CHƯƠNG XI Làm thơ trong tù
Trong tất cả các tác phẩm văn học, những tác phẩm viết về tù ngục được coi là những kiệt tác. Kiệt tác không hẳn bởi giá trị văn chương mà là do tính chất thể hiện nội dung bằng tất cả tự sự mà tác giả, như tâm trạng của nàng Kiều khi hầu rượu Hồ Tôn Hiến: “Một cung gió thảm mưa sầu/ Bốn dây rỉ máu trên đầu ngón tay” để diễn đạt nỗi ḷng và cảnh ngộ. Trong kho tàng văn học sử nước ta, thơ tù hầu như không có. Suốt một thời kỳ Văn Học sử Việt Nam chỉ có một áng thơ tù duy nhất, đó là Tự T́nh Khúc của Cao Bá Nhạ. Cao Bá Nhạ là cháu gọi Cao Bá Quát bằng chú. Năm 1854 Cao Bá Quát theo Lê Duy Cự khởi nghĩa chống triều đ́nh nhà Nguyễn. Việc không thành, nhà họ Cao bị tru di tam tộc. Cao Ba Nhạ sau 8 năm trốn tránh, cuối cùng bị bắt giam; bị bức hại vô cùng oan khiên bởi một thứ luật pháp cực kỳ phi lư và bất nhân của chế độ phong kiến. Cao Bá Nhạ đă viết Tự T́nh Khúc trong cảnh ngộ oan ức đến ứa máu ấy:
Cảm hoài khi tựa mấy câu Tự T́nh Khúc là một tác phẩm gồm trên 600 câu thơ mà nhà văn Ngô Tất Tố cho rằng “đọc hết ... tưởng đến cái kết cục thê thảm của tác giả, thiên cổ phải chau mày nghiến răng”.
Sang thời kỳ Văn Học Sử Việt Nam ở thế kỷ 20 rất hiếm hoi những ấn bản thơ tù có sức mạnh tác động đến cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc, mà phải đợi đến biến cố chính trị 30-4-1975 khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay CS. Nửa đất nước tự do bị sụp đổ, mọi giá trị tinh thần bị đảo lộn, đời sống người dân bị bóp nghẹt. Hầu hết trong giới nhân sĩ trí thức bị khủng bố, tù đày. Và chính từ lớp sĩ phu thời đại đó đă h́nh thành một trường thiên thơ ca tù ngục vô cùng cảm động và phong phú. Cho tới nay chưa có một công tŕnh nào có tính cách vận động quy mô để sưu tập, đúc kết và biên soạn thành một tác phẩm đồng bộ, mang tầm vóc tương xứng với biến cố lịch sử 30-4-1975. Ở trong tù có rất nhiều người làm thơ. Có những nhà thơ “bất đắc dĩ”; có những nhà thơ “nghiệp dư”. Thơ bật ra từ những ẩn ức, đau đớn, uất nghẹn.... Thơ Tù, do đó là lời chứng của những nạn nhân truyền đạt đến các thế hệ tiếp nối theo ḍng lịch sử và văn học sử nước nhà. Những ngón đ̣n độc địa trong các trại tù cải tạo, qua những nhà-thơ-tù-nhân-chính-trị, tù-nhân-lương-tâm viết từ trái tim rướm máu, từ những nỗi quặn đau, tủi nhục, thể hiện bằng sự khẳng khái hào hùng, nhân bản mà tác giả ghi lại như một “lời chứng”, một kỉ niệm cho ḿnh và cho đời. Nhà thơ Tô Thùy Yên đă ghi lại cuộc hành tŕnh trên đường lịch sử từ Nam ra Bắc với những chấn động hung hăn của thời đại. C̣n nỗi đau đớn tột cùng nào bằng nỗi đau khi nhà thơ nghe cả hồn ḿnh bị đoàn tàu cán nghiến:
Ngồi đây giữa những phân cùng bụi
Đă mấy năm nay quằn quại đói Tàu Đêm của Tô Thùy Yên là tàu hỏa, c̣n có những chuyến tàu đi từ Tân cảng Xa Lộ ra biển Bắc, nỗi kinh hoàng ập lên thân phận người tù cũng không kém. Nhà thơ tù Nhất Tâm Lê Bá Phùng, cũng đă ghi lại:
Bốn ngày dài trên biển nhồi sóng lắc Phan Nhự Thức với bài “Thơ T́nh Trong Trại Cải Tạo”:
Đă cạn ḍng thơ từ buổi đó Nhà thơ Nguyên Huy từ Bắc chuyển về cùng trại Z30A với tôi. Lúc trong tù tôi đă được đọc bài thơ “Hai Hàng Cây So Đũa” anh viết sau khi vợ đến trại tù Z30A thăm, từ biệt trước khi vượt biên. Bài thơ được người bạn tù gần gũi với tôi, anh Nguyễn Thành Trọng, tức nhạc sĩ Trọng Minh phổ nhạc từ trong tù, đă được đưa vào trong một DVD của Asia.
