Song Nhị

NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM

 

 

 

 

CHƯƠNG VI

Đặc san Máu Lửa

Chi bộ Giáo chức Sinh Viên Học sinh Đảng Dân Chủ

 

 

          Trong những năm từ 1961-1963, đă có những lần tôi đi cùng phái đoàn SVHS và văn nghệ sĩ (có Vơ Phiến, Dương Nghiễm Mậu, Bích Sơn, Thanh Thanh Hoa...) thăm các tỉnh miền Tây và vùng Cao nguyên, những lần đi thăm Ấp Chiến lược, cùng những năm về miền quê nghỉ hè, tôi đă được nh́n thấy tận mắt đời sống sung túc của người dân nông thôn. Sau ngày thành lập MTGPMN, 20.12.1960, chiến tranh du kích ngày càng mở rộng quy mô. Và sau cuộc đảo chính 1.11.63, hệ thống Ấp chiến lược bị phá sản, CS gần như làm chủ nông thôn, người dân bắt đầu phải chịu cảnh “một cổ hai tṛng”. Ban ngày Quốc gia, ban đêm cộng sản.

Thay v́ đoàn kết để đối phó với kẻ thù, các đảng phái đă làm lung lay chế độ, các phe nhóm, cá nhân v́ quyền lợi, hùa theo ngoại bang lật đổ chế độ mà không hề nghĩ tới hậu quả trước mắt. TT Diệm bị giết, khủng hoảng lănh đạo đă làm các chính phủ quân nhân sau đó nhào lên đổ xuống.

Một thể chế dân chủ tự do là một thể chế cần thiết và bắt buộc phải có đối lập. Nhưng các tổ chức, đảng phái đối lập phải họat động trong khuôn khổ hiến pháp và luật pháp quy định. Đảng phái hoạt động, đấu tranh để được người dân tin cậy qua lá phiếu mà lên cầm quyền, để thực hiện chính sách của ḿnh phục vụ người dân và bảo vệ chế độ, chứ không phải đấu tranh bằng bất cứ phương tiện nào để đạt được mục đích (Cứu cánh biện minh phương tiện) lật đổ chính quyền, vô h́nh chung, thay v́ bảo vệ chế độ, lại là phá hoại chế độ.

Trong 5 năm đầu thiết lập chế độ Cộng Ḥa miền Nam, chính phủ của TT Diệm đă phải đối phó với một t́nh trạng như vậy. Nh́n vào lịch sử cận đại, tôi chưa thấy một chính quyền nào của Việt Nam từ trước đến nay kiến tạo được một xă hội ổn định về nhiều mặt như thời Đệ nhất Cộng Ḥa. Có những lănh vực đă được thiết lập, chỉnh đốn một cách hoàn hảo thật đáng ngạc nhiên. Đơn cử ngành giáo dục và thể lệ thi cử, từ chương tŕnh học của Pháp chuyển sang chương tŕnh Việt một cách suôn sẻ và rất hiệu quả. T́nh trạng thái b́nh sung túc của xă hội miền Nam bắt đầu lung lay phân ră từ năm 1960 qua việc chính phủ của TT Diệm phải cùng lúc phải đối phó với “thù trong giặc ngoài” - qua cuộc đảo chính do Tướng Nguyễn Chánh Thi cầm đầu (dù là ông bị dí súng vào hông dẫn lên đài phát thanh tuyên bố, như nhiều nguồn tin đă tiết lộ).

Năm 1960 trong chuyến đi nghỉ hè ở Ban Mê Thuột, tôi đi cùng người anh họ trên một chuyến xe đ̣. Khi xe đến giữa rừng, quá khu vực Bù Đăng, có mấy người lính mặc quần áo rằn ri từ trong bụi bước ra lề đường chặn xe đ̣ lại xét giấy tờ. Nh́n thấy quần áo quân đội “phe ta” tôi ngây thơ nghĩ bụng “sao lại xét giấy tờ giữa rừng thế này”? Và có ư nghĩ không tốt về Quân Đội của chính phủ. Khi hai người lính hỏi giấy tờ một người đàn ông ngồi cách tôi hai hàng ghế phía trước. Người lính xét căn cước của người đàn ông này và hỏi - “Anh làm nghề ǵ?”.

