Song Nhị
NỬA THẾ KỶ VIỆT
NAM
CHƯƠNG X
Đoàn Chiến Mă
Và Hành Tŕnh Lưu Đày Biệt Xứ
Khi
xuống tàu Hồng Hà từ Tân cảng, xa lộ trực chỉ hướng Bắc ra Hải Pḥng,
chúng tôi biết ngày đi mà không nao núng nghĩ đến ngày về. Một số người
kể lại kinh nghiệm khi Việt Minh tiếp thu Hà Nội năm 1954, thành phần
Quốc gia kẹt lại không di cư được và những người có liên hệ với chính
quyền thân Pháp đều bị tập trung cải tạo “mút mùa”. Phần đông bỏ ḿnh
nơi rừng thiêng nước độc, một số sống sót được “khoan hồng” cho đem vợ
con lên rừng đoàn tụ. Vài chục năm sau họ trở thành người rừng luôn.
Những người gốc Bắc di cư, những người tuổi từ “ngũ
thập tri thiên mệnh” trở lên họ tỏ ra “an tâm cải tạo”. Tâm lư đó lây
lan sang số đông. T́nh trạng sinh hoạt và đối xử với số tù thuộc các
giới chức chính phủ “ngụy quyền” tương đối dễ thở nên số tù ăng-ten
không xuất đầu lộ diện công khai. Chính sách chung của các trại tù là
luôn luôn t́m cách móc nối những người tỏ ra “tiến bộ” để giao một số
công việc, trước khi biến những người này thành một thứ tay sai, mà việc
trước tiên là giao trách nhiệm theo dơi và báo cáo mọi lời nói, mọi hành
vi của mọi người cùng buồng giam với đương sự.
Trong không khí b́nh lặng của sinh hoạt trại tù tại trại 15A - TD63/QN
Quảng Ninh, khoảng cuối năm 1977, một đợt tù mới từ trong Nam được
chuyển tới. Sau một thời gian cách ly nghiêm ngặt, vào một buổi trưa hai
người công an dẫn một người tù lạ vào sân buồng số 8 để cho tắm rửa.
Chúng tôi, người đứng ngoài sân, người nằm trong buồng giam đều hướng
mắt về người bạn mới. Người bạn này tuổi khoảng dưới ba mươi. Đầu cạo
nhẵn, trên cánh tay vẽ một lưỡi kiếm dài cỡ hai mươi phân từ đầu vai
xuống tới gần cùi chỏ. Phần cán của lưỡi kiếm là một ngọn lửa rất sắc
nét với hai chữ PQ (Phục Quốc) nằm hai bên lưỡi kiếm. Khi bước qua sân,
ṿng ra hồ tắm phía sau, người bạn nói với cả buồng, nói cho mọi người
nghe, giọng nói rắn chắc: “Hăy ngẩng đầu lên mà đi các anh ơi. Người này
chết có người khác đứng lên”. Tắm rửa xong, công an dẫn người bạn về
buồng riêng. It lâu sau số tù Phục Quốc này được chuyển đi trại khác.
Việc chuyển tù đi và đến luôn luôn được thực hiện vào ban đêm, v́ vậy ít
khi tù cũ biết được “khách mới” thuộc thành phần nào.
Cũng tại buồng số 8, trại 15A -TD63/QN, h́nh như là vào mùa đông năm
1977, một buổi sáng chủ nhật, từ pḥng bên cạnh có người buộc một miếng
giấy xếp nhỏ vào cục đá liệng sang sân buồng số 8. Miếng giấy ghi mấy
hàng chữ cho biết “những người khách mới” ấy là các linh mục, kèm theo
một yêu cầu: “Các anh có thuốc lá cho xin mấy điếu và chút lửa. Lạnh quá!”.
Anh em chúng tôi liền buộc một cái hộp quẹt với bao thuốc đă bóc dở
liệng sang. Một hai ngày sau đó, tôi không nhớ chính xác, người quản
giáo đội may (may hàng xí nghiệp quốc doanh Hải Pḥng), gọi bác Lê Hoài
Nam và tôi ra sân băi phía ngoài xa cật vấn:
– “Hôm chủ nhật người nào đă liên lạc với “phạm” ở
buồng kế bên?”
Bác Nam và tôi trả lời, “Tất cả anh em gom mấy điếu
thuốc buộc vào cục đá liệng sang cho, sau khi họ xin v́ thèm thuốc và
lạnh quá”. Viên quản giáo tin, và chúng tôi trở về buồng. Tôi biết người
báo cáo là một tay trong tổ may do tôi làm tổ trưởng kỹ thuật. Mấy tiếng
đồng hồ sau, tôi nói với 40 người trong pḥng may:
- “Hôm chủ nhật anh em chúng ta cho pḥng bên cạnh
mấy điếu thuốc lá thế mà có người đă báo cáo lên Ban Giám thị”.
Tôi nh́n thẳng vào mặt anh tù ăng-ten mà nói
- “Hăy ngẩng mặt lên mà nh́n anh em. Sao lại cúi gầm
mặt xuống như thế. Anh em chúng ta không làm việc ǵ sai trái th́ không
có ǵ để sợ”.
Một tháng sau người tù ăng-ten, gốc là một Th/tá bài
trừ ma túy BTL/CSQG này xin đổi sang một đội lao động cuốc đất.
**
Từ kinh nghiệm sống, từ thế thái nhân t́nh, từ những
những cảnh ngộ quặn thắt do chính con người gây nên, đổ ập lên đồng loại,
người xưa đă đưa ra những mẫu mực đạo đức, những lời răn dạy mà đến hàng
ngh́n năm sau vẫn là khuôn vàng thước ngọc cho việc tu thân, cho đạo lư,
cho trật tự của mỗi cộng đồng nhân loại. Cái đáng giá của con người
không phải là tiền của, sự giàu có, hay chức tước địa vị trong xă hội.
Những thứ này rất quư nhưng phải đi đôi với nhân cách, phải tương xứng
với nhân phẩm: “Phú quư bất năng dâm. Bần tiện bất năng di. Uy vũ bất
năng khuất”.
Năm 1968 sau luật Tổng động viên ban hành, tôi rời bục giảng, khăn gói
vào quân trường. Trong khóa tôi có một số tân khóa sinh đang là giám đốc
ở các bộ, các nha sở, một số là giáo sư Trung học, vài ba người là giảng
viên, phụ khảo đại học, là Giám đốc Gia Cư Liêm Giá Cuộc, là Công Cán Ủy
Viên Phủ Tổng Thống.... Chỉ trong ba tháng đầu chung đụng, tôi đă nghiệm
ra rằng con người khi cởi bỏ lớp “áo mũ cân đai”, thay đổi danh xưng thứ
bậc mà xă hội “tạm thời ban trao”; khi lột hết lon lá, gom lại trong một
tập thể xô bồ từ phó thường dân đến quan quân, b́nh dân hay trí thức...,
con người dễ dàng để lộ chân tướng mà lúc b́nh thường, lúc đang thời (lên
voi) đă được áo măo, cân đai, lon lá, chức tước, địa vị phủ trùm, che
đậy.
Chín tháng quân trường, thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng đó là một trường
đời mà quân đội đă rèn luyện cho tôi trưởng thành về nhiều phương diện
từ thể chất, kinh nghiệm sống, vốn liếng chuyên môn đến bài học làm
người, giúp tôi cách xử thế hài ḥa với trên dưới tại một đơn vị hành
chánh, có đủ quân, cán, chính, từ anh lính trơn đến các ông tướng, tá,
trong hơn năm năm làm việc cho tới ngày miền Nam ră ngũ.
Biến cố bi thảm 30.4.1975 khiến tất cả mọi nền móng của miền Nam sụp đổ,
mọi tầng lớp, mọi thành phần trong xă hội bị đẩy vào một cuộc đổi đời
điên đảo. Tất cả những người thuộc thành phần ưu tú trong mọi ngành, mọi
giới bị xua vào trại tập trung cải tạo. Đến lúc này tôi lại nhận ra được
cái trường đời, nơi quân trường những năm xưa cũ ấy chỉ dạy cho tôi
những bài học sơ đẳng về nhân cách làm người. Nhà tù mới chính là nơi để
thử thách, để chịu đựng và để mỗi con người chứng tỏ ḿnh c̣n xứng đáng
với nhân cách làm người hay không?
Tôi vào trại tập trung tại Làng cô Nhi Long Thành sáng sớm tinh mơ ngày
17 tháng 6 năm 1975. Dưới lớp sương mù dày đặc phủ trùm ngọn đồi, các
loại xe từ các nơi đổ về, thả xuống trên ba ngàn hai trăm (tôi nhớ không
chính xác lắm là 3.252) người, mang cấp bậc, chức vụ từ Phó Trưởng Ty
đến Phó Tổng Thống, theo thông cáo kêu gọi tập trung “ngụy quân ngụy
quyền” của Ủy Ban Quân Quản Sài G̣n Gia Định. Những người “cao nhất”
trong số hơn 3200 con người “hết thời” ấy có Chuẩn Tướng Bùi Văn Nhu của
Bộ Tư Lệnh CSQG, Ông Trần Trung Dung, nghị sĩ, cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng
thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, Tướng Huỳnh Văn Cao, Nghị sĩ... Nhiều “tai to mặt
lớn” khác đều có mặt đầy đủ tại đây, kể cả ông Nguyễn Xuân Phong, trưởng
phái đoàn ḥa đàm Paris.
Bài này không phải là một loại hồi kư nên tôi không tŕnh bày thêm các
chi tiết khác. Tôi muốn nói về “Bài Học Làm Người” trong hoàn cảnh này.
Hẳn những ai có mặt tại Long Thành vào thời gian từ 17 tháng 6-1975 đến
giữa năm 1976, (từ tháng 6 -76 bắt đầu chuyển trại phân tán số tù nhân
này) c̣n nhớ những “bài học” do đám cán bộ “giảng huấn” từ Hà Nội đưa
vào. Trong số này có cả Hoài Thanh, tác giả tập “Thi Nhân Việt Nam” xuất
bản năm 1940. Trong bài thuyết tŕnh, Hoài Thanh tỏ vẻ lịch sự hơn, ông
ta bi bô về những ngày “gặp bác, làm việc với bác, nói chuyện với bác”,
ông ta tránh những “đụng chạm” đến những thành phần ưu tú của miền Nam
mà tôi tin chắc là ông ta đem ḷng kính nể.
Một “giảng viên” khác tên là Tâm, cung cách ăn nói cũng biết điều hơn.
Ông ta khoe thành tích cho đảng, cho bác, cho XHCN, rồi tự khoe ḿnh:
“Tâm này nhờ trời có những người con trai cũng đă học hành đỗ đạt...”.
Cả hội trường rộ lên cười. Mọi người quay sang nói với nhau “Cộng sản mà
cũng tin nhờ trời à”.
Một “giảng viên” khác có lẽ xuất thân từ một bần cố nông, nhân cách miệt
vườn, khi có cơ hội lên mặt, vênh váo. Hẳn những ai ở trại tập trung
Long Thành c̣n nhớ những lời “giảng dạy” của viên cán bộ cộng sản này.
Đứng trước hơn ba ngàn người trí thức miền Nam, “nhà trí thức XHCN” ấy
dơng dạc “phun châu nhả ngọc”:
- “Các anh là một thứ ḍi bọ, là những con lợn đang
chúi đầu vào máng giành ăn. Khi ngẩng đầu lên th́ lưỡi lê đă kề bên cổ.
Nhưng các anh không bị giết. Cách mạng khoan hồng. Chính sách của đảng
và nhà nước là cải tạo các anh. Khi chân giẫm phải cứt th́ phải rửa sạch,
chẳng lẽ đem chặt bỏ đi. Cách mạng phải tẩy rửa những nhơ nhớp nơi các
anh. Cải tạo các anh thành con người lương thiện...”
Những lời lẽ “châu ngọc” này phát ra từ miệng một cán bộ cao cấp cộng
sản, những bài học thế này làm sao không nhớ, làm sao có thể quên?
Trong khi “cách mạng” công khai tuyên bố chủ trương cải tạo, tẩy rửa
những “ô uế” nơi con người trí thức miền Nam như vậy th́ một thiểu số
trong hơn ba ngàn người ở trại tập trung này bắt đầu lộ rơ bản chất. Một
anh, từng là quyền Trưởng Ty Dân Vận Chiêu Hồi tỉnh Gia Định tối ngày
xum xoe cầm một cái cặp giấy lẽo đẽo theo sau Hai Côn, Giám thị trưởng
trại tập trung Long Thành. Anh ta lột xác trí thức, bất chấp cái nh́n
không thiện cảm của mọi người xung quanh.
Chủ trương “khoan hồng của cách mạng”, chủ trương “tẩy rửa nhơ nhớp” ở
những con người “ngụy quân, ngụy quyền” đă được chính những con người
như thế trong hàng ngũ người tù tự nguyện tiếp tay một cách đắc lực,
“bảo hoàng hơn vua”. Đêm đêm từ các dăy nhà giam trên cả ngọn đồi vang
lên tiếng đồng ca được lặp đi lặp lại: “Nay mới biết đế quốc Mỹ là
quân xâm lược. Bọn ngụy quyền là lũ tay sai. Bao nhiêu năm cúc cung tận
tụy miệt mài. Cứ ngỡ rằng ḿnh lo việc nước...” (nhạc và lời Vũ
Thành An).
Bài hát c̣n dài. Tôi chỉ nhớ được mấy câu này. Người
nhạc sĩ “Không Tên” một thời của Sài G̣n đă thực sự bán linh hồn từ bài
hát này, từ những ngày c̣n “chân ướt chân ráo” vào tù so với thời gian
trên dưới 10 năm tiếp theo.
Tôi được “biên chế” vào danh sách chuyển trại đợt II, xuống tàu Hồng Hà
từ Tân Cảng, Xa Lộ khuya ngày 29-10-1976 tới cảng Hải Pḥng đến Quảng
Ninh ngày 4-11-76. Lần chuyển trại đợt I vào 18-6-76. Các quan chức cao
cấp trong chính quyền cũ, những nhân vật mà cộng sản đánh giá là quan
trọng được chuyển đi vào đợt đầu tiên này. Họ đi bằng máy bay ra Hà Nội
rồi từ đó mới chuyển đi các trại.
Người nhạc sĩ “không tên” không c̣n ở chung trại. Tôi được nghe nhiều
anh em kể thêm những “thành tích” của người nhạc sĩ “không tên” tại
những trại khác, từ Nghệ Tĩnh đến Hà Tây. Tại một trại tù ở miền Bắc, Tr/tá
Dương Diên Nghị đă can ngăn, nếu không người nhạc sĩ này đă được Th/tá
Ng V. Th. ra tay “hỏi thăm sức khỏe” tận t́nh.
Ngày tàu Hồng Hà cập bến Hải Pḥng, tôi chỉ kịp nh́n
thấy một đám công an mặc đồ “đại cán” có mấy con chó Berger ra đón...
rồi mê man luôn. Tôi được kéo lê trên băi cát từ cầu tàu lên băi, rồi
được anh em bê lên bỏ nằm sóng soài giữa sàn xe. Những người c̣n tỉnh
táo được c̣ng tay cẩn thận vào thành ghế. Hai bên hông xe được che bằng
hai tấm vải màu đen kéo từ phía đầu xe đến sau hàng ghế cuối. Đoàn xe về
đến Quảng Ninh, khu vực gần Móng Cái, sau một lộ tŕnh băng qua đường
rừng. Trại nằm trong một thung lũng, bốn bề là những ngọn núi cao ngất
vây quanh. Đây là trại giam những tù binh miền Nam bị bắt tại mặt trận
Hạ Lào, trong số có đại tá Hoàng Đ́nh Thọ, vừa được chuyển đi một tuần
lễ trước đó. Đại Tá Thọ được nhắc đến nhiều lần trong những dịp ban Giám
Thị nói chuyện với toàn thể tù cải tạo.
