NGUYỄN VĂN LỤC Nam Phương Hoàng Hậu
Câu chuyện một con tem
Sao Hoàng Hậu lại buồn thế.. Xin dẫn một chứng từ của một cô nữ sinh thời 1937-1941 nhắc lại kỷ niệm gặp gỡ Hoàng Hậu Nam Phương, viết trong tập san Đồng Khánh : "Hànội, mái trường thân yêu". Dược sĩ Nguyễn thị Huyền, vừa mất năm ngoái đă viết lại cảm tưởng của ḿnh như sau :* "Ngày Bà Nam Phương đến thăm lớp, cô Thục Viên, giáo sư Pháp Văn vẫn đứng trên bục giảng ch́a tay đứng bắt tay Hoàng Hậu và từ tốn trả lời các câu hỏi của Hoàng Hậu, không hề mất chủ động. Trong khi đó Nguyễn tiến Lăng, người đi cùng Hoàng Hậu muốn tâu gửi ǵ với Hoàng Hậu đều quỳ xuống đất. Cô xin phép tiếp tục giảng. Hoàng Hậu dự giảng và sau đó cho gọi học sinh giỏi Văn lớp là chị Nguyễn thị Thứ lên thưởng cho một bức ảnh do Hoàng Hậu kư tên. Thái độ đường hoàng của cô đă gây cho chúng tôi một niềm tự hào chính đáng, trong lúc ấy chúng tôi cũng thích vẻ đẹp dịu dàng Đông Phương và thái độ b́nh tĩnh không có vẻ ǵ hách dịch của Nam Phương Hoàng Hậu*. Một trong những học tṛ có mặt bữa hôm ấy là cô Ngô thị Ngà, nguyên giáo sư Trưng Vương đă cho biết cảm tưởng : Mê cái vẻ đẹp dịu dàng của Hoàng Hậu và v́ thế sau này cô đặt tên cho một cô con gái là Thu Phương, tức Hương mùa thu nhắc nhớ đến tên Hoàng Hậu Nam Phương, hương miền Nam. " Hôm nay ngồi viết lại một chút cuộc đời Bà mà h́nh như Bà đang ngồi trước bàn máy. Sự biết về Bà quá ít, mầy ṃ sách vở đủ loại, lục lọi chỗ này chỗ kia cũng chỉ là những mảnh vụn rời rạc, cũng không thấy bóng dáng Bà đâu cả. Cũng chả thu thập được nhiều nhọm ǵ. Người đời coi ra vô t́nh với Bà đă đành, sách vở sử học cũng vậy.
Ngay trong hồi kư của vua Bảo Đại, "Le Dragon
d'Annnam", (1) tôi đă lật đi lật lại nhiều lần,
chỉ thấy loáng thoáng từ trang 62 đến 68 nói về
cuộc hôn nhân của nhà vua hơn là nói về Hoàng
Hậu. Tôi đành ḷng với một ít tài liệu trong báo
Indochine vào những năm 1942-43-44 với vài bài
của Nguyễn Tiến Lăng và một vài người bạn Pháp
của gia đ́nh. Bài viết về Bà của Cù
Huy Cận
không có trong tay. Cuốn sách quan trọng của
Phạm khắc Hoè : từ Triều đ́nh Huế đến chiến khu
Việt Bắc và Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn chỉ
được đọc những đọan trích dẫn mà nội dung quả
thực khiếm nhă và tuyên truyền nhiều hơn là sự
thực. Một số bài báo trên các báo chí Hải ngoại
thường viết thiếu dữ kiện khả tín, viết cho có
mà thôi.
V́ thế, cũng chả thu tập được bao nhiêu. Thật là
bất công với Bà quá và cũng vô t́nh quá. Chỉ xin
lấy tấm ḷng đáp lại được phần nào hay phần ấy.
