NGƯỜI TỪ KAMAKURA Nguyên tác Kamakura kara no hito của Ozaki Kazuo
1.
Trước ngơ vào nhà tôi ai đi qua cũng thấy hai cây thật to, bên trái là cây hoa mai hồng, bên phải là cây hoa mai trắng, cành lá hai cây đan vào nhau, nên khi đi vào cứ như là chui qua một đoạn đường hầm nho nhỏ bằng hoa mai. Vào khoảng trung tuần hay hạ tuần tháng giêng năm nay, vào lúc cây mai trắng bắt đầu lác đác ra hoa, tôi mới nhận ra là cây mai này c̣n những cành không ra hoa nữa, liền đem kéo xén cây ra. V́ sợ là khi trông thấy mà không làm ngay th́ sẽ quên khuấy đi mất. Đó là do tuổi tác, mấy năm gần đây thường hay bị như thế lắm. Leo lên cây lúc cây đang lúc nở hoa quả là không khôn ngoan. V́ hễ chân tay chạm vào sẽ khiến nụ và hoa bị nát hay rơi rụng, rốt cuộc là ảnh hưởng cả đến việc hoa ra quả nữa. Nói là ngơ vào nhà, nhưng cũng chỉ là đi qua chiếc cầu đá nhỏ bắc ngang rănh nước bên cạnh dốc đi lên ngôi đền ở trên dốc, và cũng không có cổng hay cửa ngơ ǵ cả. Đi qua cầu đá th́ ngay bên phải tức là dưới gốc cây mai trắng có một thanh đá hoa cương dài khoảng chừng 5 thước (1,50 m), đường kính khoảng 2 thước (60 cm) nằm dài trên mặt đất. Đây là một đoạn vỡ ra từ cột cổng vào ở dưới dốc của ngôi đền, đă bị gẫy đổ v́ trận đại động đất Kanto năm Taisho12 (1923), giờ th́ phải nói là nó đă thành vật vô dụng, nhưng cổng nhà tôi vốn không treo biển đề tên chủ nhân trước nhà, nên âu là cũng có thể coi như dùng thay thế được. Tôi thường đứng trên tảng đá đó để cắt bớt những cành có thể với tới được. Vào đầu mùa hạ năm ngoái, sau khi đă hái hết quả, và lũ ấu trùng cũng đă thành sâu bọ cả rồi, tôi mới leo lên cắt tỉa cho cả cây mai. Những cành non mới trổ ra sau đó bây giờ mọc dài đến độ không thể để mặc cho vươn dài măi ra, lại có cả vài cành đă chết khô. Sau đó tôi lại trèo lên bức tường rào quanh nhà hàng xóm cao hơn một mét ở gần mảnh vỡ cột đá hoa cương để với lên những cành cao hơn. Đúng lúc ấy có bốn năm người đi cùng với nhau vừa nói chuyện vừa leo lên dốc. Khi họ đến gần, nh́n kỹ th́ có vẻ như một gia đ́nh có hai vợ chồng với ba đứa con, mấy đứa trẻ đều ở độ tuổi c̣n đang đi học. Tôi vừa đưa kéo cắt tỉa vừa nghĩ ngợi mông lung ”Cả nhà họ đi picnic ư, thế ra hôm nay là chủ nhật nhỉ”. Chỉ có hai vợ chồng già ở với nhau đă chừng 10 năm rồi, nên trong cuộc sống của tôi chẳng có chủ nhật hay thứ hai, thứ ba ǵ cả. Gia đ́nh đi picnic thấy một ông già leo lên bức tường rào, một chân gác lên cành cây mai, tay cầm kéo, th́ đứng lại ngước nh́n. Bất giác đằng này cũng nh́n xuống. Mặt họ ai cũng đang cười. Hẳn là họ không thể biết được chính xác tuổi của tôi, nhưng chắc là họ thấy một ông già trông yếu ớt mà lại