiều khi không dám tiếp tục nh́n nữa. Cảm động xót thương cho dân tộc
Do Thái bất hạnh là chừng nào. Những phim Exodus, rồi bản dịch
truyện cảm động đó của Thế Uyên, những Moshe Dayan, vị tướng độc nhăn,
người anh hùng đă chiến thắng Ai Cập năm 1956 đă từng làm rung động trái
tim những người trẻ tuổi. Sang thủ đô Hoa Thịnh Đốn là phải ghé thăm các
bảo tàng viện để xem những di chứng về sự diệt chủng ấy. Chuyện đó có
thật. Nhưng ngày nay cho thấy đă có những điều không hẳn là vậy...
Erthur R. Buttz đă viết bài với nhan đề: „The Hoax of the Twentieth
Century“ („Huyền hoặc của thế kỷ 20“). Ông cho thấy tài liệu của Đức
không nói tới chuyện Extermination. Deportation th́ có.
Cái từ Final solution (Endlösung) chỉ có ư nói đến xua
đuổi người Do Thái ra khỏi Âu Châu và lưu đầy họ sang phía Đông.
Tài liệu của Hội Hồng Thập tự Quốc tế và tài liệu của Vatican xem ra
không có ư đồng thuận với từ diệt chủng như thường được sử dụng. Chính
v́ vậy mà người ta thường lên tiếng tố cáo Giáo hoàng Piô 12 thời đó là
đă im lặng đồng lơa với tội ác diệt chủng? Bất cứ ai không cùng chung
một tiếng nói, không cùng một luận điệu sẽ trở thành kẻ thù, đồng lơa
với tội ác.
Rất nhiều người Do Thái đă chết trong các trại tập trung, tỉ dụ sống
chen chúc trong các ghetto. Chữ ghetto phải được hiểu là
trại tập trung chờ đợi để đưa đi đầy (Déportation), vi thế người
Đức đă mau chóng xây dựng những trại tập trung như ở Ba Lan. Nơi đây
nhận những đợt người đầu tiên đến từ Áo quốc, Tiệp Khắc. Họ đă chết rất
nhiều v́ đói khát và bệnh tật hơn là v́ bất cứ thứ ǵ khác. Nhưng đến
cuối năm 1940, khi có ư định xâm chiếm nước Nga th́ bọn Nazi đă ngưng
những chương tŕnh xây cất các ghetto, vi họ trù liệu đầy tất cả
tù nhân Do Thái sang Sibéria, thuộc Nga. Cũng vậy, khi chiếm được Pháp,
bọn Đức Quốc Xă nghĩ đến chuyện đầy những người Do Thái Âu Châu sang
Madagascar. Dù sự bạo tàn ở đâu th́ cũng không kém, nhưng Déportation
th́ đă hẳn vẫn khác với Extermination. Nhưng không có nghĩa là số
người chết lên đến con số 6 triệu. Con số này lấy ở đâu ra? Con số này
được cung cấp phần lớn do các nước Đông Âu, trong đó có từ 2 đến 3 triệu
Do Thái. Số 3 triệu dân này đă có thể trốn sang Hoa Kỳ trước và nhất là
sau chiến tranh. Họ trốn đi như thế, thay đổi dấu tích, ngay cả họ tên.
Làm sao truy tầm ra dấu tích họ cho chính xác được? Hoặc họ đă t́m đường
trở về Do Thái, hoặc giản dị hơn nữa là không kịp trốn đi, rồi bị Liên
Xô giữ, hoặc đem về Nga sau khi chiếm đóng các nước này. Những thống kê
như thế của các nước Đông Âu đưa ra, dựa trên những người Do Thái c̣n
lại tại các nước Đông Âu có phản ảnh trung thực số người thực sự chết?
Cho nên con số tṛn 6 triệu vẫn là con số có thể cần được đưa ra bàn
căi.
Lại theo Steve Paulsson trong bài viết “A View of the Holocaust” cho
thấy những nạn nhân đầu tiên trong cuộc tàn sát này không phải là Do
Thái.
Kể từ tháng chín 1939, người Đức đă giết khoảng 170 000 bệnh nhân tâm
thần, cái mà người ta gọi là chương tŕnh Euthanasia Programme.
V́ thế, không nên nhầm lẫn con số những người này với những nạn nhân Do
Thái bị giết hại sau này. Đó là dấu hiệu đầu tiên được nghe về những ḷ
hơi ngạt.“The euthanasia killers, mostly from the SS, had developed
gas vans and gas chambers to murder thousanda of the physically anh
mentally disabled in Germany and Poland. With the termination of the
so-called euthanasia programme thay could be reassigned to eastern
Europe to kill Jews.” [1]
Măi đến mùa thu 1941, việc xây cất các ḷ hơi ngạt mới thực sự bắt đầu
tại Belzec, gần Lublin. Và đến cuối năm 1941, thành phố Chelmo bắt đầu
việc giết hại người Do Thái bằng phương pháp này.
