Song Nhị

NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM

 

 

 

 

CHƯƠNG XIV

Châu Về Hiệp Phố

 


Xin từ biệt một cảnh đời,
tường xây cửa sắt t́nh người lạnh căm
Xin từ biệt những tháng năm
mồ hôi máu lệ nhục nhằn đắng cay.


          Có biết bao chuyện hợp tan trên đời – thương hải tang điền – xưa nay từng xé ḷng bứt ruột thế nhân. Trong đời tôi, đă bao lần trầm ḷng trước những cuộc hợp tan năo nuột – Ngày rời bỏ quê hương bản quán ra đi biền biệt đến bây giờ; ngày xách túi hành trang với vài bộ quần áo, từ giă gia đ́nh, đành đoạn bỏ lại những yêu thương bịn rịn để ra đi “tŕnh diện” vào tù, từ đó tôi cứ măi nôn nao với những lần hợp tan, tan hợp. Khi rời Quảng Ninh về Thanh Hóa, nh́n lại phía sau núi rừng trùng điệp heo hút, tôi cứ măi chập chờn với lẽ thịnh suy. Người cộng sản không thể lường trước được viễn ảnh của việc đưa hàng ngh́n tù từ trong Nam ra rồi lại phải đưa trả về Nam.

Nhưng lần rời khỏi cái “địa ngục trần gian” trại Lam Sơn, Thanh Hóa sau hơn hai năm tủi nhục, đắng cay, mồ hôi nước mắt và sinh mệnh con người, tôi cứ măi miên man với niềm vui, nỗi buồn, với khổ đau và hạnh phúc, như xen lẫn, ḥa trộn vào nhau trong giờ ăn giấc ngủ, trong tim óc, trong cuộc sống của tôi, cho tới măi hơn 20 năm sau, khi ngồi viết lại những ḍng hồi ức này vẫn như chuyện mới ngày hôm qua hôm trước.

Người ta xây thiên đường hạ giới bằng ảo tưởng, để chúng tôi, cùng nguồn cội Âu Cơ bị đẩy vào địa ngục trần gian có thật bởi cuồng tín giáo điều và ḷng thù hận. Năm năm với hầm phân hố xí, với xích sắt, gông cùm, với khai hoang, phá rẫy, đắp bờ, đào ao, làm nhà, dựng trại, xây xà lim; Năm năm bo bo, khoai sắn, chén nước canh, nước muối, chén cơm gạo hẩm bữa có bữa không, đói rách, khổ nhục, đọa đày... Giữa bóng đêm mù mịt ấy, ánh sáng lờ mờ phát ra từ hai bóng đèn đoàn tàu Xuyên Việt rọi sáng niềm tin và hy vọng – “Hy vọng đă vươn lên trong màn đêm...” – Đoàn tàu ngày nào chở những đoàn tù bất hạnh ấy ra đi, nay đang chở họ trả về phương Nam, nơi có những bà mẹ già, có những người vợ trẻ, có những đàn con thơ, có bao người thân thuộc, và có cả một đất trời đang ngày đêm chờ đợi, ngóng trông. “Chúng ta sẽ về Nam”.

Chúng ta sẽ về Nam. Đó là điều tôi đă quả quyết với nhiều anh em trong những lúc bàn luận riêng tư. Thời gian c̣n ở phân trại B, tù cải tạo được yêu cầu khai thân nhân và địa chỉ ở nước ngoài, nếu có. Một số anh em không dám khai v́ sợ bị gài bẫy, sợ bị đánh lừa để “người ta” t́m cách chất chồng thêm tội, có lư do kéo dài thêm thời gian giam giữ. Nhưng cũng có người tin tưởng “sẽ có chuyện ǵ đây”. Họ nghĩ ai có thân nhân ở nước ngoài chắc sẽ được cho xuất cảnh. Họ mạnh dạn liệt kê đầy đủ. Tôi không sợ bị gài bẫy, cũng không nghĩ sẽ được tống xuất, nhưng tôi cũng nghĩ chắc “có chuyện ǵ đây”. Tôi ghi ra hết những người có liên hệ họ hàng mà tôi biết đang ở nước ngoài. Tôi không có một thân thuộc trực hệ nào, nên tôi chỉ ghi một người cháu gọi tôi là cậu ruột ở Pháp và hai người bà con xa ở Mỹ. Chỉ nguyên sự việc này đủ là một đề tài để suy luận, bàn tán.

Trong một lần “tán gẫu mà chơi”, tôi đưa ra lập luận: Nếu chúng ta không chết, chúng ta phải được thả về, mà về th́ chắc chắn chúng ta không thể sống với chế độ này được, và đă chắc ǵ chế độ để cho chúng ta sống chung. Như vậy chúng ta phải ra nước ngoài, và chế độ cũng muốn chúng ta đi cho nhẹ gánh. Điều kiện thuận lợi nhất để ra đi là phải có thân nhân ở nước ngoài bảo lănh.

Nghe tôi nói có vẻ xuôi tai, hai người ngồi cạnh tôi, một là bạn tôi, và người thứ hai là anh Ng. V. K. (Chánh Sở T.P. BTL/CSQG) sau đó nhắn vợ ra thăm để dặn người bạn đời của ḿnh hăy về thu xếp mà vượt biên, t́m tương lai cho con cái. Cả hai bà vợ làm theo lời chồng, làm theo ư muốn của người bạn “trăm năm”. Nhưng sau khi đến được bến bờ tự do, trong hoàn cảnh bơ vơ đơn chiếc, cả hai bà đi t́m bến đậu. Khi biết chuyện, tôi cứ măi băn khoăn. Không biết có phải v́ suy nghĩ vu vơ của ḿnh mà nên nỗi bẽ bàng cho người đi kẻ ở.

Điều mong muốn của tôi đă trở thành niềm tin sắt đá “Chúng ta sẽ về Nam”, cuối cùng đă thành sự thật. Không khí sinh hoạt nề nếp sắt máu của cả trại tù bỗng vỡ bùng, xô ngă mọi trật tự chặt chẽ qua một hệ thống quản lư khắt khe từ Ban Giám thị xuống đến “Ban tự quản” gồm thi đua, trật tự, đội tưởng và tổ trưởng.


Trong thời gian mấy tháng trước đó Ban Giám thị đă t́m mọi cách đính chính, trấn an và trấn áp dư luận về việc chuyển trại về Nam. Chính những con người trong “ban tự quản” từng theo dơi, báo cáo những ai phổ biến “hot news”, loan truyền “tin thất thiệt”, giờ phút đó họ ngỡ ngàng, có lẽ cả hoang mang giao động. Quyền lực, với chút đặc ân, đặc lợi đă vuột khỏi tầm tay.

Hot news trong trại tù phải được kể là một món ăn tinh thần rất bồi bổ. Khi một người được thăm nuôi về đến buồng, nhiều anh em xúm lại, không phải để “xơ múi” miếng bánh, cục kẹo, mà là để nghe ngóng tin sốt dẻo. Có những hot news nghe là tin được, tin ngay như trường hợp vợ anh A cho biết anh B. cạnh nhà đă được chuyển từ ngoài Bắc về Rừng Lá, gia đ́nh vừa đi thăm tuần trước. Cũng có những tin nghe xong phải để đó, phải coi lại. Tin ngay có khi bị hố! Như trường hợp của tôi. Hồi ở chung buồng giam tại phân trại B Thanh Hóa, Ông Đ/tá (Thiết giáp) nói với tôi, sáng 30 tháng Tư ông ấy có mặt tại Ṭa đại sứ Mỹ ở đường Thống Nhất, khi biết mission di tản chấm dứt, Nghị sĩ Đặng Văn Sung, Chủ nhiệm báo Chính Luận đă rút súng tự tử ngay tại sứ quán Mỹ. Tôi tin, tin lắm v́ đó là lời nói trực tiếp của một con người đáng tin, không có ǵ để phân vân ngờ vực. Sang đến Hoa Kỳ, mấy năm sau đọc báo, tôi mới hay điều tôi tin chắc như bắp suốt bao năm ṛng chỉ là tin vịt. NS Đặng Văn Sung đă được Mỹ đưa đi trước giờ thứ hai mươi lăm.

Một lần khác, tôi nghe một bạn tù hát mấy câu “Bao năm qua rồi c̣n măi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi suốt trăm năm một cơi đi về”. Cả nhạc và lời hay quá, từng chữ từng câu đều đắt giá. Tôi hỏi và được trả lời là của nhạc sĩ Phạm Duy. Rồi người bạn tù kể tiếp, nhạc sĩ Phạm Duy chết rồi. Chết trong khi đang ôm đàn, đang đứng trên sân khấu hát một ca khúc thương xót thân phận đồng bào ở lại và những người tù đang chịu đựng khổ đau. V́ quá xúc động, ông bị ngất xỉu trên sân khấu và một lúc sau ông qua đời.

Tôi tin, tin lắm và tôi học thuộc mấy câu trong ca khúc “bao năm qua rồi c̣n măi ra đi...” thuộc đến bây giờ. Qua lời ca và giọng nhạc, tôi “nghi ngờ” là của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng lại tin lời người bạn tù với cái hot news về NS Phạm Duy rất là cảm động. Khi được thả về Sài G̣n, có một lần duy nhất tôi được nghe bản “Huyền Thoại Mẹ” của TCS do chính tác giả hát trên Truyền h́nh, nhưng không hề nghe bài “Một Cơi Đi Về” cho tới ngày sang đến Mỹ. Đến Mỹ lần hồi quen thân với nữ nghệ sĩ Kiều Loan, ái nữ của nhà thơ Hoàng Cầm, mới hay nhạc sĩ Phạm Duy c̣n sống sờ sờ ra đó, c̣n sáng tác nhiều bản nhạc khác để đời. Và “bao năm qua rồi c̣n măi ra đi...” là của người nhạc sĩ họ Trịnh.

Hot news trong tù là một “món quà” thời thượng để tặng nhau làm niềm vui, làm niềm tin và hy vọng. Có những hot news từ ngoài lọt vào, độ khả tín rất cao, nhưng cũng có những hot news do tù sáng tác, phịa ra để đánh lừa các bạn ḿnh và có khi đánh lừa cả chính ḿnh nữa. Nhưng hai lần hot news ầm lên khắp trại Quảng Ninh năm 1978 và ở trại Lam Sơn năm 1980 th́ hoàn chính xác. Tin đồn đại ấy chỉ không loan báo được ngày giờ di chuyển chứ các chi tiết khác diễn tiến như mọi người đă được nghe bàn tán trong dư luận.

Dưới con mắt người tù cải tạo, mọi chi tiết xẩy ra bên lề đều được ghi nhận, suy diễn, đánh giá và lượng định t́nh h́nh. Một phái đoàn từ phân trại A đến phân trại C cách đó mấy ngày, trong đoàn có đại tá công an Hoàng Thanh đă củng cố cho tin chuyển trại trong dư luận là điều chắc chắn. Mỗi lần ông Hoàng Thanh xuất hiện là có chuyển trại hay có một “cái ǵ đó”. Trước ngày tù xuống tàu Hồng Hà ra Bắc, ngày rời Quảng Ninh về Thanh Hóa, ngày dẹp xong cuộc nổi loạn của tù cải tạo tại phân trại C đều có sự xuất hiện của nhân vật này.
 


Trên Chuyến Tàu Xuôi Nam

Cuộc “chuyển quân” khởi động vào sáng sớm ngày 26 tháng 12 -1980. Đúng 8 giờ từng tốp cán bộ vào các buồng giam ra lệnh mọi người đem hết hành trang ra ngoài sân. Một danh sách đánh máy thành lập những đội mới đă được lập sẵn. Hệ thống biên chế tổ đội trước đó coi như xóa sổ. Các thành phần chức sắc cách đó mấy tiếng đồng hồ c̣n đủ uy quyền để chỉ thị, để ra lệnh cho mọi người, bấy giờ đứng lơ ngơ như gà con mất mẹ. Trong danh sách mới, cứ 29 người được biên chế thành một đội. Số đội viên được lấy từ các đội khác phân tán trộn lẫn vào những đội tân lập. Có lẽ cốt ư của việc làm này là để tránh những cuộc trả thù giữa thành phần tiến bộ và thành phần bị áp bức trong khi di chuyển. Con số 29 người trong mỗi đội, một người được cử làm đội trưởng, khi lên tàu được thong thả đi lại trong toa, c̣n 28 người kia thành 14 cặp cho tiện c̣ng chung, ngồi cùng dăy ghế.

Tôi không có tên trong đội nào, đang hoang mang, chạy lui chạy tới th́ quản giáo đội cũ, Lê Minh C. từ ngoài đi vào, gặp tôi bên cổng vào sân buồng giam, ông ta hỏi tôi:
- “Anh ở đội nào”?
Tôi nói dối:
–“Tôi vào trong buồng lấy đồ đạc, trở ra nghe không kịp. Nhờ cán bộ hỏi cán bộ Thơm giùm tôi. CB Thơm là người đứng đầu bộ phận an ninh của trại. Trước đó khoảng hơn một tuần lễ, anh “thi đua HNĐ” dẫn ông ta vào trại gặp tôi nhờ bóp lưng và lên lai hai cái quần tây “Made in France” mới toanh. Tôi xin nghỉ lao động một buổi để làm, nhưng được nghỉ luôn cả ngày. Buổi chiều trước giờ lao động ngoài đồng trở về, ông ta vào lấy quần. Ông ta rất vừa ư khi thấy hai cái quần “chiến” sửa lại rất nhà nghề “professional”, mặc dù là tôi làm bằng thủ công. Người cán bộ này hỏi tôi –“Anh cần ǵ không? Tôi nói –“Cán bộ cho tôi xin một cái quần (tù) để tôi mặc đi lao động. Mùa này lạnh lắm, tôi mặc hai lớp cho đỡ rét”. Ông ta quay sang bảo anh “thi đua”, -“Anh về lấy cho anh ấy cái quần mới”. Nhưng sau đó tôi không nhận được cái quần, có lẽ biết sắp chuyển trại nên không cần thiết cho thêm quần làm ǵ.

Cho tới giờ này, khi ngồi ghi lại chi tiết tủn mủn này tôi vẫn nghĩ là người cán bộ an ninh này đă “trả ơn” tôi bằng quyết định thêm tên tôi vào danh sách về Nam phút chót. Cán bộ quản giáo, ông Lê M. C. trở vào nói với tôi:
- Anh thế chỗ anh Nguyễn Tấn Khải ở đội 39.
Tôi nhờ ông ấy đi với tôi đến bảo cán bộ và “tân đội trưởng” ghi tên giùm tôi cho chắc ăn. Thế là tôi thế chỗ một người, mà người đó không bao giờ được lên một chuyến tàu khác trở về với gia đ́nh ruột thịt, với miền Nam thân yêu. Ông Nguyễn Tấn Khải là một trong ba người bị giữ lại v́ không đủ sức khỏe lên tàu. Cả ba sau đó đều chết ở Thanh Hóa. C̣n tôi, thay v́ ở lại cùng các bạn khác đi ra Thanh Cẩm th́ đă được về Nam như một sự xui khiến, phù hộ ... nào đó.

V́ tôi thế chỗ “ông già Khải” nên tôi c̣ng chung với Trung tá CSQG Trần Văn Hương, tuổi tác ông ngang bậc cha chú của tôi. Trong suốt bốn ngày đêm trên tàu một già một trẻ kể cho nhau nghe rất nhiều chuyện của nhau.

Chúng tôi lên xe từ phân trại C khoảng 9 giờ sáng ngày 28 tháng 12 -1980. Đến ga Thanh Hóa tất cả được dồn vào trong một cái kho chứa phân bón A-pa-tit. Loại phân hóa học này đựng trong từng bao lớn cỡ bao gạo 20 kg. Từng lớp, từng lớp gối đầu lên nhau, nằm la liệt trên bao phân sắp ngổn ngang nơi cao nơi thấp. Mọi cảm giác khổ sở, mệt mỏi ră rời, sau một chuyến xe đường dài và nằm chen chúc trong tối tăm hôi hám được an ủi khuây nguôi trên nét mừng vui của mỗi người trước giờ phút cuộc đời tù tội bắt đầu đổi hướng quay trở ngược về Nam. Cũng có một đôi lần lời qua tiếng lại, cự nự lẫn nhau khi người này đạp lên đầu người kia trong bóng tối mù mờ.

Có một điều tôi không thể không nói ra, bởi nếu tôi im lặng, lăng quên quá khứ, tôi là kẻ vô ơn. Khuya đêm 28 tháng 12 vào lúc 11 giờ 30 người cán bộ quản giáo Lê M.C. cùng với một người công an khác rọi đèn pin đi kiểm soát an ninh, ông t́m đến tôi trong gần một ngàn người tù nằm ngổn ngang la liệt. T́m được đội 39, ông ấy rọi đèn pin bước một cách khó khăn lại chỗ tôi nằm, lên tiếng:

- Anh TL. đấy hả.
Tôi trả lời – Thưa cán bộ, vâng tôi.
– Anh có rét lắm không?
- Thưa cán bộ, không lạnh v́ người đông chen chúc, hơi người toát ra đủ ấm.
Ông ta trao cho tôi hai điếu thuốc lá “Summit” sản xuất tại Thái Lan, bật hộp quẹt mồi lửa cho tôi, và dặn.
- Hút cho đỡ rét. Về trong ấy hết lạnh lại được gần gia đ́nh.
Tôi thực sự cảm động về cử chỉ này nên nói lời chân thành:
- Địa chỉ của tôi khai báo rất nhiều trong hồ sơ, cán bộ biết. Bao giờ có dịp vào Sài G̣n công tác mời cán bộ ghé nhà tôi. Ông ta trả lời gián tiếp – Anh nằm nghỉ. Rồi quay di. Tôi nói theo - Chào cán bộ.
Khi được thả về Sài G̣n tôi không gặp lại người cán bộ này lần nào nữa.