Ông này trả lời: - “Tôi làm công chức”. Người lính bảo ông này xuống xe rồi dẫn đi một quăng chừng 10 thước giao cho đồng đội. Một người lính khác vẫn đứng cạnh chiếc xe đ̣. Người đàn bà ngồi cạnh tôi và ông anh tôi nói nhỏ:

- “VC bắt ông ấy rồi. Cho tôi xuống xe”.

Lúc bấy giờ tôi bàng hoàng, và đó là lần đầu tiên tôi thấy lính VC. Tôi sợ hăi đến xanh mặt. Ông anh tôi bảo “B́nh tĩnh. Em cứ nói là học sinh”. Trong khi người đàn bà ngồi cạnh tôi trở về xe th́ hai người lính VC lại xét giấy tờ tôi. Tôi nói với họ tôi là học sinh, nghỉ hè về thăm bà con ở thị xă BMT. Họ hỏi “Người bà con làm ǵ? Tôi trả lời: “Buôn bán ở chợ”. Tôi được ngồi yên. Ông anh tôi khai làm rẫy. Họ hỏi “Ở đâu?” Anh trả lời ở Dinh điền Đạt Lư. Anh cũng được ngồi yên. Cuối cùng VC bắt đi hai người, rồi cho xe chạy.

Người đàn bà ngồi cạnh tôi kể, bà ấy lại giả vờ nhận ông kia là chồng, năn nỉ: “Xin cho chồng tôi về để vợ chồng tôi nuôi các con. Các cháu c̣n nhỏ dại”.

VC trả lời: “Chị về đi. Ít ngày nữa anh ấy về. Chị nói nữa tôi bắt chị đi theo chồng chị luôn”.

Bà ấy sợ hăi, giả vờ gạt nước mắt vội vă quay lui. Đó là lần đầu tôi nh́n thấy lính VC và chứng kiến hành vi bắt cóc của họ. Không biết số phận hai người bị bắt đi hôm ấy ra sao.

Mấy năm sau, một người bạn vong niên của tôi, làm sở Mỹ ở Long B́nh, trước khi về thăm vợ con gia đ́nh ở Đức Minh (BMT), có ghé chơi và cho tôi biết. Tôi ngăn cản anh ấy, nhưng anh nói “Lần này ḿnh đi ngă Đà Lạt, không đi theo đường lên Bu Đăng”. Về giữa đường xe anh bị chận, VC xét thấy giấy tờ anh làm cho Mỹ bỏ quên trong túi áo, anh bị bắt vào rừng và bị giết. Hôm sau có người đến nhà báo cho vợ anh ấy biết: “Chồng chị chết rồi. Ngày mai chị đến (chỗ hẹn) lấy xác. Hôm sau chị Ph. đến th́ thấy đầu của chồng chị bị cắt ĺa khỏi cổ, gác bên một gốc cây.

Một người bạn tôi đi từ Nha Trang về BMT, giữa đường cũng bị chận xe, xét giấy tờ. Trong bóp anh ta có tấm h́nh chụp tại pḥng học nhà tôi. Trên kệ sách có chiếc mũ SVSQ Thủ Đức của người em rể tôi. Thế là anh ta bị bắt vào rừng ba năm sau được thả về.

Sau năm 1960 t́nh h́nh là như vậy, chưa kể những vụ lùng sục nhà dân ở thôn quê bắt đi những người làm việc hoặc có liên hệ với phía quốc gia. Về sau là những vụ giựt sập cầu, đắp mô, đắp ụ giữa đường, giật ḿn xe đ̣, mở các trận đánh chiếm đất, giành dân v.v..

Ở các thành thị từ sau năm 1960 vẫn là những hậu phương an toàn. Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra tấp nập, hàng quán, hộp đêm, Snack Bar, nhảy đầm, ăn nhậu ...., đủ mọi thứ trên đời như không ai hay biết ǵ đang có một cuộc chiến ở phía ngoài kia.