đang làm thế thật không hợp với tuổi tác chút nào, và trông lại khôi hài nữa. Có thể là họ cũng cảm thấy hơi nguy hiểm, nhưng nét mặt của họ có vẻ cũng nhẹ nhàng như đang nghĩ “Thôi th́ ông già ấy muốn “gân“ cỡ này cũng chẳng sao, v́ cành cây cũng không cách xa cho lắm”. Dừng chân đứng nghỉ, ngắm cảnh như thế cũng vừa đủ, họ lại đi tiếp về phía ngôi đền, nhưng chỉ có một người là cô bé lớn vẫn đứng im. Cô bé bắt chuyện với tôi -Ông tỉa cành à? -Ừ. -Ông khỏe nhỉ. -Cũng không khỏe lắm đâu. -Ông không cắt những cành có hoa với nụ à? -Ừ không. Cắt những cành ấy th́ sẽ không có quả. -Thế à. Đúng lúc ấy, người mẹ đă đi được chừng mươi bước rồi mà thấy con gái vẫn không chịu đi, bèn cất tiếng gọi: -.....ơi, con nói ǵ thế, đi đi, mau lên. Rồi người mẹ tươi cười ngước lên nh́n tôi ra dấu chào. Cô bé đưa một tay lên tự gơ nhẹ vào đầu ḿnh, cũng vừa cười vừa bước vội đến đi cùng với gia đ́nh ḿnh. Tôi nghĩ vẩn vơ hay là cô bé ấy tưởng rằng cứ nói nịnh “Ông khỏe nhỉ” th́ biết đâu sẽ được tôi cắt cho một cành mai có hoa,. Người mẹ cười với tôi cho thấy là bà biết được tính toán trong đầu cô con gái. C̣n cô gái gơ vào đầu ḿnh có lẽ là để chữa thẹn v́ bị nh́n thấu thâm ư cùa ḿnh. Cũng từ độ ấy tôi không mấy khi c̣n leo lên cây mà tôi vẫn tự phụ là biệt tài bẩm sinh. Là v́ vào cuối tháng 6 năm ngoái, khi trèo lên cây mai khua sào tre để gơ cho quả mai rụng, suưt nữa là tôi đă bị ngă. Tôi thực sự nghĩ bụng là ḿnh cũng nên cẩn thận là vừa.
2 Trong sân của ngôi đền được coi là đền trấn thủ cách nhà tôi chừng 50 mét lên dốc về hướng Bắc, trước đây có bốn cây thông già cao từ 35 đến 40 mét. Nhưng từ khoảng năm Showa 44, 45(1969, 1970) trở đi, chỉ trong ṿng một năm rưỡi, hết cây này đến cây khác đă bị đốn ngă. Tất cả đều bị chết khô v́ bị loại sâu hại chuyên đục thân cây thông. Bốn cây thông ấy có khác nhau về chiều cao hay ṿng ôm của thân cây, nhưng đều có tuổi thọ 400 năm. Khi mà tất cả bốn cây ấy c̣n tươi tốt, đâu như là vào khoảng năm Showa 41 (1966), có một ông già đem theo quyển sổ kư họa và chân chống đến đây, và chuyện ấy rất lạ khiến tôi không thể nào quên được. Như vừa kể ở trên, hàng năm cứ đến hạ tuần tháng 6 là tôi đập cho quả mơ rụng để đem muối, mặt khác th́ phải cắt bỏ bớt những cành mai không cần giữ lại nữa. Dạo ấy tôi hoàn toàn không thắc thỏm ǵ về chuyện trèo lên cây, thường vẫn tự ḿnh cắt tỉa cành tất cả bẩy tám cây mai to có nhỏ có quanh nhà. Độ ấy cách đây đă tám chín năm, tôi leo lên trước tiên là cây mai trắng trước nhà ở chỗ từ ngoài đường trông thấy, dùng cưa và kéo để cắt tỉa, th́ một người đàn ông có tuổi có vẻ quư phái, trang phục giản dị với áo hở cổ và mũ lưỡi trai, từ dưới dốc đi lên, thấy tôi ở trên cây th́ cất tiếng hỏi: -Có phải đền Soga ở đây không ạ? -Vâng ạ. -Cảm ơn ông. Ông ra dấu gật đầu rồi rảo bước đi tiếp. Dáng người cao gầy, lưng thẳng, và bước chân rắn rỏi mà lại có phần dẻo dai. Một người ít thấy ở đây, tôi nghĩ bụng chắc hẳn không phải là người vùng quê. Tôi nghĩ bụng không biết ông ta đến đền có việc ǵ, nếu nói về ngôi đền này th́ ḿnh biết nhiều lắm... Thế rồi cái tật xấu hay lo chuyện bao đồng của tôi bỗng nổi lên. Tôi tuột từ trên cây xuống, đuổi theo ông ta vào đến tận trong sân đền. H́nh như ông ta đă ṿng qua Chính điện và Điện thờ, đang từ hông phía đông của Điện thờ bước ra, dường như vừa nói câu ǵ như “Xem nào” vừa ngửng lên nh́n ba cây thông mọc thẳng hàng ở phía đông bên hông Điện Nhă nhạc. Tôi tiến lại gần th́ ông hỏi tôi: -Có đến 40 mét không nhỉ? -Vâng... Tôi chỉ một cây mọc bên hông Chính điện nói - H́nh như cây được gọi là Thần Mộc là cây cao nhất ạ. Trước chiến tranh, quanh cây này c̣n có chăng dây shimenawa (dây yểm trừ tà). -Bây giờ có những đền vẫn c̣n chăng dây ấy đấy. Ông ta vừa nói, vừa lần tay trong chiếc túi có dây quàng trên vai, lấy ra chiếc chân chống. Chiếc chân chống này với quyển sổ vẽ kư họa cắp đưới nách khiến tôi đoán ông là họa sĩ. -Ông định vẽ cây thông này à? -Vâng, tôi chỉ t́m toàn là thông... Câu “toàn là thông” khiến người thích thông như tôi rất thích thú, và lại càng làm bùng lên cái tật hay lo chuyện bao đồng của tôi. -Nếu ông định vẽ cây thông này, th́ nên đứng nh́n từ phía đường vào đền ở phía đông, từ đấy thấy được cả ba cây đấy ạ. -Vậy ư? Ông nghe tôi nói ngoan ngoăn gật đầu, cứ thế theo tôi dẫn đường ra khỏi sân đền, đi sang phía đông chừng hai mươi mét, rồi ngước nh́n thông. Đoạn ông dựng chiếc chân chống bên vệ đường đi vào đền. Tôi lẳng lặng lảng ra rồi rời đi, quay về nhà. Các cành cây mới cắt tỉa rơi đầy trước cửa. Tôi thu dọn đem ra sau nhà, rồi trong lúc lấy chổi quét dọn, tôi chợt nhớ và nghĩ đến bức tranh kư họa của người đàn ông có tuổi quư phái ấy. Tôi do dự hồi lâu, chỉ sợ người ta cảm thấy bị quấy rầy, nhưng rốt cuộc đă đi tới xem thử. Đúng lúc ông ta tay cầm chiếc chân chống đă gấp lại, sắp bước đi, khi vừa trông thấy tôi liền mỉm cười hỏi tôi rằng “Bây giờ định đi đến chỗ đường đèo có sáu cây thông, vừa đi vừa về ước chừng khoảng một giờ đồng hồ là được phải không”. Tôi nói nếu ông đi đến chỗ sáu cây thông th́ hay là ghé lại nhà tôi nghỉ ngơi uống đỡ chén trà xong hẵng đi, v́ dọc đường sẽ không có chỗ nghỉ chân, nhưng ông từ chối bảo có đem theo b́nh nước, và cứ thế đi về phía đông. Ở phía đông cuối thôn có cổng đi vào con đường dành để đi dă ngoại dẫn đến chỗ sáu cây thông. Tôi bèn vừa tản bộ vừa theo ông ta đến chỗ ấy. Trong thôn có ba lối đi lên núi, nếu đi nhầm đường sẽ không tới chỗ đèo ấy được. Tóm lại là tôi vẫn không bỏ được cái tật lo chuyện bao đồng. Trong khi đi, tôi đă hỏi được từ một người tuy kiệm lời nhưng cũng không đến nỗi khó ưa như ông mấy điều sau đây - Bản thân là người sống ở Kamakura, từ mấy năm nay đâm ra mê vẽ những cây thông già, đă đi tới gần khắp vùng từ Kamakura đến phía đông và trung bộ tỉnh Kanagawa. Vùng này thuộc khu vực Seisho th́ mới bắt đầu tới từ đầu năm nay. Về thông ở vùng này th́ đă được ông chủ hiệu buôn ở trước nhà ga Shimosoga cho biết qua, và thấy thông ở đền Soga quả là đúng như lời ông chủ hiệu buôn. Bây giờ đang rất hy vọng được xem sáu cây thông trên đèo, không biết là như thế nào. Nghe ông nói tôi hết sức mừng rỡ. Thực ra là... Tôi phải cố lắm mới dằn lại được câu nói sắp bật ra khỏi cửa miệng. Thực ra là ḍng họ nhà tôi đă mấy đời làm ông từ giữ đền Soga, từ khi c̣n bé tôi đă quen nh́n thấy những cây thông ấy rồi, những cây thông ấy c̣n là niềm tự hào duy nhất mà tôi thường đem ra khoe mỗi khi có khách, và hơn nữa dưới một trong sáu cây thông trên đèo c̣n có dựng tấm bia đá ghi lại những điều truyền tụng, mà chính người cha đă quá cố của tôi được nghe kể lại. Đó là những điều tôi muốn nói, nhưng thái độ có chiều lănh đạm của người khách cao tuổi quư phái này đă khiến tôi ngậm miệng lại. Cho dù tự nhận ḿnh có tật hay lo chuyện bao đồng, tôi cũng không đến nỗi quá sa đà, vẫn c̣n biết tùy người mà ứng xử. Tùy từng trường hợp, có khi dù người ta có cảm thấy bị quấy rầy cũng không hề ǵ, có khi nên dừng lại trước khi người ta nghĩ thế. Đến cổng đi vào dường đèo, tôi bảo ông là “Chỉ c̣n một con đường nên không sợ bị lạc đường, ông có vẻ c̣n khỏe mạnh nên chắc là vừa đi vừa về không đến một tiếng rưỡi đâu, tôi đă già rồi không c̣n gan dạ để đi lên đèo”, th́ ông ta mỉm cười ư nhị đáp “ Tôi không biết ông bao nhiêu tuổi, c̣n tôi th́ 75 rồi”, làm tôi muốn bật ngửa v́ kinh ngạc. -Ông đă 75 .... Xin lỗi ông, vậy ông là bậc đại tiền bối đấy ạ. -.... Ông ta chỉ lẳng lặng mỉm cười và dáng người cao dong dỏng cúi xuống nh́n tôi. -Lúc trở về, nếu được xin mời ông ghé lại tệ xá nghỉ chân dùng đỡ chén trà. -Xin cảm ơn. Ông gật đầu nói vậy rồi liền quay lưng chầm chậm sải bước trên con đường dốc thoai thoải. Tôi trở về nhà, bắt tay vào cắt tỉa cây mai hồng, cây này tuy vào hàng cổ thụ nhưng tương đối thấp bé nên thoắt cái đă tỉa xong. Lên pḥng khách, thỉnh thoảng tôi lại nh́n đồng hồ, trong ḷng thấp thỏm v́ không biết khi từ trên đèo trở về người ấy có ghé lại hay không. Và người ấy đă không ghé lại.