Thời gian từ tháng 6-1979 đến cuối năm 1980 tôi ở trong đội trừng giới do người cán bộ này làm quản giáo. Tôi không là đội trưởng, tổ trưởng nhưng “gần gũi” nhiều với quản giáo qua quan hệ “nhờ vả” vá may. Những bộ quần áo mới lănh về, rộng hẹp, ngắn dài là giao tôi sửa. Cái sơ mi cổ áo bị rách sờn nhờ tôi lật trong ra ngoài. Vài ba cái áo vàng công an phế thải giao tôi lấy những thân áo c̣n dùng được cắt may thành cái áo cho đứa nhỏ cỡ năm ba tuổi. Có lần ông ta đưa cho tôi một xấp vải Simili loại may quần, và cho biết có người đi Ba Lan về bán lại cho. Nhờ tôi cắt may cho cái quần tây. Dĩ nhiên tôi làm công việc này th́ khỏi phải lao động, khỏi cuốc đất đào mương... Tôi làm việc trong “nhà lô” ngoài đồng ruộng, hoặc ngồi vào một lùm cây, khuất vắng nào đó rị mọ từng mũi kim. May xong cái quần tây, tôi không thể tưởng tượng là “tác phẩm” của chính ḿnh. Tôi nhớ hồi đầu thập niên 50 bố mẹ tôi rước một thợ may từ làng xa đến nhà may một cặp áo cưới bằng gấm để cưới vợ cho ông anh cả của tôi. Không dè 30 năm sau nhân loại bước vào đỉnh cao kỷ nguyên cơ khí, tôi lại trở về với thời kỳ thủ công sơ đẳng.

Trong thời gian “làm việc” gần gũi với người cán bộ quản giáo này, chưa bao giờ ông ta hỏi một câu nào về riêng tư của tôi, và cũng không bao giờ ông ta gợi ư muốn biết về sinh hoạt hay về một cá nhân nào trong đội. Ngược lại tôi cũng không bao giờ mở lời hỏi một câu ǵ về ông ta, ngoài những câu trao đổi về may vá.

**
Đúng 1 giờ sáng chúng tôi bị đánh thức dậy mang hành trang tù ra ngoài băi sắp hàng, ngồi xổm dọc theo đường ray chờ lên tàu. Hơn bốn tiếng đồng hồ sau đoàn tàu mới x́nh xịch chạy tới. Bốn tiếng đồng hồ ngồi giữa đồng không mông quạnh, giữa cái giá rét mùa đông miền Bắc, nhiều người áo ấm bỏ trong túi hành lư không lấy ra được nên đành ngồi chịu trận. Tôi là một trong số người mặc một lớp áo tù mong manh chịu cái lạnh đến tê điếng. Ông già Trần Văn H. nhờ có cái áo bốn túi CSDC khoác ngoài hai lớp áo tù nên có vẻ an nhiên hơn một chút. Hơi lạnh thấm vào tim gan phèo phổi, làm cái dạ dày quặn lại, sinh biến chứng đau bụng đi tiêu. Nhưng “đi” không phải là việc đơn giản. Phải xin phép cán bộ dẫn đi. Phải có người đứng canh chừng. Phải được “bạn đồng hành” chấp thuận đi theo, nếu người này không có nhu cầu giải quyết th́ cũng phải ngồi cạnh người kia, v́ hai người chung nhau một cái c̣ng. Hai cổ tay dính nhau, mang chung một trọng lượng khoảng một kg sắt với cái c̣ng XHCN tự chế, không phải loại c̣ng made in USA gọn nhẹ như lúc đi ra Bắc.

Khoảng 5 giờ sáng khi vầng dương đă ló dạng lờ mờ, chúng tôi lục tục lên tàu. Tù ngồi các hàng ghế phía trước. Cách hai hàng ghế trống, phía sau là công an súng dài, súng ngắn ngồi giàn hàng ngang. 28 người c̣ng chung ngồi thành từng cặp. Người tù đội trưởng ngồi riêng một ghế, được tự do đi lại, lui tới trong toa để nhận lệnh và thi hành những điều cán bộ sai bảo. Mệnh lệnh được công bố lúc chúng tôi đă ngồi yên trên các hàng ghế trong toa tàu:
- “Tất cả mọi người phải ngồi yên tại vị trí của ḿnh, ai cần điều ǵ thông qua đội trưởng để báo cáo cán bộ. Khi đi qua những khu có dân cư, và lúc tàu đậu tại các ga, phải kéo cửa sổ toa tàu xuống, nếu không dân sẽ ném đá vỡ đầu các anh v́ dân chúng c̣n căm thù các anh lắm”!

Luận điệu này chúng tôi đă từng được nghe, được nhắc nhở ngày chúng tôi lên tàu và lúc mới đặt chân lên miền Bắc. Nhưng thực tế, nếu mấy ông cộng sản nói ra những câu hù dọa đó mà nghe người dân miền Bắc nói th́ chắc chắn các ông phải hiểu là những cục đá thay v́ ném lên đoàn tàu chở tù về Nam họ sẽ dành cho chính các ông ấy. Thời gian chúng tôi vừa tới Quảng Ninh, đi lao động về, gặp đám tù h́nh sự, gặp dân họ chào hỏi ḍn dă:
-“Ngoài Bắc chúng tôi chờ bác Thiệu, bác Kỳ ra giải phóng. Các bác làm ăn, đánh đấm thế nào để ra nông nỗi này?”

Nghe câu nói đó từ những người miền Bắc, dù họ cũng là người tù, là dân quê mộc mạc, tôi cảm thấy ngỡ ngàng xa xót. Một lần khác một tù cải tạo trong đội Lâm sản gặp một người miệt núi, cả hai đều tỏ ư muốn nói chuyện với nhau. Người tù miền Nam đánh liều mon men tới hỏi thăm, sau vài câu trao đổi, người “miệt nuí” ấy nói như là để trao gởi tâm sự:
–“Các anh giữ sức khỏe để c̣n sống mà trở về. Đừng nghe lời chúng nó. Bịp cả đấy”.


Người tù miền Nam không dám phụ họa theo nhưng nghe mạch máu trong người chảy rộn ră. Tại trại Z30A Xuân Lộc, vào một buổi chiều người cán bộ Chuẩn úy công an vào tổ may, giọng miền Bắc, tên anh ta là Khuê. Trong câu chuyện giữa đám tù thợ may và người cán bộ này, ông ta nói rất mạnh dạn, rất thành thật:

–“Các anh tưởng đám lính chúng tôi sung sướng lắm hả? Ban ngày họ mang súng đi theo các anh lao động, đêm về vác súng canh gác cho các anh ngủ. Các anh đun nấu mùi thơm bay lên nức trời. Chúng tôi hưởng cái mùi thơm ấy à?”

Một anh trong đám thợ may cố ư châm thêm: “Nhưng cán bộ là sĩ quan, rồi cán bộ cũng sẽ có đủ những ưu đăi dành cho cấp chỉ huy, cho công bộc nhà nước. Cán bộ c̣n trẻ mà”.
- “Ưu đăi cái ǵ các anh? Đời sống là kinh tế, mà muốn có kinh tế th́ phải có chính trị. Chính trị th́ phải cỡ ông Đồng, ông Duẫn mới muốn ǵ được nấy chứ như chúng tôi ...”
 

Người cán bộ này bỏ lửng cuối câu, rồi nắm lấy cái thân áo màu rêu đang mặc, đưa cao lên và lớn giọng:
–“Các anh bảo... hănh diện đéo ǵ cái áo này”!
Tôi ngước mắt nh́n vào người cán bộ này và nh́n các anh em khác. Mọi người đều tỏ ra ngạc nhiên về tính bộc trực hiếm thấy trong gọng ḱm kỷ luật sắt của đảng. Ông này bất măn, sáng suốt, tỉnh ngộ hay gài bẫy? Có thể không có giả thiết sau cùng. Với nhiều kinh nghiệm “đừng nghe những ǵ cộng sản nói”, nên đoàn tù chúng tôi lặng lẽ thản nhiên.

Trở lại hành tŕnh về Nam, một chuyến xe lửa ngược chiều chạy ngang qua đoàn tàu chở tù. Tốc độ vừa phải. Tất cả anh em chúng tôi bảo nhau cùng đẩy cửa sổ toa tàu, giơ cao hai cánh tay dính chặt với nhau bằng một chiếc c̣ng nội hóa. Loại c̣ng này gồm hai ṿng sắt h́nh chữ U, hai đầu đập dẹt có khoan lỗ. Một thanh sắt lớn cỡ ngón tay trỏ, một đầu có nút chặn, đầu kia có lỗ để móc ống khóa. Tay hai người tù đặt vừa vặn vào ṿng chữ U, thanh sắt xỏ qua bốn lỗ đầu chữ U, một ống khóa tra vào bóp lại. Trọng lượng c̣ng nặng cả kí lô, vô cùng chắc chắn.

Hành khách bên toa tàu ngược chiều cũng mở cửa sổ, quay sang nh́n. Khi thấy những cánh tay, những chiếc c̣ng “vĩ đại” giơ lên, tôi thấy một người phụ nữ ôm mặt ̣a lên khóc và có tiếng nói vọng sang –“Tàu chở tù. Các anh ấy về Nam”. Đó là lần đầu tiên chúng tôi tiếp xúc với thế giới bên ngoài sau năm năm cách ly khỏi cộng đồng xă hội loài người, ẩn ḿnh trong núi rừng với cảm giác trở về thời người vượn.

Cho tới giờ này tôi vẫn chưa có ǵ để biết chắc được – có lẽ có, có lẽ không – một trong những hành khách trên chuyến tàu ngược chiều ấy là bà xă tôi. Theo những anh em, những người bạn sau về Sài G̣n gặp nhau, các anh cho biết một ngày sau khi tôi lên tàu, th́ nhà tôi ra thăm. Có những người bạn của tôi từ thuở đi học, đi làm, cả “chàng rể phụ” đám cưới chúng tôi, đi lao động gặp nhà tôi giữa đường cho nhà tôi hay là tôi đă về Nam. Nhà tôi ngỡ ngàng vừa vui, vừa buồn, vừa lo. Vui khi biết chồng ḿnh đă được trả về “nguyên quán”. Buồn v́ vượt cả ngàn cây số gieo neo mà không được gặp. Không được gặp th́ rồi sẽ gặp. Nhưng mà lo. Lo v́ chặng đường trở về biết bao gian lao cực nhọc, “thân gái dặm trường”. Cái dặm trường từ nhà ga Thanh Hóa đi bộ vào đến trại tù, đến nhà thăm nuôi trên dưới mấy chục cây số thật là cơ cực. Nắng nóng, đất bụi, bùn śnh. Có đoạn may mắn đón được chiếc xe trâu có từ trước “thời Pháp thuộc” th́ đỡ thân một chút. Có chiếc xe, nó cơng bớt những giỏ xách, những bao bị cồng kềnh chứa toàn những là gạo, là ḿ, là muối mè, muối sả, là cá khô, là đường, là sữa... không có những món “thượng vàng” nhưng “hạ cám” th́ có đủ.

Người tù chúng tôi không bao giờ buồn ḷng, v́ chúng tôi biết cả toàn dân sau cuộc đổi đời đều sống thoi thóp bằng những thứ “hạ cám” như chúng tôi thôi. Để vơi bớt “cục nợ” phải khuân vác trở về, nhà tôi quyết định trở ra nhà dân xin tá túc thêm 24 giờ để sáng hôm sau xin thăm gặp người bạn partner của tôi. Về đến Sài G̣n ngày hôm trước, hôm sau, cùng bố mẹ và ba má đến trại Z30A thăm chồng. Lần này th́ chúng tôi gặp nhau trong niềm hân hoan. Tin yêu tràn ngập.


Những Nghĩa Cử Ân T́nh
Giữa Hận Thù Giăng Mắc


Trên chuyến tàu về Nam, từ ga Thanh Hóa qua Đồng Hà Quảng Trị, Huế, Diêu Tŕ, Đà Nẵng, Nha Trang, tới Phan Thiết, Dầu Giây, khi tàu chạy qua nơi nào có nhà ở, có người hai bên đường, chúng tôi đều bảo nhau mở hết cửa sổ toa tàu, giơ cao hai cánh tay dính nhau bằng chiếc c̣ng “đỉnh cao trí tuệ” để chào mừng đồng bào, chào mừng bà con miền Nam ruột thịt.. Những bà con, đồng bào hai bên đường khi chuyến tàu chạy qua, chúng tôi không biết ai là kẻ yêu, người ghét. Chúng tôi không tin có những “cục đá ném vào đầu” mà mong chờ đón nhận những cái vẫy tay, những nụ cười, những lời chào hỏi từ đồng bào, đồng loại thương yêu ḿnh.

Ở ga Thanh Hóa đă có những cặp mắt ṭ ṃ dửng dưng nh́n theo đoàn tù. Có một vài em bé bán nước, mời ly nước chè xanh:
– “Uống đi, cháu không lấy tiền ông đâu”.

Càng đi dần về phía Nam, chúng tôi càng gặp nhiều ngạc nhiên, xúc động, có khi đến chực rơi nước mắt. Từ ga Huế trở vào có những lúc, nhất là khi tàu ngừng lại, người hai bên đường, ném lên toa tàu tới tấp – thuốc lá, bánh ḿ, bánh chưng, bánh đúc, cam, bưởi... những món quà t́nh nghĩa từ những bà mẹ, những em nhỏ buôn thúng bán bâng, từ những cậu con trai phải bỏ học nửa chừng để kiếm sống bằng những việc làm lam lũ. Gói thuốc lá, trái cam, cái bánh... giữa cảnh ngộ và thời buổi đó đă toát ra một nghĩa t́nh cao quư, vượt lên trên tất cả những cái tầm thường bé mọn ở những “đồng loại” hơn năm năm bên nhau trong lao tù, đáng ra phải đồng cam cộng khổ.

Đối với chúng tôi nghĩa cử đó chính là ṿng Nguyệt Quế dành cho kẻ trở về, dù vẫn đang trong bộ áo tù, tay trong chiếc c̣ng nặng trĩu. Có một lúc tôi như giật ḿnh khi nghe một thiếu niên hát vang vang: “như có bác Hồ trong thùng phi đậy nắp, mở nắp ra nghe cái ‘cốc’ trên đầu”.

Th́ ra sau hơn năm năm người dân miền Nam đă biết “bác Hồ” là ai. Tôi nhớ ngày 1 tháng 5-1975 một anh Nhân dân Tự vệ ở cạnh nhà tôi, tuổi dưới hai mươi đi ra đường xé những tấm ảnh “bác” dán ở những cột đèn, những bờ tường, dọc theo đường Trần Quốc Toản cũ (3 tháng 2) và khu ga xe lửa Ḥa Hưng, cậu ta liền bị bắt đưa đi cải tạo hơn nửa con giáp mới được thả về. cậu này tên là Thủy, được định cư tại Mỹ theo diện HO.

Trước năm 1975, người dân miền Nam không biết “bác” và không hiểu một chút mô tê ǵ về chủ nghĩa mà “bác” mang về làm nền móng cai trị cho chế độ do “bác” dựng lên. Nhờ chế độ của “bác” mà lịch sử có những trang đẫm máu của Cải cách Ruộng đất, của Nhân văn, Giai Phẩm, của Tết Mậu Thân, của biến cố 30. 4. 1975.

Không phải đợi đến năm năm, mà chỉ năm bảy tháng, một năm, sau khi được nh́n tận mặt, được tiếp cận từng ngày là người dân đă biết, biết rất rơ những ǵ “bác” làm, những ǵ “bác” để lại cho hậu thế trước nông nỗi trăm cay ngh́n đắng. Càng hiểu biết bác, hiểu biết chế độ của bác, người dân, kể cả một bộ phận người dân miền Bắc, càng thấy thương, thấy tội nghiệp cho đoàn tù, cho quân cán chính miền Nam, lớp người đă từng đem máu xương, sinh mạng để xây dựng và bảo vệ miền Nam Tự do ấm no và hạnh phúc.

Chuyến tàu thống nhất nối lại tuyến đường sắt, nhưng đă không nối lại được t́nh người, không nối lại được t́nh tự dân tộc. V́ vậy những người cán bộ công an hộ tống trên toa mới bảo chúng tôi kéo kín cửa, kẽo người dân “c̣n căm thù” sẽ ném đá vỡ đầu.

Sau ngày 30.4, tuyến đường chở ngược hướng Bắc những đoàn tù biệt xứ, cùng với hàng hàng những chuyến tàu chở đầy chiến lợi phẩm nhưng đă không làm vơi dịu được phần nào cảnh bần hàn nheo nhóc của ba mươi triệu người dân suốt 20 năm gồng ḿnh xây dựng XHCN và chiến tranh thôn tính. Thù hận vẫn thù hận. Nghèo đói vẫn nghèo đói.

Rồi t́nh thế cũng đến ngày đổi chiều, xoay ngược. Từng chuyến tàu liên tiếp chở đoàn tù xuôi Nam. Đoàn tù trở về nhận từ tấm ḷng người dân biết bao cảm t́nh nồng mặn. Khi đoàn tàu qua khỏi ga Hàm Tân, có tiếng người bên vệ đường thông báo: – Các anh về Xuân Lộc. Những người cán bộ hộ tống không bao giờ tiết lộ nơi chúng tôi sẽ đến, nhưng khoảng 30 phút trước khi tàu về đến sân ga, công an bảo vệ ra lệnh mọi người thu xếp đồ đạc gọn gàng để chuẩn bị xuống tàu. Biết được nơi đến, không ai bảo ai, mỗi người đều lấy giấy bút ghi địa chỉ gia đ́nh để báo tin cho thân nhân. Trước đó có một vài nhân viên hỏa xa đi lại trong toa. Có người đă mạnh dạn giúi miếng giấy vào tay, người nhân viên toa tàu cầm lấy, lặng lẽ bước đi. Khi tàu giảm tốc độ xuống rất chậm, một nữ nhân viên hỏa xa trạc tuổi trên dưới ba mươi đi qua, tôi đưa cái địa chỉ và nói nhỏ. – Tôi nhờ cô gửi bưu điện giùm. Cô ta mỉm cười, một nụ cười rất thiện cảm, cầm miếng giấy địa chỉ bỏ vào túi.