Tới nơi tôi được khiêng xuống xe. Một người bạn cùng cơ quan đổ vào
miệng tôi, h́nh như là nước chanh hay một thứ nước ǵ đó, không phải là
nước lă. Tôi từ từ tỉnh lại, nhập chung vào ḍng sinh hoạt mới của đoàn
tù biệt xứ. Mấy ngày sau, khi mọi người đă lấy lại chút sức lực, đă hoàn
hồn, trại tổ chức “học tập”, thảo luận về chính sách “khoan hồng nhân
đạo” của đảng, thể hiện qua lần chuyển trại này. Có nhiều ư kiến chung
chung, vô thưởng vô phạt. Có mấy lời phát biểu a dua theo ư muốn mục
đích và chủ đề của buổi thảo luận. Một số anh em chúng tôi nói nhỏ với
nhau cứ thí cho nó mấy câu để nghỉ sớm, nhưng chẳng anh nào chịu lên
tiếng. Một bất ngờ. Anh Phạm Dương Đạt, một sĩ quan TQLC giơ tay xin nói:
- “Chúng tôi đă được cách mạng khoan hồng, đối xử với chúng tôi c̣n thua
một con thú vật. Chúng tôi bị nhét xuống dưới gầm tàu với chút ánh sáng
mù mờ. Chúng tôi nằm chen chúc nhau, lẫn lộn, nhầy nhụa với phân và nước
tiểu, với những đống hèm do nhiều người ói mửa ra v́ say sóng. Chính các
cán bộ mỗi lần xuống kiểm tra phải dùng đèn pin và mang khẩu trang để
tránh bị nhiễm trùng, để khỏi ngửi mùi tanh, mùi hôi thối. Một người
chăn nuôi gia súc khi vào chuồng tôi thường thấy họ không cần mang khẩu
trang như các cán bộ. Trong bốn năm ngày rùng rợn đó, nhiều người trong
anh em chúng tôi muốn chết, muốn tự tử, nhưng không chết được. Chúng tôi
đă phải sống để chịu một sự hành h́nh khủng khiếp nhất trên trần gian....”
Vài tuần lễ sau, anh Đạt được gọi ra khỏi buồng giam, đem theo tư trang
cá nhân để chuyển trại. Anh bị đưa đi đến đâu, cho tới nay nhiều anh em
chúng tôi không biết. Anh biệt tích từ đó.
Trong một buổi “văn nghệ mừng xuân” đầu năm 1977 cũng ở Quảng Ninh,
người nghệ sĩ có biệt tài thổi Armonica bằng hai lỗ mũi và nhái tiếng
heo la, chó sủa, đă lên trước đám đông bạn tù, trước nhiều công an, quản
giáo, trật tự... trổ tài thổi kèn, kèm theo câu chuyện góp vui như sau:
-“Một gia đ́nh nọ mừng xuân đón tết đă mổ thịt một con heo. Con heo bị
trói bốn cẳng, xách ngược lên la rầm trời (nhái tiếng heo la). Heo được
đặt trên một tấm ván, lật ngửa cổ lên, đầu giộng xuống. Rồi lưỡi lê dí
vào cổ, thọc mạnh (nhái tiếng heo kêu la vang lên rồi nhỏ dần), lưỡi lê
lún sâu vào. Máu ọc ra trào xuống chậu (tiếng heo kêu ứ ự rồi tắt hẳn).
Thịt heo được bày soạn ra trong một bữa ăn tết linh đ́nh. Thỉnh thoảng
người ngồi ăn thả xuống gầm bàn một cục xương. Hai con chó nuôi trong
nhà giành nhau ăn, xuưt gây gổ sinh lớn chuyện. Người nhà thả xuống một
cục xương khác, hai con chó ngoạm hai cục xương, dang ra hai phía nằm
nhai (Tiếng hai con chó vừa nhai vừa gầm gừ). Bỗng đâu một con chó
Berger, giống chó ngoại xông vào nhà giành cục xương. Thế là một trận ẩu
đả dữ dội diễn ra giữa hai phe chó. Con chó berger ỷ thế lớn con lấn tới,
nhưng hai con chó nhà liều lĩnh, can trường, lợi dụng thế nhỏ con luồn
lách, xông vào cắn lén, nhảy ra cắn những cú bất ngờ làm con chó ngoại
bị nhiều đ̣n đau, đành phải nhả cục xương. Con chó Việt Nam anh hùng đă
thắng con chó berger lớn tướng...”
Câu chuyện vừa dứt, tiếng vỗ tay rền vang cả khu rừng. Mọi người thấy
khoái trá, lấy làm hả dạ, mấy anh em tôi bấm nhau ái ngại cho anh chàng
nghệ sĩ tài tử cao lều khều gần 1m 80 này. Anh thổi Armonica điêu luyện,
kể chuyện dí dỏm, lôi cuốn, ư nghĩa thâm trầm. Đặc biệt anh nhái tiếng
gà gáy, tiếng lợn la, tiếng chó sủa, tiếng chó gầm gừ cắn nhau, qua cái
micro th́ tuyệt. Nếu người nào không nh́n thấy màn tŕnh diễn mà chỉ
nghe âm thanh phát ra th́ chắc chắn cứ tưởng đó là tiếng chó sủa, tiếng
heo la thật.
Tương tự trường hợp của Phạm Dương Đạt, khoảng hai tuần lễ sau, công an
đến mở cửa buồng giam, gọi tên: Nguyễn Nhượng mang theo đồ đạc cá nhân
ra khỏi buồng. Khi Nguyễn Nhượng bước ra thềm, hai công an đứng sang hai
bên, hai cái nón cối lô nhô ngang tầm nách Nguyễn Nhượng. Một công an
gằn giọng “Anh theo chúng tôi”. Khi về Sài G̣n tôi mới hay tin Nguyễn
Nhượng được chuyển về trại Thanh Cẩm cho tới ngày được thả. Cũng giam
nhốt vậy thôi.
**
Sau những bài viết đăng trên Trang Văn Học Cội Nguồn, nhật báo Việt Nam
Thời Báo, đă được bạn đọc chú ư theo dơi. Tôi được nhiều độc giả hỏi
thăm và có những lời khích lệ nồng nàn. Một độc giả vốn là người từng đi
qua những trại cải tạo mà tôi đề cập đến trong bài viết đă nhắn lời đến
người phụ trách, đại ư cho rằng: bài viết rất chính xác, vô tư, không có
những lời lẽ lên án gay gắt, lập luận nhẹ nhàng so với những ǵ mà bạn
đọc đó từng trải qua, từng chứng kiến.
Một e-mail gửi đi ngày 6 tháng 10. 2003 của một bạn văn trong làng viết
lách. Ông bạn này không ở quận hạt Santa Clara với tôi nhưng cũng có
được tờ Thời Báo cuối tuần. Đọc bài viết của tôi, ông gửi cho tôi Email,
nội dung:
"Lăo Trượng thân,
“Hôm nay có được tờ Thời Báo, nằm đọc, và đọc bài
“Nhân vụ Bùi Đ́nh Thi, Nghĩ Về Nhân Cách Làm Người”. Đọc đến đoạn anh
nói với ông NXP (?) rằng: “Nếu anh c̣n nói lại câu đó lần nữa, tôi sẽ
trở cán cuốc phang vào đầu anh”. Khoái quá, tôi bỏ tờ báo xuống, và viết
cho anh ngay mấy gịng nầy, kẽo rồi đọc xong, quên mất.
“Chuyện khổ đau cùng cực trong trại cải tạo, c̣n chưa nói hết, và chỉ
viết được một phần nào thôi. Dù đă có Hà Thúc Sinh, Phạm Quang Giai, Tạ
Tỵ vân vân, cũng vẫn là mới một phần nào đó thôi. Chưa đủ. Như chuyện
Đức Quốc Xă diệt Do Thái, bây giờ vẫn c̣n nhiều người viết, nhiều người
nhắc nhở, để các thế hệ về sau c̣n biết, và biết để tránh. Thế mà có rất
nhiều người VN tị nạn Cộng sản bắt chước giọng điệu của Cộng Sản, nói
rằng chuyện cũ th́ nên quên đi, quá khứ cho về quá khứ, không nên khơi
lại mối đau thương nữa. Họ nói không nên trao ngọn đuốc hận thù cho thế
hệ con cháu. Đó là luận điệu của Cộng Sản đưa ra, để lấp liếm tội, và
người không là Cộng Sản vô t́nh lặp lại. Có thể họ là những người có tấm
ḷng, nhưng chưa nghĩ đến ngọn nguồn.
“Chuyện sai lầm cũ, cần được nhắc nhở, nhắc nhở trong sáng suốt, để con
cháu sau nầy đừng bước vào con đường cũ, sai lầm cũ. Và thấy cả hai
chiều, thấy nhiều mặt, không phải chỉ thấy theo chiều hướng có lợi cho
CS mà thôi. Nhắc lại không phải để khơi dậy hận thù, để chia rẽ dân tộc,
v́ người ngoài Bắc, c̣n tội nghiệp hơn người trong Nam, đều là nạn nhân
của chế độ CS. Chúng ta kết tội CS, chứ không kết tội người ngoài Bắc.
Nếu có tạo nên t́nh cảm ghét bỏ cộng sản, th́ không phải là tạo nên chia
rẽ dân tộc. Nh́n về các xứ là cái nôi của CS, nay họ ghét CS hơn là
những nước chưa hề có CS, và những người CS cũ, nay cũng viết rất nhiều
sách, đưa ra ánh sáng rất nhiều tài liệu, để phơi bày cái vô luân, cái
xấu xa của CS cũ.
“Anh có th́ giờ, có những suy nghĩ chín chắn, và đă kinh qua đoạn đời
ch́m đắm trong địa ngục đó, nên viết tiếp, và viết nhiều, làm gia sản
cho các thế hệ mai sau. Những người không có khả năng viết, những người
chưa trải qua kinh nghiệm, sẽ biết ơn những cây viết đă ghi lại sự thực
trong một giai đoạn lịch sử đau thương của nước nhà”... [tramcamau2003@yahoo.com].
Xin cảm ơn ông bạn. Thật ra, tôi không có ư định viết hồi kư mà chỉ viết
“feuilleton” cho trang Văn Học nghệ thuật của Cội Nguồn trên nhật báo
Việt Nam Thời Báo. Trong mười năm qua, từ ngày đến Mỹ, tôi chỉ nghe
ngóng, chiêm nghiệm lẽ đời, qua những chặng đường từng đi qua, từng trải
nghiệm. Cũng v́ - như ông bạn nói, tôi “đă kinh qua đoạn đời ch́m đắm,
ngụp lặn trong địa ngục đó”, nên nhân vụ Bùi Đ́nh Thi, những âm ỉ ấy
bùng lên, thôi thúc tôi viết tiếp. Những âm ỉ ấy tôi mang theo từ ngày
ra khỏi trại tù Z30A cách đây hai mươi năm. Những âm ỉ ấy tôi cưu mang
suốt mười năm lưu lạc.
Cuộc sống cơm áo và tiện nghi trên một xứ sở giàu có như Hoa Kỳ, trong
những năm qua đă không cho tôi thực hiện được ư định cầm cây viết để bộc
bạch tâm tư, kể chuyện với đời. Vừa qua, nhân vụ Bùi Đ́nh Thi “làm xúc
tác” tôi mới có hứng khởi tiếp tục hoàn thành bản thảo. Tôi viết như một
trao gửi đến những ai – hôm nay và mai sau – muốn biết về một thời chiến
tranh, chia cắt, thù hận, tù đày, tan tác chia ly... mà cả một thế hệ
chúng ta là người trong cuộc.
Nhân đây tôi xin được cải chính ông Sứ Thần Ngoại Giao, người mà tôi
định “tặng” cái cán cuốc ấy không phải là ông Nguyễn Xuân Phong. Ông
Phong chỉ ở cùng trại với tôi ở Long Thành, khi ra Bắc tôi không gặp. Sứ
Thần Ngoại Giao theo tôi hiểu là một ngạch trật được bổ nhiệm cho một
công vụ nào đó. Ông ta tên là Trần Ngọc D. “đi sứ” tại San Francisco.
Người em ruột của ông Phong là Nguyễn Xuân Thu, Tổng Giám đốc Air Việt
Nam, tôi quen biết, cùng ở Long Thành, ra Bắc ở cùng trại với chúng tôi.
Tôi rất đồng ư với ông bạn về quan điểm cho rằng đây không phải là khơi
gợi lại hận thù. Người xưa nói “ôn cố tri tân”, đem chuyện xưa mà so với
chuyện hôm nay để từ đó rút tỉa kinh nghiệm, bồi bổ cho cuộc sống thêm
phần tốt đẹp. Nhắc lại quá khứ, quá khứ vinh quang của dân tộc hay quá
khứ của những bài học máu xương không phải để lặp lại, để tái diễn những
màn ân oán trả vay, mà để các thế hệ đi sau xem đó là bài học làm người,
mà tránh những sai lầm lịch sử.
Có ư kiến cho rằng phủ nhận quá khứ là thái độ vô ơn, bội bạc. Tôi vẫn
thường nói với mọi người rằng chúng ta không nên hận thù quá khích,
chúng ta không chủ trương tiêu diệt người cộng sản nào, mà phải làm cho
người cộng sản thấy được những sai lầm lịch sử của chính họ. Phải làm
cho mọi người Việt Nam, kể cả người cộng sản nhận rơ được rằng chủ nghĩa
cộng sản, dựa trên những luận điểm phản logic, lỗi thời, là nguyên nhân
đưa đất nước và dân tộc đến thảm họa chiến tranh Nam Bắc, chia rẽ, hận
thù, phá sản t́nh tự giống ṇi. Khi mọi người nhận chân được căn nguyên
cội rễ của vấn đề, chủ nghĩa cộng sản sẽ cáo chung. Và khi không c̣n chủ
nghĩa cộng sản nữa th́ mọi người Việt Nam là con dân một nước. Hàng trăm
triệu người dân Nga, Đông Âu, Đức, Mông Cổ sau khi chủ nghĩa cộng sản
sụp đổ, tất cả là con dân của đất nước họ. Hàng trăm triệu con người đó
thoát ra khỏi ṿm đen tăm tối ngột ngạt của dối trá, lừa gạt, khốn cùng,
câm nín để làm một cuộc đổi đời buớc tới một chân trời tự do rộng mở.
Từ chủ trương đổi mới của Gobachev; từ ng̣i nổ do
Công Đoàn Đoàn Kết tại Varsava lật đổ chế độ độc tài chuyên chế Ba Lan
đă mở màn cuộc cách mạng từ Liên xô, Đông Âu, Mông cổ, Đức quốc vào năm
1989, xóa bỏ thành tŕ XHCN và chủ nghĩa cộng sản sau 70 năm tồn tại. Từ
Mạc Tư Khoa ng̣i nổ giây chuyền tràn qua Bulgaria, Budapest, Romania,
rồi đến Đông Đức, Albania, Mông Cổ làm một cuộc đổi đời ngoạn mục, giải
phóng hơn một phần ba nhân loại thoát khỏi gông xiềng ư thức hệ cộng sản
để được hít thở dưới bầu trời tự do, sống một sống có ư nghĩa.
Ngược lại cuộc đổi đời của dân tộc Việt Nam sau năm 1975 măi măi về sau
c̣n in đậm một dấu ấn lịch sử đắng cay, đáng tủi nhục. Trên ba mươi
triệu người dân miền Bắc, sau khi “giải phóng miền Nam” đă ngỡ ngàng
nhận ra ḿnh bị dối lừa, phỉnh gạt. Hơn ba mươi triệu người dân miền Nam
đang từ cuộc sống tự do, ấm no sung túc bị bần cùng hóa, bị tước đoạt
mọi thứ để trở thành một loại thứ dân, một thứ nô lệ, tệ hại gấp trăm
ngàn lần dưới thời phong kiến, thực dân.
Những Nhân Vật Nổi Cộm
Thời gian ở trại Quảng Ninh có những điều “bất thường” khiến tạo thành
những dư luận bàn tán xôn xao trong số tù Cải tạo. Sau một hai tuần lễ
đầu thấy trại cung cấp bánh kẹo, thuốc lá, những bữa ăn ba bốn món, thịt
heo đông, dưa hành, canh bí, rau xào.... Một tù Nam, gốc Bắc di cư đă
“buột miệng”: “Nếu biết đi tù cách mạng mà như thế này th́ ai cũng muốn
đi”. Câu nói nghe qua, tưởng như một chút đùa chơi, song không những nó
thể hiện một góc nhân cách làm người mà c̣n bộc lộ tư tưởng thỏa hiệp v́
miếng ăn, huống chi trước những lợi lộc khác được làm mồi mua chuộc.
Điều mà nhiều anh em chúng tôi xầm x́ với nhau từ hơn mười năm qua là
đương sự đă cố ư giấu diếm ngày lên máy bay đi H.O sang Mỹ và một số anh
em bạn quả quyết là hai ngày trước khi lặng lẽ trời Sài G̣n đương sự đă
có “làm việc”, tiếp xúc mật với... ai đó. Đây chỉ là tin “thu lượm”
ngoài hành lang, hư thực không thể quả quyết. Tuy nhiên, tôi sẽ đề cập
đến một số trường hợp mắt thấy tai nghe, những vụ tù cải tạo được móc
nối từ trong trại để cho ra nước ngoài hoạt động nằm vùng.