1. THỜI CON GÁI Nhà chỉ có hai chị em, chị là Agnès Nguyễn Hữu Hào đă hẳn có nếp sống văn minh thành thị của lớp dân giầu có. Cuộc sống hai chị em cứ khách quan mà nói là sung sướng, đầy đủ, được cưng chiều. Họ đă sống tuổi thanh xuân êm đềm và mơ mộng. Và có lẽ đó là giai đoạn hạnh phúc nhất đời của người thiếu nữ sau này làm Hoàng Hậu. Theo những bức h́nh chụp trong tờ Indochine th́ cả hai chị em đều cao lớn hơn hẳn những người phụ nữ Việt Nam b́nh thường.
T Nhưng dựa vào một vài sự kiện mà suy đoán thôi. Chẳng hạn, trong một bài viết của ông Nguyễn Tiến Lăng, con rể cụ Phạm Quỳnh sau này đăng trên tờ Indochine có kể rằng, trước ngày đám cưới th́ hai chị em đến ở một căn nhà của gia đ́nh ở đường Nguyễn Du bây giờ, tức quá không nhớ số, trước ngày ra Huế. Điều đó cho thấy, các cô ở Sài G̣n để đi học chứ không ở G̣ Công. Thời đó, Sài G̣n chỉ rộng như cái bàn tay. (2) Nhỏ lắm. Bé lắm. Qua khỏi bến Nhà Rồng, sang Khánh Hội là lau sậy. Qua khỏi Nancy, chợ Quán là đồng không mông quạnh. Chưa tới cầu Trương Minh Giảng đă là băi śnh rồi. Các tiểu thư ở đường Nguyễn Du, mỗi sáng đi nhà thờ th́ băng qua đường Lê Văn Duyệt, tới đường Bùi Thị Xuân chừng nửa cây số là tới nhà thờ Huyện Sĩ. Nhà thờ này theo thói quen lấy tên ông Huyện Sĩ hay Lê Phát Đạt v́ chắc là ông đă công hiến nhiều để xây dựng nhà thờ. Ông Huyện Sĩ lại là bác ruột các tiểu thư. Nếp nhà như vậy, vừa giầu có, vừa có ăn học, vừa theo nếp sống Tây phương với tư tưởng tự do phóng khoáng đă hẳn khác với các "công tử Bạc Liêu" về lối sống, lối nghĩ, lối giải trí. Lớn lên, cô chị đă yên một bề chồng con, phần Hoàng Hậu tương lai được cha mẹ gửi sang Pháp học trường Couvent des Oiseaux. Có dư luận lẫn lộn Couvent des Oiseaux bên Pháp với bên này, nhân tiện xin làm sáng tỏ thêm vấn đề này. (3) Nói thêm chút nữa để chứng tỏ ḿnh có chút uyên bác. Hồi Bà học Couvent bên Pháp nhà trường hẳn nằm ở phố Ponthieu và Verneuil. Nhưng hỏi Ponthieu ở đâu th́ quả t́nh mù tịt không biết.
Có sách ghi cô đỗ tú tài Tây rồi mới về, điều
này cũng không khẳng định rơ được. Bảo Đại chỉ
ghi: "Elle vient de terminer ses études au
Couvent des Oiseaux, en France". Tất cả thời
gian này, không một ai biết cuộc sống người
thiếu nữ Tây học, duyên dáng, hiền thục ra sao.
Chỉ biết, cô đă về nước năm 18 tuổi.