Khác với một số anh em phó mặc cho may rủi, riêng tôi, tôi tin lời nhắn của tôi sẽ được chuyển tới nhà. Rất đông anh em khác, hoặc được gợi ư từ nhân viên quét dọn tàu, hoặc v́ hết cách nên cứ bỏ đại vào hộc đựng tàn thuốc lá, hộc đựng rác cạnh thành tàu.

Có người ba ngày sau gia đ́nh đă lên thăm. Môt số đông gia đ́nh đến thăm sau một tuần lễ. Về sau kiểm chứng lại chúng tôi được biết tất cả những ai có miếng giấy nhắn tin đều được các nhân viên trên chuyến tàu chia nhau mang tới tận từng nhà. Gia đ́nh thân nhân của tù xin được trả tiền xích lô, tiền xăng nhưng không một ai chịu nhận.

Nhà tôi khi lên thăm cho biết có một cô mang giấy nhắn tin đến, gia đ́nh trả tiền xích lô nhưng cô ấy từ chối. Nhà tôi hỏi thăm được biết người nữ nhân viên này quê Nam Định, vào Nam năm 1977. Đó là một con người miền Bắc từng được nhồi nhét từ nhỏ ư thức căm thù Mỹ Ngụy. Nếu như toàn thể mọi người Việt Nam xóa hết được tâm lư hận thù như những người công nhân b́nh thường ấy th́ may mắn cho dân tộc biết chừng nào. Cho đến bây giờ chúng tôi không quên những ân t́nh quư báu giữa thời buổi hận thù giăng mắc ấy.



Ngậm Ngùi Bên Chân Trời Cố Quận

Xuống tàu lúc trời chạng vạng tối, chúng tôi được công an áp tải dẫn đi bộ từ Ga Dầu Giây vào tới phân trại A Xuân Lộc, một tốp rẽ vào phân trại C. Phân trại B nhốt những thành phần tù không bị đưa ra Bắc. Phân trại A tọa lạc trên vùng đất bằng phẳng rộng hàng mẫu tây. Chung quanh có tường thành cao bao bọc. Các dăy nhà giam cách nhau những khoảng sân rộng. Từ cổng chính nh́n vào là một băi đất rộng có kích cỡ một sân banh tiêu chuẩn. Cuối sân banh là một hội trường ngói đỏ có thể chứa cả ngàn người ngồi chồm hổm. Xéo bên cạnh là một dăy xà lim ngói đỏ, tường sơn trắng, được các “thế hệ” tù mệnh danh là khu Nhà Đỏ. Từ cổng gác đi vào bên phải là khu trạm xá, bên trái là khu nhà bếp. Một số bạn tù cho biết đây là khu gia binh của quân đội miền Nam hồi trước. Cho tới nay tôi vẫn chưa biết rơ, nhưng những dăy nhà xây theo kiểu cách ấy chưa hẳn đúng kiểu là một nhà tù.

Chúng tôi được bố trí vào các dăy nhà phía bên phải (từ cổng vào). Khu phía bên trái đă đông nghẹt tù được chuyển từ trại Nam Hà về cách đó mấy tuần lễ. Sau một đêm ngủ lấy lại phần nào sức lực, buổi sáng thức dậy dù đang ngồi trong hàng song sắt, tâm trạng mỗi người tù như reo vui trước ánh nắng rực rỡ ban mai của tháng Chạp miền Nam. Hết rồi những mùa đông buốt giá, gió bấc, mưa phùn; hết rồi gió núi mưa rừng, mùa hè nắng cháy, gió Lào, mùa đông đất trời âm u ảm đạm, buồn thúi cả tâm can.

Sau năm năm biệt xứ, lần đầu tiên chúng tôi mở mắt nh́n ra bầu trời miền Nam đúng vào ngày đầu năm dương lịch 1-1-1981. Vẫn màu nắng năm xưa, vẫn những tầng mây bồng bềnh thơ thới. Nh́n đất trời ḷng ai cũng như dập dồn biết bao cảm t́nh thân thuộc, nhưng cũng biết bao ngậm ngùi khi một bạn tù nắm lấy cánh cửa sắt lay mạnh rồi kêu lên:
- “Ơi đất ơi! Ơi trời ơi! Chẳng lẽ ta đâu măi thế này”?!

Trong ba ngày liên tiếp ngoài giờ cơm, cửa pḥng giam khóa kín. Đến ngày thứ tư mới được ra khỏi pḥng. Phía bên kia sân banh và khu hội trường những dăy buồng giam kia cũng khóa chặt. Lần hồi, khi thấy t́nh h́nh “yên tĩnh” trại mới mở cửa cả hai khu cho đi lao động, nhưng vẫn nguyên tắc cách ly nghiêm ngặt giữa hai khu Nam Hà và Thanh Hóa, họa hoằn đi lao động, hai đoàn tù đi ngang qua, nhận ra nhau th́ thăm hỏi đôi ba câu, cho măi tới gần một năm sau hai khu mới được qua lại gặp gỡ chuyện tṛ. Hỏi ra mới biết, Khi đoàn tù Nam Hà vừa về tới, vừa đặt hành trang xuống, lại bể nước dội mấy gàu cho mát th́ đám trật tự lại giở tṛ hách dịch ngăn cản. Thế là tù “nóng máu” phản ứng tức giận. Một người cán bộ bước tới lên giọng tự xưng “Tôi là Thượng úy” với lời lẽ xấc xược, người tù đáp lại bằng lời nói và cả bằng hành động – “Thượng Úy đánh theo Thượng Úy”.

Một trận xô xát xẩy ra. Viên Thg/úy bị mấy cú đấm vào mặt bỏ chạy, toàn trại báo động. Cả khu Nam Hà bị “giới nghiêm”, cửa khóa then cài mấy tuần lễ. “Thủ phạm” bị truy lùng. Có hai người bị bắt ...


Để đề pḥng trường hợp bạo động tái diễn, khi chúng tôi từ Thanh Hóa về đă bị khóa kín cửa ba ngày đêm, mà lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ là trại cho nghỉ ba ngày “ăn Tết dương lịch”.

Tuần lễ sau đó bắt đầu ra đồng đào đất cuốc cỏ, vun gốc những nương rẫy bắp, đậu, khoai ḿ. Sau ba hôm đi cuốc đất làm rẫy tôi được điều về tổ may. Tổ may là một ngành nghề được “ưa chuộng” trong các trại tù. Cả người tù và người gác tù đều “khoái” loại nghiệp vụ này. Người tù được vào đây, trước nhất là thoát cảnh trâu cày, chân bùn tay lấm. Thứ đến cũng được đôi chút dễ dăi khác. Đến giữa năm 1982 có quy chế mới dành tù nhân trong các tổ chuyên môn, như Trạm xá, Lâm sản, nhà bếp, tổ may được thăm gặp gia đ́nh thay v́ một tiếng đồng hồ th́ có thể ngồi suốt ba tiếng. Về sau cho gặp trong một pḥng riêng, cán bộ ngồi ngoài canh giữ. Sang tới năm 1983 th́ những ai có vợ đến thăm được ở lại 24 tiếng đồng hồ, được ngủ lại qua đêm.

Bác Lê Hoài Nam và tôi phụ trách kỹ thuật đội may ở Quảng Ninh được giao phụ trách kỹ thuật cho tổ may tại Z30A. Ở Quảng Ninh đội may có trên 40 tay thợ, may đồ gia công cho xí nghiệp. “Công nhân” trong đội may có đủ mọi thành phần, ban ngành, cấp bậc, chức vụ. Cao nhất, kể cả tuổi tác, có mấy Đại Tá như các ông Trần Bá, Nguyễn Văn Viên, các Tr/tá như Lâm Ṭng Bá, Phan Thanh Cầm... phần đông không có tay nghề, nhưng cũng đạp được bàn máy. Thế là quư rồi. Người này đỡ người kia, làm sao cho chạy việc là xong.

Tổ may tại Z30A có lúc con số cao nhất chỉ mười bốn, mười lăm người, trong đó có một số thợ tay ngang, nhưng OK. Chỉ cần bốn năm người có tay nghề kha khá là đủ đáp ứng yêu cầu. Ở đây không may đồ gia công mà chuyên trách may và sửa đồ cho cán bộ, công an, nhân viên và Ban Giám thị. Cán bộ, công an, nhân viên muốn may quần áo phải có phiếu của Ban Tài Vụ đă đóng tiền th́ tổ may mới được nhận may. Đây là hàng may đo. Nhiều cán bộ, nhân viên bỏ qua khâu “Tài vụ” đi thẳng vào tổ may, do đó mà quản giáo và tổ trưởng tổ may lắm lúc được thậm thụt điếu đóm bởi những người quyền thế! Một cái sơ mi hay quần tây khi thông qua được hai khâu Tài vụ và Tổ trưởng tổ may c̣n phải “nhờ vả, trông cậy” vào kỹ thuật viên đo và cắt may. Đẹp xấu, hay dở, nên hư là ở khâu này quyết định, v́ thế mà người phụ trách kỹ thuật cũng được “chiều chuộng, o bế ”. Cuối năm 1981 bác Lê Hoài Nam được thả về, tôi từ “phụ tá” lên hàng “chuyên viên kỹ thuật”, dưới quyền điều động của tổ trưởng.

Trước ngày chúng tôi chưa về đây, tổ may làm việc ngày tám tiếng, kể cả ngày mưa gió, các đội lao động ngoài trời được nghỉ. Khi chúng tôi về, mỗi lần trời chuyển mưa, các đội lao động ngoài đồng lục tục kéo về, tôi đề nghị tổ may sập máy, đóng cửa nghỉ. Tổ trưởng tỏ vẻ e dè, nhưng tất cả thợ ào ào tán thành, quản giáo vào bảo tôi:
- “Ai cho các anh nghỉ?
Tôi nói:
- Chúng tôi ở đây ai cũng như nhau. Các đội nghỉ, toàn trại nghỉ chúng tôi cũng phải được nghỉ như mọi người.
Quản giáo cự nự:
- Nhưng người ta lao động ngoài trời. Mưa th́ phải về.
Tôi nói tới:
- Th́ cán bộ đưa những người đó vào may, chúng tôi ra ngoài cuốc đất cho.
Thế là từ đó bỏ cái lệ từ trước, ai nghỉ th́ nghỉ nhưng thợ may vẫn phải làm, có khi luôn cả ngày cuối tuần.

Ở Xuân Lộc, đội “Lao động Tự giác” được thong thả thoải mái nhất là đội Lâm Sản. Họ được quản giáo dắt vào rừng giao cho đội trưởng, giao chỉ tiêu làm gỗ, lấy củi... và làm ǵ nữa anh em bạn tù không biết. Chỉ thấy họ được tự do đi ra đi vào dễ dăi.


Người ngoài nh́n vào những tay thợ ngồi trong pḥng may cho là “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Điều này cũng đúng ở cái nh́n chung ấy. Ở tù th́ dù làm công việc ǵ cũng có cai tù điều động, kiểm soát. Loạng quạng vẫn vào “nhà đỏ” cùm chân, bỏ đói như thường. Tại trại Z30A, tay thợ Phùng Gia Hải, Đại úy quân đội, một hôm có Th/tá Huyên, giám thị trưởng phân trại trại A đi với một Tr/úy vào tổ may, anh ta giả vờ lại ủi đồ. Cầm cái bàn ủi con gà lên (con gà là cái móc để cài nắp bàn ủi) và cố ư nói lớn cho hai cán bộ nghe:

- “Sáng nay anh nào đốt bàn ủi mà bỏ ít than quá. Con gà này chết mấy chục năm rồi, nhờ cách mạng mà giờ này nó được sống lại”.

Hai ông Th/tá và Tr/úy quay phắt lại nh́n và hỏi bâng quơ “Anh ấy tên ǵ?”, rồi bước ra khỏi buồng may. Mọi người trong tổ may chờ đợi một cái ǵ đó, một biện pháp kỷ luật chẳng hạn. đương sự tỏ ra bất chấp, anh nói:
- “Ôi ăn nhậu ǵ mấy cái đó. Cùng lắm vào nhà đỏ bốn tuần lễ. Ḿnh không nói th́ ai nói. Nói sự thật một trăm phần trăm cơ mà”.

Thế nhưng vụ đó rồi cũng qua. Có lẽ hai ông Th/tá và Tr/ úy “cách mạng” kia nghe đúng quá nhưng chỉ ghét là “nó nói khích, nó nói thẳng vào mặt ḿnh”. Không những anh thợ may Phùng Gia Hải được “phớt lờ” biểu hiện tư tưởng “phản động” mà người được thả từ nhà Đỏ ra cũng có thể vào tổ may “ẩn thân”. Đó trường hơp của Đại/úy Lưu Văn Sinh. Lưu là bạn học với tôi hai năm thời Trung học. Anh đi lính trước tôi. Năm 1964 mang cấp bậc Thiếu úy, Ngày Tướng Lâm Văn Phát làm đảo chính, do quen biết từ hồi nhỏ dưới quê, Phạm Ngọc Thảo liên lạc gặp anh tại Sài G̣n, có ghi lại h́nh ảnh. Đảo chính thất bại bị giáng cấp xuống Binh Nh́. Một năm sau được phục hồi cấp bậc, ngày tan hàng mang cấp bậc Đại úy. Anh có biệt danh là Sinh Tây Lai từ thời đi học, vào tù đến sang Mỹ vẫn bị gắn cứng cái tên “tây lai” vào tên cúng cơm. Nh́n anh rơ ràng là “tây” chín mươi phần trăm, mặc dù ba má, ông nội bà nội là Việt-Nam chính thống.

Lưu Văn Sinh nổi tiếng là tay trị “ăng ten”. Lúc ở Hoàng Liên Sơn, trong khi đi rừng chặt nứa, anh đă nhảy từ trên một mỏm đá cao xuống chỗ một ăng ten ngồi, nắm cổ áo và cảnh cáo: -“Mày c̣n làm chó săn nữa không?” rồi co cánh tay giộng hai cú đấm thôi sơn vào ngực “ăng ten” kia, đồng thời cảnh cáo: -“Nếu mày c̣n tiếp tục phản bội anh em hay về “méc” cán bộ, lần sau sẽ đi luôn không có ngày về với vợ con”.

Tại Z30A, một buổi trưa sau giờ cơm mọi người vào buồng nghỉ một tiếng, trước khi đi lao động, một ăng-ten lư sự căi cọ với một bạn tù. Lưu lên tiếng -“Yêu cầu im mồm lại cho anh em nghỉ một chút”. Tiếng căi cọ kia vẫn lên giọng như không cần biết đến ai. Lưu nhổm dậy lấy cái then cài cửa nhảy thốc tới giáng ba phát vào “cây ăng-ten”. Bị đ̣n đau, ăng-ten bung ra khỏi pḥng chạy tới cổng gác “báo cáo cán bộ” và xin được bảo vệ. Lưu bị gọi lên văn pḥng Ban Giám thị làm việc. Sáng hôm sau trước khi đi lao động toàn thể trại viên tập họp nghe quyết định kỷ luật, cùm Lưu vào xà lim bốn tuần lễ về tội hành hung người khác. Ra khỏi nhà đỏ, tôi gặp khuyên anh nên khéo léo hơn, nếu không sẽ bị cùm trường kỳ th́ nguy hiểm đến tính mạng. Để giúp bạn và cũng để được gần gũi nhau, tôi xin quản giáo cho Lưu về tổ may.

Quản giáo hỏi:
- Anh ấy có tay nghề khá không?
- Tôi bảo đảm Lưu là một tay thợ giỏi.
Quản giáo nói:
- Nhưng anh ấy vừa bị kỷ luật mới ra mà.
Tôi nói:
- Thế mới cần nâng đỡ. Chớ bị kỷ luật ra rồi không cải tạo nữa hay sao?
Tôi vừa lư sự, vừa “dụ”, cuối cùng Lưu được nhận về làm việc chung với tôi cho tới ngày hai chúng tôi được thả cách nhau mấy tháng.



Nghệ Sĩ Khả Năng
Người “Khách Hàng” Bất Ngờ.


Trước 30-4-75, Khả Năng là một nghệ sĩ hài, thường xuyên xuất hiện trên Ti Vi băng tần số 9. Anh là một Hạ Sĩ Quan thuộc ngành Tâm Lư Chiến, cùng với Phi Thoàn, Thanh Việt. Sau ngày 30 tháng Tư giới văn nghệ sĩ thuộc ngành Tâm lư chiến được cách mạng đặc biệt “ưu tiên” chiếu cố. Các thông cáo kêu gọi tŕnh diện học tập không hề nhắc nhở ǵ đến giới cầm bút và nghệ sĩ. Thành phần Hạ Sĩ quan chỉ tŕnh diện ở Phường và “học tập” tại chỗ trong 7 ngày. Thế nhưng sáu năm sau từ những nhà tù biệt xứ ngoài Bắc trở về chúng tôi biết hầu hết thành phần này đều được gom hết vào các trại tập trung.

Các nhà văn nhà báo, các nghệ sĩ sau khi được “điểm mặt” liền có một “phái đoàn” đến tận nhà đọc lệnh “mời” đi giữa đêm khuya. Từ Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Thanh Thương Hoàng, Doăn Quốc Sỹ, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Cao Sơn, Trần Dạ Từ đến Nguyễn Sỹ Tế, ..... cuối cùng gặp nhau ở trại Gia Trung.