Ở trại Long Thành chỉ mới có những “bài học vỡ ḷng” qua chủ trương nới
tay, thả lỏng. Pḥng giam không có cánh cửa đóng mở, không có khóa, ra
vào thoải mái, có thể đi dạo loanh quanh, có thể gặp nhau chuyện tṛ
trao đổi, bàn bạc, tiên đoán, bói ṃ thời cuộc và vận mạng của chính
ḿnh. Thỉnh thoảng mới có một lần tập họp điểm danh. Thỉnh thoảng lại có
một pha ngoạn mục. Một hôm, giữa trưa giới nghiêm toàn trại, một chiếc
xe jeep đến đậu trước dăy nhà kế pḥng tôi bắt khẩn cấp một người. Người
bị bắt đưa đi là ông Nguyễn Chí Vy, nguyên Phó Tỉnh Quảng Ngăi, nhiệm sở
sau cùng là Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo. Tin được cố ư loan truyền là
“đương sự có nhiều tội ác, có nợ máu với nhân dân, đem về cho địa phương
xử lư”. Một lần khác người bị bắt đưa đi là một nhân viên CIA. Một số bị
đưa về Chí Ḥa giam trong pḥng tối. Hơn một năm sau thị lực của họ chỉ
c̣n khoảng 30 phần trăm.
Ṿng rào trại Long Thành bao quanh chu vi cả ngọn đồi. Tường mới được
xây sau ba bốn tháng kể từ ngày tù tập trung. Công tŕnh này do công
nhân từ ngoài vào thực hiện. Tường cao khoảng 5 mét. Cả ngọn đồi này bị
bỏ hoang từ sau ngày Tư Sự bị bắt và Làng Cô Nhi bị giải tán, do loạt
bài Phóng sự điều tra của một tờ báo, tố cáo nhóm Tư Sự núp dưới chiêu
bài từ thiện để hoạt động cho cộng sản. Tại Long Thành “học viên” được
tŕnh chiếu cho xem những cuốn phim về sinh hoạt, lao động và các biện
pháp kỷ luật trong các trại tù cải tạo ở miền Bắc. Những phim về Hợp Tác
Xă, về lao động XHCN.... Dĩ nhiên đây là những cuốn phim được giàn dựng
có chủ ư tuyên truyền, nhưng với loại tù cải tạo mới ở miền Nam th́ đây
là một thứ bài học vỡ ḷng, vừa là một thứ răn đe, chuẩn bị tinh thần
cho một tương lai mà chính họ sẽ là những “vai diễn” trong đời thực.
Tôi nhớ năm 1955, trước khi mở màn các cuộc đấu tố đẫm máu ở miền Bắc,
họ cũng đă cho tŕnh chiếu lưu động khắp nơi cuốn phim “Bạch Mao Nữ” (Cô
gái tóc trắng), phim của Trung cộng, mô tả một cô gái ở đợ, làm công cho
một gia đ́nh địa chủ, bị địa chủ đánh đập, hành hạ bằng những ngón đ̣n
tàn bạo... Sau những trận roi đ̣n, cô gái trốn thoát vào rừng sống một
thời gian với hoang dă, mái tóc dần dần ngă bạc, khi trắng hết cả đầu
th́ cô gái trở về trong phong trào tiêu diệt địa, trí, hào (địa chủ, trí
thức, cường hào). Cô gái năm nào ở đợ làm mướn, bấy giờ là một cốt cán
của phong trào. Cô t́m người chủ cũ, trả mối thù xưa. Bà chủ bị đem ra
đấu trường cho cô gia nhân năm xưa thẳng tay đấu tố, hành hạ đến chết.
Câu chuyện đổ nước mắm vào lỗ mũi, bắt nuốt sống con mèo phi lư đến thế
nhưng đám bần cố nông tin lắm. Biết bao nhiêu câu chuyện tội ác hoang
đường được dựng đứng, đổ lên đầu địa chủ ở miền Bắc. Và biết bao gia
đ́nh địa chủ đă tan nát, nhiều người dân vô tội đă bị giết oan dưới sự
“chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ vĩ đại”.
Những cảnh trong phim mà tù cải tạo miền Nam được cho xem trước, quả
thật khi ra tới “thiên đường miền Bắc” họ tiếp cận ngay từ hôm đầu đặt
chân đến Quảng Ninh. Ngay trong buổi chiều đầu tiên mới tới, trong không
khí im lặng của núi rừng, đoàn tù miền Nam ngơ ngác nh́n sang bên khu B,
trên năm trăm phụ nữ, phần đông tuổi trên dưới ba mươi, mặc đồng phục đi
lao động về. Họ ồn ào chộn rộn, ríu rít có vẻ rất hồn nhiên, cứ tưởng
như là đoàn thanh niên tiền phong, cháu ngoan “bác” Hồ đi lao động XHCN
về.
Một tù cải tạo miền Nam hỏi quản giáo: “Bên kia là thanh niên đi lao
động về hả cán bộ”? Câu trả lời nhát gừng: “Thanh niên cái ǵ, tù nữ đấy”.
Về sau một số tù nữ ấy gánh cơm, nước đến cho các buồng, hàng ngày đến
gánh phân và nước tiểu từ các buồng giam dọn đem ra ngoài sân băi, nơi
mỗi ngày tù tập họp điểm danh đi lao động. Người cộng sản họ tránh hai
chữ “tập trung” (concentrate) mà thế giới từng lên án các trại tập trung
của Đức Quốc Xă nên họ gọi là “tập kết” (regroup).
Những khi không có công an đi theo, các tù nữ gánh cơm đến, chúng tôi
gợi chuyện hỏi thăm. Các cô rất bặt thiệp. Một cô vừa nói vừa mếu máo:
“Quê em ở Quảng B́nh, em năm nay 26 tuổi. Em bị giam hơn năm năm rồi.
Chúng nó bảo em không chịu lao động sản xuất mà đi buôn bán để t́m cách
liên lạc với địch”. Nói xong cô ̣a lên khóc. Có mấy cô gốc Hải Pḥng,
trong những lần văn nghệ tổ chức cho tù “giải trí”, các cô hát bài “Đi
Mô Cũng Nhớ Về Hà Tịnh” của Nguyễn Văn Tư, bài “Xây Hồ Kẻ Gỗ”, bài dân
ca “Giận Th́ Giận Thương Th́ Thương”, bài “Từ Mạc Tư Khoa Nghe Câu Ḥ
Nghệ Tĩnh” v.v... thật tuyệt. Phải nói là không thua ǵ những giọng hát
chuyên nghiệp. Hỏi ra mới biết mấy cô này cùng một tay đờn mandoline (cũng
có mặt tại Quảng Ninh) bị bắt v́ họp nhau hát nhạc vàng, uống bia hơi và
tổ chức những tṛ vui chơi lăng mạn. Có rất nhiều cô gái trẻ, nhan sắc
rất đáng tự hào để đi dự thi hoa hậu do báo Thiếu Niên Tiền Phong tổ
chức. Ngày đó tôi thầm nghĩ, nếu các cô này tốt số sinh trưởng ở miền
Nam th́ chắc có thể là những mệnh phụ phu nhân của các ông quyền quư,
biết đâu! Sự tiếp xúc liên hệ giữa tù h́nh sự và tù chính trị bị hạn chế
và kiểm soát rất chặt chẽ. Họ chỉ có thể trao đổi đôi ba câu trong những
lần nhận cơm nước như vậy...
Trong hơn hai năm ở Quảng Ninh không có biến cố nào nổi bật trong sinh
hoạt của tù miền Nam. Tết Bính Th́n 1976, cái tết đầu tiên ở miền Bắc,
chúng tôi nhận được thư và quà của gia đ́nh gửi từ khám Chí Ḥa, Sài g̣n.
Chuẩn Úy công an tên Tốt trước khi phát quà đă tập họp chúng tôi lại
thuyết giảng về chính sách “nhân đạo” của đảng. Nhưng trong câu chuyện
có nhiều chi tiết tôi muốn nhắc lại đây. Ch/úy Tốt cho biết chính ông là
người vào Sài G̣n nhận mấy tấn quà tại Chí Ḥa chở về Quảng Ninh. Ông ta
nói có vẻ rất thành thật:
- “Điều trước tiên tôi nhận thấy là gia đ́nh các anh dành tất cả ḷng
thương yêu cho các anh, không chỉ là vợ con, cha mẹ các anh mà c̣n nhiều
lắm những người quan hệ thân thuộc khác. Nếu chúng tôi ở hoàn cảnh các
anh hiện nay, chắc chắn chúng tôi không nhận được sự quan tâm của vợ
con, gia đ́nh như thế này đâu. Có thể chúng tôi chẳng có ǵ cả, có chăng
vài khúc mía, một gói lạc rang khi đến thăm gặp.
“Thái độ phục vụ của những anh được cử ra nhận số quà này về phân phối
cho các anh cũng là điều làm chúng tôi suy nghĩ. Nếu như là tù h́nh sự
th́ những bao quà cả tạ, cả mấy chục kí-lô-gam của các anh đă bị xé, bị
bóc, bị lấy cắp nhiều lắm. Đằng này tôi thấy các anh ấy giữ ǵn, trân
trọng từng bao quà, dù không phải là của chính các anh ấy.
“Tôi biết địa vị của các anh trong xă hội cũ. Giờ này các anh có nhận
được nhiều quà của gia đ́nh, có được ăn Tết đầy đủ đi nữa th́ cũng không
thể bằng một ngày b́nh thường của các anh trước kia. Tôi biết khi ở Sài
G̣n, vào nhà hàng ăn, các anh chỉ cần bấm nút đặt món ăn, chỉ mấy phút
sau máy sẽ tự động đưa thức ăn ra giữa bàn. Ăn xong chỉ cần bấm nút là
có máy tính trả tiền tại chỗ....”
Người cán bộ này, một thành phần cốt cán của đảng đă rất thành thật
trong nhận xét và đă can đảm phát biểu với “đối phương” những suy nghĩ
của ḿnh, nhưng phần phát biểu sau cùng h́nh như ông ta nghe lỏm được từ
dư luận tán tụng mức sống văn minh sung túc của xă hội miền Nam mà đảng
của ông rêu rao là “phồn vinh giả tạo”. Câu chuyện đă được cường điệu
hóa để nói lên cái chóa mắt của anh Mán về thành.
Hẳn mọi người c̣n nhớ sau ngày 30.4.1975 nhiều danh từ ngớ ngẩn đă được
đám cán binh CS dùng phổ biến ở các đô thị miền Nam lan ra đến miền bắc
như “đồng hồ ba cửa sổ không người lái”, “cái nồi ngồi trên cái cốc” (phin
cà phê), thuốc lá Ba-to lu-xe... Nhiều, nhiều lắm.
Bà Cán Bộ Nói Tiếng… Tây
Với Ông Thứ Trưởng
Nói đến những chữ Pháp, chữ Anh được người “cách mạng” dùng theo cách
phiên âm của các nhà văn, nhà báo miền Bắc trước năm 1975, đến lúc này
nhắc lại có thể nhiều người cho là bịa đặt, là chuyện tiếu lâm. Sự phiên
dịch để hướng dẫn quần chúng b́nh dân của các tay “ngôn ngữ học” cộng
sản không biết họ dựa theo tiêu chuẩn nào. Trong khi họ vẫn theo phiên
âm của Tàu để gọi nước Tàu là Trung Quốc, England là nước Anh, France là
Pháp, Rusia là nước Nga, Japan là Nhật, Thailand là Thái Lan... th́ lại
phiên âm nước Úc thành Ốt-x-tơ-ra-li-a; Lỗ Ma Ni là Rô-ma-ni, Bảo Gia
Lợi là Bun-ga-ri-a và Cuba là Cu Ba... c̣n Tiệp Khắc (Czechoslovakia)
lại gọi là Tiệp Khắc. Chẳng thế mà gọi mấy ông già “lính kiểng” là Bạch
đầu quân, C̣n đám nữ du kích lại kêu là “chiến sĩ gái”; máy bay trực
thăng là “máy bay lên thẳng”, Thủy quân Lục chiến là “Lính Thủy đánh bộ”,
thậm chí nhà bảo sanh được dịch ra là “xưởng đẻ”.
Trong số “khách” từ trong Nam ra trại Quảng Ninh có ông Thứ Trưởng của
chính phủ tám ngày (nói theo Tú Gàn) là kỹ sư Phạm Minh Dưỡng. Tôi quen
biết ông từ lúc ở Long Thành. Có lần tôi và một người bạn mời ổng một ly
nước Hà Thủ Ô. Uống Hà thủ ô sau một đêm, gặp lại chúng tôi ông tấm tắc
khen rất hiệu nghiệm...
Ở Quảng Ninh ông là người suy sụp thể chất sớm nhất.
Chỉ hơn sáu tháng sau, người ông sọm lại, nước da xanh bủng, nét mặt khi
nào trông cũng mệt mỏi. Một hôm đi lao động về, tập họp giữa sân băi
điểm danh vào trại, vài con nhái nằm im trong túi áo khoác, loại áo Cảnh
Sát Dă Chiến cũ phát cho tù, bỗng nhiên kêu ré lên, như là cầu cứu, như
là “báo cáo cán bộ”. Anh quản giáo nghe tiếng nhái kêu, bước lại lật túi
áo lên, buộc “kẻ bắt cóc” phải thả mấy chú nhái ra. Nhái được “giải
phóng” và “thủ phạm” tối về phải làm kiểm điểm. Bản kiểm điểm tự khai
ghi rơ lư do “bắt cóc” mấy con nhái là v́ đói quá.
Vợ của Kỹ sư Dưỡng là một nữ giáo sư Trung học, người Pháp, là một bà
đầm, là Madame Hélène, bà đang là Hiệu Phó trường Marie Curie ở Sài G̣n
khi “cách mạng” về thành. Ông Phạm Minh Dưỡng từng là tổng Giám Đốc hăng
giấy Cogido (Công Ty Giấy Đồng Nai), và Tổng Giám Đốc Sài G̣n Thủy Cục.
Madame Hélène không bị bắt nhưng phải nghỉ việc, phải trở về mẫu quốc.
Ông Dưỡng kể cho chúng tôi nghe bà bị buộc bỏ lại chiếc xe hơi Peugeot
404, không được đem về Pháp, dù đă năn nỉ xin đóng thuế.
Từ bên Pháp bà Hélène gửi cho chồng một lá thư. Thư đề đúng tên và địa
chỉ người nhận, nhưng tên người gửi “lạ hoắc”. Một nữ Thượng sĩ, cán bộ
Giáo dục kêu ông Dưỡng ra nhận thư. Cán bộ hỏi:
- Đây là lá thư gửi từ bên Pháp. Anh có người nào bên
Pháp gửi thư cho anh?
Kỹ sư Dưỡng đáp:
- Ở bên Pháp th́ có vợ tôi.
- Vợ anh tên ǵ?
- Ê len (Hélène)
- Anh nói lại đi
- Vợ tôi tên là Ê Len
- Không có Ê Len nào cả.
- Vậy th́ cán bộ có thể cho tôi biết tên người gửi là
ai tôi mới biết quan hệ giữa người đó với tôi.
Bà cán bộ giáo dục, nữ Thượng sĩ nói ngay:
- Hé lè ne
Đương sự phải nín cười giải thích cho cán bộ biết hé
lè ne chính là Hélène vợ ông. Hélène đọc theo tiếng Pháp, chứ không
phiên âm ra tiếng Việt như vậy được!
Ông Dưỡng cũng cho biết, sau khi có lệnh tŕnh diện học tập, cán bộ Cộng
sản tiếp thu cơ quan họp các quan chức của Bộ giải thích chính sách của
“cách mạng”, ai là kẻ có công, ai là người có tội, ông Thứ Trưởng hỏi:
- “Tôi là kỹ sư chuyên môn, không tham gia chính trị,
đă thực hiện các công tŕnh công ích như đường xe lửa Xuyên Việt, đập
thuỷ điện Đa Nhim, công ty giấy Đồng Nai… vậy tôi có phải đi “học tập”
không?”
Viên cán bộ trả lời ông Kỹ sư và các đồng nghiệp cùng cơ quan, theo
chính sách đă được chỉ đạo:
- “Nếu nói có tôị th́ một con ḅ cũng có tội với cách
mạng khi nó sản xuất ra sữa nuôi các thương binh ngụy mau lành bệnh để
ra chiến trường. Anh có đảm bảo được là nguỵ quyền không sử dụng những
đoàn xe lửa chở quân để đánh cách mạng không? Các anh cứ đi tŕnh diện
học tập chính sách của các mạng rồi trở về làm việc..”
Đúng vào lúc t́nh trạng sức khỏe suy sụp th́ kỹ sư Dưỡng được thả về.
Ông được bà vợ xin Bộ Ngoại Giao Pháp can thiệp cho chồng được thả và đi
sang Pháp. Khoảng giữa năm 1978 gia đ́nh một bạn tù gửi thư cho biết ông
Phạm Minh Dưỡng đi theo phái đoàn các nhà khoa học Pháp sang thăm Việt
Nam, để quan sát và lượng định đập thủy điện Đa Nhim. Nhân dịp này ông
có ghé một vài gia đ́nh để gửi lời thăm và chúc sức khỏe những bạn tù
đang trong ṿng lao lư.