3 Mấy cây thông lớn trong sân đền và sáu cây thông trên đèo bị đốn là vào khoảng 5 năm sau cái hôm mà ông cụ người Kamakura ấy đem giá vẽ đến vẽ thông. Không chỉ mấy cây ấy thôi đâu, cả những cây thông lớn nhỏ trong xóm có mười mấy căn nhà của dân cư chúng tôi ở quanh quanh ngôi đền này, dễ đến hàng chục cây ấy, cũng không c̣n nữa. Thông trong vườn nhà tôi cũng lần lượt bị sâu đục, nay chỉ c̣n một cây thông đen và một cây thông năm lá. Loại thông năm lá này mạnh, sâu không làm ǵ được th́ không nói làm ǵ, nhưng cây thông đen ấy c̣n nguyên vẹn làm tôi c̣n cảm thấy là điều lạ nữa là khác. Không biết ông cụ người Kamakura có biết sự t́nh của những cây thông vùng này hay không. Không biết ông là người thế nào? Tám năm trước ông đă bảo ḿnh 75 tuổi, như thế bây giờ chắc phải đă 83. Không biết ông có c̣n khỏe mạnh không. Tôi th́ tôi đoán ông cụ vẫn c̣n khỏe. Bước chân rắn rỏi mà lại dẻo dai ấy biểu lộ một sự ngoan cường đặc biệt khác người. Trước hết, liệu ông có thực sự là họa sĩ hay không? Tôi cũng chưa nh́n vào quyển sổ kư họa của ông, mà giả sử đă nh́n th́ một người chẳng hiểu ǵ về hội họa như tôi cũng chẳng thể có nhận xét ǵ, nhưng ông khiến ta cảm thấy ông không có vẻ là họa sĩ. Chỉ có điều là cũng không có vẻ ǵ khiến có thể nghĩ ông là người đang làm việc ở công tư sở nào. Ông có vẻ như đă từng giữ một chức vụ rất cao trong một công ty lớn, hay là giáo sư đại học, viên chức cao cấp, nhất là làm viên chức ngành ngoại giao, rồi nay sống ung dung tự tại và có khiếu về hội họa. Nhưng ông không vẽ kiểu như các họa sĩ nghiệp dư, đến ngày nghỉ vác giá vẽ đi vẽ đủ thứ, mà chỉ vẽ một thứ mà ông thích là vẽ thông. Biết đâu cũng chẳng phải là ông thích vẽ ǵ cả, không phải là ông chỉ thích vẽ thông là ǵ. Vào mùa thu năm Showa 45 (1970), lúc mà trong bốn cây thông mọc ở sân đền vẫn c̣n lại hai cây, có môt người trạc độ lục tuần, từ tỉnh Hiroshima cùng vợ và con gái đột nhiên đến hỏi thăm. Tôi không quen biết ông, nhưng ông cho biết là do đọc bài tùy bút của tôi đăng trên báo, mới biết về số phận những cây thông trong đền Soga, nên đứng ngồi không yên, phải lật đật t́m đến. Ông này tên N, h́nh như là người không có duyên ǵ với hội hoa hay văn chương, nhưng hễ nghe nói đến những cây thông già th́ dù ở đâu trên khắp cả nước cũng lặn lội t́m đến, cho nên về cái điểm thích thông th́ tôi thật không bằng gót chân ông. Ông ta kể về những cây thông ở các nơi mà ông đă đến xem với một t́nh cảm thật sâu đậm. So với tôi, v́ quá sốt ruột về số phận của những cây thông ở Nhật mà thành ra bẳn gắt cáu kỉnh, th́ tôi thấy ông N là một người có t́nh cảm sâu lắng và tinh tế hơn tôi nhiều. -Không biết rồi sẽ ra sao nhỉ? - Vâng..thật là..!