Không hiểu v́ sao Khả Năng lại có mặt ở trại Z30A Xuân Lộc. Khả Năng xuất hiện bất ngờ, trước sự ngạc nhiên thích thú mà tội nghiệp của anh em chúng tôi. Một con người cao lớn như một vơ sĩ đô vật ở Mỹ đi cạnh hai người công an “tí hon” từ phân trại B sang, hai phân trại chỉ cách nhau một hàng rào, nhưng hoàn toàn biệt lập. Ba bóng người tương phản bước vào tổ may làm chúng tôi cùng hướng mắt nh́n ra phía cửa. Có tiếng kêu lên:
- Ồ Khả Năng! Một tiếng chào đáp lại:
- Chào các anh.
Cho tới lúc đó tôi mới nhận ra người nghệ sĩ quen thuộc ấy.

V́ thân h́nh quá kích cỡ, không có bộ đồ tù may sẵn nào mặc vừa nên anh được “ưu tiên” ngang hàng với cán bộ, viên chức được đến tổ may đặt hàng may đo. Đồ tù là loại quần áo bà ba. Muốn may cái quần cho anh phải nối dọc hai tấm vải làm một mới đủ khổ bề rộng để cắt. Anh chỉ được cấp một bộ quần áo và một chiếc quần đùi. Thời gian đó vào khoảng tháng 6-1982. Khả Năng được thả về sau bảy năm trả nợ quỷ thần.

Ngày tôi được thả về Sài G̣n, có vài lần được xem mấy màn hài do Khả Năng, Phi Thoàn tŕnh diễn trên Ti Vi. Chỉ có vài ba lần thôi, sau đó vắng bóng. Sang đến Mỹ tôi nghe tin Khả Năng vượt biên đường bộ, bị mất tích trên đường đào thoát. Đến giờ này tôi chưa biết thêm chi tiết ǵ. Như trường hợp nữ nghệ sĩ Hồ Điệp cũng mất tích khi vượt thoát bằng đường bộ trên đất Kampuchea. Có nhiều tin tức đồn đăi, nhưng trong một dịp ăn chung bữa cơm tối tại nhà hàng Cao Nguyên ở San Jose do nhà thơ Phạm Ngọc khoản đăi, người con trai của giọng ngâm Tao Đàn năm xưa ấy, Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, cho hay chính gia đ́nh cũng chưa biết đích xác về cái chết của người nữ nghệ sĩ tài hoa, bất hạnh ấy.



Nghệ Sĩ Thành Được
Và Cuộc Vượt Ngục Tập Thể Fulro


Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến một cuộc vượt ngục quy mô, của một tập thể tù cải tạo. Và có thể đây là cuộc vượt ngục tập thể đông đảo duy nhất từ xưa nay, với sự trốn thoát thành công của 23 người tù thuộc lực lượng Fulro (F.U.L.R.O).

Hồi ở trại C Lam Sơn có 27 người được cách ly tập trung vào một pḥng riêng nằm ngoại vi khu vực các buồng giam trong một đợt khai báo đột xuất, tôi có mặt trong số này. Lần đó tôi gặp một người tù trốn trại từ Hà Tây bị bắt lại là Tr/tá Nguyễn văn Đănh. Ông kể lại những ngày lẩn trốn trong rừng, lúc bị bắt và những biện pháp kỷ luật hành h́nh khi bị cùm trong hang núi. Măi về sau tôi biết thêm người đồng hành với ông trong cuộc vượt ngục bất thành đó là Th/tá Vơ văn Sỹ, hiện ở San Jose. Mấy năm sau ngày đến Mỹ tôi biết c̣n có nhiều người và nhiều cuộc vượt ngục khác như cuộc vượt ngục nổi tiếng của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Đại tá Trịnh Tiếu, đưa tới cái chết bi thảm của Dân biểu Đặng Văn Tiếp và ông Lâm Thành Văn, hay như cuộc trốn trại vượt thoát của Dương Phục, Lư Tống, Tony Đinh...

Ấn tượng sâu đậm trong tôi vẫn là cuộc vượt ngục của 23 chiến sĩ F.U.L.R.O tại phân trại A Xuân Lộc. Số người này h́nh như đă ở Z30A trước khi chúng tôi từ ngoài Bắc chuyển về. Họ gồm có 27 người tất cả đều là người Rhadé mà ta quen gọi chung là người Thượng, bị nhốt chung trong một buồng giam.

Số đông tù từ Bắc chuyển về Nam được gia đ́nh thăm nuôi tiếp tế nên bỏ bữa ăn trưa do trại “khoản đăi” bắp thay cơm. Bắp hột khô trước khi nấu phải ḥa nước vôi ngâm một đêm cho nở ra, rồi chà vỏ, đăi sạch mới hầm trong nhiều tiếng đồng hồ. Ở đây, nhiều bữa bắp mới tới lưng chừng chưa đến số ... chín, nếu nhai hết bữa ăn hai quai hàm sẽ mỏi đến tê cứng. Buồng nào cũng dư cả thúng. Các bạn tù người Thượng đến xin lấy về đem phơi khô cất giữ. Không ai để ư ǵ về việc đó. Ai cũng nghĩ là anh em ấy không bao giờ có gia đ́nh thăm nuôi nên họ đói, thế thôi. Ngày nào đến bữa ăn họ cũng đến lấy bắp dư mang về.

Sự chuẩn bị của họ thật kỹ càng và khoa học. Bên cạnh buồng giam là một cái kho để dụng cụ cuốc, cào, thuổng, xẻng, ngang dọc khoảng một mét, có cửa khóa phía ngoài buồng giam. Lợi dụng “địa thế” này ban ngày họ đục sẵn một khoảng rộng đủ để chui vào, trổ nóc sẵn rồi vá lại ngụy trang để nếu có cán bộ vào nh́n th́ cũng không phát hiện ra được. Vả lại hầu như ít khi có cán bộ vào trong buồng giam của tù. Họ tin vào cửa sắt, ổ khóa, tin vào tường cao cổng kín và tin vào “ăng-ten”. Đội tù dân tộc thiểu số này không có thứ “quái qủy” đó nên mọi việc được bảo mật tuyệt đối.

Người Giám thị trưởng của Z30A Xuân Lộc, Thượng tá Trịnh Văn Thích thỉnh thoảng mời những nghệ sĩ nổi danh của Sài G̣n trước 75 đến trại tŕnh diễn các buổi văn nghệ đặc sắc. Từ ngày chúng tôi về trại này đến ngày xẩy ra cuộc vượt ngục, chúng tôi đă được dự các đêm cải lương, ca nhạc kịch với Lệ Thủy trong vở Thái Hậu Dương Diên Nga, Hồng Nga với các màn diễu hài. Bạch Tuyết với các màn cải lương, ca cổ. Bạch Tuyết không phải đến đây một lần mà đă nhiều lần, dĩ nhiên là do lời mời của ông Giám thị. Theo tin giới thân cận của ông giám thị họ Trịnh th́ mỗi lần Bạch Tuyết đến trại Xuân Lộc tŕnh diễn đều có quà cho ông “tù trưởng”. Món quà mà ông giám thị Thích ưa nhất là một con cá lóc lớn, mấy bẹ bạc hà, me chua và rau ôm. Ông này rất thích món canh chua miền Nam. Quà đáp lễ của ông giám thị thường là bao thư. Nhiều ít, ngoài hai đương sự không ai biết. Cũng tin từ giới thân cận, ông giám thị bị tố khai thác gỗ và các loại lâm sản lấy tiền bỏ túi không chia chác cho đàn em nên bị bộ Nội Vụ “lột áo giữa sân khấu” như lời ông thổ lộ với em út. Tôi đă có đề cập vụ này ở một chương trước.

Chúng tôi cũng một lần được tham dự một đêm văn nghệ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư với các ca khúc Xây Đập Kẻ Gỗ, Đi Mô Cũng Nhớ Về Hà Tịnh, và một số bản nhạc khác của ông qua giọng ca Thu Nở. Về bài hát Đi Mô Cũng Nhớ Về Hà Tịnh, ông giải thích trường hợp sáng tác bài hát này. Nhạc sĩ cho biết quê ông ở Vĩnh Phú, nhưng ông có mười năm sống và làm việc tại Hà Tĩnh. “Cảm kích nghĩa t́nh người Hà Tịnh dành cho ông, người nhạc sĩ này đă sáng tác bài ca ấy để “đền ân đáp nghĩa” (nguyên văn lời ông).

Trước đông đảo cử tọa vừa là công an vừa tù cải tạo, loại tù mà ông biết là rất sành sơi về mọi phương diện, nhưng ông cứ thao thao bất tuyệt. Ông lên án nhạc miền Nam, nhạc vàng, một thứ nhạc kích động “nhún nhẩy” nhằm ru ngủ, đầu độc tâm hồn giới trẻ. Thế nhưng chỉ mấy phút sau lời phát biểu đó, ông giới thiệu ca sĩ Thu Nở tŕnh bày một ca khúc, trao máy vi âm cho cô ca sĩ, ông liền co hai tay, khuỵu thấp đầu gối xuống, thân ḿnh vặn vẹo theo điệu nhạc. Tôi bấm anh bạn bên cạnh, thấy chưa, tội nghiệp, chửi đó, làm đó!. Chẳng hay Nhạc sĩ Tư có là đảng viên đảng CS không? Ông phát ngôn như con vẹt.

Nói về Thu Nở, cô ca sĩ này từ sau đó biệt tích giang hồ. Mấy năm trước đó có vài lần cô cùng đoàn đến cơ quan Thiết kế Thủy Lợi tŕnh diễn văn nghệ sau đó vắng bóng cô ca sĩ này ở Sài G̣n, nhà tôi bị đuổi việc. Sang Mỹ chúng tôi nghe nói Thu Nở đă sang Mỹ và cũng có tin cô ở San Jose nhưng không thấy cô xuất hiện.

Mấy tháng, sau đêm nhạc Nguyễn Văn Tư chúng tôi được thưởng thức một đêm văn nghệ xuất sắc, “no nê” do nghệ sĩ Thành Được và nữ nghệ sĩ Ngọc Giàu tŕnh diễn trong vở cải lương trích đoạn Lữ Bố Hí Điêu Thuyền. Bảy tám năm sau, từ ngày rời Sài G̣n lê lết trong các trại tù biệt xứ nơi núi rừng heo hút, lần đầu tiên đoàn tù cải tạo miền Nam như gặp lại những người quen thân tŕu mến, như sống lại một thời tuổi trẻ rộn ràng của Sài G̣n hoa lệ. Trong âm thanh d́u dặt, ngọt bùi ấy là vị đắng thấm đậm của thân phận người tù đang trong bốn bức tường khép kín.

Nói thêm về nghệ sĩ Thành Được, sau ngày tôi được thả về, cái tin nổi bật (“vedette”) của báo chí và đài truyền h́nh Sài G̣n vụ “Thành Được bị cưỡng bức và bắt cóc” làm xôn xao trong mọi giới. Bạch Tuyết và Ngọc Giàu được đưa lên Ti Vi làm “nhân chứng”. Cả hai nghệ sĩ này đều khóc mếu máo khi kể lại lúc hai chị tiếp xúc với những người Việt Nam Tự Do tại Đức đề nghị giúp phương tiện cho hai chị tỵ nạn chính trị và đưa hai chị tới nơi an toàn. Theo lời kể th́ hai chị “bị cưỡng bức và hăm dọa”, nhưng v́ “ḷng yêu quê hương” và t́nh cảm gia đ́nh nên cả hai quyết liệt từ chối và “t́m kế thoát thân”. Sự thật ra sao tôi tin chắc những người can dự vào vụ “cưỡng bức và hăm dọa” nay đang sinh sống ở Đức quốc mới là nhân chứng.

Nghệ sĩ Thành Được sau mấy năm tỵ nạn ở Đức sang Hoa Kỳ mở nhà hàng. Tôi đă có dịp đến nhà hàng Thành Được lần đầu trong một dịp được hai ông bà xếp cũ của tôi (Thiếu Tướng Nguyễn Khắc B́nh) đăi vợ chồng tôi và một người bạn – anh Lê Văn Trưởng – cũng là thuộc cấp thân cận của ông bà, một bữa cơm chiều. Gặp ông chủ nhà hàng tôi có nhắc lại đêm cải lương “Lữ Bố Hí Điêu Thuyền” và cho anh hay tin về vụ vượt ngục của 23 người tù trong đêm hôm đó. Anh hứa sẽ gặp và kể cho tôi nghe thêm một đôi điều về chuyến vượt thoát nhân chuyến đi tŕnh diễn tại Đức, nhưng v́ mỗi người đều bận rộn đa đoan nên chúng tôi chưa có dịp chuyện tṛ, mặc dù cũng có nhiều lần tôi đến nhà hàng của anh và một lần gặp anh trong buổi ra mắt CD Kim Vân Kiều của Nghệ Sĩ Bích Thuận do Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn tổ chức tại Bắc California.

Trở lại với cuộc vượt ngục trốn trại của tù F.U.L.R.O, một trong những yếu tố tạo sự thuận lợi đưa tới thành công cho 23 chiến sĩ F.U.L.R.O ấy là đêm cải lương Lữ Bố Hí Điêu Thuyền của nghệ sĩ Thành Được. Đêm văn nghệ ấy quy tụ rất đông khán giả, gồm công an, cán bộ và viên chức thuộc cả ba phân trại A, B và C. Riêng tù cải tạo, tất cả phân trại A, phân trại B và C mỗi phân trại chỉ có mấy chục người được chọn cho tham dự thôi. Tổng cộng khán giả tù và người gác tù có thể lên tới trên năm trăm người. Cuộc tŕnh diễn kéo dài tới 12 giờ đêm mới chấm dứt. Số tù nhân người Thượng ấy cũng đi xem hát cũng ra về như mọi người, nhưng chỉ sau hai tiếng đồng hồ là họ quyết định chọn giờ G ngày N cho lệnh xuất phát.

Đám lính canh gác và tuần pḥng sau bốn tiếng đồng hồ thỏa thích với các màn cải lương, vọng cổ, về trại họ họp nhau bàn tán, trầm trồ rồi ngủ quên. Giữa núi rừng, đêm tối trở nên thanh vắng tĩnh mịch hơn, không có bóng người lui tới tuần tra như thường lệ, không có một âm thanh nào ngoài tiếng côn trùng réo rắt giữa canh khuya, họ bắt đầu cạy khoảng tường đă đục sẵn, đă ngụy trang từ trước ở phía bên trong pḥng giam, lần lượt từng người chui qua, trổ nóc mái nhà leo lên dùng dây đu đă chuẩn bị sẵn tuột xuống sân, phóng nhanh ra hướng bờ tường. Có người nói họ chui qua ống cống thoát nước. Có tin họ dùng dây vượt qua tường thành xi măng có một hàng rào kẽm gai, nên một đầu cuộn dây ném lên là dính. Từng người một đu sợi dây thoăn thoắt vượt qua chướng ngại cuối cùng này. Khi đă đủ con số 23 họ phóng nhanh ra b́a rừng, lặn sâu vào rừng cây trong bóng đêm trùm phủ.

Những con hổ đă thoát về được nơi giang sơn của chúng. Những đứa con của hoang vu đă được trả về với bờ khe, ḍng suối, với đời sống sơn lâm, để lại đàng sau nỗi bàng hoàng, choáng váng cho cả một hệ thống cai tù gần 500 người từ quan quân đến cả những người không trách nhiệm, không dính dáng ǵ đến biến cố đó. Ông Thượng tá Trịnh Văn Thích có lẽ bị “lột áo giữa sân khấu” như lời ông thốt ra, có thể một phần cũng do từ vụ để hổ thoát về rừng này.

Sau một đêm yên tĩnh, buổi sáng thức dậy, ánh nắng ban mai ḥa quyện hơi mát của gió ngàn sương núi lan tỏa cả bầu trời. Như thường lệ, cán bộ trực trại từ ngoài trạm gác cổng chính đi vào mở cửa từng buồng giam cho tù ra sân tập họp điểm số, xem thiếu thừa người nào không? Đội trưởng là người có phận sự báo cáo con số này với cán bộ trực trại mỗi sáng “xuất chuồng” và mỗi chiều nhập “lao xá”.

Dăy nhà giam có buồng may cách hai dăy th́ tới dăy thứ tư, nơi có cuộc vượt thoát ngoạn mục đă xẩy ra. Khi tới mở cửa buồng giam “bọn phản động” Fulro, cán bộ trực trại hoảng hốt chỉ thấy c̣n bốn người nằm yên một góc. Hai vành môi chập nhịp vào nhau một cách khó khăn, anh này lên tiếng:
- “Các anh kia đâu hết rồi”?
Có tiếng rên mệt nhọc đáp lại:
– “Nó đi hết rồi, cán bộ”.

Viên trực trại bỏ nửa chừng nhiệm vụ mở tiếp các buồng khác, vù chạy ra cổng báo cho hai người lính gác biết nội vụ. Nhận lệnh, viên trực trại trở vào khóa trái cửa buồng giam c̣n có bốn người trong đó rồi tiếp tục đi mở cửa các buồng khác. Sau khi tù xuất trại đi lao động hết, một lát sau một tốp công an từ quan đến lính kéo vào điều tra cho biết sự t́nh. Số đông tù cải tạo chỉ nghe đồn và biết là có vụ trốn trại đêm hôm đó, nhưng không ai biết cụ thể ra sao, diễn tiến như thế nào.

Bốn người ở lại có ba người đang trong t́nh trạng bệnh nặng không thể đi cùng, một người đă cao tuổi bảo đồng đội của ḿnh “Chúng mày cứ đi đi, t́m sự sống. Tao ở lại chết thay cho. Tao già rồi”. Trong số ba người bị bệnh nặng có một thanh niên trạc tuổi trên ba mươi. Anh này sau đó được dùng làm “tên tội phạm chủ mưu” cuộc trốn trại vừa bị bắt lại. Hàng ngày bị c̣ng tay dẫn ra dẫn vào khỏi trại cốt ư cho mọi người thấy là “chúng nó” bị tóm lại hết cả rồi. Đó là tên chủ mưu. Sự thật, mỗi ngày có mấy người trong tổ may được một số cán bộ đă rề rà vào tặng “hot news” để nhờ bóp cái lưng quần hay lên lai cái quần vừa được phát. Hơn một tuần lễ sau đó, có lần tôi làm ra vẻ ngây thơ hỏi một công an trẻ:
- “Đă bắt lại được hết chưa, cán bộ”?
- “Biệt tích hết cả rồi. Có hai toán truy nă đă trở về. Chim trời cá nước mà anh”.