Lê Duẩn Bảo Lănh Tù
Trường Chinh “Xù” Người Cháu
Những vụ đưa đi và thả về lẻ tẻ ở Quảng Ninh có thể kể thêm trường hợp
ông Trần Tiễn Tán. Ông này nguyên là cựu Đại Úy Hiến Binh thời Đệ Nhất
Cộng Ḥa đă giải ngũ. Chủ nhà thuốc tây Vườn Xoài đường Trương Minh
Giảng. Ông tŕnh diện “học tập” với chức vụ Quản Lư Trị Sự Nhật Báo Quật
Cường.
Trên chuyến tàu Hồng Hà ra Bắc cũng như thời gian ở Long Thành ông là
người “an nhiên tự tại”, không chuyện tṛ, không phát biểu khi “học tập
thảo luận”. Viết “thu hoạch” cũng chỉ qua loa. Không ai biết ông viết ǵ
trong đó. Chỉ thấy đám cán bộ không hề hạch hỏi ǵ ông. Mấy ngày trên
chuyến tàu biệt xứ ông là người không bị say sóng và cũng không cần biết
chuyện ǵ xẩy ra xung quanh. Anh Lê Thiên Sơn nguyên là phụ tá giám đốc
chính trị tờ Quật Cường, làm việc bên nhau gần năm năm, nằm vật vă kêu
la trên tàu, ông làm như không hề quen biết.
Ra đến quảng Ninh cũng với thái độ “bất biết” ấy. Cho tới giữa năm 1977,
vào một buổi chiều có hai công an một là cán bộ trại, một là cán bộ ở xa
đến, tới tận buồng giam gọi ông mang hành trang tù đi theo họ. Hơn một
tuần lễ sau, một cán bộ trại vào tổ may ngồi rề rà kể chuyện. Anh CB cho
biết vừa đi công tác ở Sài G̣n mới về. Anh em chúng tôi hỏi:
- Cán bộ đi công tác ǵ?
- Tôi đưa anh Trần Tiễn Tán về.
Và điều mọi người không hề nghĩ tới lại được người cán bộ này nói huỵch
toẹt:
- Ông Duẫn bảo lănh đấy các anh.
Thấy anh cán bộ thích kể chuyện, tính t́nh dễ dăi, ra
điều mật thiết, anh em chúng tôi xúm nhau hỏi thêm. Anh CB cho biết Ông
Trần Tiễn Tán có người chị hồi xưa nuôi Lê Duẫn khi Lê Duẫn nằm vùng
hoạt động trong Nam. Năm 1976 Bà chị ông Tán được Lê Duẫn mời ra Hà Nội
tham dự quốc khánh 2 tháng 9. Nhân đó bà ta xin Lê Duẫn cho người em
được thả. Trần Tiễn Tán được thả do lệnh trực tiếp của Lê Duẫn với chỉ
thị dẫn Tr.T. Tán ra Hà Nội thăm lăng “Bác”, “tham quan” thủ đô trước
khi đưa về tận nhà ở Sài G̣n.
Năm 1985 sau khi được thả về, tôi cố ư đạp xe ngang qua nhà thuốc tây
Vườn Xoài. Bảng hiệu cũ vẫn c̣n y nguyên. Cánh cửa sắt đóng kín, không
thấy có người nào, tôi đạp xe đi thẳng. Một hôm tôi đạp xe ngang qua lúc
xế chiều, t́nh cờ thấy ông Tăn đang được bà vợ d́u đi bộ trên vỉa hè
trước cửa nhà thuốc tây. Ông ta bước đi chậm chạp, nặng nề, không vững.
Một thời gian ngắn sau nghe tin ông đă qua đời.
Khác với trường hợp Trần Tiễn Tán, một người làm việc
cùng cơ quan, cùng pḥng với tôi, Thiếu úy Đặng Đức Thịnh là cháu gọi
Trường Chinh bằng chú hay cậu ǵ đó (người Bắc, cậu là em mẹ cũng gọi là
chú). Mẹ của Đặng Đức Thịnh cũng được mời ra Hà Nội dự lễ quốc khánh năm
76. Bà này xin Trường Chinh cho đứa con được về sớm. Trường Chinh bảo
“cứ để nó học cho thấm nhuần chính sách của cách mạng”. Thiếu úy Thịnh
v́ vậy được học tập 9 năm nên biết rất rành mặt trái chế độ của ông chú.
Anh ấy cũng đi HO, hiện định cư ở miền Đông Hoa Kỳ.
T C T : Ta Chưa Thua
Nói về sinh hoạt của tù cải tạo tại Quảng Ninh, phải thực tâm nh́n nhận
rằng, thời gian ở trại này đám tù chúng tôi được đối xử tương đối “lịch
sự” hơn cả. Chúng tôi đến Quảng Ninh ngày 4.11-1976 cho tới ngày
4-8-1978 chuyển về Thanh Hóa, thời gian hai năm đó không có người nào bị
kỷ luật phải vào xà lim. Một vài trường hợp bị coi là vi phạm, là biểu
hiện chống đối, như trường hợp Nguyễn Nhượng th́ chỉ chuyển trại mà thôi.
Ngày mới đặt chân đến đó, chúng tôi được “tiếp đón” tương đối tươm tất.
Trong buồng giam nơi đầu mỗi chỗ nằm trên bục xi măng đă được trải sẵn
một chiếc chiếu rộng 80cm, một cái chăn và một mùng cá nhân c̣n mới
nguyên, xếp gọn ghẽ. Trong tháng đầu, mỗi tuần lễ được phân phối bánh
kẹo, thuốc lá, quần áo tù màu xanh nước biển. Áo bốn túi của Cảnh Sát Dă
Chiến tồn kho từ trong Nam chuyển ra phát cho tù mặc.
Quần áo tù mới phát bắt buộc phải đóng dấu sau lưng bằng dầu hắc ín ba
chữ TCT chiều dài 20cm, chiều cao 10cm. Tại buồng tôi, lúc đầu anh em có
vẻ khó chịu, một số không cho đóng dấu, một số lấy áo nhà mang ra mặc.
Một hôm anh Lê Quảng Lạc đang ngồi đập đá, chụm đầu vào tôi nói đủ thứ
chuyện với nhau, khi đề cập đến mấy chữ đóng sau áo tù, anh ấy đứng dậy
bước ra giữa sân nói với mọi người: Anh em ơi, TCT là Tù Cải Tạo, là Tù
Chính Trị, nhưng TCT c̣n có ư nghĩa khác đúng hơn, hay hơn, chắc chắn
hơn: TA CHƯA THUA! Cứ mặc đi các bạn, không mặc cảm ǵ cả. Từ đó mấy
tiếng này được truyền đi khắp cả trại. Mọi người mặc bộ đồ tù một cách
tự nhiên.
Một thời gian sau, trại bắt phải đóng dấu TCT trên thân sau áo, trên ống
quần thuộc tư trang của tù. Ở buồng tôi một số ngoan ngoăn chấp hành,
một số không chịu. Tôi lôi ra một chiếc sơ mi ngắn tay, một quần tây và
nói với người cán bộ:
– Đây là bộ quần áo duy nhất tôi có, ngày về tôi cần
có một bộ quần áo để mặc, không thể mặc đồ tù về. Nếu sợ tôi dùng bộ
quần áo này để trốn trại, tôi xin gửi lưu kư. Viên cán bộ này như chợt
hiểu ư và đồng t́nh, liền nói lớn.
– Anh nào không muốn đóng dấu có thể gửi lưu kư, trại
giữ.
Mọi người đều nhao lên:
- Tôi gửi lưu kư.
Nhưng rồi, có lẽ việc gom quần áo của tù để cất giữ
chỉ tạo thêm vất vả, phiền phức nên vụ gửi lưu kư quần áo ch́m xuồng.
Chỉ có tiền bạc, quư kim và đồng hồ đều được trại cất giữ giùm. Nhưng
mấy thứ này, phần đông tù đă gửi về trong dịp gặp gia đ́nh.
C̣n một việc ch́m xuồng khác nữa mà lúc đầu khiến nhiều nguời suy luận
bàn tán khi trại chỉ thị đo chân và lấy số giày của tù nhân. Có một suy
luận rất lạc quan tếu, cho rằng sẽ có sự thả tù cải tạo và cho xuất cảnh
sang Mỹ. Cũng vậy mỗi lần thấy máy bay xuất hiện, có người cố ư la lớn
lên – “Máy bay đến rước rồi anh em ơi”! làm đám công an súng dài gác tù
lấy làm khó chịu.
Thời gian ở Quảng Ninh vấn đề ẩm thực của tù tuy vẫn thiếu thốn nhưng tù
không có cảm tưởng bị ngược đăi để trả thù. Duy chỉ có một lần nhà bếp
gánh cơm đến gọi người ra lănh và báo “tin vui” – “Hôm nay các anh ăn
cơm nếp”.
Gánh cơm vừa được đưa vào đặt giữa thềm nhà, nh́n vào
hai thúng cơm, có người ngạc nhiên kêu lên – “Hôm nay trại cho ăn cơm
nếp trộn đậu đen”. Nhưng khi người chia cơm lại nh́n kỹ vào thúng cơm
mới hay là cơm nếp trộn khoảng 30% cứt chuột. Một số người lượm cứt
chuột bỏ ra, c̣n lại cơm ngồi nhắm mắt nuốt. Một số “bỏ của chạy lấy
người”. Tôi bâng ca cơm lên, bỗng rùng ḿnh, người bên cạnh nói – Anh
chê à. Tôi trao cho anh ta rồi lấy mấy mẩu bánh ḿ khô c̣n để dành được
nhai nuốt, uống chén nước canh, ca nước nguội. Xong một bữa ăn, qua được
một buổi và quan trọng nhất an tâm qua được mối lo sợ bệnh tật. Nhiều
người v́ không thận trọng trong việc ăn uống nên đă mang bệnh, hoặc
không có ngày trở về!
Sự hao ṃn thể chất đến với tù rất nhanh. Không chỉ có ông Phạm Minh
Dưỡng, nhiều người bắt đầu suy kiệt sức lực. Bệnh phổ biến là phù thủng,
là mất sức. Người phụ tá cho y tế trại là Bác sĩ Văn Văn Của, nguyên Đại
tá Đô Trưởng Sài G̣n, người từng bị mấy tên MP (Military Police - Quân
Cảnh) Mỹ làm nhục, c̣ng tay ông, sau đó đại sứ Bunker phải đích thân đến
xin lỗi và mở c̣ng.
Kỷ niệm khó phai trong trí nhớ nhiều người tù ở Quảng Ninh là h́nh ảnh
BS Văn Văn Của cơng từng bệnh nhân từ buồng giam lên trạm xá cho thuốc,
chữa trị rồi lại cơng trả về buồng giam. BS Của c̣n đi lượm vỏ ốc, vỏ ṣ
ngoài sân băi đem về buồng giam rửa sạch phơi khô, tán nhỏ rồi sao lên
phát cho những người mà ông thấy đă có triệu chứng mục xương, răng bị
găy, mẻ. Ông đúng là tiêu biểu của mẫu người lương y như từ mẫu. Khi ở
Long Thành, BS Của là người dạy môn châm cứu cho một số anh em. Có người
sau đó biết nghề, kêu gia đ́nh gửi kim châm vào và đă giúp bạn tù trong
một số trường hợp, hiệu quả nhất là châm cứu trị nhức răng. Trong số
những “thầy lang” tận tụy này phải kể đến anh Lê Văn Trưởng. Xin thắp
nén hương ḷng tưởng nhớ cố bác sĩ lương y như từ mẫu Văn Văn Của.
Điệp khúc
khai báo. Tự khai. “Làm việc”
Tại bất cứ trại nào, tù cải tạo cũng phải qua một đợt khai báo. Chúng
tôi đến QN vào mùa đông, v́ vậy trong ba tháng đầu không có lao động,
không “học tập”. Có lẽ họ để cho những người miền Nam quen dần với khí
hậu thời tiết mùa đông vùng núi miền Bắc. Sau Tết, chúng tôi trải qua
một đợt khai báo kéo dài trong sáu tháng. Mỗi ngày mọi người phải ngồi
viết tám tiếng, bằng thời gian đi lao động. Trong thời gian khai báo, tù
được phát thuốc lá, phát kẹo. Cấm ngặt không được quan hệ giữa buồng này
với buồng kia; giữa nhà này với nhà nọ, giữa các khu, các dăy. Một cán
bộ ngồi thường trực tại mỗi pḥng. Ai viết xong tờ nào, viên cán bộ thu
ngay tờ đó. Người viết không được đọc ḍ lại, không có sửa chữa thêm bớt.
Họ kỳ vọng khai thác được nhiều nguồn tin tức giá trị. Cho đến nay không
ai biết được những chồng hồ sơ khai báo hàng trăm ngh́n trang giấy ấy họ
thu hoạch được những ǵ và trong số hàng chục ngàn quân cán chính miền
Nam, ai khai những ǵ, ai giấu những ǵ?
Tôi không c̣n nhớ tôi đă viết được bao nhiêu trang, nhưng chắc chắn chỉ
đến số chục chứ không thể đến số trăm. Nhưng tôi lại không quên trường
hợp một nhân viên làm việc cùng cơ quan với tôi (anh Lê Kiêm H.) đă ngồi
viết trên ba trăm trang giấy, chưa kể số trang cán bộ đă lấy đi trước,
viết xong, anh ta đóng lại và cắt xén rất gọn ghẽ trước khi giao nạp.
Thời gian làm chung với tôi, khoảng hơn ba năm, công việc của anh ấy là
cắt dán, làm các loại b́a (folder) để cặp hồ sơ và phiếu tŕnh Tổng
Thống. Dĩ nhiên chàng không bao giờ được đọc những phiếu tŕnh ấy.
Có anh hỏi tôi:
- H. viết ǵ mà quá cỡ vậy? Tôi trả lời vui:
- Chắc anh chàng viết lại gia phả.
**
Thời gian đúng vào ngày đổi tiền đợt hai, tôi được gọi lên cơ quan để
“làm việc” với cán bộ. Với tù mỗi lần nghe nói “làm việc” là cảm thấy
khốn khổ rồi. Chưa biết sẽ có những chuyện bất trắc nào đây.
Buổi sáng hôm ấy tôi đang ngồi may như thường ngày th́ một công an đến
gọi tên và dẫn tôi đi. Tôi được đưa tới gặp ba anh cán bộ mặc thường
phục, tự giới thiệu là thuộc Ty Công An Nghệ Tĩnh. Người thẩm vấn tôi
ngày đầu tiên tỏ ra mềm dẻo. Câu chuyện mở đầu anh ta nói –“V́ lệnh đổi
tiền đột ngột khi đang trên đường từ Ty ra Hà Nội nên không mua được trà
hay thuốc lá để mời anh. Anh dùng tạm trà của trại”.
Rồi anh cán bộ này kể chuyện bom Mỹ và những ngày miền Bắc đă kiệt sức,
Trung Ương Đảng đă tiên liệu giải pháp chấp nhận các yêu sách của Mỹ để
đổi lấy ḥa b́nh. Anh ta kể khá nhiều chi tiết, trùng hợp với câu chuyện
tôi được nghe tận tai, bố của một Đại tá CS nói với bố tôi... tất cả tan
hoang hết rồi, không ai c̣n giữ vững được tinh thần nữa, Mỹ chỉ cần oanh
tạc thêm hai ngày nữa là Việt Nam kéo cờ trắng đầu hàng, nhưng tự nhiên
“thằng Johnson” ra lệnh ngưng dội bom.
Trong ngày “làm việc” thứ nhất, tôi phải trả lời một số câu chất vấn về
một toán Biệt kích nhảy toán ra Bắc mà họ cho là bố con tôi có can dự,
hoặc ít nhất tôi biết rơ. Họ đă t́m đúng đầu mối để khai thác, nhưng sự
thật tôi không có can dự nào, dù tôi biết - biết rất rơ về cách tổ chức,
huấn luyện, nhân sự và ngày giờ toán Biệt kích này khởi hành từ Tân Sơn
Nhất, cho tới lúc toán Biệt kích bị bắt, tôi cũng được thông báo. Tôi
c̣n nhận được cả bản tin kiểm thính từ đài Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
loan tin về việc bắt giữ và phá vỡ toán biệt kích ấy tại huyện Hương Khê,
Hà Tĩnh. Tôi đă không khai bất cứ một chi tiết nào cả v́ thực sự tôi
không có can dự vào bất cứ một hoạt động nào liên quan.
Khi ra tới trại Quảng Ninh tôi gặp anh Hoàng Đ́nh Lưu, người phụ trách,
bố trí và điều khiển toán biệt kích ấy. Trước năm 1975 tôi đă có gặp anh
đôi ba lần. Lúc ấy HĐL. mặc quân phục Binh chủng Nhảy Dù, mang cấp bậc
Đại úy. Trên túi áo có bảng tên VINH. Trông thấy tôi, nhận ra nhau, rất
bất ngờ, h́nh như anh ấy từ trại khác trong Nam cùng đi chuyến tàu Hồng
Hà đến Quảng Ninh, Anh ấy có vẻ lo lắng, sợ tôi sẽ khai báo tông tích
của anh. Biết tâm lư đó, tôi t́m cách đến gần nói nhỏ với anh: -“Anh yên
tâm, tôi sẽ không khai báo bất cứ điều ǵ về anh. Chúng ta coi như không
quen biết nhau”.
Ngày thứ nhất, sáu tiếng đồng hồ qua đi trong nặng nề với nhiều suy nghĩ,
sáng hôm sau tôi lại được gọi đi “làm việc” tiếp. Lần này cũng người
công an hôm qua cùng với một người khác tôi chưa gặp, từ pḥng trong
bước ra nói với tôi:
- “Chúng tôi biết anh thông minh và có t́nh cảm, nên
cho anh biết là người mà anh có quan hệ và chúng tôi yêu cầu anh cho
biết nay không c̣n nữa. Chúng tôi đă xử lư v́ thái độ ngoan cố, chống
đối đến cùng của hắn. Thậm chí, trước lúc chết c̣n xúc phạm đến lănh tụ.
Anh đừng sợ anh khai ra, sau này về gặp lại nhau, anh em khó ăn nói”.
Tôi biết Trần Kim Phú, trưởng toán biệt kích nhảy toán ra Hà Tĩnh tháng
6- 1963, bị bắt đưa ra Ṭa án Quân sự quân Khu IV bị tuyên án tử h́nh.
Tôi không có hoạt động nào liên quan, mà chỉ được biết một cách bàng
quan nên tôi không “thành thật khai báo”.
Lại một ngày nữa đi qua, tôi ngồi từ sáng đến chiều, viết mấy ḍng qua
loa. Buổi chiều người công an cầm tờ giấy chỉ có mấy ḍng tôi khai, anh
ta tỏ ra rất bất măn và khó chịu. Trước khi cho tôi trở về buồng giam,
tôi lại được nghe câu hăm dọa -“Thái độ của anh thiếu thành khẩn. Anh
nên nhớ anh được về sớm hay không là do sự thành thật khai báo của anh”.
Tôi vừa bước lui vừa nói -“Tôi biết, thưa cán bộ”.
Sáng hôm sau là ngày thứ ba tôi lại được gọi đi làm việc. Lần này người
tiếp xúc với tôi không phải là hai ông hôm qua, hôm trước. Ông này vừa
thấy tôi liền lên giọng dằn mặt, áp đảo ngay: -“Trong hai ngày qua anh
không chịu khai báo đúng theo yêu cầu của chúng tôi. Tôi nói cho anh
biết. Mọi việc chúng tôi đă nắm trong tay. Nếu cần chúng tôi sẽ đem anh
về địa phương để xác minh”.
Nghe đến “đem về địa phương để xác minh” tôi hơi xuống tinh thần. Tôi đă
chứng kiến nhiều người bị đem đi là biệt tích luôn. Như trường hợp ông
Nguyễn Chí Vy ở Long Thành bị bắt đi, nói là dẫn giải về Quảng Ngăi "giao
cho địa phương xử lư”. Tôi chợt lo, địa phương ấy là nơi nào? Sài G̣n
hay Nghệ Tĩnh. Tự nhiên tôi buột miệng mà không hề nghĩ trước:
- “Có ǵ tôi biết tôi đă nói hết. Việc ǵ không biết
th́ tôi không thể nói. Cách mạng đ̣i hỏi chúng tôi phải thành thật khai
báo. Cán bộ đ̣i hỏi chúng tôi phải tin cán bộ, tin ở cách mạng, mà ngược
lại cán bộ không chịu tin chúng tôi. Ḷng tôi đâu phải là trang giấy
trải ra để cán bộ biết đen hay trắng”.
Nghe tôi nói mạnh miệng anh công an liền đấu dịu:
– “Không, chúng tôi tin anh. Thôi anh cứ viết thêm
cho chúng tôi những điều mà anh biết về toán biệt kích ấy. Chúng tôi tin
và tin là anh biết nhiều, nhất là về việc làm của bố anh”.
Đến khoảng 11 giờ trưa, viên thiếu úy quản giáo từ pḥng may lên, vừa
bước vào anh ta hỏi tôi, giọng rè rè, nhừa nhựa kéo dài... – “Thế nào
rồi anh? Xong chưa?”
Tôi trả lời – “Chưa biết khi nào xong, cán bộ”.
Thật t́nh, thấy quản Hạnh đến tự nhiên tôi yên ḷng hơn. Anh công an
thẩm vấn nghe tiếng người, từ pḥng trong bước ra chưa kịp lên tiếng th́
Quản giáo đă nói, cũng cái giọng nhừa nhựa cuối câu –“Thế nào rồi các
anh? (Không xưng hô “đồng chí”) Anh ấy phụ trách kỹ thuật tổ may. Hàng
dồn dập cần giao đúng hạn. Nhanh đi cho anh ấy về làm việc”.
Nghe anh cán bộ Quản giáo nói, tôi như trút được cả khối nặng mấy trăm
kí lô chất trong óc, trong ḷng suốt mấy ngày qua. Thế là tôi “ung dung
tự tại” ngồi chờ đến chiều th́ được thả về buồng giam. Từ đó tôi không
c̣n bị quấy rầy ǵ nữa về vụ này.
Một đợt khai báo khác, cũng là đợt khai báo cuối cùng trước khi chuyển
trại về Nam tôi “được tham dự” tại phân trại C Thanh Hóa. Lần này không
phải là đợt khai báo đồng loạt mà chỉ có một số người được lựa chọn từ
nhiều trại khác đưa tới tập họp tại một buồng giam ở phân trại C, gồm
trên 30 người. Đám cán bộ công an phụ trách nói rơ mục đích, với hai yêu
cầu của đợt khai báo này là:
- Số cán binh cộng sản gồm tù binh, hồi chánh trao
trả về miền Bắc theo Hiệp định Paris 1973.
- Số cán binh Mặt trận GPMN, và bộ đội miền Bắc “bị
thủ tiêu”.
Họ nói với chúng tôi:
“Lần này chúng tôi yêu cầu các anh chỉ ghi cấp bậc,
chức vụ, nơi làm việc và phần vụ các anh phụ trách. Chúng tôi có hai yêu
cầu các anh khai báo cụ thể, chi tiết, đó là số cán bộ, chiến sĩ của
chúng tôi bị các anh bắt và các anh thủ tiêu. Các anh cần ghi rơ tên họ
từng người, ngày bị bắt, bị giết và nơi chôn giấu họ. Hiện nay, sau khi
giải phóng xong, thân nhân, gia đ́nh người ta đ̣i trả con em của họ”.
“Yêu cầu thứ hai là số cán bộ, chiến sĩ của chúng tôi
bị bắt làm tù binh, các anh huấn luyện họ làm nội tuyến trả về ngoài Bắc.
Một số tù binh sau khi được trả về đă đ̣i hỏi, biểu t́nh, làm loạn ngay
ở Thanh Hóa này...”
Tôi không biết những người tham dự đă khai báo những ǵ. Và không biết
sự thật của hai yêu cầu, đ̣i hỏi đó của công an chính xác đến mức độ nào.
Riêng tôi không cung cấp cho họ được một chi tiết nào cả, ngoại trừ tên,
họ, cấp bậc, chức vụ và nơi làm việc của tôi.
Tôi có biết một cách láng máng “Kế Hoạch Hải Yến” của t́nh báo VNCH từng
tổ chức một số tù binh, huấn luyện “nghiệp vụ” cho họ, (có người được
đưa sang huấn luyện tại Okinawa, căn cứ Mỹ tại Nhật) rồi trao trả về Bắc
cùng với đám tù binh. Tôi không hé lộ chi tiết nào về vụ này, nhưng nhờ
có đợt khai báo, tôi biết được số cán binh này sau khi về đến quê quán
đă thực hiện công tác mà họ đă tự nguyện nhận lănh, “biểu t́nh đ̣i quyền
sống” (nguyên văn lời người cán bộ phụ trách nói hôm đó).
Đặng Tiểu B́nh Hùa Theo Phản Động
Reagan - Con Ngựa Già Háu Đá.
Ở tù, lại là tù cộng sản, lại là thứ tù biệt xứ, bị nhốt trong những
trại giam kiên cố ở nơi rừng sâu nước độc, biệt lập với thế giới bên
ngoài, người tù ngoài nhu cầu nuôi sống thể xác, cũng cần có nhu cầu về
tinh thần. Chúng tôi thường xuyên chịu đựng hai cái đói như nhau, đói
thức ăn và đói sách báo, mù tịt tin tức từ bên ngoài. Dù trong khi bụng
cồn cào, mệt lả, nhưng bắt gặp bất cứ một mảnh giấy nào có chữ viết,
người tù cũng lượm lên đọc. Ít th́ đọc tại chỗ, nhiều th́ phủi cho sạch
bụi đất, xếp gọn giấu trong người đem về chỗ nằm chuyền tay nhau đọc.
Một trong những yêu sách của tù cải tạo là đ̣i hỏi được nghe đài và đọc
báo – dù là báo đài một chiều tuyên truyền phục vụ chế độ đang giam giữ
ḿnh.
Thời gian đầu mới tới Quảng Ninh, mỗi pḥng được phát một số sách báo.
Buồng giam tôi ở có mấy tờ tạp chí. Tờ tạp chí Việt Nam in giấy láng
trắng màu offset có đăng hai tấm ảnh lớn chụp Phạm Văn Đồng ôm hôn Iêng
Sary và Pôn Pốt. Thời c̣n đi làm, tôi đă quen biết nét mặt vua Sihanouk,
Lon Nol qua h́nh ảnh trên báo chí. Lần đầu tiên tôi mới biết mặt và nghe
tên hai nhân vật này của xứ chùa Tháp. Hai năm sau chúng tôi được đọc tờ
Quân Đội Nhân Dân, rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy hai lănh tụ của chính
phủ Khmer Dân Chủ mới ngày nào cùng Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa
ôm hôn thắm thiết, giờ đă phát động cuộc chiến tranh đẫm máu vùng biên
giới phía Tây Nam. Dần dần được đọc những bài báo nguyền rủa hai “đồng
chí” Khmer Đỏ là tay sai bá quyền Trung quốc gây chiến tranh, xâm phạm
chủ quyền lănh thổ Việt Nam, phá hoại ḥa b́nh và an ninh khu vực.
Trong thời gian đang có cuộc vận động tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ,
một hôm Ban Giám thị trại Quảng Ninh cho tù cải tạo được nghỉ lao động,
tập họp giữa sân băi để nghe thời sự. Thời sự là món ăn tinh thần quư
giá nhất đối với chúng tôi. Có ǵ thích thú hơn khi được nghỉ, không
phải ra b́a rừng xới đất, đào mương, cuốc cỏ và được ngồi nghe những
điều hệ trọng, đang cần t́m hiểu, đang cần biết. Viên trung Úy Công an
cỡ tuổi trên dưới năm mươi đứng trước gần cả ngàn người tù trí thức miền
Nam mở đầu:
-“Hôm nay Ban Giám thị cho các anh nghỉ “nao động” để chúng tôi tŕnh
bày với các anh một số t́nh h́nh đang diễn ra bên ngoài. Đảng và “nhà
lước” ta trong nhiều lăm qua đang phải đối phó với chính sách bá quyền
“lước nớn”. Tại Mỹ trong năm nay sẽ có cuộc bầu cử tổng thống. Người ra
tranh chức “nần lày” có Ri-gân. Tên “lày” là một con ngựa già háu đá.
Lước Mỹ từ sau khi thất bại nhục nhă tại Việt Nam đang cố nấy nại uy tín
để tập họp các thế nực phản động nhằm chống nại các lước và các “nực
nượng” tiến bộ đă “niên tục” tiến công vào thành tŕ của chúng. T́nh
h́nh Trung Quốc, sau cuộc tranh giành quyền nực, đánh dẹp được bọn “tứ
nhân bang”, Đặng Tiểu B́nh đang hùa theo tư tưởng phản động, gây mất
t́nh đoàn kết giữa các lước anh em. Người xưa đă phân loại bốn hạng
người: nhất “né” nh́ “nùn” tam hô tứ sún. Đặng Tiểu B́nh đă đoạt hai
giải, thuộc hạng thứ nhất và thứ hai...”
Người cán bộ giáo dục này khá thuộc bài và nói năng lưu loát bằng thổ âm
“nờ, “lờ” tréo nhau. Ông ta phun ra những lời “châu ngọc” một hơi ba
tiếng đồng hồ, không nghỉ “giải nao”. Đám tù chúng tôi rất sảng khoái
khi được nghe những tin tức, kèm lời “b́nh luận” theo quan điểm “cách
mạng”.
Sau buổi nói chuyện để “trấn an” dư luận ấy, bỗng dưng trong trại tiếng
đồn tung ra về sự chuyển tù đi nơi khác, về việc Trung Quốc đánh sang
biên giới phía Bắc ngày một xôn xao. Đám cán bộ quản giáo, giáo dục,
trực trại t́m mọi cách ngăn chặn những sự liên hệ giữa tù nhân các buồng
giam và việc phao truyền tin “thất thiệt”. Thấy t́nh h́nh trở nên ngày
một xôn xao hơn trong hàng ngũ tù cải tạo, Ban Giám thị lại cho tù nghỉ
lao động, tập họp tại sân băi trấn an. Cũng viên Trung úy cán bộ Giáo
dục ấy sau khi nêu ra những hiện tượng “tiêu cực”, những tin đồn “không
đúng sự thật”, ông ta quả quyết “t́nh h́nh không có ǵ xáo trộn như tin
đồn xuyên tạc. Không có vấn đề chuyển trại. Không có vấn đề đưa các anh
đi đâu. Các bộ phận ở trên cũng như Ban Giám thị chúng tôi đă có sẵn mọi
điều kiện thuận lợi cho các anh cải tạo, mau chóng tiến bộ để sớm về với
gia đ́nh...”
T́nh H́nh Vuột Khỏi
Tầm Tay
Cơn Ác Mộng Xa Dần
Buồng số 8 (Quảng Ninh) là một xưởng may đồ gia công. Hàng nhận từ xí
nghiệp May Mặc ở Hải Pḥng chở về. Bác Lê Hoài Nam, người được giới
thiệu là thợ từng may âu phục cho vua Bảo Đại phụ trách kỹ thuật, chuyên
trách may sơ mi, quần tây và đồ vét cho cán bộ, tôi “phụ tá” bác Nam coi
kỹ thuật hàng may nhận về từ xí nghiệp ở Hải Pḥng. Đội Trưởng trông coi
Buồng số 8 là Phan Tuấn Anh, Th/Tá CSQG. Hàng may nên hư tốt xấu hay dở
là do hai người phụ trách kỹ thuật, v́ vậy, bác Nam và tôi được viên
quản giáo Th/úy Công an tên là Hạnh “nể nang” hơn. Giữa lúc hàng may chở
về tới tấp, công việc làm không xuể, th́ tiếng đồn chuyển trại cứ rần
rần. Một buổi sáng Quản giáo Hạnh gọi tôi và bác Nam ra ngoài cổng, đứng
ở góc sân băi thường ngày tập họp, hỏi chúng tôi:
- Ai nói với các anh là sắp chuyển trại?
Chúng tôi trả lời khá thành thật:
- Không biết ai nói. Không biết từ đâu, nhưng mọi
người cứ tin là chúng tôi sẽ không c̣n ở đây. Có lẽ qua những sự rục
rịch của trại anh em họ nh́n thấy. Có thể đoán trúng, có thể đoán sai.
Cán bộ tin hay không tùy. Chúng tôi không có ǵ phải giấu diếm.
Bác Nam c̣n mạnh miệng nói thẳng với quản Hạnh:
- Có người c̣n nói là chúng tôi sẽ về trại Lư Bá Sơ.
Quản Hạnh không có ǵ tỏ vẻ ngạc nhiên, anh ta cải
chính:
- Lư Bá Sơ là tên cũ từ thời Pháp, đă đổi lại tên
khác lâu rồi.
- Tên ǵ cán bộ?
- Trại 5, Thanh Hóa.