2. CUỘC HÔN NHÂN CỦA CÔ NGUYỄN HỮU THỊ LAN Có một câu hỏi được đặt ra là cô Nguyễn Hữu Thị Lan đă quen và gặp Bảo Đại trong trường hợp nào và ở đâu. Có một số tác giả cho rằng họ quen nhau trên cùng một chuyến tầu thủy của hăng Messagerie Maritime về nước như một cuộc t́nh duyên kỳ ngộ, lăng mạn. Một hoàng tử gặp giai nhân trên một chuyến tầu, yêu nhau rồi quyết định chuyện hôn nhân. Trên tờ Indochine, có một vài bài viết của ông Nguyễn Tiến Lăng, một người thân cận của Hoàng Hậu, nhưng tôi cũng không thấy đoạn nào nói rơ về vấn đề này. Cho dù có đi cùng chuyến tầu không chắc ǵ đă có thể gặp nhau. Nếu có chuyện đó th́ vua Bảo Đại hà cớ ǵ lại không nhắc đến trong hồi kư trích dẫn sau đây. Cái tật của người Việt Nam là hễ có một người viết trật là kéo theo cả lô người khác xuống hố theo. Dù sao, tôi cũng chẳng dám cả quyết ǵ về điều này.
Nhưng một điều không cần bàn căi nữa là căn cứ
vào tập hồi kư "Le Dragon d'Annam" của vua Bảo
Đại là đúng nhất. Vua Bảo Đại cho biết ông đă
gặp Nam Phương Hoàng Hậu ở Đà Lạt, chứ không
phải ở trên tầu, ông đă gặp vào cuối năm 1932.
Xin trích dẫn ư của vua sau đây: "C'est alors
qu'à la fin de l'année, m'étant rendu pour
quelques jours à Đà Lạt où séjournait également
le gouverneur général Pasquier, celui-ci, à
l'occasion d'une rencontre dans les salons du
Langbian Palace, me présente une jeune fille qui
était en compagnie de Mme Charles, Marie-Thérèse
Nguyễn Hữu Hào, appartient à une famille de
riches propriétaires terrien de Cochinchine.
Catholique, comme ses parents elle vient de
terminer ses études au Couvent des Oiseaux, en
France. Elle a dix huit ans. (Sách đă dẫn trang
63) Đọc đọan văn trên, thấy có ǵ là lạ. Chẳng
hiểu tại sao cả đám người tai to mặt lớn lại
không hẹn mà gặp nhau ở Đà Lạt. Có bà Charles,
người đỡ đầu cho Bảo Đại đi cùng với cô Lan, bà
lại là bạn của gia đ́nh Nguyễn Hữu Hào. Có bài
viết nói ông Lê Phát Đạt dẫn cháu gái đến ra mắt
Bảo Đại. Cô cháu gái lại ỉ ôi năn nỉ chán mới
chịu đi, ăn mặc sơ sài thôi. Tôi thiết nghĩ, ông
Đạt không đủ tư cách để đường đột dẫn cháu gái
ra mắt Hoàng Thượng, nếu không có một sắp xếp
trước. Cùng lắm ông chỉ là người thừa hành thôi.
Đích thị là có sắp xếp trước, có toan tính trước
giữa bộ ba toàn quyền Pasquier, ông bà Hào và
chủ chốt là bà Charles. Cho dù trước đó có gặp
nhau trên tầu trên bè ǵ cũng không quan trọng.
Sau buổi gặp gỡ ở Đà Lạt, kể như định mệnh đă
được an bài rồi. Sự sắp xếp này cũng rất b́nh
thuờng và tự nhiên ở cương vị của Bảo Đại. Vấn
đề chính là họ đă yêu nhau và quyết định đi đến
hôn nhân: "Après quelques entretiens, un tendre
sentiment nait entre nous. Nous nous promettons
de nous revoir".