Thông thường khi có một tù nhân trốn khỏi trại, lập tức nhiều tổ truy nă được thành lập phân phối đi tám hướng làm nút chặn và ngụy trang thường dân đóng chốt ở các trạm xe, các ngă ba, ngă tư đường, các ven lộ và tại địa phương của đương sự, kể cả quanh quẩn khu nhà ở của thân nhân người tù. Nhưng trường hợp những tù nhân người Thượng này, họ đă khuất hút ngày một xa, một sâu vào giữa khu rừng mênh mông trùng điệp. Họ như những con sóc biến hiện trong bụi rậm, các toán truy nă biết đóng chốt nơi ngơ ngách nào? Đúng là chim trời cá nước.

Quả thật đám “anh em ta, cùng mẹ cha” này đă chọn đúng giờ “hoàng đạo” thuận “thiên thời, địa lợi, nhân ḥa” nên chuyến “làm ăn” trót lọt. Tất cả những ǵ tôi ghi lại đây đều được kể lại từ miệng của những “thẩm quyền” tại chỗ vào thời gian sự việc vừa xẩy ra c̣n “tươi rói”. Đêm ấy cũng như mọi người, sau bốn tiếng đồng hồ thưởng thức văn nghệ, về tới chỗ là ngủ li b́, tôi không hay biết ǵ về những động tĩnh của đám anh em dăy nhà bên kia., măi cho tới sáng hôm sau.

Tôi được ngủ trong buồng may thế chỗ bác Nam, sau khi bác Nam được thả. Tổ trưởng là Th/ tá Huỳnh Ngọc Đường, tôi chỉ phụ trách phần kỹ thuật đo và cắt. Từ những năm trước người ngủ riêng trong buồng may là tổ trưởng Nguyễn Đ́nh Huề. Anh này là một hạ sĩ quan, nhưng không hiểu lúc đi tŕnh diện khai báo thế nào mà thay v́ “học tập” một tuần lễ tại phường khóm th́ được cho đi “học” suốt bảy năm. Tổ trưởng về, bác Lê Hoài Nam thế chỗ. Đến lượt bác Nam về, tôi vào nằm canh chừng... “kẻ gian”, không phải là tù.

Ngày tôi rời khỏi tổ may, xách cái túi đựng vài bộ quần áo, chiếc áo len bước ra khỏi cổng trại cả thân ḿnh tôi nhẹ nhỏm thanh thoát vừa mừng thoát cảnh tù đày, vừa mừng thoát khỏi những cặp mắt cú vọ, những cấu xé, những hằn học... của các cán bộ có chức sắc như trực trại, giáo dục, an ninh, thăm nuôi... khi tôi không thỏa măn với những đ̣i hỏi, ṿi vĩnh của họ.

Trong một lần thăm nuôi, quản giáo cho hay tôi được thăm riêng (nghĩa là vợ con, gia đ́nh được gặp trong một pḥng riêng, thay v́ ngồi ngoài nhà thăm tập thể). Thời gian thăm riêng theo quy định là ba tiếng, suốt cả buổi chiều. Tôi gặp nhà tôi trong pḥng riêng chưa đến một tiếng th́ cán bộ thăm nuôi kêu tôi nhận quà trở về trại. Tôi hỏi “tại sao tôi không được thăm suốt buổi chiều như quy định và như cán bộ quản giáo đă cho tôi hay”. Người cán bộ này trả lời gay gắt “Anh thi hành lệnh của cán bộ có trách nhiệm ở đây”.

Tôi xách các túi quà ra đặt ở thềm, tiễn nhà tôi một đoạn khoảng năm thước, vừa quay lưng trở lại lấy quà th́ cán bộ thăm nuôi đă đứng chờ sẵn ở cửa, gọi tôi vào pḥng lấy cớ tôi không xin phép mà rời phạm vi nhà thăm nuôi để tiễn chân người nhà, rồi gay gắt “xài xể ”, trái hẳn với cử chỉ hàng ngày tỏ ra thân thiện khi vào tổ may tiếp xúc với tôi. Tôi cứ băn khoăn không hiểu tôi “thiếu sót” điều ǵ để đưa tới sự trở mặt đó. Tôi lại nghĩ tới bản chất con người cộng sản là thế! Tôi về đến trại cả tổ may ngạc nhiên. Quản giáo cũng hỏi “tại sao vào sớm thế ”. Mấy hôm sau gặp người bạn cùng có gia đ́nh thăm riêng hôm đó, hỏi ra mới vỡ lẽ tại tôi không biết “lót tay”. Bà xă của anh bạn tôi “lót” tờ một trăm đồng mới in sau đợt đổi tiền. Có người th́ một mâm quà bánh từ nhà mang tới. Nhà tôi “hồn nhiên” như mấy cô gái Sài G̣n làm trong sở Thủy Lợi cứ ném thẳng vào mặt bất cứ kẻ nào sàm sỡ hay dốt nát mà ba hoa ra điều ta là giai cấp mới. Tôi th́ tuyệt nhiên không bao giờ nghĩ tới. Quả thật trong thâm tâm, tôi vẫn tưởng người cán bộ dưới chế độ vô sản chuyên chính, kỷ luật sắt, không có cái tṛ “đút lót” ấy.

Một lần khác, cán bộ trực trại tên Hoạt dặn tôi:
- “Lần sau gia đ́nh lên thăm anh bảo mua giùm tôi mấy mét vải trắng để tôi may mấy cái quần đá bóng nhé”. Tôi bực ḿnh nhưng cũng gật đầu - “Vâng, cán bộ”.

Kỳ thăm nuôi sau đó nhà tôi mang lên hai mét vài màu v́ không mua được vải trắng. Thời bấy giờ vải chỉ phân phối theo tiêu chuẩn đầu người hàng năm. T́nh trạng thiếu vải che thân ấy khiến trong dân gian có nhiều câu ca dao thời đại rất phổ biến. Sau ngày tôi được thả, bà chị họ tôi cùng vợ chồng hai đứa cháu, từ cao nguyên về thăm tôi, trong bữa cơm bà chị tôi nói: -“Chú biết không bên ngoài khác với trong nhà tù người ta không sợ đâu. Trên Ban Mê Thuột mỗi lần họp kiểm thảo những người nhổ trộm mấy bụi khoai ḿ hay bẻ mấy trái bắp, khi đang họp họ ngồi gật gù mặc chủ tọa và mấy người trong ủy ban nói ǵ th́ nói, tan họp bước ra sân là họ la om lên: “Bần cùng sinh đạo tặc. Không ăn trộm lấy C. chi ăn”.

Rồi Hợp Tác Xă trưng dụng trâu ḅ người ta để cày bừa, khi dắt đi th́ con vật c̣n béo mập khỏe mạnh, lúc trả về chỉ c̣n da bọc xương, đi c̣n không nổi, nói chi đến kéo cày. Thế mà cứ đêm nào cũng họp. Lúc họp ai cũng phải đến ngồi ngủ gà ngủ gật, tan họp ra về họ la lên: “Hợp ǵ? Hợp tác hợp te. Không có miếng vải mà che cái L ”.

Một thời gian sau đó, bao lâu tôi không nhớ, tôi cùng bố tôi đến thăm một gia đ́nh tập kết lấy vợ người cùng quê với tôi, có một người con đi bộ đội theo ba mẹ vào Nam. Trong câu chuyện thăm hỏi, trao đổi việc gia đ́nh xă hội, anh chủ nhà nói hồi trước năm 54 khi c̣n học Petrus Kư trên bàn học của anh ta khi nào cũng có một khung ảnh hai mặt, một phía là ảnh “bác”, mặt kia là ảnh tượng Phật. Khi nào có cảnh sát hay sở “mật thám” bố ráp th́ lật phía tượng Phật ra trước, hết bố ráp lại quay ảnh bác ra ngoài. Rồi anh nói tiếp nguyên văn:
- “Giờ này mặt thằng quỷ ấy không có trong nhà tôi” (chỉ tay lên tường, ư nói không bao giờ treo ảnh bác).

Tôi không ngờ anh chủ nhà xa lạ, mới gặp tôi lần đầu, một con người đă đem hết nhiệt huyết và tuổi trẻ hy sinh cho lư tưởng của ḿnh trong suốt 20 năm để rồi lại đổi thay đến như vậy. Anh ta nhắc lại câu ca dao mà trước đó tôi đă nghe bà chị họ tôi kể. Nhưng lần này có đổi lại hai chữ nghe có vẻ văn hoa hơn và cũng thâm thúy hơn, “độc” hơn: -“Hợp ǵ? Hợp tác, hợp te – Không có miếng vải mà che cụ Hồ ”!

Trên chuyến tàu về Nam, một lần tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nghe một nam thiếu niên hát bài “Như có bác Hồ trong thùng phi đậy nắp”. Quả thật lần thứ hai nghe bà chị tôi kể, tôi không thể ngờ nhân dân miền Nam đă nh́n ra bản chất phi lư và đă có phản ứng. Nghe đến lần thứ ba th́ quả đúng như một giảng viên “lên lớp” ở trại Long Thành trong năm đầu chúng tôi “học tập”: Chế độ Mỹ Ngụy đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Quả là tôi cứ được lặp lại những điều ngạc nhiên vô cùng lư thú.

Cũng chỉ v́ một miếng vải mà anh cán bộ trực trại đă phơi bày bản chất nhỏ nhen của ḿnh. Khi thăm nuôi vào, trong khi khám xét đồ đạc, tôi nói người nhà tôi có mua vải cho cán bộ nhưng không có vải trắng chỉ có vải màu. Ngày mai cán bộ vào tổ may lấy. Hôm sau người cán bộ ấy vào tổ may, tôi lấy xấp vải để trên đầu bàn cắt. Anh ta lại cầm lên lật qua lật lại, rồi bỏ xuống bước ra về. Chiều hôm sau trở vào đứng trước cửa buồng may hất hàm bảo tôi phải nhổ hết mấy cây cải đang lên xanh tốt, tôi trồng cạnh hàng rào mé sân. Tôi mạnh dạn đáp lại:
- “Nếu cán bộ muốn nhổ hết luống cải của tôi cùng một lúc th́ cán bộ tự làm lấy. Chưa có lệnh nào của ban Giám thị cấm tôi trồng luống cải đó”. Nghe tôi trả lời đốp chát, cán bộ ra quay ra về. Chiều hôm sau như thường lệ, hết giờ lao động nhóm thợ may lại vào một góc hội trường đá cầu lông, viên trực trại này lại xuất hiện. Những lần trước y tham gia cùng chơi, lần này anh ra lệnh đuổi tất cả ra ngoài, không cho chơi trong hội trường. Đến nước đó, nhiều anh em mới lên tiếng “càm ràm” và tổ trưởng mới mở miệng xổ tiếng “Đ.M”!



Thảm Kịch Trên Thân Phận
Những Người Tù Bất Khuất


Cách đây đúng 150 năm trước khi lên đoạn đầu đài (năm 1854), Cao Bá Quát đă ném vào mặt vua quan nhà Nguyễn những lời đầy ai oán mà cũng đầy ngạo mạn:

Ba Hồi trống giục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời!

Trong dọc dài dài lịch sử đất nước, đă có biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt dơng dạc, hiên ngang xả thân v́ đại nghĩa dân tộc. Người cộng sản với chủ trương bạo lực cách mạng, đả thực bài phong, từng ca ngợi Cao Bá Quát như một nhà cách mạng dám đứng lên mong xoay thời chuyển thế. Thế nhưng kể từ thập niên 30 đến nay có biết bao nhiêu người giàu ḷng yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp, đứng lên chống lại chủ nghĩa cộng sản, một chủ nghĩa ngoại lai tàn ác, phi dân tộc đă bị người cộng sản bức hại, đàn áp dă man. Tôi từng chứng kiến biết bao nhiêu người dân vô tội bị tù đày, bị giết chết một cách oan khiên từ thập niên 30 đến ngày chính tôi, gia đ́nh tôi là nạn nhân trong cuộc cải cách ruộng đất.

Sau 1975, từ ngày vào trại tập trung đến năm 1983, rồi sống thêm 10 năm trong cái nhà tù vĩ đại XHCN, trước khi sang Mỹ, tôi chứng kiến quá nhiều những tai họa ập xuống thân phận con người Việt Nam bất hạnh, để rồi từ đó nhiều lọai h́nh phản kháng chế độ phát sinh, phản ứng đầy tính tích cực. Đă có nhiều người, nhiều quyển sách viết về hiện trạng ấy.

Trong phạm vi hạn hẹp của hồi ức về tù cải tạo, ở đây tôi muốn kể lại những ǵ mắt thấy tai nghe về những con người đă vượt lên khỏi cái lẽ tầm thường “tham sinh úy tử ” để có những hành động phi thường, đáng để người đời sau suy ngẫm. Những con người ấy có thể chưa hẳn là những anh hùng, nhưng có thể xem họ đúng là mẫu mực của những “chính nhân quân tử” bởi như tôi vừa nói, họ đă làm được những việc phi thường, họ là thiểu số ít ỏi giữa đám đông hàng chục, hàng trăm ngàn người tù thầm lặng, an phận, thủ thân. Họ đă biểu lộ ư chí can trường trước cường quyền bạo lực để nói lên cái nghĩa khí của một anh hào, bảo toàn danh dự của hàng ngũ những người bại trận. Có những người c̣n sống, nhưng cũng có những người đă đem sinh mạng của ḿnh hiến dâng cho ư chí, lập trường và lư tưởng cao cả đó. Tôi nghĩ rằng họ xứng đáng để người đời nhắc nhở và quốc gia dân tộc vinh danh họ.

**

LÊ QUẢNG LẠC

Người tù cảm nhận được sự kinh khiếp hăi hùng nhất trong khâu lao động khổ sai có lẽ là anh Lê Quảng Lạc. Lạc làm việc cùng cơ quan với tôi. Anh nguyên là Sinh Viên Đại học Văn Khoa Sài G̣n, tốt nghiệp cử nhân ngành Xă hội học năm 1966. Anh có thân h́nh mảnh mai đúng với mẩu người “bạch diện thư sinh”. Lối nói chuyện của anh rất lôi cuốn người nghe, kể cả những lúc tŕnh bày về một đề tài lớn trước đám đông. Anh được sự cảm mến của hầu hết những bạn tù, dù quen hay lạ. Chính v́ vậy anh là người đầu tiên được phía cai tù để ư và bị bắt đưa đi khỏi buồng giam ngày 9.1.1979. Lạc bị cùm vào xà lim lần thứ nhất trong 6 tháng. Anh lại vào xà lim lần thứ hai chỉ một thời gian ngắn sau khi được xả cùm, ra khỏi xà lim trong lần kỷ luật thứ nhất. Lư do kỷ luật lần này là tội liên lạc thư tín trái phép.

Một hôm, đội 9 được gọi ra sân tập họp đi lao động sau cùng. Ra tới sân băi, đoàn tù được lệnh đứng lại, người công an trực trại bước tới bảo Lạc kéo ống quần bên chân phải lên, ra lệnh: Anh lấy giấy tờ ǵ giấu trong bít tất. Lạc cúi xuống kéo ra một xấp giấy xếp gọn bằng cái bao thuốc lá, người công an trực trại dẫn Lạc đi “làm việc”. Đoàn tù tiếp tục đi lao động. Lạc bị cùm tiếp ba tháng lần thứ hai về tội liên lạc thư tín ra ngoài. Mặc dù thư chưa gửi c̣n để trong người, đă được một ăng-ten báo cáo.

Được thả ra trở về sinh hoạt trong đội trừng giới, dưới tay tổ trưởng Huỳnh Trung Tr. Vừa ra khỏi xà lim ngày hôm trước, hôm sau phải đi lao động. Lạc phải đứng trong hàng để chuyển theo dây chuyền những tảng đất xắn vuông vức từ 30 đến 40 phân, nặng trung b́nh trên 5kg. Trong giờ nghỉ 5 phút, Lạc nói với tôi -“Thằng Tr. nó ép kiểu này chắc tôi chết mất thôi”. Và anh nhờ tôi xin quản giáo cho anh được nghỉ một ngày để tắm giặt. Nhờ đội trưởng, tổ trưởng th́ nhất định là không bao giờ được cả. Tôi được tiếp xúc với quản giáo thường hơn, v́ đám cán bộ biết tôi có nghề cắt may từ Quảng Ninh nên thường hay làm quen để nhờ tôi may hay sửa đồ áo.

Quản giáo là người thường nhờ cậy tôi nhiều hơn cả. Cuối giờ, khi sắp hàng về, tôi lại nói với quản giáo:
–“Thưa cán bộ, anh Lạc vừa ở kỷ luật về, anh ấy c̣n yếu lắm; hơn nữa anh ấy cần giặt giũ tắm rửa, xin cán bộ cho anh ấy ngày mai được nghỉ lao động một ngày”. Quản giáo nói với tôi, -“Ừ, nói với anh Lạc ngày mai nghỉ đi”. Rồi quay sang đội trưởng: -“Anh Măo, ngày mai để anh Lạc nghỉ một ngày cho anh ấy tắm giặt”. Đội trưởng vâng dạ, nhưng nh́n xéo sang tôi tỏ ư trách cứ tôi “qua mặt” anh ta.
Một buổi chiều trong tuần lễ sau, đội được giao mấy đám ruộng nước. Thay v́ trâu cày th́ tù phải cuốc xới. Lội xuống, nước ngập đến gần nửa ống chân, đứng giàn hàng ngang cuốc tới. Sau hai tiếng đồng hồ, được nghỉ 5 phút, Lạc lại ngồi cạnh tôi và anh Nguyễn Văn Mai, sắc mặt tái xanh, mệt nhọc. Anh Mai và tôi lại gặp Huỳnh Tr.Tr. đề nghị:
- Hai anh em tôi xin cuốc luôn phần của anh Lạc, đề nghị anh để cho anh Lạc nghỉ. Anh ấy yếu lắm.
Tr. trả lời: -“Phần ai nấy làm. Các anh làm thêm phần người khác sẽ giảm năng xuất lao động”.