Sự “yên vui” đó kéo dài cho đến ngày đầu năm Tết Mậu Thân 1968, người dân các thành thị miền Nam mới thực sự sống trong lửa đạn, mới nếm mùi chiến tranh, loạn lạc.

Một số đám trẻ chúng tôi bỗng giật ḿnh nhổm dậy, ngơ ngác trước một thực trạng bi quan, bức xúc. Tôi đă thể hiện tâm trạng lúc đó ở bốn câu thơ trong bài “Thức Giấc”:

“Lửa đă cháy rừng thiêng kia đă dậy/ Con phố đông người đă bỏ ra đi/ Tôi nửa đời hoài băo tới đam mê/ Khi thức giấc tiếng hờn căm réo gọi...”

Tiếng thơ thốt ra khi tôi nh́n thấy đám lính rừng tràn vào thành phố Huế.

Một số đám trẻ chúng tôi có hai GS trường Phan Sào Nam là Nguyễn Hưng Nhân, Tô Dương Tử; SV có Nguyễn Văn Hùng, và Đinh Văn Thông (trường Luật), Ngũ Hải, Nguyễn Thiêm Tường (Vạn Hạnh), sau cuộc tổng công kích Mậu Thân đợt 2, chúng tôi ngồi lại với nhau, bày tỏ nỗi thao thức của ḿnh trong tờ Đặc san Máu Lửa. Ngũ Hải đứng tên Chủ nhiệm, tôi là Chủ bút với bút hiệu Hà Việt Tĩnh. Khổ báo bằng nửa tờ nhật báo (30x 35cm), khoảng 24 trang.

Nội dung tập trung vào chủ đề báo động sự an nguy của miền Nam khi máu lửa đă lan tràn giữa Sài G̣n và các thành phố lớn, điều mà trước khi chuẩn bị đón Giao thừa Tết Mậu Thân không ai có thể ngờ tới. Nhưng Lửa đă cháy trên từng căn nhà, từng khu phố, máu đă loang trên các đường phố, các vỉa hè của Sài G̣n - thành phố trái tim của người Quốc Gia chống Cộng từ Bến Hải đến Cà Mau.

Tờ báo kêu gọi mọi tầng lớp đồng bào mỗi ngày hăy dành ra một chút thời gian để nghĩ tới và biết ơn những người lính ngoài mặt trận đang ngày đêm ôm súng đánh giặc giữ nhà cho mọi người được yên ổn buôn bán làm ăn. Hăy làm một cái ǵ để tỏ ra biết ơn họ.

Tờ báo kêu gọi giới trẻ, thanh niên, SV. HS hăy mỗi ngày dành chút thời gian xếp lại trang sách, nh́n vào thực trạng an nguy của xă hội, gia đ́nh và bản thân, khi chiến tranh đă thực sự tràn về trước ngơ. Hăy nhận rơ vai tṛ của thế hệ nối gót cha anh và làm một cái ǵ cho đất nước.

Tờ báo kêu gọi giới trí thức, trước sự tồn vong của vùng đất tự do đă lựa chọn, xin hăy đứng ra nhận lănh và gánh vác sứ mạng của ḿnh đúng theo truyền ngôn “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Xin hăy làm một cái ǵ cụ thể cho mọi tầng lớp noi theo. Xin hăy nh́n vào những bậc vĩ nhân của đất nước và nhân loại như Martin Luther King. Lúc ấy Luther King vừa bị ám sát chết. Ngũ Hải có bài thơ: “Hỡi Luther King/ Bức tượng đồng đen quư giá...” đăng trên đặc san này.

Bọn chúng tôi một nhúm người vẫn tin rằng xung quanh chúng tôi c̣n đông lắm, có thể có hàng chục, hàng trăm ngàn người cùng suy nghĩ và có tiếng nói như chúng tôi, nên hăm hở làm tờ báo. Báo in 3000 tờ. Nguyễn Văn Hùng, chàng SV trường Luật phụ trách phát hành, đem rải khắp các sạp báo ở Sài G̣n. Một buổi chiều em gái Hùng đến báo tin, Hùng đă bị Cảnh sát bắt v́ phổ biến báo không có giấy phép xuất bản của Bộ Thông Tin.