Quản giáo Hạnh nói thật cho chúng tôi biết là nội
trong tuần lễ sau đó sẽ chuyển trại và yêu cầu chúng tôi hoàn tất mọi
thứ c̣n lại, kịp giao hết số hàng may cho xí nghiệp.
**
10 giờ đêm ngày 4 tháng 8-1978 sau cơn mưa vừa dứt, đèn từ các buồng
giam bật sáng, cả trại tù được đánh thức dậy. Quản giáo đến từng buồng
ra lệnh thu gọn hành trang để di chuyển. Nhờ biết trước, một số anh em
chúng tôi đă khăn gói sẵn sàng. Khung cửa sắt buồng giam lần đầu tiên
trong hai năm qua mở rộng, bỏ trống giữa đêm; cánh cửa của lớp tường xây
thứ hai cũng mở toang. Hai lớp cửa ấy chỉ rộng chừng vài thước nhưng
bỗng nhiên như một khoảng trống thênh thang. Thênh thang như tâm trạng
người tù khi biết ḿnh được rời khỏi nơi đây, đang được quay trở ngược
về Nam, dù chưa phải là Sài G̣n, chưa phải là giải đất miền Nam thân yêu,
ruột thịt. Ít ra, cũng hết rồi cơn ác mộng chờn vờn sẽ c̣n bị đưa dần
lên miệt núi rừng hướng Bắc. Ít ra, cũng đă đến ngày rời khỏi trại tù
TD63/QN (Quảng Ninh) nằm sâu hút trong một thung lũng ḷng chảo, bốn bề
là vách núi dựng, đỉnh núi quanh năm mây phủ dính với trời, chân núi
liền với đất qua những lớp mây mù nặng trĩu. Hết rồi tiếng vượn hú,
tiếng chim kêu buồn tẻ, lạc lơng đêm đêm.
T́nh h́nh đă vuột khỏi tầm tay của Bắc Bộ Phủ. Những biến chuyển thời
cuộc mà đảng Cộng sản VN đă không thể ngờ tới, đă không tiên liệu được
khi hất cẳng đàn anh Trung Quốc, ngả theo Liên xô trong mưu đồ thành lập
và lănh đạo liên bang Đông Dương do Liên Xô bật đèn xanh và yểm trợ. Dựa
trên đà chiến thắng thôn tính xong miền Nam sau khi xé bỏ hiệp định
Paris, Hà Nội toan tính làm ăn lớn. T́nh h́nh Trung Quốc cũng có nhiều
biến chuyển khi Chu Ân Lai chết (đầu năm 1976), một tháng sau Mao Trạch
Đông. Đặng Tiểu B́nh sau khi loại bỏ được Hoa Quốc Phong nắm quyền lănh
đạo đất nước khổng lồ phía Bắc, triệt hạ được nhóm “Tứ Nhân Bang” do
Giang Thanh, vợ Mao cầm đầu. Giang Thanh nổi tiếng kể từ khi bà chủ
trương và phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Quốc vào năm 1966.
Ở trong nước, người Hoa sau bao đời làm ăn sinh sống an lành bỗng nhiên
bị xua đuổi, bị tống xuất, bị tịch thu tài sản, bị đưa đi vùng kinh tế
mới.
Ở bên ngoài, ngày 29-6-1978 Trung Quốc cúp toàn bộ viện trợ, hồi hương
tất cả nhân viên và đóng cửa sứ quán tại Hà Nội. Tờ Quân Đội Nhân Dân
kêu gọi dân chúng sẵn sàng chống lại “chủ nghĩa bành trướng và bá quyền
nước lớn”. Câu nói của Hồ Chí Minh: “Trung Quốc và Việt Nam như anh em
một nhà, núi liền núi sông liền sông, môi hở răng lạnh” đă đảo ngược
thành một thực tế phũ phàng chua chát.
T́nh h́nh vuột khỏi tầm tay, đảng Cộng sản bắt buộc phải gấp rút chuyển
hết các trại tù cải tạo ở vùng rừng núi Việt Hoa về các tỉnh phía Nam.
Khi quyết định đem hết toàn bộ các viên chức quân cán chính từng là cấp
chỉ huy lănh đạo của chính phủ miền Nam đày lên vùng khỉ ho c̣ gáy heo
hút giáp ranh Trung Quốc, cộng sản Hà Nội rập theo mô thức đă thi hành
sau Hiệp định Genève năm 1954, tập trung tất cả những viên chức từng
cộng tác với chính phủ Quốc Gia và những thành phần thân Pháp, những
thành phần địa chủ, giam giữ đến mười, mươi lăm năm sau, ai c̣n sống sót
được “ân huệ” cho vợ con gia đ́nh lên rừng đoàn tụ, biến toàn bộ các
giai cấp đó thành dân rừng rú. Nếu t́nh h́nh không có những biến chuyển
từ bên ngoài như vậy th́ số phận của cả mấy trăm ngàn tù cải tạo miền
Nam và gia đ́nh cũng sẽ tàn tạ nơi rừng thiêng núi thẳm ở vùng biên giới
Việt Hoa như lớp tù cải tạo miền Bắc sau năm 1954.
Cái may mắn, cái “trúng số thời cơ” của tù cải tạo là ở chỗ đó; là ở
chính sách đ̣i hỏi nhân quyền do Tổng Thống Reagan và chính phủ Mỹ áp
lực lên nhà cầm quyền Hà Nội. Một năm trước đó chưa ai có thể nghĩ tới
hàng chục ngàn tù cải tạo miền Nam sẽ được rời khỏi những trại tù, cũng
là nơi định cư vĩnh viễn của họ mà Hà Nội đă toan tính, đă thực hiện.
Chúng tôi phấn khởi trong đau khổ, trong chịu đựng nhục nhằn là ở chỗ đó.
Đêm chuyển trại từ Quảng Ninh, bước qua khỏi ba lớp cửa là một khoảng
trời, là sân băi rộng. Gió rừng Việt Bắc giữa đêm vào tiết trời đầu thu
mơn man mát lạnh như chia sẻ với đoàn người bất hạnh một niềm vui và
chút ánh sáng lập ḷe của tia hy vọng. Đúng như lời của nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn: Hy vọng đă vươn lên trong màn đêm trong ưu phiền....
Tưởng như câu hát kia là lời tiên tri hay là tiếng reo lên từ nỗi tuyệt
vọng giữa cảnh đời nghiệt ngă.
Vào một đêm mịt mờ tăm tối của mùa đông, người tù đang nằm ṃn mỏi,
không nh́n thấy lối thoát của cuộc đời, chúng tôi bỗng ngồi bật dậy khi
nghe được bài b́nh luận của Tổng Biên Tập Hoàng Tùng trên đài phát thanh
Hà Nội từ một cái loa phát thanh trên cột trụ ngoài hàng rào: Chính
quyền Mỹ và bọn phản động nước ngoài đă bịa đặt vu cáo chúng ta đang
giam nhốt hàng trăm ngh́n người tù chật ních trong các trại cải tạo...
Nghe xong bản tin, tất cả ngồi bật dậy, người này hỏi người kia thay
nhau lặp lại, nhắc lại lời của Hoàng Tùng, trong người mạch máu rân ran
v́ sung sướng, v́ biết rằng số phận ḿnh không bị bỏ quên, người đời
đang quan tâm, đang nhắc nhở, đang ra tay cứu độ.
Lúc đó là khi chúng tôi đă chuyển về ở Phân trại B Lam Sơn, Thanh Hóa
cuối năm 1978. C̣n đây là lúc chúng tôi đang sửa soạn từ giă trại tù
vùng biên giới giáp ranh Trung quốc. Từng đoàn xe vận tải đă đậu chờ sẵn,
có lẽ từ chập tối, sau khi tù đă vào buồng. Từng người một lần lượt lên
xe. Vừa bước lên, chân chúng tôi dẫm phải một thứ nhầy nhụa, ươn ướt.
Mùi hôi thối bốc lên mỗi lúc một nồng nặc, đến muốn ói. Mọi người bịt
mũi để mong qua cơn nôn mửa. Tất cả những chiếc xe tải này là xe chở heo.
Có lẽ họ vừa đổ heo xuống một nơi nào đó trước khi chạy tới đây để chở
tù. Khi tù đă lên đủ số theo danh sách, tấm chắn phía sau xe được kéo
lên cài chặt lại, mọi nguời bị ép dồn vào nhau, đứng xếp sát vai nhau
như hộp cá ṃi. Không ai có thể ngồi, không ai có thể cúi xuống dù chỉ
để găi chỗ ngứa dưới chân. Tất cả như những khúc cây bị dựng thẳng đứng,
ép sát, không thể xoay trở, cử động. Trên xe có một công an đi kèm. Tôi
nhớ người công an áp tải xe tôi là một cán bộ, tên Vinh từng vào tổ may
nhiều lần. Anh này nói với chúng tôi, giọng thành thật:
- “V́ sự hăm dọa của Trung Quốc. V́ an ninh của các anh, chúng tôi phải
chuyển các anh tới nơi an toàn hơn để các anh cải tạo. Chúng tôi phải
chuyển các anh đi, phải xa các anh chúng tôi tiếc lắm. Thành thật mà nói
chúng tôi học hỏi được ở các anh rất nhiều”.
Đoàn xe chạy từ Quảng Ninh lúc nửa đêm mùng 4 tới trại Lam Sơn, Thanh
Hóa vào lúc 8 giờ tối ngày 5.8.1978, qua hai lần sang phà ở Vịnh Hạ Long
và sông Mă. Suốt quăng đường 24 tiếng đồng hồ ấy xe chạy liên tục, tôi
có cảm tưởng như đoàn xe đang bị rượt đuổi. Tù chỉ được đi tiểu bằng một
cái xô nhựa, được đưa lên xe, khi có người yêu cầu, nhưng thật là khó
khăn v́ người đứng nêm chật nghẹt làm sao mà giải quyết được, đành nín
đến bế tắc luôn. Suốt gần 24 tiếng đồng hồ ấy cũng không phát thức ăn
nước uống. Không ai muốn ăn uống trong hoàn cảnh như vậy, nhưng cơn khát
đă khiến nhiều người mệt lă. Khi đoàn xe tới nơi, vừa ngừng lại, tôi
thấy một số anh từ trên xe nhảy xuống, chạy ào xuống một cái ao, cúi gập
người xuống, uống một hơi cho đă khát. Mấy ngày sau nh́n thấy cái ao,
tôi rùng ḿnh, lo lắng thay cho những người đêm hôm trước đă giải quyết
cơn khát bằng nước của cái ao trâu tắm đen ng̣m kia. Chỉ nh́n thấy cũng
đủ lợm giọng, buồn nôn.
Lư Bá Sơ Danh Bất Hư Truyền
Trại Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa, thuộc huyện Thiệu Hóa. Thiệu Hóa là tên
mới đặt sau khi sát nhập hai huyện Hoàng Hóa và Thiệu Yên làm một. Trại
Lam Sơn theo lời kể của những người lớn tuổi, có từ thời Pháp thuộc, do
một người tên là Lư Bá Sơ thành lập. Trại này nổi tiếng những ai bị đưa
tới đó, có ngày đi mà không có ngày về. Hồi c̣n nhỏ, tôi thường nghe bố
tôi với những người cùng thời nhắc đến tên mấy nhà tù khét tiếng như Lư
Bá Sơ, Đầm Đùn, Ban Mê Thuột, và trại Đưng ở Hà Tĩnh. Trại Đưng, những
người lớn tuổi thời Việt Minh cho biết nơi đó rừng thiêng nước độc. Nước
khe suối độc đến nỗi chỉ lội qua là lông chân rụng hết. Ai tới đó cũng
chỉ vài tuần lễ sau là bị sốt rét, da vàng như nghệ và chỉ trong ít lâu
là chết.
Lam Sơn có ba phân trại. Trại chính là trại A. Trại A cùng với phân trại
B được xây dựng từ lâu, trại C mới xây sau. Trại B gồm những dăy nhà
giam lợp lá, vách che bằng đất nhồi rơm. Quanh trại có hai ṿng rào,
ṿng trong bằng giây kẽm gai, ṿng ngoài là những bụi tre trồng sát khít
nhau, nhánh, gai chằng chịt. Trại C, có các dăy nhà giam xây bằng xi
măng, lợp ngói, cửa sắt kiên cố.
Bí danh của trại Lam Sơn là 50A TD63/05. Đoàn xe từ Quảng Ninh về tới
Lam Sơn, trên 100 người tù cao tuổi được chở tới phân trại A, số c̣n lại
“đóng quân” tại Phân trại B. Tâm trạng phơi phới về cuộc “đổi dời”, hy
vọng đời tù sẽ khấm khá hơn ở một địa điểm mới, đến đây như chút hơi
khói mong manh vừa chợt tắt. Mỗi toán tù được dẫn về các dăy nhà giam
với tiếng la lối, nạt nộ, hằn học của đám công an.
Buồng giam là những dăy nhà chiều dài trên vài chục thước, thông suốt từ
đầu tới cuối, sâu hút, không có cửa hậu, chỉ có cửa vào như một địa đạo.
Mái lợp tranh, vách đất, nền đất đắp cao khoảng chừng nửa thước thành
hai dăy sát hai bên vách, chừa lại một lối đi ở giữa.
Trời tháng Tám, sau vài cơn mưa nhỏ, cái nắng nhiệt đới oi nồng làm bốc
lên mùi ẩm mốc, hôi hám, ngột ngạt. Qua cung cách “tiếp đón” buổi đầu và
nh́n thấy cơ ngơi nơi ăn chốn ở như thế, mọi người cảm thấy đời tù bắt
đầu khốn nạn.
Phân trại này không có pḥng ăn, chỉ có một hội trường chứa được khoảng
ba, bốn trăm người. Cái nhà này cũng lợp lá, nền đá ong, lát đất sét.
Vách bằng đất phết nhồi rơm, thưng đến ngang lưng quần. Phía trên là một
lớp chấn song bằng gỗ thanh. Khu nhà tù này, ngoài cái chắc chắn, kiên
cố của hai lớp hàng rào, c̣n lại tất cả trông bệ rạc, tàn tệ hơn bất cứ
sự tàn tệ, nhớp nhúa nào khác.
Thời gian đầu, cơm do tù h́nh sự nấu gánh từ nhà bếp vào trại cho mỗi
buồng. Mỗi buồng, mỗi dăy t́m lấy một chỗ nào khô ráo, tương đối sạch sẽ
hơn để mọi người bày chén bát ra chỗ đó. Người chia phần cơm luân phiên
phụ trách mỗi ngày. Gặp ngày vừa mới mưa xong, chén bát bày ra giữa băi
đất, khi nhận phần ăn, mọi người không ai bảo ai đều chùi đít chén vào
quần áo trước khi bâng lên múc ăn. Có thời gian được Ban Giám thị cho
chia cơm và ngồi ăn trong nền đất của hội trường. Hội trường có mái lợp
nhưng mùa mưa vẫn bị ẩm ướt, đất đỏ do giày dép mang vào trông không
khác lối trâu đi. Mùa nắng bụi mù trời. Khi gặp cơn gió, bụi phủ đầy
thức ăn. Thức ăn là bo bo, là khoai ḿ củ, là sắn khô nấu lên, là cơm,
với mỗi bữa có khi mỗi nguời được chia hai th́a cà phê nước mắm sống, có
khi là loại nước-mắm-nêm đen như cà phê đậm, có khi vài gắp rau ḥa
trong nửa ca nước muối.
Bữa ăn của tù “thanh đạm” lắm nhưng vẫn có những người không bỏ được cái
thói “phong lưu”. Vẫn có cái bàn ăn bằng mấy miếng ván mục lượm được đâu
đó đem về đóng lại, vuông vức năm, sáu mươi phân, chiều cao cỡ bàn
sa-lông, ba bốn người chụm vào nhau, ăn th́ ít nhưng nói chuyện th́
nhiều.
Tôi không bao giờ quên được và tôi tin rằng những người có mặt tại hội
trường phân trại B buổi trưa hôm đó hăy c̣n nhớ: Trật Tự trại, là một tù
cải tạo, Nguyễn Văn M. nguyên Thiếu Tá, Trưởng Pḥng Ngoại Kiều Bộ TL/CSQG
đă đá văng cả chén cơm canh của một người tù, chỉ v́ anh này lấy cái rổ
thưa, được đan sơ sài bằng tre để đựng loại đá xanh do tù sản xuất, đặt
úp xuống làm thành cái mâm để chén cơm canh v́ nền nhà lấm bùn đất, ướt
át. N.V. M. đă nổi nóng, hoặc v́ tự ái trước thái độ bất tuân, thách
thức, hoặc để tỏ quyền uy nên đă hành động mất nhân tính trước mặt nhiều
người, sau hai lần anh lên tiếng cảnh cáo không được xử dụng đồ của trại.
Tôi ngồi gần, chứng kiến tận mắt và hằn sâu vào kư ức khó nguôi quên.