Hết mấy phút phù du ngồi thở dốc, Lạc tiếp tục cầm cuốc bước xuống ruộng, vừa cuốc xới được một khoảng chừng hơn một thước vuông th́ lảo đảo, người đứng bên cạnh đỡ lấy anh, d́u tới bờ ruộng đặt nằm dài xuống trên bờ đất lởm chởm. Hết giờ anh được d́u về và hôm sau báo cáo bệnh xin nghỉ ở nhà.

Đi lao động về, tôi vừa nhận phần cơm vào th́ Lạc vẫy tôi lại. Tôi ngồi bên cạnh anh, Lạc như biết trước, anh nói lời trăn trối với tôi:
-“Chắc tôi không sống nổi. Nếu tôi chết, anh lấy quyển tự điển Webster’s tôi để trong xách thằng Cương, anh giữ lấy ngày nào anh về đem đến cho gia đ́nh tôi làm tin. Anh Lê Đ. Kh. từ chỗ nằm bước lại thăm Lạc. Hai anh em tôi nói với Lạc và cũng như là lời đề nghị để xin cán bộ cho Lạc đi trạm xá. Huỳnh Trung Tr. ngồi ăn ở sàn trên nói to lên, -“Nhà giàu đứt tay ăn mày đổ ruột. Chỉ cảm chút sơ sơ mà om lên”.
Tôi bất b́nh trả lời Tr. – “Anh không phải là thầy thuốc, không chuyên môn, anh nên im đi, đừng tác động vô trách nhiệm kiểu đó”. Tr. im lặng.

Đến 1 giờ 30 chiều quản giáo vào dẫn đội đi lao động, tôi và anh Kh. bước lại chỗ anh đội trưởng ngồi, đưa đề nghị:
–“Anh Măo ạ, anh xin cán bộ quản giáo cho anh Lạc đi trạm xá, chúng tôi thấy anh ấy bị đau nặng lắm rồi”. Đội trưởng lại xin quản giáo, và Lạc được anh Trương Bảo Cương là người em kết thân trong tù cơng sang trạm xá. Tối hôm đó Lạc được xe xúc cát chở đi và anh trút hơi thở trên đường, trước khi tới bệnh viện thị xă Thanh Hóa.

Năm 1996 Có hai vợ chồng người em gái của Lạc ở Nam California và một người em từ tiểu bang North Carolina đến gặp tôi, để muốn biết về nơi chôn cất mong t́m được mộ của Lạc. Một cô em gái khác, bút hiệu Hoàng Duy có bản nhạc phổ bài thơ “Lạc Đă Đi Rồi” trích trong tập Tiếng Hờn Chiến Mă của Song Nhị. Rất tiếc là khi Lạc mất chúng tôi nằm trong tù, hoàn toàn bị cách ly và giấu biệt nên chỉ biết qua những thông tin x́ ra từ cán bộ hoặc đám tù h́nh sự mà thôi. Trường hợp Lạc không ai biết ǵ hơn, ngoài cái chết cô đơn lạnh lẽo của anh.

Khi hết hạn kỷ luật lần thứ hai, sau ba tháng được thả về đội, Lạc kể cho tôi biết anh viết hai lá thư, một gửi cho ông cụ thân sinh của anh ở Sài G̣n (đường Nguyễn Văn Thành, Gia Định) và một gửi cho vợ (cưới trước 75 chưa có con) đang ở Mỹ tên là Nghiêm Thị Lẫm. Có họ hàng gần với ông Nghiêm Xuân Thiện, đảng Dân Chủ Xă Hội, ngoại vi của Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội.

Lạc cho tôi biết nội dung lá thư viết cho ông cụ thân sinh của anh. Tôi c̣n nhớ nguyên văn những câu Lạc kể: “Bố Mẹ đừng bao giờ lo lắng. Bố chuyển lá thư, và nói với vợ con cứ yên tâm. Chúng con ra đi v́ lư do chính trị th́ chúng con cũng sẽ trở về bằng giải pháp chính trị. Ngày đó phải đến”.

Xin thắp nén hương ḷng bái tạ anh linh người bạn tù Lê Quảng Lạc đă trao gửi, chia sẻ với tôi nhiều tâm sự thầm kín nhất của anh. Anh đă tiên liệu vấn đề vô cùng chính xác. Tiếc rằng định mệnh không cho anh tồn tại để cùng cất cánh bay cao đến bầu trời Tự do qua giải pháp chính trị mà Đặc sứ Hoa kỳ Robert Funseth kư với Hà Nội ngày 30 tháng 7-1989, đưa tới việc thả hết tù cải tạo và h́nh thành chương tŕnh HO.

Trong chỗ riêng tư, Lạc c̣n nói với tôi:
- Anh nói với anh em đề pḥng thằng Ch. Những ǵ tôi bàn bạc với nó, Ban Năm (Th/tá Năm Giám Thị trưởng phân trại A) nói lại cho tôi nghe hết. Ch. cũng như trường hợp T. và C. mà Lạc kể trong nhóm bị kỷ luật sau một thời gian đă “hợp tác” với cai tù để đái công chuộc tội.

Lạc ra đi để lại nỗi tiếc thương sâu đậm trong ḷng tất cả những người tù cùng trại với anh. Khi tôi có ư định ghi lại đôi ḍng về những người tù bất khuất, một số anh em đề nghị người đầu tiên tôi nên viết là Lê Quảng Lạc.

 

NGUYỄN ĐỨC ĐIỆP

Có tin một quyển sách viết về Nguyễn Đức Điệp đă được ấn hành tại California. Tôi cố t́m nhưng không biết tác giả quyển sách ấy là ai? Sách có bán ở tiệm nào? Tôi hỏi một vài tiệm sách ở thành phố tôi cư ngụ nhưng không có.

Tôi không biết ǵ nhiều về nhân vật này, ngoại trừ đoạn cuối cuộc đời của anh trong thời gian anh bị kỷ luật, bị cùm liên tục cho tới chết tại trại Z30A Xuân Lộc. Lúc mới từ Thanh Hóa chuyển về, những anh em tù cải tạo ở Z30A nói cho tôi biết, anh Điệp là một điêu khắc gia, chuyên khắc tạc tượng Chúa và Đức Mẹ tại miền Tây. Sau 1975, anh bị bắt bởi hành động đọc bản tuyên ngôn đ̣i hỏi nhân quyền trước nhà thờ Đức Bà, Sài G̣n.

Vào trại anh quyết liệt chống đối chế độ lao động khổ sai và đ̣i hỏi được đối đăi theo quy chế dành cho tù chính trị. Anh bị cùm từ trước khi chúng tôi từ Thanh Hóa chuyển về (tháng 1-1981) cho đến ngày anh qua đời. Bạn tôi, anh Lưu V. S. từ Nam Hà chuyển về Xuân Lộc trước tôi có nhiều dịp gặp anh Điệp. Anh Lưu cho tôi hay chính anh Điệp thổ lộ anh ấy quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, Trung úy Hải quân.

Trong dịp Tết âm lịch 1982 anh Điệp được xả cùm ba ngày, đưa ra khỏi xà lim, về ở chung trong một đội lao động cạnh buồng giam cùng dăy với buồng may. Nhân lúc anh ấy ra múc nước từ một cái bể cao, tôi đến gần kéo nước giùm anh, nhưng cốt ư được trao đổi vài câu chuyện với anh.
Tôi chào và nói với anh:
– “Anh yếu lắm anh Điệp ạ. Xin anh suy nghĩ lại, mọi người ngưỡng mộ tư cách và nghĩa khí của anh. Tôi ngưỡng mộ anh, v́ vậy tôi xin góp ư anh nên đấu dịu với tụi nó để sống, nếu cứ như thế này măi chúng nó sẽ giết anh. Sức người không thể chịu đựng măi trong ngục tối từ năm này qua năm khác với mỗi bữa ăn một nắm cơm và nước muối.

Anh ấy có vẻ ngờ vực trước một người xa lạ đến tỏ lộ tâm t́nh. Sự ngờ vực cảnh giác là rất chính đáng. Thiếu ǵ những “ăng-ten” đến mồi chài để báo cáo. Thấy anh có vẻ không quan tâm đến lời tôi, tôi nói:
- “Anh cứ tin tôi. Tôi biết quê anh ở Quỳnh Lưu, tôi cùng quê với anh”. Tôi nói dối quê tôi ở Thanh Chương, cùng dân Nghệ Tĩnh. Nghe tôi nói “quê anh ở Quỳnh Lưu” anh ấy như ngạc nhiên, giật ḿnh quả quyết, trả lời tôi “Không, quê tôi ở Cần Thơ, không phải Quỳnh Lưu”. Tôi nói như năn nỉ “Xin anh tin tôi. V́ cảm phục anh, tôi nói với anh bằng tất cả tấm ḷng. Tôi ở bên tổ may. Anh có thể hỏi những người khác để biết về tôi”. Anh ấy đáp lại: “Cảm ơn anh. Con đường chúng ta đi c̣n dài, nhưng sẽ đến”. Lời nói và cách nh́n của anh lúc ấy tỏ ra thông cảm, bớt điều nghi ngại.

Một lần tổ may mua một con heo bệnh của cán bộ làm thịt, tôi xin một tô cháo ḷng bâng sang mời anh ấy, anh nhận làm tôi rất vui. Sau ba ngày Tết anh lại bị đưa vào cùm trong xà lim như một tử tù. Thỉnh thoảng anh em trong tổ may nh́n ra thấy anh bị dẫn đi băng qua sân banh, mặc bộ đồ tù bạc trắng, mái tóc bạc phơ thân h́nh khẳng khiu tưởng chừng chỉ một cơn gió nhẹ là có thể thổi bay. Nghe nói anh được dẫn xuống nhà bếp nhặt rau, rửa ráy, dọn dẹp nhưng anh phản đối. Anh cho đó là một h́nh thức khổ sai, trái với quy chế dành cho tù chính trị. Anh lại bị đưa vào xà lim cùm tiếp.

Tôi không nhớ rơ ngày tháng năm anh qua đời, nhưng tôi biết và nhớ rơ những chi tiết cụ thể qua lời kể của một người trong cuộc. Theo lời kể đó th́ v́ bị cùm trường kỳ, thiếu ăn, thiếu nước uống, thiếu vệ sinh, bị suy dinh dưỡng, bệnh không có thuốc, dần dần anh bị kiệt sức. Người tù hàng ngày đem cơm cho anh đă báo cáo lên cán bộ trực trại yêu cầu phản ảnh lên ban Giám thị, nhưng bị làm ngơ. Đến khi thấy t́nh trạng không c̣n thuốc chữa mới đưa anh ra trạm xá. Hai ngày sau anh trút hơi thở cuối cùng. Vợ anh từ Cần Thơ được báo mộng, hai ngày sau xách hai ổ bánh ḿ, vài ba trái cam và chút ít quà bánh tới trại A Xuân Lộc t́m gặp chồng. Chị đến nơi lúc 11 giờ sáng ngồi chờ đến ba giờ chiều, người cán bộ thăm nuôi vẫn nói với chị “chờ Ban Giám thị giải quyết”. Gần xế chiều một cán bộ từ cơ quan ra gặp đề nghị cán bộ thăm nuôi giải quyết dứt khoát cho chị ấy về kẽo tối. Sau cùng, thay v́ cán bộ thăm nuôi, một Tr/úy công an lại gặp chị Điệp nói nhỏ nhẹ an ủi và cho biết “Anh Điệp đă chết rồi”. Vừa nghe xong, chi ấy thốt lên “Ai giết chồng tôi” rồi ngất xỉu. Phải kêu người trạm xá ra chích một mũi thuốc hồi sinh. Gần một giờ sau, chị ấy tỉnh lại, người Tr/úy công an dẫn chị Điệp ra viếng mộ chồng và hứa “bất cứ khi nào gia đ́nh muốn đưa anh Điệp về, chị cứ gặp em (cho biết tên), em sẽ giúp chị”.

Cũng theo lời kể, trong một buổi họp toàn thể, người cán bộ này có đặt vấn đề cần xem lại biện pháp kỷ luật đối với “phạm”. Biện pháp kiên giam không thể áp dụng trong nhà kỷ luật, v́ đă có quy định “phạm” chỉ bị cùm tối đa mỗi lần là 14 ngày. “Chúng ta có trách nhiệm về cái chết của anh Nguyễn Đức Điệp”, theo nguyên văn lời kể. Khoảng hai năm sau đó viên Tr/úy cán bộ này bị lột áo cho về vườn.

Tất cả những ai từng ở tù chung trại, từng gặp gỡ, từng quen biết Nguyễn Đức Điệp đều cảm phục và thương tiếc một con người đă lấy sinh mạng của ḿnh để chứng tỏ cho những con người cộng sản thấy được nghĩa khí của một người chiến sĩ Quốc gia bất khuất.

 

NGUYỄN MẬU

Nguyễn Mậu nguyên là phụ tá lănh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Vũ Hồng Khanh. Ông là một con người của biểu tượng chí khí cách mạng, là bậc thầy đối với mọi lớp tuổi trong trại tù ở Thanh Hóa. Cộng sản xem ông như một kẻ ngoan cố nhất, một mối đe dọa về những xáo trộn trong mọi thời gian. Đám công an, cán bộ lại càng tỏ ra khó chịu khi nghe nhiều bạn tù gọi ông là thầy và xưng con. Ban Giám thị trại giam không t́m được bằng chứng nào để trừng trị con người “ngoan cố” đáng ngại Nguyễn Mậu, để răn đe và để ngăn chặn mầm mống đấu tranh cứ như sẵn sàng bộc phát. Họ lấy cớ ông báo cáo bệnh nghỉ lao động mấy ngày, lập thành một hồ sơ gồm nhiều tội trạng khác như chống đối chính sách của đảng và nhà nước, trốn tránh lao động, tuyên truyền sai lạc chủ trương đường lối cải tạo của nhà nước CHXHCNVN. Ông lănh bản án thi hành kỷ luật, nằm xà lim trong ba tháng.

Ông được thả sau 13 năm, cùng đợt “xả trại” sau khi Hà Nội kư bản hiệp định thả tù cải tạo và cho tái định cư tại Hoa Kỳ. Về Sài G̣n ông được “cấp” một pḥng, cho tá túc trong ṭa buyn-đinh gồm 37 pḥng của ông trước Chợ Tân B́nh. Ṭa buyn-đinh này bà Nguyễn Mậu đă phải “bằng ḷng hiến” cho nhà nước để đổi lấy cái passport xuất cảnh. Căn biệt thự của ông th́ đă bị tay Trưởng công an chiếm đoạt và cư ngụ.

Những năm 1989 -1990 chúng tôi thường gặp nhau tại nhà anh bạn L.Đ. Kh. ở đường Phan Thanh Giản, Q. 10 Sài G̣n. Lần nào cũng có sự hiện diện của “ông thầy”. Tuổi đă ngoài thất thập. Sức khỏe ông không được tốt. Có lần sau vài ly Maxim (rượu Cognac nhập nguyên thùng, đóng chai tại VN), mặt ông tái xanh, chân tay lạnh ngắt phải đỡ vào buồng xức dầu cạo gió. Ông không có ư định đi theo chương tŕnh HO. Năm 1990 ông sang Canada thăm vợ con, rồi trở về. Ông đang làm đơn xin được trả lại căn biệt thự bị tịch thu vô cớ của ông. Nhưng Trời không chiều ḷng người, sau nhiều năm lao lư, đói khát bệnh tật thiếu thốn thuốc men, tuổi già lực cạn, ông ngă bệnh rồi qua đời, bỏ lại tất cả mọi ước mơ hoài băo mà suốt cuộc đời ông dấn thân phụng sự.

Ngày ông lâm bệnh nặng, người con gái của ông từ Canada về săn sóc thuốc men. Hai ngày trước khi qua đời một người bạn tôi đến thăm ông, ông kêu kéo ghế lại gần để chuyện tṛ. Như để trút hết nỗi ḷng, như để trao gửi lại những người đi sau lời căn dặn. Ông nói về một đất nước Việt Nam, một thể chế dân chủ tự do sau này. Ông bày tỏ điều ông hân hoan không thể ngờ trước sự sụp đổ dây chuyền của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu.

Đi tiễn đưa và tham dự đám tang của ông có rất đông người, nhưng một nửa trong số đó là công an mặc thường phục. Tất cả mọi động tĩnh của đám tang đều được họ theo dơi chặt chẽ và sẵn sàng ra tay nếu có biến. Mọi người đều biết nhưng không ai lấy làm quan tâm. Tất cả anh em, thân thuộc dành trọn mối tưởng tiếc cho người ra đi. Một cảm xúc trào dâng mănh liệt, khiến nhiều người chực tràn nước mắt khi người con gái của ông, một Việt kiều lưu cư ở Gia Nă Đại trước khi bỏ nắm đất vĩnh biệt người cha thân yêu, cô lên tiếng:

“Xin vĩnh biệt Ba. Xin cầu chúc anh linh Ba an nghỉ nơi cơi vĩnh hằng. Xin Ba phù hộ cho dân tộc Việt Nam. Từ nay không c̣n ai có thể quấy rầy, bắt bớ, hành hạ, tù đày Ba nữa”. Lời nói của một phụ nữ, của một đứa con tiễn biệt người cha cất lên như thế chứng tỏ ông đă để lại cho các thế hệ sau ông, từ con cháu trong gia đ́nh một truyền thống cách mạng và ḷng yêu nước nồng nàn.