Hai hàng cây so đũa Cố thi sĩ Trần Thúc Vũ trong vực sâu lao lư măi từ rừng núi Hoàng Liên Sơn vẫn nh́n lên bầu trời cao rộng:
Ta từ sóng nước tương phân Nhà thơ Diên Nghị đón tết mừng xuân ở rừng Yên Bái, đă ngậm ngùi nhưng vẫn kiên định sắt son:
Ba tết lướt qua tù cải tạo Nhà thơ Lê Nguyễn, người tù 13 năm khổ sai khi lên xe từ giă chốn địa ngục rừng hoang, hố phân ruộng đỉa, cảnh ngộ kiếp người như đầu thai vào loài thú vật đă đưa tay vẫy chào những năm tháng hăi hùng ghê rợn, vẫy chào những người c̣n ở lại, vẫy chào những bóng dáng oan hồn của bạn bè chiến hữu nằm lại bên đồi lau, góc núi:
Thôi nhé chào em – trái núi, ngọn đồi Tôi tin chắc Thơ Tù c̣n bát ngát trong hàng ngũ H.O mà chưa có ai thu thập, hệ thống lại thành một tác phẩm đồng bộ.
Bài thơ tù đầu tiên tôi làm trong đêm 16-6-1975 trong khi chúng tôi sắp hàng ngồi giữa sân trường Chu Văn An lúc 11 giờ đêm đến sáng để chờ di chuyển. Ngày đó đang trong thời tiết mùa Hạ nhưng bầu trời xám đục, ngoài kia phố xá im ĺm, những ngọn đèn đường hiu hắt như chia sẻ tâm trạng của những người con một thời của thành phố thân yêu đang ngồi chờ “chuyến xe định mệnh”. Tôi ghi vào trí nhớ bài tứ tuyệt “Đêm Sân Trường Chu Văn An”:
Trắng đêm gối đất nh́n trời Tại Làng Cô Nhi Long Thành, nơi tập trung trên ba ngh́n quan chức chính phủ VNCH, buổi sáng 17-6-1975 những đoàn xe từ các điểm tập trung ở Sài G̣n - Gia Định chở người đổ xuống, cả khu vực ngọn đồi sương mù phủ kín, đen kịt, tôi nắm tay một người bạn vong niên, “Ông Già Sơn”, đọc cho ông nghe bốn câu lục bát:
Sương mù lấp ngọn đồi hoang Ông già nh́n tôi cười và bóp mạnh tay tôi. Một tháng sau, trong khi phát hoang đồi cỏ, tôi đọc cho ông già nghe bài Đàn Ngựa Hồng Trên Cánh Đồng Hoang, ông già bảo tôi: “Anh nhớ giữ lại, về sau này mà viết ra”. Từ đó, hầu hết những bài thơ làm xong tôi đều đọc cho ông nghe. Ông thích nhất bài Đàn Ngựa Hồng Trên Cánh Đồng Hoang và Tiếng Hờn Chiến Mă (*) (ông đă mất tại Sài G̣n. Tôi có đề cập về ông trong sách)
Trong đời sống thường nhật của tù cải tạo giữ lấy được những bài thơ của ḿnh đă là khó. Giữ được, đem lọt qua các cửa ải lục lọi, khám xét trước những lần chuyển trại là điều khó khăn gấp trăm lần. Thường khi làm xong một bài thơ, tôi học thuộc ḷng. Cách an toàn nhất là cất giữ những bài thơ đó ở trong đầu. Lâu dần, số lượng bài thơ tăng thêm nhiều, “bộ nhớ” không đủ khả năng ghi lại nữa, tôi phải viết ra giấy. Tôi xếp nhỏ bằng nửa bàn tay để dễ giấu và dễ thủ tiêu khi có “biến”. Tại phân trại B Lam Sơn (Thanh Hóa) trong một lần lục xét đồ đạc, quần áo của tù, tôi bỏ xấp thơ vào nón lưỡi trai, đội lên đầu, hy vọng không có màn khám xét thân thể. Nhưng khi thấy một số bạn tù bị sờ nắn túi quần, bắt cởi áo, bỏ nón ra, tôi sợ hăi, tuôn mồ hôi hột. Một viên công an thấy, hỏi tôi: “Anh này sao vậy?” Tôi trả lời: Thưa, tôi đau bụng, xin cho tôi đi ngoài.” Được gật đầu, tôi chạy ra cầu tiêu công cộng, giở nón thả cả tập thơ xuống hố! Đă có không ít những tù cải tạo chỉ v́ một bài thơ, một lá thư, hay một bài viết mà đă bị đem cùm, bị biệt giam, bị ngược đăi đến chết. Sau những lần khám xét như vậy, lại phải làm lại. Tôi chép hết những bài thơ không thuộc. Mỗi câu thơ chỉ chép ba chữ đầu, chép khít nhau thành một trang như văn xuôi, ṿ cho nhàu nát, nhét vào túi xách, vào túi quần áo rách và mỗi ngày học thuộc. Ngoài “thơ riêng” của