Rất tiếc tôi không nhớ tên nhưng tôi c̣n h́nh dung được dáng dấp, diện
mạo của người tù bị đá văng chén cơm hôm ấy. Ông này dân Hố Nai, làm
việc tại PĐU/TƯTB.
Chúng tôi ở Phân trại B chỉ trong thời gian hơn năm tháng, từ ngày 5-8
đến cuối tháng 12-1978 nhưng đây là thời gian xẩy ra nhiều sự kiện rất
bất thường khiến đưa đến việc phân tán tù và chuyển trại. Như nhiều trại
tù khác, Phân trại B cũng chia làm hai khu. Khu A giam tù Chính trị từ
Cẩm Phả chuyển về và khu B nhốt tù h́nh sự. Các dăy nhà giam xây cùng
một kiểu, mái lá vách đất, nền đất, chỗ nằm là bục cao có tráng xi măng.
Hai khu A và B cách ngăn bằng một hội trường và một khu sân băi để mỗi
ngày sắp hàng điểm danh khi lao động đi, về. Nhà bếp nằm ngoài ṿng rào
nhà tù. Cả trại có hai cái giếng, sau khi tù cải tạo chuyển về đào thêm
một giếng thứ ba. Khí hậu vùng này khắc nghiệt, mùa Hè nóng như lửa, lại
chịu thêm ngọn gió Lào khiến toàn thân như đang bị một đàn kiến bu đầy
cắn xé. Mùa Đông gió rừng khô hanh, lạnh như cắt.
Chúng tôi đến đó vào mùa Thu, tiết trời tháng Tám dễ chịu, lại có những
trận băo liên tiếp nên được nghỉ lao động. Thời tiết chuyển dần vào đông,
bầu trời ảm đạm, cây lá úa vàng, trơ trụi, ngơ lối bùn lầy, những mái
nhà tranh như sụp xuống, tối tăm, ẩm thấp trông càng thê lương hơn. Bên
khu h́nh sự cứ mấy ngày lại thấy khiêng một cái ḥm ra khỏi cổng. Đi
chôn tù chỉ có ba, bốn người là đủ. Hai người khiêng ḥm, một người vác
cuốc xẻng và một công an đi theo. Người tù nào được chỉ định khiêng ḥm
đi chôn bạn tù rất lấy làm phấn khởi. Phấn khởi không v́ t́nh cảm dành
cho người bạn tù xấu số, cũng không v́ muốn được ra ngoài hưởng giây
phút tự do; hoặc để thở hớp khí trời tươi mát, mà chỉ v́ cái trứng gà
luộc và chén cơm “cúng linh” đặt trên nắp ḥm. Khi ḥm vừa khiêng ra đặt
lên miệng huyệt, hai người tù vừa buông tay là vội chụp lấy chén cơm và
cái trứng, người nào nhanh tay chụp được trước th́ được dành phần hơn
khi chia cho hai người kia.
Ḥm không phải là cái áo quan dành cho người quá cố, mà là một dụng cụ
như tất cả những dụng cụ khác; như cái xẻng, cái cuốc dùng cho việc mai
táng. Cái xẻng, cái cuốc đào xong huyệt không phải là vứt đi. Cái ḥm
cũng không phải chôn theo người chết. Đáy ḥm là một miếng ván rời có
thể kéo ra đẩy vào như cái nắp hộp. Khi ḥm đă đặt lên miệng huyệt, chỉ
cần cầm miếng ván kéo bung ra là xác rơi xuống. Lấp đất xong, lại khiêng
ḥm về để dùng cho người kế tiếp. Tôi không được chứng kiến, những tù
h́nh sự sau khi đi chôn bạn tù về kể cho chúng tôi nghe như vậy.
Với xă hội văn minh, khi nh́n vào hiện tượng đó, người ta cảm thấy kinh
khiếp lắm, nhưng nhân loại đă từng chứng kiến hàng trăm, thậm chí hàng
ngàn mồ chôn tập thể từ thời Đức Quốc Xă, đến dưới các chế độ độc tài,
cộng sản như mồ chôn tập thể tại Huế hồi Tết năm Mậu Thân, hoặc tại
Bosnia cuối thập niên 90 và mới đây tại Iraq, dưới thời Saddam Hussein.
Người tù cải tạo bắt đầu cảm thấy bất an. Nơi ăn ở lụp xụp dơ bẩn, lao
động nặng nhọc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Khẩu phần ăn so
với trại Quảng Ninh bị cắt giảm đến gần phân nửa. Hàng ngày ít khi được
ăn cơm, thường là khoai ḿ, được quy định “bốn sắn một gạo” nghĩa là nếu
ăn khoai ḿ th́ nhiều gấp bốn lần ăn cơm. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi
người chỉ được chia bốn năm mẩu sắn, lớn cỡ ngón chân cái. Món ăn mặn là
nước muối, nước-mắm-nêm đen đục, lỏng bỏng, sặc mùi tanh. Một thời gian
dài ăn bo bo, nhưng cũng chỉ mỗi người được chia lưng chén. Nhiều lần bo
bo chưa chín nhai cả một hai tiếng đồng hồ mỏi cả hàm, nhưng cái dạ dày
vẫn từ chối hấp thụ cho cơ thể, tiêu hóa toàn bộ ra ngoài. Thêm vào đó
là thái độ hằn học, phách lối của đám công an gác tù, tạo nên một t́nh
h́nh căng thẳng giữa hai phía: tù và công an.
Tôi Đi Giữa Đoàn Tù Vác Đá
Công việc lao động đầu tiên của chúng tôi khi về tới Thanh Hóa là vác đá.
Ở Quảng Ninh chúng tôi đă từng được ngồi đập đá trong phạm vi sân nhà
giam. Đó là cơ hội để chúng tôi chụm đầu vào nhau tâm sự nhỏ to.
Tôi nhớ thời xưa khi hăm dọa bỏ tù ai, thay v́ nói tao bỏ tù mày th́ nói
“tao sẽ cho mày đi đập đá”. Câu thành ngữ ấy tôi được nghe từ hồi c̣n
nhỏ, không ngờ rồi chính ḿnh, mới ngoài 30, chưa tới tuổi “bất nhi hoặc”,
c̣n ở thời phơi phới ăn nên làm ra ấy, đă phải nếm mùi đập đá, vác đá.
Bài thơ Tôi Đi Giữa Đoàn Tù Vác Đá đă được nữ nghệ sĩ Bích Ty lấy
đâu đó trên báo đem vào CD thơ Người Mẹ Da Vàng, là khúc tâm sự mô tả
cảnh thực sống động của đoàn tù vác đá tại Phân trại B Lam Sơn, Thanh
Hóa, trong đoàn người ấy có tôi, tác giả bài thơ.
Vào những ngày đáng nhớ ấy, bầu trời xám xịt, sương mù lăng đăng xuống
thấp, đoàn người nối đuôi nhau đi trong hơi lạnh, mỗi người một khối đá
nặng trên vai. Đá được lấy ở một chỗ từ bên kia chân núi, đoàn tù vác đá,
đi gần giáp ṿng quanh ngọn núi tới phía bên này, gom đá về một chỗ. Sau
vài ṿng đi tới trở lui, mồ hôi ran rỉ, mặc dù trời đă vào đông. Có
người cởi lớp áo ngoài, có người lấy chiếc khăn rằn, biểu tượng của miền
Nam xếp lại lót lên vai kê tảng đá để khỏi đau, khỏi bị trầy da. Sau hai
ba ṿng đi tới, đi lui vai tôi rướm máu. Tôi cảm thấy đau vai th́ ít mà
đau xót tự cơi ḷng th́ nhiều.
Tôi nh́n đoàn người lờ mờ trong sương mù buổi sáng từ đầu tới cuối, rồi
chợt liên tưởng đến những đoạn phim đoàn nô lệ thời Trung cổ mà tôi đă
được xem ngày nào thời c̣n đi học. Công việc lao động như thế, ngoại
cảnh như thế, nội tâm người tù như thế đă đưa tới một t́nh trạng đầy bất
an và bất trắc.
Từ các dăy nhà giam bắt đầu có những “hoạt động” chống đối ngấm ngầm,
thể hiện dưới nhiều h́nh thức. Việc trước tiên là thái độ tiêu cực, bất
hợp tác, lăng công bằng cách khai bệnh tập thể. Lúc đầu mỗi đội 70 người
có khoảng vài chục người ra sân sắp hàng xuất trại đi làm. Những người
đi làm, thấy những người ở nhà vẫn phây phây, lại bị anh em nh́n bằng
con mắt không thiện cảm nên càng về sau, mỗi đội chỉ c̣n năm bảy người
hay nhiều lắm hơn chục người ra sân, c̣n nữa nằm trùm chăn bất động.
Đến thời hạn tam cá nguyệt, các tổ đội được chỉ thị họp kiểm điểm về các
mặt tư tưởng, lao động, học tập. Sau “khóa họp” đó tù phải ngồi viết bản
“thu hoạch”. Theo quy định thông lệ tù tự nêu lên những ưu khuyết điểm,
những vi phạm, những thành tích. Rồi sau hết là viết lời cam kết phát
huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, bày tỏ “tin tưởng vào chính sách của
đảng và nhà nước, an tâm cải tạo, lao động sản xuất vượt chỉ tiêu...”
Nhưng lần đầu tiên toàn bộ tù cải tạo phân trại B thay v́ viết kiểm điểm,
thu hoạch, lại đồng loạt viết kiến nghị lên án chế độ lao tù và đ̣i hỏi
cải thiện đời sống tù nhân. Dĩ nhiên là mỗi dăy nhà, mỗi tổ, đội vẫn có
những người “ngoan ngoăn” vâng lời Ban Giám thị, viết tờ thu hoạch rất
ăn ư với chính sách của “đảng và nhà nước”. Nội dung kiến nghị, chúng
tôi rỉ tai và đồng ư trước với nhau cùng nêu lên những điểm như sau:
- Thứ nhất: Chúng tôi được tuyên án tập trung cải tạo ba năm, mà nay đă
hơn ba năm rồi vẫn chưa được thả và chưa biết lúc nào th́ được về với
gia đ́nh. Sức khỏe ngày càng suy yếu, làm cho chúng tôi lo lắng.
- Thứ hai: Điều kiện ăn ở quá tồi tệ. Chỗ nằm ẩm thấp,
hằng đêm rệp kéo lên từng đàn, đầy trong chăn chiếu và quần áo. Yêu cầu
trại cho xịt rệp tất cả các dăy nhà.
- Thứ ba: Mức ăn ngày càng bị giảm thiểu, không c̣n
đủ tiêu chuẩn cho một người b́nh thường không phải làm việc, có thể sống
được, nhưng đây lại cho những người ốm đau, mất sức hưởng mức ăn đó mà
phải lao động nặng nhọc.
- Thứ tư: Yêu cầu công khai hóa tài chánh theo tiêu
chuẩn Bộ Nội Vụ cấp cho mỗi đầu người và mỗi tuần lễ phải công bố một
lần.
- Thứ năm: Yêu cầu cho được nghe đài, được đọc báo
Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân.
- Thứ sáu: Yêu cầu được gửi và nhận thư gia đ́nh mỗi
tháng một lần như nội quy đă phổ biến.
- Thứ bảy: Mỗi người nêu thêm ư kiến, nguyện vọng
riêng.
Mỗi người viết theo cách riêng của ḿnh nhưng yêu cầu
làm thế nào để thể hiện được nhận định chung của tập thể.
Khi những tờ “thu hoạch” ấy được tổ trưởng, đội trưởng gom lại nộp cho
cán bộ quản giáo, thật là một cú bất ngờ, trước hết làm cho đám quản
giáo rồi đến ban giám thị choáng váng. Buổi chiều hôm ấy thay v́ đi lao
động, quản giáo vào họp từng đội giải thích đường lối chính sách, cho
mọi người được phát biểu (để nắm t́nh h́nh và t́m đối tượng). Trong buổi
họp kiểm điểm ấy, riêng ở đội tôi sau khi quản giáo dài ḍng về những
giải thích, phân bua, vuốt ve và hăm dọa, có vài người lên tiếng, trong
số đó có anh Phan Thanh Việt, Nghị Viên tỉnh Quảng Nam. Phát biểu của
anh Việt gần như là đúc kết những nhận định và đ̣i hỏi của tù mà anh em
chúng tôi đă trao đổi với nhau từ trước. Tiếp sau anh Việt, tôi giơ tay
xin nói, nêu lên những nội dung tương tự trong bản thu hoạch mà tôi đă
viết. Tôi cố ư tránh đả kích chế độ. Kinh nghiệm từ hồi c̣n ở khu Tư
trước năm 1955, người nào đụng đến chế độ và lănh tụ là có thể mất mạng,
làm tôi e dè. Tôi phát biểu:
“Chúng tôi không chống đảng và nhà nước, nhưng chính sách đảng và nhà
nước đưa ra không được thi hành đúng. Chúng tôi được kêu án ba năm,
nhưng thực sự không biết ngày về. Chỗ ở dành cho chúng tôi quá tồi tệ.
Khẩu phần ăn bị cắt xén, chúng tôi không tin cán bộ cách mạng ăn cắp cơm
tù. Chúng tôi mất liên lạc với gia đ́nh, không có thư từ như nội quy ấn
định mỗi tháng một lần nên thực sự khó mà an tâm cải tạo. Chúng tôi mong
Ban giám thị xem xét nguyện vọng của chúng tôi”.
Buổi học tập kiểm điểm kết thúc sau ba tiếng đồng hồ. Anh em tù hả hê,
đă được x́ bớt những ấm ức chất chứa từ bao lâu nay. Một người bạn tù,
anh Lê Văn Tr. hiện ở Houston vừa ra khỏi buồng họp, lại gần tôi nói nhỏ:
-“Ta không nói được, ta cảm ơn mi đă nói thay ta và các anh em khác”. Từ
Long Thành chúng tôi đă gần gũi hiểu nhau và thân t́nh, tri kỷ cho đến
nay.
Chúng tôi coi đây là một biến cố trong một loạt biến cố khác diễn ra sau
đó. T́nh h́nh đă âm ỉ ngay từ sau khi bước xuống xe đến trại này. Nhiều
hiện tượng tiêu cực mà tù từng chứng tỏ bằng lời nói và hành động.
Khoảng hai tháng sau, một buổi sáng thức dậy trên một số cửa buồng giam
đă dán một tờ giấy học tṛ, ghi bằng chữ in: CHÚNG TÔI Đ̉I HỎI ĐƯỢC ĐỐI
XỬ THEO QUY CHẾ TÙ CHÍNH TRỊ VÀ ĐƯỢC TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN. Dưới tiêu đề
ấy là một số điều được liệt kê ra. Đây là một loại truyền đơn viết tay.
Người viết đă nhại một nét chữ khác hẳn với nét chữ của ḿnh nên công an
đă không t́m được thủ phạm. Mấy tuần lễ sau tôi được biết người viết
những tờ “truyền đơn” ấy là Lê Thiên Sơn. Anh đă qua đời tại Sài G̣n năm
1989.
Vong Thân Và Phản Bội
Khi hoàn cảnh ngày càng khó khăn, ví như bóng tối đồng lơa với tội ác,
một số trong đoàn tù bắt đầu ló mặt phản bội tập thể. Nguyên nhân của
hành động bán rẻ lương tri và nhân phẩm của những người tù ấy là do bản
chất ích kỷ và hèn nhát. Động lực thúc đẩy họ làm ăng-ten, công khai hợp
tác đắc lực với cai tù, với Ban Giám thị, nhận làm Ban Thi Đua, Trật Tự,
Đội Trưởng là v́ nông nổi tin tưởng được cộng sản trả công, cho về sớm,
được hưởng một số ưu đăi khẩu phần ăn và để tránh lao động nặng nhọc như
mọi người. Con số những kẻ vong thân này không nhiều nhưng đối với tập
thể tù cải tạo th́ đây là một nỗi đau tinh thần, một nỗi ô nhục, làm tổn
thương niềm tự hào và danh dự của người chiến sĩ Quốc gia. Nhiều người
từng khốn đốn v́ đám này.
Nạn nhân của đám ăng-ten ấy cũng không phải là ít. Sự tổn hại mà nhiều
gia đ́nh nạn nhân phải hứng chịu không phải là nhỏ. Nhiều người chết
trong tù v́ bị chính đám trật tự tay sai đánh đập hành hạ như trường hợp
Dân Biểu Đặng Văn Tiếp ở trại Thanh Cẩm; hoặc như cái chết của Lê Quảng
Lạc ở trại Lam Sơn mà tôi là người đă được nạn nhân nói lại lời trăn
trối. Lê Quảng Lạc chết v́ chính sự tiếp tay của những kẻ tay sai, của
những người phản bội cùng hàng ngũ với anh. Tôi tin rằng c̣n nhiều lắm
những nạn nhân ở nhiều trại khác không được nói ra, điển h́nh như vụ Bùi
Đ́nh Thi để được dư luận biết tới.