Theo vua Bảo Đại, từ ngày hồi hương, rất nhiều
những tin đồn chung quanh việc chọn một người vợ
cho Ông. Bà Từ Cung đă đành, các vị quan lớn
trong triều, mỗi người đều có người của ḿnh để
đề cử. Vua đă hẳn biết được điều đó và Ông đă
nhiều lần cho biết ông quyết định không chấp
nhận chế độ đa thê vẫn thường thấy ở Việt Nam,
về những tệ trạng tranh dành ngôi thứ giữa anh
em hoặc anh em cùng cha khác mẹ đến chỗ đâm chém
nhau. Vua Minh Mạng có đến 170 người con và để
tránh cảnh tranh giành ngôi thứ, vua Minh Mạng
đă đặt ra tên gọi theo thứ tự đến 20 đời kế tiếp
nhau để những ḍng họ theo đó theo thứ tự mà kế
vị. Hai mươi đời đó được khắc vào tờ giấy bằng
vàng và tên gọi một người như thế được coi như giấy Hộ tịch của ḿnh.. Hai mươi chữ đó nằm
trong bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mà câu
đầu gồm
những chữ : Đă hẳn, hai ông bà Charles, bố mẹ đỡ đầu của vua không thể không bận rộn trong việc kiếm t́m một người vợ cho vua. Cái khó là ở chỗ đó. Quá nhiều người, quá nhiều đề cử, nếu không nói là những âm mưu gây ảnh hưởng nên dễ gây bất đồng ghen tỵ, nói ra nói vô. Nhưng trở ngại lớn nhất là cô Nguyễn Hữu Thị Lan là người theo đạo Ky tô giáo. Theo vua Bảo Đại, khi trở về Huế, ông đă bầy tỏ ư định lấy vợ người theo đạo Kitô giáo và là người đă được đào tạo ở Tây phương. Nghe tin đó, hẳn nhiên là Bà Từ Cung không đồng ư v́ bà mong muốn một cô dâu theo truyền thống Á Đông. Quan lại cũng ngấm ngầm chống đối. Tứ phía chống đối dựa trên quyền lợi cá nhân cũng có, phe phái, miền cũng có, nại cớ nguyên tắc truyền thống cũng có. Cô dâu "Mới Quá". Chữ "Mới" có vang vọng muốn đồng nghĩa với thiếu văn hoá đạo đức cổ truyền. Người ta e ngại cũng phải. Cứ nói tiếng Tây líu la líu lo cũng đủ ngại rồi. Sự nghi kỵ, thành kiến tranh chấp, hiểu lầm c̣n đầy dẫy trong dân gian, nhất là trong đầu mỗi người. Đặt ḿnh vào địa vị vua và hoàng hậu tương lai mới hiểu được sự cam go không thể vượt qua được của cuộc hôn nhân này. Rồi vấn đề giáo dục con cái theo đạo Ky tô giáo nữa. Sẽ giải quyết ra sao khi hoàng tử kế nghiệp vua phải cử hành lễ Tế Nam Giao hoặc thờ cúng tổ tiên. Lấy ai là người ǵn giữ nếp sống, văn hóa cổ truyền, cúng giỗ tổ tiên của cha ông để lại. Có một số tác giả đă viết không đúng về vấn đề này. Nhất là giới Công giáo. Chẳng hạn cho rằng vua Bảo Đại là người đă theo đạo Ki tô giáo. Thật ra đối với vấn đề tôn giáo, ông Bảo Đại rất thoáng, minh bạch và rất trung lập. Ông không theo đạo nào cả. Như ông viết: "Au palais, il n'y avait qu'un Dieu: L'empereur, fils du ciel". Vậy không hề có chuyện đó. Ngay cả các Hoàng tử, Công Chúa chưa chắc ǵ đă rửa tội, theo đạo Ki tô giáo. Một điều nữa, dư luận vẫn cho rằng Hoàng Hậu Nam Phương phải xin phép Vatican rồi mới được lấy chồng. Nhưng theo hồi kư của Vua Bảo Đại, chỉ sau khi làm đám cưới xong, ông mới gửi thư cho Giáo Hoàng Piô 11 một lá thư qua trung gian người Pháp, v́ thời đó ta chưa có liên lạc ngoại giao với Vatican. Nếu Hoàng Hậu muốn xin phép th́ phải gửi thư qua các cha cố, theo hệ thống nhà đạo. Cho đến nay, chả có bằng cớ ǵ, chả có văn bản nào cho thấy có phép chuẩn cả. Có thể chỉ là đồn đại. Vua Bảo Đại gửi thư cho toà thánh không phải để xin phép, xin tắc ǵ cả mà bầy tỏ lập trường và quan điểm của vua Bảo Đại. Hăy xem ông viết: "Cette lettre avait moins pour but de régler la question personnelle de mon mariage et de l'éducation envisagée pour mes enfants que d'apporter et de provoquer des éléments de réponse à un conflit ouvert depuis des siècles et, plus encore, de faciliter la rencontrre entre deux mondes: l'Occidental et l'Oriental, à travers notre pays d'Annam, 'terre de rencontres', et à travers ma personne qui, pour la première, et vraisemblablement pour la dernière, par l'éducaion recue, réunissait les conditions d'une véritable confrontation entre deux civilisations". Đoạn văn trên của vua Bảo Đại giúp dẹp hết những bàn tán bên lề, những chuyện tủn mủn thổi phồng về chuyện đám cưới của ông với cô Nguyễn Hữu Thị Lan.
Những trở ngại mà cô dâu tương lai gặp và phải đương đầu. Đặt ḿnh vào địa vị Hoàng Hậu Nam Phương mới thấy thấm thía được những trở ngại, những khó khăn mà Bà phải chịu đựng. Thật quả không dễ ǵ lấy được một ông vua và cũng không dễ ǵ làm Hoàng Hậu. (4) Nhưng lịch sử cũng cho thấy không thiếu trường hợp trước đây xứ Nam Kỳ mà có lần vua Bảo Đại đă gọi là miền đất hứa đă cống hiến cho triều Nguyễn những người con gái tài ba và sắc đẹp: Bà Từ Dũ, tức cô Phạm Thị Hằng là vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Bà là tiêu biểu cho một lớp người phụ nữ đức hạnh, có học vấn, làm gương sáng cho mọi người trong triều đ́nh. Sau đó đến bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng và cuối cùng là Cô Nguyễn Hữu Thị Lan. Tên của bà là Nam Phương Hoàng Hậu mang ư nghĩa đó, chỉ thị đó là Hương thơm của miền Nam. Tên đó biểu thị cả nết lẫn người đem lại vinh dự cho người dân xứ Nam Kỳ.
Nhưng cái khó lớn lao nhất Bà phải đương đầu v́
Bà là người Công giáo. Những chỉ dụ cấm đạo hồi
nào mới chỉ vừa ráo mực. Ḷng người chưa ổn.
Điều đó cũng chứng tỏ Bà là người có cá tính,
can đảm và trung thành với đạo giáo của Bà. Giả
dụ một người đàn bà khác th́ sao? Sẽ bỏ tất cả,
sẽ làm tất cả và bằng bất cứ giá nào để được làm
Hoàng Hậu. Hiểu đến cội nguồn mới hiểu được nhân
cách của Bà, cái cao quư của một nhân phẩm và
cái trong sáng, ngay thẳng của một người đàn bà
có giáo dục. Chỉ về một điểm này thôi, Bà là
người đáng nể trọng. Qua những người phục vụ
chung quanh vua và Hoàng Hậu sau này, mọi người
không kể bất cứ ai đều bầy tỏ ḷng kính trọng và
quư mến cái nhân cách của Bà. 3. NGÀY ĐÁM CƯỚI
Vào ngày 20 tháng 3 năm 1934, người con gái đến từ phương Nam mang theo cả cái hương thơm miền Nam đă quyết định bước qua ngưỡng cửa hoàng cung, vào Cấm Thành. Và do t́nh yêu gắn liền với định mệnh, một định mệnh không khỏi có trớ trêu, vào buổi sáng mùa xuân đó, cả một cuộc đời mới đă mở ra. Bỗng chốc cô trở thành Hoàng Hậu của cả nước. Từ nay, không c̣n ai nhắc đến cái tên Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan nữa. Cô là Nam Phương Hoàng Hậu. Ḷng chắc đầy cảm xúc suốt hành tŕnh từ trong Nam ra Huế, chen lẫn lo âu và sung sướng, trong niềm hân hoan không ǵ tả xiết, mỉm cười chấp nhận những ǵ sắp tới xảy ra cho ḿnh, trong cảm thức ḿnh là người độc nhất có cái vinh dự làm Hoàng Hậu cả nước. Và trong phẩm phục áo mầu vàng, một ân huệ đặc biệt mà vua đă dành cho nàng, đầu nàng đội mũ có kết trân châu bảo ngọc, đi hia mũi nhọn, tay cầm hốt ngà tiến vào hoàng cung. Từ bên ngoài nhà khách trú của hoàng cung, cô đă bước lên xe hơi để đi vào Cấm Thành, qua cửa Hiển Nhơn mà hai bên có những người lính hầu, chân quấn xà cạp, đứng nghiêm chỉnh như những tượng gỗ.