Bộ Trưởng Thông Tin lúc ấy là GS Tôn Thất Thiện, dạy ở Vạn Hạnh. Mừng quá, Ngũ Hải “cử” thêm hai cô đến Bộ TT xin được gặp Thầy. Gặp, GS như vừa an ủi, vừa trách: “Sao các em không xin giấy phép. Bây giờ là việc của Cảnh sát thầy can thiệp đâu được”. Cũng... hên, hai ngày sau Hùng được thả. Việc gửi báo đi các tỉnh bế tắc luôn.

Tờ báo không biết có gây được tác dụng ǵ không, nhưng bọn chúng tôi như vừa qua được nỗi khát khao t́m đến chỗ hẹn gặp được người yêu, thổ lộ tâm tư, dù cuộc hẹn ḥ rồi cũng chẳng đi tới đâu.

Tôi không nhớ rơ bao lâu sau đó, GS Nguyễn Hưng Nhân rủ tôi “đem” nhóm báo “Máu Lửa” cùng với người của thầy, thành lập Chi Bộ Giáo chức Sinh Viên Học sinh đảng Dân Chủ của TT Thiệu.

Một lần tôi đi cùng GS Nhân họp với ông Nguyễn Văn Hướng và Ban Bí thư của ông. Tôi được cử làm Thư Kư Chi bộ. Tôi vừa đi dạy, vừa đi học, vừa đi... “làm chính trị”, mất hết th́ giờ, bố mẹ tôi lo lắng. Bản tính tôi lại không thích gia nhập một tổ chức hay đảng phái chính trị nào, nên sau lễ Ra Mắt đảng Dân Chủ tại Rạp Thống Nhất (đường Thống Nhất – trụ sở Xổ số Kiến Thiết Quốc gia), tôi rút lui, xin nghỉ. Tôi giấu biệt chi tiết này cho tới hôm nay mới “khai” ra.
 

Trường bỏ tôi & Tôi bỏ trường

Đám Sinh viên họat động cho MTGPMN gặp thất bại hai công tác lớn là cuộc hiệp thương chính trị và cuộc bầu cử Ban Chấp Hành SV Vạn Hạnh, tôi là người được “chiếu cố” trước hết. Việc đầu tiên là Ban đại diện SV. VH lưu nhiệm họp cách chức Chủ Bút bán nguyệt san Hướng Đi của tôi mà không có tôi tham dự. Sau khi biết tôi bị gạt ra khỏi tờ báo, GS Lữ Hồ, quản lư cơ sở in ấn của Vạn Hạnh nói với tôi:

- “Anh cứ tiếp tục ra tờ báo như trước. Tôi sẽ in giúp anh”. Nhưng tính tôi không ưa giành giựt nên tôi đă không làm như đề nghị của GS. Lữ Hồ.

Việc thứ hai có tính cách là một sự hăm dọa, khủng bố nhắm vào tôi. Một hôm, sau giờ dạy, nghỉ trưa ở Trung Học Khiết Tâm, Biên Ḥa, tôi đi ăn trưa về, vừa đậu xe trước sân trường th́ Linh mục Hiệu Trưởng lại gặp tôi cho biết:

- “Có hai người đi Honda, chở nhau t́m gặp thầy, có vẻ không b́nh thường. Ở Sài G̣n thầy có tham gia hoạt động chính trị ǵ đó phải không? Thầy để lớp tôi coi cho, về ngay đi. Hàng ngày thầy đi đường trong hay đường ngoài (Ư nói xa lộ BH hay đường qua Thủ Đức - Dĩ An). Thầy đổi lộ tŕnh đi!”

Tôi cảm ơn LM Hiệu trưởng, cỡi Vespa về thẳng Vạn Hạnh, lên lầu I gặp Trần Hữu Quang, tôi nắm cổ áo Quang, dí vào sát ngực, cố ư áp đảo để buộc Quang tiết lộ. Thực t́nh tôi biết Quang không can dự vụ này:

- “Quang nói cho tôi biết ai cho người lên Biên Ḥa t́m ám sát tôi?”.