Trở lại t́nh h́nh ở phân trại B, trước sự thật đám ăng- ten, tay sai cai
tù ló mặt, một nhóm hành động kín gồm mấy anh em tâm huyết (Lê Thiên Sơn,
Nguyễn Thành Tr., Lê Văn Tr., Ngô Văn Th.) họp bàn với nhau phải có biện
pháp với bọn họ. Lúc đầu nhóm bàn nhau giao cho một vài anh ra giếng lấy
cớ hắt nước vào “ăng ten”, tự làm ướt bản thân rồi xông vào vừa đánh vừa
nói lời cảnh cáo. Một anh đứng bên cạnh hỗ trợ khi cần sẽ tiếp tay. Nếu
nội vụ được đưa lên Ban Giám thị th́ khai là hai bên gây gổ v́ làm ướt
nhau. Biện pháp này chỉ xẩy ra một lần. Tay ăng-ten nín thinh không dám
báo cáo, nhưng nhóm nhận thấy không ổn v́ có thể cả hai đều bị cùm và
cuối cùng th́ ăng-ten thế nào cũng khai báo và được cho ra khỏi xà lim
trước. Do đó nhóm bàn lại cách khác.
Trong nhóm, có người sẵn sàng ra tay hành động; có
người lại chỉ có khả năng vạch kế hoạch, chứ không dám làm. Khi họp nhau
chúng tôi giao cho ba người cùng làm một việc. Nếu một người khi thấy
công việc được giao đă xong rồi th́ rút lui và không cần biết ai đă ra
tay. Nhờ đó trong ba người không ai biết ai đă ra tay trước.
Đối tượng thứ hai là Th/tá CSQG Phan Tuấn A. sau một đêm thức dậy thấy
cái túi xách “marin” đựng đầy quần áo tốt mang theo đă bị một lưỡi dao
cạo râu nào đó rạch dọc, rạch ngang mấy đường, cắt đứt cả quần áo bên
trong. Một người khác là “Đạt Râu” ngủ dậy thấy một con nhái chết nằm
trong cái loong Guizgot đựng nước uống. Về nhân vật này có đặc điểm là
khuôn mặt hao hao giống “bác”, nên “lăo” để bộ râu dài cho thêm giống.
Lăo lúc ấy cỡ tuổi trên năm mươi nhưng làm ra bộ đạo mạo và là một tay
đội trưởng đắc lực trong vai tṛ phụ tá quản giáo. Mặc dù có những phản
ứng quyết liệt như vậy của anh em, nhưng đám ăng ten, đội trưởng cai tù
này h́nh như đă chấp nhận thái độ “dấn thân khuyển mă” nên tỏ ra bất
chấp, ngày một lún sâu vào tội lỗi.
Ở mỗi giai đoạn khó khăn lại có một hai kẻ xuất đầu lộ diện công khai
tách khỏi tập thể, đứng về phía cai tù. T́nh trạng sinh hoạt ngày càng
căng thẳng, nguyên nhân theo tôi một phần do nơi giam giữ, chỗ ăn nằm
quá xập xệ dơ bẩn; phần khác, tác động mạnh nhất là do thái độ của đám
công an. Họ đă quen thói hống hách, coi thường, hành hạ đánh đập, làm
nhục đám tù h́nh sự. Họ không được học tập trước về cung cách, thái độ
cư xử với tù chính trị, với tù cải tạo miền Nam. Họ không nhận thức được
hai loại “tội phạm” này hoàn toàn khác biệt. Người gác tù không thể chỉ
dùng mệnh lệnh, và roi đ̣n để cảm hóa con người. Làm sao để chúng tôi
không phản ứng trước hành động rất vô kỷ luật của chính người gác tù như
trường hợp sau đây.
Một buổi chiều chủ nhật, tại một dăy nhà giam, một bạn tù, anh Nguyễn
Ngọc Nghĩa kê ba cục đá, chụm mấy que củi nấu một lon nước sôi. Người
công an ngồi trên vọng gác thay v́ bảo tắt bếp không cho đun nấu th́ lại
nói vọng xuống những lời la lối hạ cấp, anh Nghĩa không trả lời. Người
gác tù liền bắn một phát súng thị uy viên đạn cắm cách chỗ anh Nghĩa
ngồi không đầy nửa thước.
Biến cố đó mở đầu cho giai đoạn đấu tranh công khai bùng nổ khi cả Phân
trại B được cấp một bữa ăn trưa bằng củ khoai ḿ luộc không lột vỏ. Hôm
đó, ngay sau khi nhà bếp gánh khoai ḿ tới, nhóm anh em từng gặp nhau,
họp chớp nhoáng đồng ư với nhau cần có phản ứng và quyết định ngưng chia
phần ăn. Mỗi người đi tới mỗi buồng, mỗi dăy thông báo cho anh em “nồng
cốt” báo cho tất cả không ăn trưa và yêu cầu Ban Giám thị giải quyết.
Tất cả mọi người đều đồng ḷng nhịn ăn để yêu sách. Ăng-ten, đội trưởng
cai tù đành im lặng v́ tất cả mọi người đă một ḷng. Có một chi tiết tôi
không quên và tôi muốn nhắc lại. Trong khi gặp vài ba anh em thông báo
nhịn ăn trưa, tôi vào trong nhà chạy từ đầu dăy tới cuối dăy yêu cầu
ngưng việc chia sắn. Tôi dừng lại chỗ nằm của một ông Đ/tá nói với ông:
- Nhờ anh nói chuyền với anh em trong kia là không
chia phần ăn trưa nay.
Ông Đ/tá huơ tay – "Không, không, anh nói với người
khác. Tôi không biết." Rồi ông kéo chiếc chiếu quấn tṛn nằm im như con
sâu trong tổ. Nhiều anh em chúng tôi không ngờ, trừ một số rất ít, mọi
người c̣n lại một ḷng một dạ đưa đến kết quả toàn diện như vậy.
Cũng như ngoài xă hội, trong tù có ba thành phần rơ rệt: - Thành phần
tích cực, dấn thân, chấp nhận hậu quả để công khai bày tỏ thái độ qua
các h́nh thức đ̣i hỏi, đấu tranh. - Thành phần tiêu cực là những người
tách rời khỏi tập thể, khỏi cộng đồng tù chính trị, đứng về phía quyền
lực và bạo lực để khống chế, hăm hại anh em đồng đội. Thành phần đông
đảo là khối đa số thầm lặng. Tuy thầm lặng, không trực tiếp tham gia các
hành động bày tỏ công khai, không lên tiếng đối kháng, nhưng không bao
giờ họ hùa theo hay cảm t́nh với đám ăng ten, thi đua, trật tự... Họ lại
là thành phần ngấm ngầm tán dương, yểm trợ và nể trọng những người dám
đứng mũi chịu sào trước những bất công áp bức của bọn cai tù.
Sau một giờ chiều hôm ấy, anh em yêu cầu các đội trưởng thông báo cho
cán bộ quản giáo và Ban Giám thị giải quyết. Sắn vẫn để nguyên ở đó và
mọi người vẫn nằm chờ đợi. Tất nhiên là ai cũng đói, cái đói kinh niên,
cái đói tàn hại đến cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng không một người nào
tỏ ra nao núng. Đến 7 giờ tối ban Giám thị vào từng dăy nhà, tập họp tù
lại để giải thích. Ông trại trưởng tên là Quế. Thường tù phải gọi là Ban
Quế. Trước hết ban Quế đổ tội cho đám nhà bếp h́nh sự làm việc tắc trách
chứ không phải do chủ trương của Ban Giám thị và hứa sẽ chấm dứt việc
cho ăn khoai ḿ không bóc vỏ. Trên thực tế, đội nhà bếp cũng có một công
an quản giáo, và không một người đội trưởng nào được làm khác lệnh của
quản giáo. Quản giáo đội nhà bếp có nhiệm vụ kiểm tra thức ăn trước khi
cho gánh xuống các buồng giam.
Điều thứ hai Ban Quế khiển trách tù đă hành động vô tổ chức, như là thứ
“không có học thức”. Điều thứ ba ông “yêu cầu ai có ư kiến ǵ nêu lên để
Ban Giám thị giải quyết chứ không được hành động như vừa rồi”. Có người
đặt vấn đề về nơi ở, về lao động. Về mức ăn đă được thông báo là bốn sắn
một gạo, trong khi sắn hay gạo cũng chừng ấy. Câu trả lời của Ban Quế
khiến mọi người phải nhắc lại câu nói của Tổng thống Thiệu. “Đừng nghe
những ǵ CS nói...” Ông Quế nói như đinh đóng cột, không một chút lật
lọng nào: Nói bốn sắn một gạo là đúng rồi. Nhưng bốn sắn là sắn khi vừa
nhổ lên gồm cả vỏ, cuống, rễ và đất c̣n bám theo!
Lần tuyệt thực nhịn ăn này đă làm cho số đông anh em tù lên tinh thần để
tiếp tục có những đ̣i hỏi khác hợp t́nh hợp lư, không nhằm sách động
hoặc cố ư chống đối vô cớ.
Đ̣i hỏi tiếp theo là xin Ban Giám thị phải công khai
hóa tài chánh chi thu theo ấn định cấp phát mà mỗi người tù được hưởng.
Kèm theo biện pháp cho đại diện khối tù đến kiểm tra nhà bếp mỗi ngày –
kiểm tra thức ăn có bị lấy cắp bớt không? Nước uống có được đun sôi
không? Cả hai đ̣i hỏi này đều được đáp ứng. Mỗi ngày có hai người được
các dăy nhà luân phiên đề cử, được nghỉ lao động, ra nhà bếp làm công
việc kiểm tra tại chỗ. T́nh trạng có chút khả quan, nhưng không có ǵ
khá hơn. Đói vẫn đói, thiếu vẫn thiếu, bệnh tật vẫn bệnh tật. Cái chết
vẫn lấp lửng đâu đó phía trước. Biết đâu, về lâu về dài, sau tù h́nh sự
sẽ đến tù chính trị, lần lượt thay nhau chung cái ḥm không đáy kia.
Cuộc đấu tranh giành sự sống do đó vẫn tiếp tục bằng h́nh thức này hay
h́nh thức khác.
Về phía Ban Giám thị, họ ra sức t́m cho ra bằng được những “phần tử” mà
họ cho là cầm đầu chống đối, sách động. Những người được nhắm tới là
những ai thường có biểu hiện tiêu cực “chây lười lao động”, hoặc những
người do ăng-ten báo cáo có tư tưởng chống đối.
T́nh trạng gay cấn giữa đôi bên không những không nhẹ
bớt mà ngày càng trầm trọng thêm. Việc chống đối lao động trở thành mục
tiêu công khai khi t́nh trạng sức khỏe ngày một sa sút. Trước t́nh h́nh
đó ban Giám thị tập họp toàn thể tù cải tạo tại hội trường để lại giải
thích, lại vuốt ve, lại hăm dọa. Trước đó Ban Giám Thị đưa ra biện pháp
cấp phiếu quà. Mỗi phiếu nhận quà không được quá 5kg. Nguyên tắc người
nào không vi phạm và đi lao động đều được phát mỗi tháng một phiếu để
gửi về cho gia đ́nh. Trên thực tế đă hơn ba tháng không ai được phát một
phiếu nào.
Trước khi tập họp tại hội trường mọi người đồng ư với nhau là tẩy chay
vụ phiếu quà để không bị Ban Giám thị dùng phiếu quà làm mồi nhử, làm áp
lực. Nhưng rồi tại hội trường có hai người xé rào: Ông B. Ngh. Giám đốc
Nha Nghi Lễ Phủ Thủ Tướng đứng lên bày tỏ ḷng cảm ơn đến ban Giám thị,
nguyện tin tưởng và an tâm cải tạo. Xin Ban Giám thị cho được nhận thư
và quà gia đ́nh mỗi tháng. Có tiếng từ trong đám tù ngồi dưới la lớn:
Quỳ xuống! Quỳ xuống! từ đó ông này có hỗn danh Bửu Quỳ. Người thứ hai
là Đ/tá cựu tỉnh trưởng Vĩnh B́nh, đứng dậy trong tư thế nặng nề mệt
nhọc xin Ban giám thị cho được nhận phiếu quà mỗi tháng và thay v́ phiếu
quà quy định 5kg xin tăng lên 10 hay15 kg để trại viên bồi dưỡng đủ sức
lao động. Ông Đ/tá này đang trong t́nh trạng bị phù thủng nặng, nhiều
người tỏ ra ái ngại và lo lắng cho ông, nên dù rất khó chịu, cũng thông
cảm trường hợp xé rào đó.
Tiến Vào Kamphuchea
Chuyển Trại, Phân Tán Tù
Để phá vỡ t́nh trạng cù cưa căng thẳng ấy, sáng sớm ngày 7.1.1979 toàn
thể tù được phân tán đi các trại khác. Khoảng 100 người cao tuổi hơn
được chuyển sang Phân trại A, số c̣n lại sang trại C. Ba trại A, B, C
nằm ở vị trí đỉnh của một tam giác, cách nhau không xa lắm, có thể đi bộ
được. V́ thiếu phương tiện nên số tù chuyển đi C phải tự khuân vác đồ
đạc và đi bộ hết cả quăng đường. Đây là một trường hợp trái với nguyên
tắc an ninh khi di chuyển tù nhân. Nhưng v́ không có phương tiện, bất
khả kháng, đành chịu!
Phải chăng do một sự t́nh cờ của định mệnh lịch sử để có một ngày trong
đời không ai có thể quên. Ngày 7 tháng 1-1979 vào lúc 5 giờ sáng Hà Nội
cho lệnh động binh với 100 ngàn quân ồ ạt vượt biên giới Tây Nam, tiến
vào Kampuchea lật đổ chế độ Khmer Đỏ của Pol Pôt. Hơn hai tiếng đồng hồ
sau đó, vào lúc 8 giờ sáng, trên 700 tù cải tạo tại Phân trại B, Lam Sơn,
Thanh Hóa được lệnh chuyển trại, phân tán bằng đường bộ, lội qua đường
ṃn và các thửa ruộng. Một số ít đi về hướng phân trại A, số đông c̣n
lại đến phân trại C. Đoàn tù kẻ mang, người vác, áo lạnh, mũ trùm đầu
bước đi rời rạc, nặng nề kéo dài đến hơn cây số. Đi cuối đoàn nh́n ra
phía trước, tôi có cảm tưởng như đám bộ lạc Eskimo đang di chuyển trên
cánh đồng tuyết. Mỗi đ̣an đi cách nhau một khoảng chừng năm trăm thước,
có công an súng dài, súng ngắn đi kèm hộ tống. Súng dài là loại công an
gác tù, súng ngắn K54 là quản giáo. Đến gần trưa cuộc “chuyển quân” hoàn
tất. Bảy trăm tù được biên chế theo tổ đội mới, được chỉ định pḥng ốc,
chỗ nằm.
Các dăy buồng giam ở phân trại C khang trang hơn gấp nhiều lần so với
bên phân trại B. Buồng giam xây bằng gạch, mái lợp ngói, sân trước tráng
xi măng, chỗ nằm có hai tầng. Tầng trên sàn gỗ, tầng dưới là bục xi măng.
Mỗi người một chỗ nằm rộng đúng 80 cm. Trại này được xây dựng trên góc
một g̣ đất cao. Phía trước cổng trại là một đầm nước trồng cây sen và
cây súng, chạy dài như một ḍng suối cạn, bờ cao ngang bề mặt sân trại
khoảng hơn năm sáu mét.
Khu đất trước cổng ngoài ṿng rào nhà tù mới được xây
một dăy xà lim nhiều pḥng bằng đá lấy từ ngọn núi Mành cách đó khoảng
non một ngàn thước. Xà lim được xây bằng mồ hôi nước mắt của hàng trăm
tù cải tạo đẩy xe cút kít chở đá về trong suốt mấy tháng. Họ xây xà lim
để giam nhốt chính họ, giam nhốt chính những đồng đội, chiến hữu của
ḿnh. Người “khánh thành” dăy xà lim này là ông Nguyễn Mậu (*), với ba
tháng kỷ luật cùm chân, nằm trong bóng đêm với rệp. Dăy xà lim là một
công tŕnh mới trong một số công tŕnh khác như “ao cá bác Hồ” dưới chân
núi Mành, sân cây cảnh trước cơ quan v.v...
Song Nhị
___________
(*) xem chương 14 - Châu về Hiệp Phố/ tiểu mục: Thảm kịch trên thân phận
người tù
Trở về
Nửa Thế Kỷ Việt Nam
art2all.net
|