Sau buổi lễ, vua đă đưa Hoàng Hậu về điện Kiến
Trung mà trước đó Ngài đă cho sửa chữa lại thành
một cung điện có những tiện nghi mới theo những
tiện nghi bên Âu châu, trong đó có pḥng ăn,
pḥng ngủ, pḥng tiếp khách, pḥng làm việc. Và
nhất là pḥng tắm và vệ sinh. Hồi c̣n trẻ, có
dịp ra Huế khá nhiều lần, ở lâu đến một tháng,
hơn tháng là thường. Tôi chỉ có một thắc mắc:
Chẳng biết vua chúa, cung phi đi cầu và tắm rửa
ở đâu. Cả ngàn người như thế, không thấy một cái
cầu tiêu nhà tắm nào. Đó là nét lạ của Huế. Ai
hiểu Huế hơn th́ xin chỉ cho. Hiểu ra rồi th́
không khỏi buồn cười một ḿnh. Từ nay, Bà ra vào
điện Kiến Trung mà trọng trách của Bà là cùng
với vua cai trị thần dân, đặc trách lo về những
vấn đề xă hội theo lời yêu cầu của chính vua Bảo
Đại.
4. ĐỜI SỐNG GIA Đ̀NH CỦA HOÀNG GIA
Bà cũng là Hoàng Hậu đầu tiên xuất cung, tham gia các sinh hoạt xă hội như đă đi thăm các cô nhi viện, trường nữ Trung học Đồng Khánh Huế, Hànội, các cô nhi viện hoặc cơ sở Xă hội v.v.. Ngày chủ nhật, Bà đi lễ nhà thờ Phủ Cam như mọi người dân b́nh thường. Cũng là chuyện lạ. Đó là người phụ nữ theo Kitô giáo đầu tiên trong ngôi vị Hoàng Hậu, ngôi vị mà ngày nay nghĩ lại cũng khó mà tưởng ra là có thực. Sáng sớm tinh mơ, Bà ra khỏi Hoàng Cung, không ngồi kiệu với màn che phủ kín làm bà khó chịu như ngồi trong cũi. Nội điều đó thôi cũng có thể gây ra những xầm ś to nhỏ. Lần đầu tiên, trong Hoàng cung, triều d́nh nhà Nguyễn, vóc dáng một người phụ nữ uy nghi, đoan trang đem lại những nét đổi mới trong sinh hoạt cung đ́nh : giản dị hoá lễ nghi, giản dị trong những tương quan giao tiếp giữa bầy tôi và chủ, tư tưỏng phóng khoáng, ngay thẳng, ghét những xun xoe xu nịnh, những lời xàm tấu. Lần đầu tiên, một người phụ nữ Việt Nam cùng vua tiếp đón các nguyên thủ quốc gia khác trong vai tṛ đệ nhất phu nhân như bây giờ. Toàn quyền Decoux đă hết lời khen ngợi bà là người đức hạnh, nề nếp, một sự tổng hợp hai nền văn hoá đạo đức Đông Tây. Về phía quốc tế, Hoàng Hậu đă nhận được những bằng khen của Hàn Lâm Viện Y khoa Pháp và của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế. Chắc chắn và không thể chối căi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đă thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu h́nh lư tưởng cho tất cả giới phụ nữ Việt Nam noi theo.. Nhất định giới phụ nữ Việt Nam nhờ vào Bà đă trở