Cũng cần nhớ rằng người Do Thái bên Âu Châu đă không bị hề hấn ǵ như
nhận định của David Cesarani: “This was still not a European-wide
genocide. Although anti-Jewwish measures had been enacted throughout
Western Europe, the Jews were physically untouched and there were no
plans to deport them. Nor were there any facilities to kill them- the
existing death camps were to o small for such a task.”
[2]
Họ chỉ trở thành nạn nhân trong chính sách diệt chủng khi có sự tham dự
của người Mỹ vào cuộc chiến và lúc ấy Hitler dùng người Do Thái như
những con tin của ông ta. Số phận người Do Thái trở thành bi kịch khi
chiến tranh mỗi ngày mỗi khốc liệt. Ở nhiều trại tập trung, tù nhân Do
Thái bị bỏ đói đến chết v́ không được tiếp tế. Chẳng hạn tại trại
Bergen-Belsen, một trong những trại giam được coi là khủng khiếp nhất,
tồi tệ nhất, càng gần đến ngày quân Đức sắp thua trận, trại trở thành
gần như bỏ hoang. Quân đội Anh khi đến tiếp thu, đă đếm được gần 10.000
xác chết chưa kịp chôn... cộng thêm các bệnh truyền nhiễm lan tràn tàn
phá với 60 chục ngàn người bệnh và hấp hối nằm chất đống trong các
Barrack không lương thực và nước uống.
Bằng chứng về sự diệt chủng cuối cùng chắc phải dựa trên những chứng từ
trong vụ ṭa án Nürnberg? Nhưng ai cũng biết rằng, những lư do chính trị
hiển nhiên đă bắt buộc các can nhân nhận tội diệt chủng. Nhưng những
phản cung đưa ra về phía các bị can chỉ muốn nhấn mạnh tới trách
nhiệm cá nhân của họ mà thôi. Tỉ dụ bị can Adolf Eichmann và
Kaltenbrunner [3] : “Even
so, Eichmann was not the central, demonic figure of the nazi regime he
was made out to be in his trial, and as he has become in popular memory.
He did not make any key decision on Jewish policy and at
no point
before mid 1941 could he have known where he was leading. The genocide
was set in motion by others and at first proceeded independently from
his office.” [4]
Những thảm cảnh mà ta được xem tŕnh chiếu trên các phim tài liệu như
Schindler’s List, Hitler: The Last Ten Day, Conspiracy:
The Meeting at Wannensee, dù đă cố gắng trung thực với nguồn tài
liệu gốc, vẫn chỉ đưọc coi như fictional work. Nó cũng chỉ là thảm cảnh
chung của các nước sau khi bị thua trận, bị tàn phá và đổ nát hoang tàn
với cơ nguy các bệnh dịch. Giữa điều được chiếu lên và sự thực, khó mà
kiểm chứng hết đựơc. Trong bài nhận định Historical Accuracy and the
Making of Auschwitz, Detlef Siebert viết: “As any historian
knows, historical sources are imperfect materiel and can rarely be taken
at face value. It!s not just that most historical records are incomplete
– they may also be misleading and unreliable. Before any historical
source can be used, the ciscumstances in which it was produced and
the possible motives of it author have to be taken into consideration.”
Trong các trại đó, người ta đă phải dùng các loại thuốc sịt lên tù nhân
như thuốc diệt trừ sâu bọ Zyklon B, nhằm mục đích tẩy trùng. Dầu vậy tỉ
lệ thương vong kể là cao mà con số có thể lên đến 350.000 đến 400.000 đă
chết trong các trại Đức Quốc Xă trong thời chiến tranh, trong đó có tù
nhân Do Thái. Có ḷ hỏa táng, nhưng để hoả thiêu những người chết trong
trại. Không ai đặt câu hỏi sức chứa của mỗi ḷ đó là bao nhiêu và một
ngày có khả năng hoả thiêu bao nhiêu người? Có bao nhiêu ḷ đủ để giết 6
triệu người?