ḿnh lén lút cất giữ, c̣n một loại “thơ chung” là thơ viết cho báo tường vào dịp Tết. Loại thơ này cũng khá đa dạng, nó phản ảnh khuynh hướng tư tưởng của tác giả. Có những bài thơ ca ngợi “cách mạng”, có những bài thơ “vô thưởng vô phạt”, hoặc có ẩn ư “xỏ xiên” chính sách ‘khoan hồng” của đảng. Một lần ở phân trại C (Lam sơn), một “vị” nằm cạnh tôi nguyên là Thẩm phán Ṭa án Quân sự ở số 4 Bến bạch Đằng/ giảng sư Trường Đại học Minh Đức (Mr. Lư T. H) khen bài thơ tôi viết cho báo tường, một bài thơ vô thưởng vô phạt, hay dở tùy cảm nhận từ “tư duy” của người đọc. Hôm sau tôi lén trao cho ông một bài “thơ riêng” tôi làm trong khi lội nước b́ bơm, đào xới ruộng hoang. Bài thơ nhan đề “Từ Cơi Hồng Hoang” có khổ đầu:
Ta từ giữa cơi mù sa
Ta chờ xóa vết chân hoang “Vị” thẩm phán đọc xong, ông rón rén nhét trả bài thơ xuống dưới chiếu nằm của tôi và từ hôm sau không bao giờ ông lại gần tôi nữa, chỉ trừ đêm đêm nằm cạnh nhau, mạnh ai nấy ngủ. Trong tù từ Nam ra Bắc, khi làm xong một bài thơ thỉnh thoảng tôi cũng trao cho một người thân tín đọc. Đọc để như một nhân chứng cho một tập Thơ Tù mà tôi linh tính, sẽ có một ngày tôi được đọc công khai, được phổ biến những bài thơ của ḿnh trong bạn hữu. Thơ trong tù có sắc thái riêng. Nó chất chứa đủ thứ, từ cọng rau, hạt muối, sợi dây xích, chiếc c̣ng số tám đến t́nh yêu, tiết tháo, danh dự, và sinh mạng của một con người. Tôi không muốn đem đố kỵ, hận thù vào thơ nhưng trong khổ đau quằn quại, trong đè nén tủi nhục, thơ đă thốt lên thành tiếng và tôi đă in tập Tiếng Hờn Chiến Mă. Làm thơ trong tù không khéo là “dễ chết” lắm, và không ít người đă suưt chết, đă vào xà lim v́ thơ. Một vài trường hợp điển h́nh trong vô số trường hợp lư thú liên quan đến thơ tù. Năm 1980 khi chúng tôi c̣n ở trại Lam Sơn, anh Nguyễn Văn S. (Th.tá/ Pḥng Giảo Nghiệm Bộ TLCSQG), một người tù, làm thơ tù bị bắt gặp, bài thơ bị tịch thu. Theo luận điệu công an gác tù th́ bài thơ có nội dung “nhại theo thơ Hồ chủ tịch”, cũng ngồi trong song sắt, cũng nh́n ra sân chờ đợi được chén bo bo và tỏ ra không an tâm cải tạo. Người làm thơ tù này bị đưa ra họp kiểm điểm, một h́nh thức đấu tố nội bộ giữa hai phe tù “tiến bộ” và tiêu cực, trong hai đêm liền. Người bạn tù này bào chữa rằng: “... Có nhiều người khác cũng làm thơ. Và khi tôi làm xong những bài thơ tôi đều đưa cho các anh em khác đọc, như anh K. L. chẳng hạn. Điều này chứng tỏ thơ tôi không phải là thơ phản động...” Dù đă viện lư do bào chữa, kết quả anh bạn này đă vào nằm xà lim ba tháng. Phần tôi, mấy ngày sau, trong một cuộc khám xét công tư trang, tất cả mọi loại sách vở, giấy tờ của tôi đều bị tịch thu hết, nhưng có mấy chục bài thơ nằm trong đầu th́ họ đă không thể nào khám xét và tịch thu được.
Một người tù, một nhà thơ khác, anh Lê Văn Chính. tức
nhà thơ Lê Mai Lĩnh khi ở một trại tù ngoài Bắc, anh bị bắt gặp và bị
tịch thu một số bài thơ có nội dung "chống đối chế độ”. Nghĩ rằng sẽ bị
xử bắn, hoặc ít ra cũng sẽ bị vào xà lim với nhiều trận đ̣n hành hạ nên
nhà thơ tù này đă viết một “thỉnh nguyện thư” gửi Trường Chinh và Lê
Duẩn, đem tính mạng của anh đặt xuống “chiếu bạc” để đánh cuộc với ban
Giám thị trại tù (Xin xem thêm trang 365).
Song Nhị (*) Bài thơ đă được cố Nhạc sĩ Hiếu Anh (Trưởng ban nhạc Quân Đội trước 1975) phổ nhạc, và đă vào CD 12 tâm khúc phổ thơ Song Nhị, ca sĩ Quỳnh Lan hát).
|