Quang hoảng sợ:

- “Anh buông Q. ra. Q. đang bị bệnh suyễn, anh đấm một cái là Q. chết bây giờ. Để Q. nói anh nghe”.

Quang dẫn tôi ra hành lang t́m chỗ vắng, và nói: “Tất cả là thằng Dũng. Anh c̣n nhớ ngày ra Huế, thằng Dũng bỏ đi hai đêm vào bưng liên lạc với VC không. Hôm tết (Mậu Thân) Dũng dẫn thêm hai người đến nhà bắt Q. đi theo chỉ điểm những gia đ́nh sĩ quan công chức, Q. phải quỳ xuống lạy nó.

- “Dũng, mày tha cho tao. Mẹ tao đau nằm một chỗ. Mày để cho tao săn sóc mẹ tao”.

Quang hứa với tôi:

- “Q. sẽ cho anh nhiều chi tiết khác để anh viết. Vụ này Q không hề dính dáng ǵ cả”.

Sau năm 1970 Quang được cử làm quản thủ Thư viện Vạn Hạnh. Đây có thể là “củ cà rốt và cây gậy”, bởi từ sau khi làm việc tại thư viện, Quang chuyển hướng, tích cực tham gia hoạt động chống chính phủ, bị bắt giam.

Năm 1974 tại cơ quan, tôi nhận được hai lá thư của Quang và mấy SV tranh đấu tuyệt thực, viết từ khám Chí Ḥa (do Cảnh Sát Đặc Biệt chuyển tới) gửi TT Lyndon Johnson tố cáo chính phủ VNCH đàn áp SV và yêu cầu Mỹ chấm dứt can thiệp vào nội t́nh Việt Nam. Sau 30.4.75 Quang được cho đi du học Tiệp Khắc. Năm 1985, sau khi ra tù về Sài G̣n, một hôm tôi nh́n thấy Quang vẫn cỡi chiếc xe Vespa 50cc đứng ở Bến Bạch Đằng. Vài người bạn ở Vạn Hạnh không bị đi cải tạo cho tôi biết Quang tâm sự, anh bị cưỡng ép mà sa vào con đường theo MTGPMN.

Biện pháp thứ ba họ dành cho tôi là một văn thư gửi Nha Động Viên Bộ Quốc Pḥng. Không lâu sau đó tôi nhận giấy gọi nhập ngũ của Nha Động Viên, mặc dù chứng chỉ hoăn dịch của tôi chưa hết hạn và niên học chưa hết. Cầm giấy gọi nhập ngũ, tôi xin hẹn đến Nha Động viên khiếu nại tính hợp pháp của Lệnh gọi, một ông mặc quân phục không mang lon trả lời nhă nhặn: “Anh là giáo chức, không phải là sinh viên thuần túy để tiếp tục được hoăn dịch. Chúng tôi có văn thư của đại học Vạn Hạnh đây”. Ông ch́a tờ văn thư ra, tôi đọc thoáng được chữ kư của ông Văn Đ́nh Hy, Giám đốc Nha Học Vụ Viện ĐHVH.

Tôi vui vẻ khăn gói tŕnh diện vào quân trường đúng ngày giờ ấn định. Khoảng sáu tháng sau trong bộ quân phục Sinh viên Khóa sinh trường Bộ Binh Thủ Đức, tôi về Vạn Hạnh thi môn vấn đáp trong tín chỉ Hán văn với GS Trần Trọng San. GS trao tôi một bài thơ Đường, bảo tôi đọc, phiên âm và dịch ư sang tiếng Việt. Bài thơ... lạ quá. Tôi t́m măi trong trí nhớ, ít thấy chữ quen, đành chịu thua:

- “Xin thầy cho em bài khác. Bài này em chưa được đọc lần nào”.

GS mở sách chỉ cho tôi một trang. Tôi viết được vài ḍng rồi buông bút, trả sách cho Thầy. GS nói: “Bạn về học lại, thi khóa sau”. Tôi xa Vạn Hạnh từ đó.