thành tấm gương để mọi phụ nữ noi theo. H́nh ảnh người phụ nữ nhờ đó được cải thiện, nâng cao và đổi mới. Bà có năm người con lần lượt là Bảo Long, Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và Bảo Thắng. Ngày thái tử Bảo Long ra đời, mồng 4 tháng 01, năm 1936 đă thi hành đúng như trong sách Hội Điển, người ta đă bắn 7 phát súng thần công để loan báo tin mừng. Phải bắn 7 phát, v́ theo tục lệ, đàn bà 9 vía c̣n đàn ông 7 vía. Gia đ́nh Hoàng gia theo lối sống mới ra bên ngoài như vua thường lái xe đi nghỉ hè ở Nha Trang, Đà Lạt... (5) Hoặc đi trên du thuyền Phi Long, đi câu cá ở biển Nha Trang để tránh nóng oi bức ở Huế. Cũng tại Đà Lạt, gia đ́nh Hoàng gia có dịp đoàn tụ với ông bà bá tước và các con của gia đ́nh này. Đôi khi Hoàng Hậu cũng theo vua đi câu hoặc đi săn thú rừng ở Ban Mê Thuột hay Đà Lạt. Đây là những ngày tháng tương đối êm đềm và hạnh
phúc của đời Bà.
5. NHỮNG NGÀY THÁNG ĐEN TỐI Sự đời sao có thể éo le thế. Trong dịp Phan Khắc Ḥe về Huế, người đă bán đứng Bảo Đại, Hoàng Hậu đă hỏi thẳng Hoè về Lư Lệ Hoa. Hoè xác nhận là có thực, c̣n nói thêm đó là một cô gái đẹp. Hoàng Hậu bị xúc phạm nặng nề, nhưng vẫn giữ sự im lặng vốn có của Bà, vẫn nhờ Ḥe cầm một số tiền gửi ra cho Bảo Đại chi dùng. Chẳng hiểu Phạm Khắc Hoè và Việt Minh có dính dáng ǵ đến việc hủ hoá của Bảo Đại hay không. Nào ai biết được. Những người như ông Mai Văn Hàm đă tài trợ cho Bảo Đại ăn ở Hà Nội lẽ nào hại Bảo Đại đến thế. Nhưng hoàng thân anh em họ với Bảo Đại không lẽ cũng có cổ phần vốn phá hoại gia đ́nh ông Bảo Đại chăng? Chuyện đời khó biết được. Danh sách những người đẹp lăng nhăng với Hoàng thượng thêm dài, một cô gái Tầu Hồng Kông, Phi Anh và nhất là Mộng Điệp. Không thiếu những mệnh phụ tỉ tê, xàm tấu với Bà. Bà nghe đă nhiều, thường giữ thái độ im lặng, có thể phần không muốn nghe, phần đă quá rơ, phần tự ái không muốn ai nhắc tới. Có thể c̣n muốn bảo vệ uy tín hoàng tộc và cho cả con cái Bà. Cứ thế, Bà ẩn nhẫn chịu đ̣n một ḿnh theo cái cách của người được ăn học, người có nhân cách. Bà đă tự chọn con đường của ḿnh phải đi, từ giă vinh hoa, phú quư và nhất là chấp nhận sự quên lăng của Hoàng thượng. V́ vậy, kể từ năm 1950, ḍng họ Nguyễn với Bảo Đại kể như không c̣n ở trong mắt Bà nữa. Năm 1950, con gái út mới 8 tuổi, ai có thể chia xẻ nỗi đau của Bà. Bà có thể làm ǵ được để gánh nổi cái gia tài