HUỲNH VĂN LƯỢM

Một trường hợp rất thương tâm khác, xẩy ra thật bất ngờ với mọi người. Tôi đă từng ở chung pḥng giam với anh – Trung Tá TQLC Huỳnh Văn Lượm. Sau mấy năm đến Mỹ, tôi được những nguời chứng kiến kể lại, trong đó có Trung Tá Nguyễn Mộng Hùng, (tên thường gọi Hùng Xùi). Anh Huỳnh và anh Ng. M. H. là một cặp thân thiết, gọi nhau tao mày, ăn chung, cùng làm trong đội nhà bếp, ngủ chung buồng với tổ may. Anh Huỳnh có ngón đàn Guitar khá điêu luyện. Đêm đêm anh thường ôm cây đàn chơi những bản nhạc cổ điển. Từng nốt nhạc trầm buồn búng ra từ cây đàn, trong cái im lắng của màn đen đêm đêm. Tôi vẫn h́nh dung được nơi anh, con người khỏe mạnh, cao lớn, phong độ, mực thước, trầm lặng như có nhiều ẩn chứa trong cuộc sống nội tâm.

Một sự rất t́nh cờ, một hôm trên đường phố Sài G̣n, tôi gặp người cán bộ tên D. mà tôi biết mặt nhớ tên làm việc tại trại Z30A. Tôi chào hỏi theo phép lịch sự xă giao, không ngờ người cán bộ kia lại tỏ ra vồn vă thân mật, mời tôi vào quán cà phê. Lúc đầu tôi thoáng có ư nghĩ không đẹp về anh ta. “Lại mồi chài ǵ đây”. Tôi sờ túi và nhớ ra c̣n có tiền trả cho hai ly cà phê và bánh ngọt, nên yên tâm bước vào. Anh CA kéo ghế mời tôi ngồi, tôi lại càng nghĩ không hay về cử chỉ đó. Tôi gọi hai ly cà phê sữa đá, hai điếu thuốc “có cán”. Tôi hỏi: “cán bộ dùng ǵ nữa không”? Anh ta đứng dậy bước đến quầy hàng bâng lại bốn cái bánh Pâté Chaud đặt xuống bàn rồi quay lại quầy trả tiền. Tôi bước tới với ḷng hối hận, pha lẫn chút ngại ngùng, chút xấu hổ v́ đă nghĩ không đẹp về một con người chỉ v́ cái thành kiến và nhận xét chung chung. Tôi nói:
- “Cán bộ để tôi trả tiền”. Anh ta gạt tay tôi ra và nói:
- Anh mới ra (ư nói mới ra trại) c̣n khó khăn để tôi trả.
Tôi trở về bàn bâng ly cà phê uống với nhiều ư nghĩ tương phản, hỗn độn trong đầu. Người cán bộ tên D. trao cho tôi cái bánh, anh ta cầm một cái vừa ăn vừa móc trong cái cặp nội hóa ra một xấp giấy, rồi lấy ra mấy tấm ảnh cho trao cho tôi xem. Tôi ngạc nhiên không biết anh ta đang “làm cái tṛ ǵ”. Anh ta ngước nh́n và hỏi tôi:
- Anh có biết anh Huỳnh Văn Lượm không? Tôi trả lời:
- Tôi biết. Anh ấy ở đội nhà bếp, ngủ chung buồng may với tôi. Tôi vừa nói vừa xem mấy tấm ảnh. Tấm ảnh chụp một xác chết bó đầy bông g̣n trắng xóa, một tấm khác chụp nửa người trong tư thế lật ngửa, từ nửa ngực trở lên, lấy rơ khuôn mặt. Sau khi nghe nói đến tên Huỳnh Văn Lượm, tôi nhận ra nét mặt anh ấy th́ người cán bộ nói: Anh Lượm đấy. Rồi anh ta kể cho tôi nghe chuyện ǵ đă xẩy ra.

Một buổi sáng như thường lệ đội nhà bếp phân chia công việc xong, việc ai nấy làm. Người vo gạo, người chụm ḷ, người gánh nước, người chẻ củi... đến khoảng 9 giờ sáng những bếp ḷ đă đỏ rực than hồng, lửa ngọn bừng bừng đỏ rực, các chảo nước bắt đầu sôi, mỗi lúc một reo lên sùng sục. Anh Lượm là người phụ trách khâu nước uống. Anh chọn một chảo nước do chính anh đun sôi, anh bước lên mặt bằng ḷ lửa, nh́n chảo nước rồi b́nh tĩnh ngồi xuống, nghiêng người xuống nằm lăn vào, nước sôi ngập toàn thân. Người bạn tù đằng kia nghe tiếng động, nh́n thấy, la lên. Hai ba người chạy lại cấp cứu. Một anh nắm lấy hai chân kéo ra, làm cả thân ḿnh anh ch́m vào chảo nước đang sôi. Khi kéo ra khỏi chảo, nạn nhân đă bị luộc chín mất rồi. Nạn nhân được chở vào bệnh vịên Chợ Rẫy “cấp cứu” nhưng thực ra là để làm thủ tục khai tử mà thôi.

Người cán bộ này đến bệnh viện lấy hồ sơ khai tử về đi ngang qua, tôi gặp và nhờ đó tôi biết thêm một thảm cảnh, một bi kịch trên thân phận người tù cải tạo.
 


LÊ QUỐC HƯNG

Lê Quốc Hưng hay Lê Phúc Hưng tôi không nhớ rơ chính xác cho lắm, nhưng Hưng là tên anh th́ không thể nhầm lẫn. Anh là một Đại úy Bộ Binh. “Đơn vị” sau cùng là... trại giam Z30A. Khi đoàn tù chúng tôi từ Thanh Hóa về Nam th́ anh không c̣n ở Z30A nữa. Anh đă được chở đi cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy trước đó. Tôi không ở chung buồng, chung dăy với anh, không quen biết và cũng không hay biết ǵ về anh, về những việc “tày trời” anh làm, cho đến khi Ban Giám thị trại Xuân Lộc bủa đi t́m anh để trao Giấy Ra Trại từ Bộ Nội Vụ ngoài Hà Nội gửi vào.

Lại một bất ngờ đến với tôi khi người cán bộ tên D. t́m đến gặp tôi. Trong trí tôi chưa quên lần t́nh cờ tôi gặp và được anh ta đăi cà phê bánh ngọt, nhưng quư hóa là những tấm ảnh tôi được xem về “đoạn phim” kết liễu cuộc đời của người tù – Trung tá Huỳnh Văn Lượm. Lần này D. t́m đến nhà tôi, điều mà tôi không hề nghĩ tới, mặc dù có lúc nào đó tôi đă có lời mời đăi bôi, chiếu lệ. Gặp tôi, sau mấy lời chào hỏi, D mở lời ra vẻ có cái ǵ đó gấp gáp lắm, hệ trọng lắm.

- “Em nhờ anh giúp em việc này được không? “Em không quen ai và em nghĩ là anh có thể giúp em được”.
Tôi hỏi lại:
- “Mà giúp cái ǵ? Chuyện ǵ cán bộ cứ nói đi”.
Cán bộ D. hỏi tôi
– “Anh có biết anh Hưng không”?
Tôi hỏi lại “Hưng nào? Ở đâu”?

Người cán bộ kể cho tôi nghe câu chuyện:
“Anh Hưng trước đây cũng ở trại A. Anh ấy có người chị ở đường Tôn Thất Thuyết, Quận Bốn. Bố vợ anh ấy ở đường Lê Hồng Phong (đường Pétrus Kư, bến xe miền Đông) quận Mười. Cách đây hơn ba bốn năm anh ấy tự tử được đưa đi bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Hai cán bộ, một của trạm xá và một trực trại sau khi làm xong thủ tục nhập viện, giao anh ấy cho bệnh viện xong ra về và cứ nghĩ là anh ấy coi như đă chết, v́ hết phương cứu chữa nên từ đó quên hẳn đi. Nay Anh ấy vừa có Giấy Ra Trại, Ban Giám thị lục hồ sơ mới biết là anh Hưng đi bệnh viện đă mấy năm không thấy trả về cũng không có giấy báo tử. Bây giờ phải đi t́m gia đ́nh anh ấy để biết anh ấy sống chết ra sao? Để trao giấy ra trại Bộ mới gửi vào.

Nghe câu chuyện có vẻ khá hoang đường, tôi ái ngại dính vào những chuyện mập mờ kiểu đó nên vừa như để góp ư vừa để chạy làng:
- Sao cán bộ không hỏi bệnh viện Chợ Rẫy xem hồ sơ lưu trữ bệnh nhân th́ biết ngay. Anh ấy tự tử cách nào cán bộ biết không? Bây giờ đi t́m anh ấy để bắt lại hay để làm ǵ? Cán bộ có giấy ra trại của anh ấy không?
Cán bộ D. mở cặp lấy tờ Giấy Ra Trại đưa cho tôi xem. và như người bỏ dở câu chuyện, anh ta kể tiếp:
“Anh Hưng không biết do hoàn cảnh nào tác động đă tự tử đến ba lần. Lần thứ ba là lần chở đi bệnh viện Chợ Rẫy. Lần đầu tại hiện trường lao động anh ấy nâng một tảng đá thẩy lên cao rồi đưa đầu vào hứng. Tảng đá rơi trúng đầu, anh ấy bị thương, bị ngất đi một lúc nhưng sau đó tỉnh lại, không phải chở đi viện. Lần thứ hai anh ấy phóng người, đút đầu vào ḷ lửa ở nhà bếp, nhờ có người trông thấy kéo ra kịp nên chỉ bị cháy tóc và cháy quăn hai vành tai thôi. Lần thứ ba mới nặng mà không biết anh ấy tự làm hay bị người khác hăm hại.

Một buổi sáng sau khi đội tập họp đi lao động không thấy anh ngủ dậy, đội trưởng báo cáo “một vắng mặt, bị đau”, cán bộ trực trại vào bảo người trực buồng đánh thức dậy th́ thấy anh ấy không nhúc nhích. Lại xem kỹ thấy máu chảy ra ướt tóc trên đầu, nh́n kỹ thấy có ba cái đinh ghim lút vào trong. Một đinh dài 5cm đóng lút vào trên đỉnh đầu, hai đinh cỡ 3cm đóng lút vào hai bên trên thái dương. Khi đưa đi bệnh viện anh ấy đă hoàn toàn bất tỉnh. V́ vậy các cán bộ cứ nghĩ anh Hưng đă chết nên quên luôn.

“Em đă vào bệnh viện được xem hồ sơ rồi và ở đó họ cho biết bệnh nhân nằm điều trị sau sáu tháng b́nh phục không thấy cơ quan chủ quản đến nhận th́ họ làm giấy cho xuất viện về địa chỉ do đương sự khai. Địa chỉ đó là nhà người chị ở quận Tư. Bây giờ em cần gặp anh ấy để đưa giấy ra trại, nhưng cũng cần chính anh ấy xác minh anh ấy tự đóng đinh tự tử hay bị người khác hăm hại...”
Tôi nói một cách thẳng thắn và cương quyết:
- Tôi có thể giúp cán bộ, nhưng cán bộ phải hứa với tôi là gặp anh Hưng không phải để bắt anh ấy vào trại và phải giao Giấy Ra trại cho anh ta.
Cán bộ D. quả quyết:
- Tôi chỉ mong gặp để trao tờ giấy này xong cho rảnh nợ thôi. Anh yên tâm. Tôi không lừa dối anh đâu.
Tôi đọc kỹ đúng là tên họ anh Hưng như vừa nghe kể. Tờ quyết định mới được kư trước đó ba tuần lễ. Địa chỉ khai ở miền Tây.

Sau cùng cán bộ D. nhờ tôi đưa anh ta đến gặp người bố vợ tại nhà ở bến xe Pétrus Kư. Đến nơi chúng tôi được mời lên lầu, sau khi tự giới thiệu tôi là “bạn Hưng” và D là cán bộ đến để đưa tờ quyết định Ra Trại cho Hưng, ông chủ nhà vui vẻ tiếp chuyện. Ông cho hiết Hưng tự tử v́ buồn khi hay tin vợ chết. Vợ Hưng theo người cậu về miền Tây khai thác nghề nuôi tôm trên thuyền, bị té sông chết đuối. Và ông xác nhận Hưng hiện đang ở nơi nhà người chị ruột bên quận Tư.

Tôi và cán bộ D. đạp xe sang Khánh Hội sau khi đă sắp đặt: nếu gặp Hưng th́ tôi chào hỏi trước làm ra vẻ quen thân, tự giới thiệu tên và đội biên chế và kể tên vài ba người quen, làm sao để anh không nghi ngại, nhận ḿnh là Hưng từng ở Z30A. Sau đó mới giới thiệu người cán bộ đến gặp để đưa giấy ra trại. Nếu gặp người nhà th́ cũng nhận là bạn thân của Hưng và xin được gặp thăm Hưng.

Đúng như sắp đặt, khi tôi đến, dựng xe đạp ngoài sân bước vào thềm th́ người chị của Hưng ra chào. Tôi nhanh nhẩu: “Thưa chị, em ở trại Xuân Lộc mới được thả về tuần trước, em đến thăm Hưng. Hưng ở nhà không Chị? Hưng khỏe không? Bây giờ làm ǵ?”.

- “Mời hai chú ngồi chơi. Hưng nó c̣n bán ngoài chợ. Từ ngày ở bệnh viện về đến nay nó ủ giá sống bán kiếm sống qua ngày. Nhờ trời em nó khỏe mạnh. Hai chú ngồi chơi uống nước, tôi ra gọi nó về, gần đây thôi. Vài ba phút nó về tới”.

Bà chị đạp xe đi. Chúng tôi ngồi chờ đúng năm sáu phút sau Hưng đạp xe về. Tôi bước ra thềm cất tiếng hỏi chào vồn vă, như thể gặp lại người bạn tâm giao. Hưng cứ ngẩn ṭ te ằm ừ “bán tín bán nghi” nhưng nhận đúng là Hưng, là người tù từ trại Z30A, về nhà cách đó hơn hai năm với cái giấy xuất viện từ Chợ Rẫy. Để Hưng khỏi lúng túng, tôi nói với anh:

- Tôi báo anh một tin vui. Anh đă có giấy chính thức ra trại của Bộ Nội Vụ. Và đây là cán bộ D. người muốn gặp anh để đưa giấy ra trại cho anh.
Hưng quay sang cán bộ D. chào hỏi với vẻ ái ngại, không hào hứng như khi nói chuyện với tôi.
Cán bộ D. nói với Hưng:
- Anh có giấy ra trại của Bộ Nội Vụ. Tôi được Ban Giám Thị cử đi t́m gặp anh để trao anh giấy này. Nhưng trước khi anh kư nhận, anh phải cho tôi biết lần anh bị đóng đinh vào đầu là do anh tự làm, hay có ai phụ giúp anh? Hay là anh bị người khác hại anh? Lư do ǵ anh lại làm như vậy? Anh phải nói thật. Phải khai hết sự thật, nếu không khi chúng tôi điều tra ra, anh sẽ bị xử lư rất nặng.

Hưng đáp lại từ tốn:
- Thưa cán bộ, tôi làm như vậy v́ tôi buồn và tuyệt vọng khi nghe tin vợ tôi chết. Tôi chỉ chịu đựng khổ sở để mong có ngày về với vợ tôi, khi nghe tin vợ tôi chết, tôi không c̣n muốn sống nữa nên tôi t́m cái chết. Tôi tự ư làm. Tôi không cho ai biết và tôi không hề bị ai ám hại tôi cả. Đây là tất cả sự thật, tôi tŕnh bày với cán bộ. Nếu tôi nói gian tôi xin chịu trách nhiệm.

Cán bộ D. đứng dậy nói với Hưng:
- Đây là giấy ra trại của anh. Nhưng anh chưa được nhận bây giờ. Đêm nay anh viết bản “tự kiểm”, tŕnh bày rơ ràng tất cả sự thật ba lần anh tự hủy hoại thân thể, trưa ngày mai anh đem đến nhà người bạn anh đây, gặp tôi, tôi sẽ cho anh kư nhận Giấy Ra Trại.

Nghe D. tự ư hẹn Hưng gặp nhau tại nhà tôi mà không hỏi ư tôi trước, tôi tỏ ư khó chịu. D. biết ư liền nói:
- Anh tới đó rồi chúng ta ra quán cà phê nói chuyện cũng được. Đáng ra tôi bắt anh phải trở lại trại kư nhận, nhưng mất thời gian cho anh.
Tôi thấy cái tế nhị của D. và để Hưng an tâm, tôi nói với họ “cứ đến nhà tôi nói chuyện có sao đâu”.

Mười một giờ trưa hôm sau Hưng đến, D. đă tới ngồi chờ từ lúc hơn mười giờ. Hưng mang theo hai hộp bánh mà gia đ́nh tôi quen gọi là “Bánh Tàu”, loại bánh oản bằng bột gạo, nhân đường pha mùi trái cây rất quư vào thời điểm kinh tế XHCN đă đưa cả nước tiến đến mục tiêu vô sản chuyên chính, bần cùng hóa toàn dân, mọi người khố rách áo ôm như nhau..

Cán bộ D. đọc bản “Tự Kiểm” Hưng trao, trong khi tôi và Hưng ra ngoài trao đổi một vài câu chuyện. Tôi nh́n hai vành tai của Hưng, quả là đă có vết thẹo bị cháy. Anh ta là người Nam, tính t́nh vui vẻ dễ dăi. Thế mà trong khổ đau tuyệt vọng anh đă chọn cái chết bằng những phương cách táo bạo và rất “sáng tạo”. Nhưng có phải là số mạng không? Đâu phải muốn chết là được chết, là chết được. Với ba cái đinh đóng lút vào đỉnh đầu, vào hai bên thái dương mà vẫn sống.