---- Ông N cười buồn bă. Ông chụp rất nhiều ảnh thông trong đền từ nhiều góc độ khác nhau, rồi sau khi về nhà được ít lâu ông c̣n gửi cho tôi vài tấm ảnh chụp thông trong vườn nhà ông ấy. Không biết là trong tập album ảnh chụp thông của ông, có bao nhiêu tấm ảnh chụp những cây thông già, những cây thông nổi tiếng như thế nhỉ. Trong quyển sổ kư họa của ông cụ ở Kamakura cũng có nhiều tranh vẽ thông, nhiều không kém ǵ ảnh chụp thông của ông N không nhỉ. Và hiện thực là hầu như tất cả những cây thông ấy đều đang lụi tàn. Chuyện người từ Kamakura thực ra là người như thế nào, bây giờ đối với tôi chẳng thành vấn đề nữa. Có lúc tôi đă chợt nghĩ, lời ông tự xưng vào tám năm trước là đă 75 tuổi, biết đâu là do tính ranh mănh thích trêu ngươi, nên đă phóng đại lên thêm năm, sáu tuổi nữa cũng không chừng (v́ trông ông vẫn c̣n khỏe lắm). Tuy nhiên, chuyện ấy đối với tôi, giờ th́ sao cũng được. Tôi bèn phác họa ra trong trí một h́nh ảnh lư tưởng về người từ Kamakura theo sở thích của riêng ḿnh. Cái vẻ lănh đạm toát ra từ con người ấy khiến ông có vẻ cô độc. Tôi dựa theo cảm nghĩ của ḿnh mà vẽ vời thêm ra như thế. Chắc hẳn là ông không muốn xem muốn nghĩ, hay nói chuyện ǵ khác, ngoài chuyện về thông. Điều ǵ đă thôi thúc người ấy, và cả ông N ở tỉnh Hiroshima đến thành ra như thế? Không biết là người từ Kamakura, giờ đă ở tuổi bát tuần, có v́ tiếng gọi của những cây thông c̣n sót lại, mà t́m đến tận miền đông bắc Nhật Bản hay không? Những cây thông ở vùng này c̣n chưa bị nạn sâu đục. Người ấy với dáng dấp dong dỏng cao vẫn đứng thật thẳng, và với bước chân vững chắc dẻo dai, vẫn một ḿnh lên núi, dựng giá vẽ và mở quyển sổ vẽ ra. Chắc hẳn là bây giờ ông vẫn c̣n làm thế. Để rồi có những khi gặp phải một người nhà quê thích tán gẫu, ông sẽ tiếp chuyện hắn đôi ba câu lấy lệ, và có lẽ dù được hắn vồn vă mời mọc ông cũng chẳng thèm ghé nhà hắn uống một chén trà.
Chừng nào c̣n có thể dùng dù chỉ một cánh tay để đu ḿnh vào cành cây, th́ vẫn c̣n trèo cây được. Tôi vẫn thường tâm niệm như thế. Đó không phải là do cánh tay c̣n có sức lực ǵ, mà là do tôi nhẹ cân nên có thể làm như vậy, Tôi chỉ nặng có 46 ki lô gam. Chỉ cần nặng thêm 10 ki lô gam nữa là tôi không thể làm thế. Thế nhưng.. như đă viết ở trên, đầu mùa hạ năm ngoái, khi đang hái quả mơ, suưt nữa là tôi đă bị ngă từ trên cây xuống, nên từ đó thành ra mất tự tin. Chỉ những lo bám vào cành cây cho khỏi bị ngă, th́ c̣n hái được quả mơ hay tỉa cành ǵ được nữa cơ chứ. “Trèo cây th́ có ngày bị ngă, bơi sông th́ có ngày chết đuối” Bất giác tôi buột miệng lẩm bẩm, làm nhà tôi hỏi lại: -Ơ, ǵ cơ ạ? -Không có ǵ cả.
Tôi vội gạt đi cho xong chuyện, rồi
phác họa lên nền trời dáng người dong dỏng cao của người từ
Kamakura. Người ấy dù bao nhiêu tuổi cũng vẫn đang vượt đèo vượt núi
với bước chân rắn chắc dẻo dai. Người ấy măi măi phải là một người
như thế.
|