Bảo Đại đă để lại. Bà quyết định mang các con sang Pháp, phần lo chuyện học hành của chúng là chính, phần tránh xa những nhớp nhúa của dư luận. Bạn bè cũ nay c̣n ai. Gần không c̣n ai. Bà ra đi, Bảo Đại càng đi xuống. Nay th́ có những tôi thần như Bảy Viễn, Phan Văn Giáo cung cấp cho ông tất cả những ǵ cần thiết ở đời: tiền bạc và gái đẹp. Phải chăng, ông chán ngán thế sự để buông rơi vào chỗ bê tha. Phải chăng ông chán ngán t́nh đời đi t́m quên đời bằng thân xác người phụ nữ. Lấy cái ǵ để bào chữa cho ông trong việc phẩy tay chuyện đất nước. Viết về ông thấy cả đời ông chẳng làm được tích sự ǵ, ông chỉ làm được một điều tốt là cả đời làm chính trị ông chẳng làm hại ai bao giờ, dù là những người đă bỏ ông như Ngô Đ́nh Diệm và nhất là Hồ Chí Minh. Cả cuốn sách ông viết, chẳng bao giờ thấy ông hạch tội hay nặng nhẹ với những người như ông Ngô Đ́nh Diệm. Vậy mà tôi vẫn oán giận ông, chắc là tôi không cần nói ra, ông vẫn khắc hiểu hơn ai hết. Nhưng dù sao, mọi chuyện cũng đă quá muộn rồi. Nói ǵ nữa bây giờ cũng vô ích. Riêng Hoàng Hậu, tháng ngày c̣n lại ở bên Pháp đă từng bước, bước đến chỗ để về. Mỗi ngày, mỗi năm tháng cứ héo ṃn đi như cái cây không có nước, cứ ủ rũ cho đến lúc tàn lụi. Ngày một, ngày hai, mỗi ngày vẫn phải chạm chán với cuộc sống thực bên ngoài và nỗi cô đơn bên trong. Nỗi cô đơn từ mọi phía, nỗi cô đơn că đời. Đến như tôi có thể dám thốt ra lời này : Chỉ nh́n con mắt, cảm nghiệm được đời bà là một niềm cô đơn. Đừng ai hạch hỏi tôi tại sao nói thế. Lại thêm vật chất không dư giả như trước nữa, sức khỏe suy yếu v́ bệnh suyễn và tim. Tháng ngày vẫn trôi qua, dần dần những trông đợi thù đáp nơi người, niềm hy vọng có ngày trở lại bị xói ṃn sẽ dấy lên những câu hỏi về cuộc đời, về cớ sự đa đoan, về t́nh người và cuối cùng về t́nh vợ chồng.
Phần đời Bà, c̣n rất nhiều điều chưa được sáng tỏ c̣n nằm trú ẩn trong vùng bóng tối của đời Bà. Nhưng phải chăng chính cái phần bóng tối này lại là nơi trú ẩn an toàn nhất mà Bà muốn giữ lại đem về bên kia thế giới. Và nếu thực sự như thế th́ chúng ta chỉ c̣n biết
tôn trọng ư nguyện của Bà và phải chăng Bà đă ra
đi và không c̣n ǵ để nhắn gửi và nói lại nữa.
Một ngôi sao đă đổi ngôi. Số phận Bà có ǵ trùng
hợp với phận người phụ nữ nói chung. Có lẽ cần
suy nghĩ thêm vẫn chưa muộn. Nguyễn văn Lục
Sau 40 năm tưởng nhớ Hoàng Hậu. _________________
|