V́ vậy, không đủ bằng cớ để nói tới Extermination camp như một
đường lối, chính sách chung của Hitler. Đường lối chính thức là
Déportation và giam giữ trong các trại tập trung ở trong những điều
kiện tồi tệ nhất mà người ta có thể tưởng tượng ra được. Ḷ hơi ngạt
cũng không phải được thiết kế tràn lan trong các trại giam. Khi người ta
sịt lên tù nhân chất Zyklon th́ được diễn dịch là muốn hủy diệt người Do
Thái. Những pḥng b́nh thường biến thành “Gas oven”. Tất cả những ḷ hoả
táng trở thành ”Gas oven”. Trong một bài viết nhan đề Denying the
Holocaust, Deborah Lipstadt nhằm biện minh và đưa ra những tranh
luận chung quanh câu chuyện ḷ hơi ngạt để bác bỏ những chứng cớ của
những ai muốn nghi ngờ về ḷ hơi ngạt, về Extermination camp, về
tính trung thực của cuốn nhật kư nổi tiếng thế giới của cô Anne Frank.
Đi t́m sự trung thực của cuốn nhật kư, người ta đă cho thấy có nhiều bản
hồi kư khác nhau đă được in ra, người ta cũng truy tầm cái thứ mực cũng
như cái đầu bút nguyên tử xem có đúng với mực và đầu bút của thời đó
không và đă được sử dụng chưa?
Nhưng đồng thời cũng có những người như Irving, ông là người viết nhiều
sách về Thế chiến thứ hai, trong dó có sách ông phủ nhận Holocaust. Vấn
đề ông đưa ra đă ra đến ṭa án và đây là kết quả của án lệnh: “Dismissing
Irving’s claims that the gas cham bers were an impossibility,
the Judge noted that that the cumulative effect of the documentary
evidence for the genocidal operation of the gas chambers! Was not only
considerable but mutually corroborative.”
Và quan ṭa Gray nhận thấy rằng nhân chứng và những tài liệu rơ ràng đầy
đủ và chặt chẽ và ông đă đi đến một kết luận “No objective,
fair-minded historian would serious cause to doubt. The existence of gas
chambers at Auschwitz, which were used on a substantial scale to kill
Jews. He found Irving’s arguments - and by extension the claims of
deniers in general- to be perverse and egregious.”
Quan ṭa đă phán quyết rơ ràng như vậy th́ phải nghe thôi. C̣n
vấn đề tư cách của quan ṭa lại là chuyện khác. Tŕnh bầy và dẫn
chứng vụ kiện ở toà án Luân Đôn cho thấy những vấn đề tưởng chừng như sự
thật 100 %, vẫn là những vấn đề dẫn đưa tới sự nghi ngờ và đặt lại giá
trị đúng sai của nó. Trong tương lai, khi mà những kẻ sống sót của
Holocaust đều không c̣n nữa, hầu hếr nay đă trên 80 tuổi, tính cách của
vụ kiện lúc đó đă hẳn là khác hiện nay. On verra…
Kể từ 60 năm nay, biết bao giấy mực đă tốn về vấn đề này, lư chứng bên
này bên kia không thiếu. Chuyện vẫn c̣n đó, và lịch sử c̣n cần đào sâu.
Cho là mọi chuyện đă rơ như ban ngày có vẻ ngây thơ, thiếu phê b́nh lư
tính. Tệ hơn nữa, đi đến chỗ chủ quan, giễu cợt quan điểm người khác là
không nên. Hăy cứ nh́n lại vụ Iraq, người ta đă ngụy tạo hồ sơ như thế
nào, dàn dựng, sắp xếp ra sao? Hệ thống thông tin, truyền h́nh, báo chí,
tạo dư luận ra sao? Đó là thứ mặt trận mới, khủng khiếp và bạo tàn chả
kém ǵ súng đạn. Sức mạnh của truyền thông, của dư luận không thể coi
thường.
Bài viết The International Holocaust Controversy của Arthur R.
Rutz cũng đáng làm chúng ta suy nghĩ lắm. Mong rằng với đôi lời tŕnh
bầy trên có thể tạm trấn an
nỗi lo sợ của ông Nguyễn Quốc Trụ. Riêng về
trường hợp ông Đỗ Kh., với lối viết nhạo báng miệt thị, tôi
nghĩ chẳng có lư do ǵ để trả lời ông. Chỉ xin nhắn một điều: “Chúng
ta ai cũng có thể đều c̣n dốt, song có thể tôi và ông đă không cùng dốt
một thứ.”
Cuối cùng, là người đă từng đau khổ trong chiến tranh, từ đó đă từng
đứng cùng một phía với nạn nhân Holocaust, cho nên đối với tôi Holocaust
phải luôn luôn là sự nhắc nhở lương tâm nhân loại, trong đó có t́nh
thương, sự công bằng nhân và ḷng yêu chân lư.
© 2005 talawas
[1]Theo David Cesararani trong bài From Persecution to
Genocide
[2]Theo đài BBC:
http://bbc.co.uk/history
[3]Trích Adolf Eichmann:
The Mind of a War Criminal, BBC
[4]Adolf Eichmann: The Mind
of a War Criminal, BBC:
http://bbc.co.uk/history/