Ngày tôi đă về làm việc tại Sài G̣n, Hải đến nhà nói với tôi: “Thầy Thích Minh Châu bảo mày đến ghi tên dự lễ phát bằng. Thầy sẽ xin GS San hợp thức tín chỉ Hán văn cho mày” (**).

Cho đến lúc viết những ḍng chữ này tôi vẫn cảm động và biết ơn Thầy Viện trưởng, nhưng ngày đó tôi không ghi tên tham dự lễ phát bằng và cũng không có lời cảm ơn thầy. Ấn tượng tờ văn thư Vạn Hạnh gửi Nha Động Viên và lời hứa giải quyết kết quả cuộc bầu cử, khiến tôi “mặc cảm” ngại ngùng... cũng như việc Thầy ra Hà Nội tham dự quốc khánh 2-9 với tư cách là một đại biểu quốc hội mà tôi đọc được bản tin trên báo, từ trong tù ở Quảng Ninh, làm tôi phân vân và lạnh nhạt.

 

Phó TT Nguyễn Cao Kỳ

Những ô dù của đám sinh viên VC

 

Sau tết Mậu Thân, Hoàng Tiến Dũng bị bắt, khoảng một năm sau được trả tự do. Sau đó Dũng cưới vợ, đám cưới tổ chức tại nhà, nhóm anh em “phe hữu” chúng tôi có thiếp mời và cùng đến tham dự. Tôi lái xe chở thêm bốn người bạn nữa đến nhà vào lúc 7 giờ tối. Trước nhà cô dâu chú rể đă có khoảng vài chục cảnh sát sắc phục và Dă chiến đứng đợi... Chúng tôi vào nhà, lễ cưới bắt đầu, đại diện họ đàng trai là một sinh viên tranh đấu, có cả Miên Đức Thắng, Tôn Thất Lập và nhiều khuôn mặt lạ, tuyên bố sặc mùi chính trị thiên tả: “đám cưới của Dũng-Oanh hôm nay c̣n vắng mặt một số người bạn của chúng ta ở bên này và bên kia chiến tuyến không thể về đây hiện diện được, chúng ta hẹn sẽ đón các bạn chúng ta, cùng nâng ly mừng Bắc Nam đoàn tụ... chúng tôi hân hạnh chào mừng...”.

Sau lời tuyên bố đó, năm anh em chúng tôi đứng dậy ra về, chở nhau vào Chợ Lớn ăn ḿ La Cai.

Sau năm 1975 Dũng làm Giám đốc trong công ty Emexco đường Nguyễn Huệ (ṭa nhà Quỹ tiết kiệm quân đội miền Nam). Bùi Nghị (trong Liên danh I) làm Giám đốc Hồ Kỳ Ḥa, Dương Văn Đầy trưởng công an quận Nhất. Trần Quang Long sau lần gặp tặng tôi tập thơ “Tiếng Hát Những Người Đi Tới”, tôi không gặp lại cho đến khi nghe tin Long và SV có bút hiệu Thiết Sử chết trên đường từ Lộc Ninh về Sài G̣n trong vụ tổng công kích Mậu Thân.

Theo lời kể của Bạch Diện Thư Sinh: Vạn Hạnh c̣n có Vơ Như Lanh cùng đi trong phái đoàn SV.HS hoạt động cho MTGP/MN do Huỳnh Tấm Mẫm cầm đầu, cùng với Nguyễn Thị Yến (Văn Khoa), Hạ Đ́nh Nguyên (Văn Khoa), Lê Văn Nuôi (hoc sinh Cao Thắng), và Phạm Văn Xin, Trần Hoài được ông Kỳ tiếp kiến tại trại Phi Long tháng 9.1971. Cuộc gặp gỡ này được DB thân cộng Hồ Ngọc Nhuận sắp xếp. Sự nứt rạn giữa ông Kỳ và ông Thiệu ai cũng biết. Thành Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh càng biết rơ ông Kỳ thâm thù ông Thiệu đến đâu, họ c̣n biết cả những ǵ ông Kỳ đang âm mưu. V́ thế Thành đoàn chỉ thị Huỳnh Tấn Mẫm tranh thủ ông Kỳ. Họ không gặp khó khăn nhờ sự trợ giúp của Dân biểu thân cộng Hồ Ngọc Nhuận. [Nội San số 3 Houston. Số 113 tháng 7.2009]