Về phương diện khoa học và chuyên môn nghề nghiệp, chúng ta tỏ ḷng ngưỡng mộ tài năng của các vị bác sĩ tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Cán bộ D. đọc xong tờ tự kiểm không nói ǵ thêm, anh mở cặp lấy tờ Giấy Ra Trại đưa cho Hưng kư tên và bảo:
- Anh kư tên và đưa về giữ kỹ. Khi cần th́ xuất tŕnh, nhưng không cho bất cứ ai giữ giấy này của anh, kể cả cán bộ ở phường. Sống th́ giữ, chết th́ mang theo.

Tôi cắt bánh và rót nước trà mời họ. Trong thâm tâm tôi rất vui khi thấy một người tù trở về từ cơi chết – đúng nghĩa đen – hồn nhiên vui vẻ, trên nét mặt không tỏ ra một chút ǵ âu lo phiền muộn, hay oán trách hận thù. Và người cán bộ tên D. đă làm nhiệm vụ một cách rất lương tâm, rất t́nh người, khác hẳn với chủ trương hận thù, đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa cộng sản. Những ai từng ở tù CS khi thoát khỏi nanh vuốt của bầy cú vọ, nếu nh́n thấy thái độ của người cán bộ này, tôi tin rằng đều có cùng cảm nghĩ như tôi.

Không biết đến nay sau gần 30 năm Hưng c̣n giữ tờ Giấy Ra Trại ấy không? Anh có xuất cảnh định cư theo diện HO hay c̣n ở lại VN? Có bao nhiêu người HO đến nay c̣n giữ được Giấy Ra Trại, tờ bảo chứng của chế độ, của thời đoạn máu và nước mắt, của tai ương, thảm họa đổ ập xuống thân phận hàng trăm ngh́n gia đ́nh người tù lương tâm thời đại.

Sau buổi gặp gỡ đó cho tới nay, tôi không bao giờ gặp lại họ, cả Hưng cũng như người cán bộ kia. Tôi nghe nói D. đă bị sa thải khỏi ngành khoảng năm 1988. Dưới chế độ cộng sản không có khoảng trời dành cho hơi thở trong lành, không có đất cho những bông hoa nhân ái, t́nh người nở thắm.
 


TRƯƠNG VĂN H̉A
Người Điên Bỏ Cuộc


Trương V. H. là Đ/úy Biệt Đoàn Trưởng Biệt Đoàn CS Dă Chiến, đơn vị cuối cùng là Biệt Đoàn Bảo Vệ ṿng đai trung tâm Cải huấn Chí Ḥa. Anh là bạn học cùng trường với tôi. Từ năm 1962 mỗi người một ngả đường “sự nghiệp”, cho tới khi vào tù cải tạo mới gặp lại nhau. Ḥa là “phát ngôn viên”, dùng loa phổ biến mọi tin tức thông báo đến các dăy nhà giam toàn trại trong hai ngày đêm biểu t́nh, tuyệt thực. Anh là người bị bắt cùm vào xà lim ngay từ giờ đầu của buổi sáng giải tỏa cuộc biểu dương của tù cải tạo, không có lệnh lạc, văn bản màu mè như những trường hợp khác. Anh bị cùm 6 tháng, được thả về đội trừng giới khi thân h́nh chỉ c̣n như cây que. Anh vừa bị bệnh tật vừa buồn, càng khủng hoảng tinh thần v́ lâu ngày vắng bặt tin gia đ́nh. Bỗng một hôm cán bộ quản giáo vào dẫn đội đi lao động thay v́ “chào cán bộ” anh lại “chào bác”. Quản giáo ngạc nhiên hỏi đội trưởng. Đội trưởng lại hỏi chuyện, Ḥa cũng “chào bác”. Ai hỏi bất cứ điều ǵ anh cũng chỉ trả lời hai tiếng “Chào bác”.

Khoảng vài ba tuần lễ sau, tôi theo H. vào nhà vệ sinh đứng sát ghé vào tai anh nói: -“H. cố mà giữ ǵn sức khỏe. Anh đă phóng lao rồi đó. Anh tin tôi. Cứ nói thật cho tôi biết. Thật hay giả?”
H. im lặng mà không “chào bác” với tôi. Như vậy tôi biết là giả rồi. Tôi nói mạnh miệng hơn.
-“H. đă trót rồi cố mà theo nghe. Bỏ cuộc nửa chừng, nguy hiểm lắm. chúng có thể giết đấy. Nhớ nghe!”
H. không trả lời tôi một tiếng. Để tránh sự theo dơi tôi đi ra, từ đó ít khi tôi lại gần. Nhưng lâu lâu vẫn nh́n vào cặp mắt H. như để nhắc với anh những ǵ tôi đă nói trước đó.

Ban Giám thị, quản giáo, và đám công an cảnh vệ gác tù rất để ư trường hợp của H. Dĩ nhiên là nhất cử nhất động của H. được “Ban Tự quản” và Ban thi đua để ư ghi nhận. V́ “cách điên” của anh là không nói, là im lặng, không phản ứng trước mọi câu hỏi hay trước sự gây hấn của người khác. Nhiều lần trên đường đi đến băi lao động, đám công an cảnh vệ kéo anh xuống đường mương bên vệ đường nhấn nước. Vừa hăm dọa:
–“Mày thú thật đi, tao sẽ tha chết”. H. cũng im lặng chịu đựng và chấp nhận, không có phản ứng nào.

Có lẽ v́ nhiều lần bị những đ̣n cực h́nh đó, lại thấy không có một lối thoát nào khả dĩ, nên một hôm sau giờ lao động, đội tập họp điểm danh về trại, H. lại thú nhận với quản giáo là anh giả điên và xin nhận biện pháp kỷ luật. Hôm đó phiên tôi ở nhà trực buồng. Về tới, vừa bước vào sân, H. lại nói với tôi.
- Anh ạ, tôi đă thú thật với cán bộ rồi.
Tôi giận H. khi tôi hỏi không chịu nói thật. Tôi lại lo sợ hậu quả cho anh, nên nói câu giận dữ.
- “Giờ này th́ mới điên thật. Rồi sẽ biết”.

Anh bị đem ra đội phê b́nh, mổ xẻ, kiểm điểm suốt ba đêm liền. Cuối cùng H. nhận khuyết điểm, “sám hối” tội lỗi, chấp nhận kỷ luật. Anh chỉ bị mang bản án treo, cảnh cáo. Từ đó nếu có bất cứ biểu hiện nào là vào xà lim, không có ngày thấy ánh sáng. Anh được chuyển về Nam đầu năm 1981. Tôi được thả về trước H. Tôi có đến nhà thăm bà xă anh, có gặp mặt và nhắn gửi những lời bạn trao lại. Ngày bạn về, loan phụng đă tấu khúc ly ca. Hơn mười năm sau ngày đến Mỹ, tôi mới biết chỗ ở của bạn ở San Diego. Qua đường giây điện thoại chuyện tṛ rôm rả nhưng chưa có dịp gặp lại nhau. Một số anh em trong biến cố 9-1-79 rủ nhau một cuộc họp mặt nhưng chưa biết đến ngày nào.
 


LÊ VĂN CHÍNH

Trước năm 1975 nhiều người đă đọc Sương Biên Thùy, hay ít ra cũng một đôi lần nghe nói tới nhà thơ này. Anh vào nghiệp văn với bút hiệu Sương Biên Thùy từ năm 1958. Sau khi sang Mỹ định cư anh lấy bút hiệu Lê Mai Lĩnh. Trước năm 1975 cũng như từ sau ngày sang Mỹ anh là người cầm bút viết văn, viết báo, làm thơ... Lê Mai Lĩnh có tên trong Lưu Dân Thi Thoại, tập biên khảo 25 năm thơ hải ngoại. Tác giả Diên Nghị, Song Nhị. Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn xuất bản năm 2003. Tên thật của anh là Lê Văn Chính.

Thời làm việc trong làng báo Sài G̣n, tôi không gặp anh lần nào nhưng có đọc anh. Tôi theo dơi loạt bài “CON NGỰA GỖ ẤN QUANG VÀ THÀNH TROIE NAM VIỆT NAM” trên tuần báo Đời của Chu Tử, bút chiến với nhà văn Uyên Thao về nội dung bài báo; thách thức, tuyên chiến với những ng̣i bút “đâm sau lưng chiến sĩ”. Bút chiến với nhà văn Mặc Đỗ trên tuần báo Khởi Hành tại Sài G̣n trước năm 1975 về vấn đề “Mặc Cảm Kaki Trong Văn Học”.

Anh là Đại úy trong quân đội. Sau năm 1975 anh đi tù cải tạo ra Bắc. Tại trại Tân Lập, Vĩnh Phú, vào đêm 20/7/1979 anh đă treo cổ tự tử (nhưng được bạn tù ngăn cản kịp) sau khi viết hai lá thư, một gửi Ông Lê Duẫn, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, yêu cầu thay đổi đường lối lănh đạo, và một gởi cho Ban Giám Thị trại đ̣i hỏi cải thiện chế độ lao tù.

Sau khi chuyển về Nam, anh cùng ở trại Z30A với tôi. Anh có những bài thơ nảy lửa, được anh em bạn tù, chiến hữu ưa thích. Thơ làm xong, anh tụ tập một số bạn đọc công khai như đọc những bài tuyên cáo. Những bài thơ tù của Lê Mai Lĩnh nói lên nỗi u uất của cuộc sống bị đày đọa thể xác lẫn tinh thần của người tù cải tạo.

Người Cộng sản đă lấy miếng ăn để khống chế làm thui chột ư chí, xúc phạm danh dự và giết dần ṃn người tù lương tâm của thời đại. Sắn là món ăn chính của tù nhân. Dù là sắn, người tù cũng chỉ được cho ăn cầm hơi, được phân phát những mẩu sắn luộc không lột vỏ để chất độc ngấm dần vào cơ thể người tù. Lê Mai Lĩnh đă lột trần sự thực về sắn nuôi tù của người Cộng sản.

Một hôm sau giờ đi lao động về, các đội tù nhân đang kéo vào trại, Lê Mai Lĩnh bung ra khỏi hàng chạy ṿng quanh sân banh, vừa chạy vừa hô to: “Đả đảo cộng sản!”; “Đả đảo cộng sản!”. Đám công an trực trại và trật tự rượt đuổi theo bắt giữ. Anh được khiêng đi như người ta khiêng con heo đi làm thịt. Đem vào trong trạm xá, một công an rút súng dí vào màng tang, bảo anh – “Mày hô nữa đi!” Anh im lặng.

Ngày hôm sau anh được đưa ra trước toàn trại trong lúc tập họp đi lao động, nhận bản quyết định kỷ luật cùm vào nhà đỏ. Hết hạn cùm, được thả về tôi đến gặp thăm anh. Anh vẫn tỏ ra phong độ, với ư chí cương quyết như trước đó. Vẫn làm thơ và vẫn ngạo mạn trước đám cai tù. Tôi hỏi anh –“Sao hôm đó khi bị dí súng bảo hô mà sao anh không làm tiếp?” Anh trả lời tôi –“Lỡ nó bắn thiệt th́ uổng”.

Ngày được thả về Sài G̣n, anh thất thểu cầm cái ‘bai’ đi làm thợ hồ, không có nghề, anh làm phụ hồ, đổ mồ hôi trên những đống xi măng trộn cát. Anh tạm trú nơi nhà một người bà con trong khu cư xá Sĩ Quan Chí Ḥa. Anh đến nhờ tôi kiếm một pḥng trọ nơi khác v́ nhà người bà con đêm đêm mở đài Ti Vi Việt Cộng, nghe nhức óc quá. Gặp nhau trong hoàn cảnh ở tù ra, gặp lại mừng vui và tủi nhục trong nỗi cơ cầu, tôi chở vợ tôi trên chiếc xe đạp mini kéo anh ghé vào lề đường Kỳ Đồng uống ly cà phê đen vào một buổi sáng t́nh cờ gặp nhau. Thời gian qua đi mỗi người một ngả, sang Mỹ măi tới hơn năm năm sau tôi mới liên lạc được với anh.

Cũng ở trại Z30A có một trường hợp khác, anh Hà Thúc Thiệt, vào một buổi sáng vừa mở cửa buồng giam cho mọi người ra ngoài rửa mặt, sửa soạn đi lao động, khi sắp hàng người tù họ Hà này bung ra khỏi hàng, tay cầm một thanh củi dài cỡ hai gang tay, vừa chạy quanh nhiều ṿng sân vừa hô:
- “Đả đảo cộng sản! Đả đảo lao động khổ sai! Ta sẵn sàng giác đấu”.
Anh bị bắt vào giữ lại trong pḥng, sau đó làm kiểm điểm “v́ ức chế, v́ điên”, không bị cùm.

 

**

 

Như tôi đă nói, trong cảnh ngộ giữa chốn tù đày, đau đớn thể xác, tủi nhục tinh thần, xung quanh là hàng trăm, hàng ngàn người thầm lặng, an phận thủ thân, c̣n lại một thiểu số hoặc thỏa hiệp, hoặc công khai phản bội, những con người dám đứng ra làm cây thông reo lên cùng gió băo, chống lại cường quyền, bạo lực, chống lại những hành động áp bức, bất công, sỉ nhục danh dự con người, những kẻ đó nếu không là những anh hùng th́ cũng là những kẻ sĩ thời đại dám liều thân, chấp nhận mọi hiểm họa an nguy của bản thân để bảo toàn phẩm giá, nhân cách người chiến sĩ quốc gia.

So với hàng trăm ngh́n người tù trong các trại cải tạo từ Nam ra Bắc, số người này không nhiều, nhưng không phải là một con số không đáng kể. Tôi không thể biết hết được những tấm gương hào hùng, bất khuất ấy, c̣n rất nhiều ở những trại tù khác, ở những hoàn cảnh khác. Ở đây là những người tôi đă từng sống cận kề chung đụng, sẻ chia những vui buồn, nhức nhối với họ, những con người đă chấp nhận xà lim, chấp nhận những biện pháp tra tấn hành hạ của đám cai tù, kể cả sự an nguy cho tính mạng của ḿnh để được nói lên lẽ phải và lương tri. Tôi không thể không nhắc đến đôi ḍng về họ, nhắc không phải để tán tụng, để vinh danh mà để độc giả, để những lớp người đi sau rút ra được bài học xử thế, lấy đó làm kinh nghiệm sống, sống làm sao cho xứng đáng nhân cách làm người.

Năm 1978 khi đang ở trại Quảng Ninh, có một lần tôi nói với đại tá Nguyễn Văn Viên (đặc trách Chương Tŕnh B́nh Định Tại Phủ Thủ Tướng) rằng: “Nói thật với bác, tôi cảm thấy thật tủi nhục khi nghĩ lại trước kia tôi phải tuân hành vâng lệnh, dạ thưa những con người như thế”. Những kẻ quyền cao chức trọng, lon lá đầy ḿnh, ăn trên ngồi trốc. Thêm một số người tuy không nhiều, chỉ đếm đầu ngón tay nhưng là kẻ “nội thù”, là những kẻ phản bội, gây khốn khổ tủi nhục cho tập thể những người tù cải tạo. Có một số bạn hữu nói với tôi hăy vạch mặt những phần tử khi ở tù thuộc loại “đánh hơi”, ŕnh ṃ, ḍm ngó để báo cáo tâng công; những phần tử công khai, ra mặt cộng tác với cai tù, với ban giám thị khống chế hành hạ anh em, khi ra hải ngoại lại xông xáo tham gia hội đoàn này, tổ chức nọ, lại chường mặt ra làm đại diện với chức vụ này, chức vụ kia.

Có anh bạn kể cho tôi nghe trường hợp cụ thể như Tr. đang làm phụ tá cho Đại Tá Nguyễn Cao Quyền, Hội Cựu Tù Nhân Chính trị ở vùng Hoa Thịnh Đốn. Hay như Chín Chuột khi nào cũng có mặt, năng nổ trong các cuộc biểu t́nh, tập họp chính trị chống Cộng ở Florida. Những anh này lập lờ chạy tội hay giở tṛ khỏa lấp quá khứ? Có những phần tử không dám đi theo chương tŕnh HO như Phan Thế Đ. như Trần Nguyên Đ. là hai kiến trúc sư khét tiếng trong tù.

Trong tù c̣n có hiện tượng “các quan” mặc dù đang khoác trên người bộ đồ tù như nhau, nhưng h́nh như lúc nào cũng nhớ tới lon lá, chức vụ ngày nào. Vẫn tỏ ra vênh váo, “kỳ thị”, phe cánh, chỉ chơi với “các quan” cùng lứa thôi. Có những người thuộc loại “vơ biền”, “hữu dơng vô mưu”, lâu lâu chửi đổng chế độ mấy câu cho tù nghe, chẳng lợi lộc ǵ, lại bị ăng ten báo cáo, bị dắt vào nhà kỷ luật lăng xẹt.

Một số người “tranh đấu” trong tù, có tâm huyết lư tưởng, nhưng cũng có một số tỏ ra lăng xăng, năng nổ nhưng không v́ lư tưởng, không có thực tâm, nên sau khi bị kỷ luật được thả ra đă làm ăng-ten, báo cáo anh em với cai tù, với trật tự, thi đua. Cũng có người lúc đầu tranh đấu, nhưng sau khi bị cùm, lo sợ phải ở tù lâu hơn, nên quay lại cộng tác với cai tù. Lê Quảng Lạc trước khi chết có cho tôi biết tên những người này.

Có những người trở mặt, làm ăng-ten phản bội đồng đội từng bị anh em cảnh cáo.... Bên cạnh đó tôi đă từng gần gũi chung đụng với những người bạn tù từ xa lạ đến thân thiết, do cùng chung suy nghĩ, dù cách thể hiện có khi không hoàn toàn giống nhau. Những anh em đă ngẩng mặt nh́n vào đám đông bè bạn mỉm cười tin tưởng, an nhiên chấp nhận, nh́n thẳng mặt đám cai tù ném nụ cười ngạo mạn khi nghe đọc bản quyết định kỷ luật cùm vào xà lim ...


Song Nhị

 

Trở về Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

art2all.net