Về SV Huỳnh Tấn Mẫm, Ông Trần Bạch Đằng cho biết ông c̣n giữ lại một mảnh giấy Huỳnh Tấn Mẫm gửi cho ông ta. Ông ghi lại như sau: Xin đoàn thể yên tâm, quyết làm tṛn nhiệm vụ. L71. (L.71 là mật hiệu của Huỳnh Tấn Mẫm. NVL)

Cũng trên tờ Nội San số 3 Houston đă dẫn, số 114 tháng 8-2009, tác giả Bạch Diện Thư Sinh viết:

- “Ngày 19.9.1971, bọn Mẫm phối hợp với Tổng Hội SV Vạn Hạnh và Tổng đoàn HS Sài G̣n tổ chức một cuộc biểu t́nh từ trong khuôn viên Đại học Vạn Hạnh, đường Trương Minh Giảng. Toán xung kích ném lựu đạn MK3 vào địa điểm đầu phiếu, dùng bút lông sửa các bích chương liên danh ứng cử Tổng Thống Thiệu-Hương: Liên danh 1 thành liên liên danh “ĺ”, “dân chủ” thành “dân chửi”, Thiệu thành “Thẹo”. Họ c̣n đốt vỏ xe, dựng lên những bàn chông, h́nh đầu lâu và lựu đạn với hàng chữ cảnh cáo: “Nguy Hiểm Chết người, Không vượt qua” làm cho giao thông tắc nghẽn.

Để văn hồi trận tự, Giám đốc Cảnh Sát Đô Thành Trang Sĩ Tấn ra lệnh tấn công vào trường Vạn Hạnh dẹp tan cuộc biểu t́nh”. Cũng cần “giới thiệu” thêm một khuôn mặt SV Vạn Hạnh khác, Kim Hạnh, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, Là Trưởng Đoàn Văn Nghệ Đại Học Vạn Hạnh thành lập năm 1970 bổ sung cho Phong trào “Hát Cho đồng bào tôi nghe” dưới sự chỉ đạo của Thành đoàn.

Cuối tháng 9.1971, Huỳnh Tấn Mẫm tới khách sạn Caravelle, đường Tự Do để trả lời phỏng vấn của đài BBC. Sau đó trở về trụ sở Tổng Vụ Thanh Niên Phật tử, số 294 đường Công Lư (Nam kỳ khởi nghĩa). V́ biết đang bị theo dơi, nên khi về tới trụ sở Tổng Vụ, Mẫm chạy thẳng lên lầu cao nhất, nhưng cảnh sát đă kịp thời bao vây. Mẫm đang lúng túng th́ Ngô Thế Lư, đoàn trưởng SV Phật tử Đà Lạt tới đưa Mẫm vào một căn pḥng và khóa kín y trong đó.

Thấy nguy cho Mẫm, Nguyễn Thị Yến gọi điện thoại cho hai dân biểu Hồ Ngọc Nhuận và Kiều Mộng Thu. Ông Nhuận gọi ngay cho Phó TT Nguyễn Cao Kỳ xin giúp giải vây cho Mẫm. Ông Kỳ liền phái hai Sĩ quan cấp Tá lái hai xe Jeep tức tốc tới trụ sở Tổng Vụ Thanh Niên Phật tử. Hồ Ngọc Nhuận cũng lái xe LaDalat tới. Cảnh sát không dám ngăn cản xe quân đội của hai viên sĩ quan cấp tá và xe của dân biểu, cho nên cả ba xe vào được bên trong trụ sở Tổng Vụ. Hai sĩ quan lên lầu t́m Mẫm. Ngô Thế Lư mở khóa pḥng Mẫm đang trốn. Một sĩ quan cho Mẫm một chiếc áo nhà binh rồi đưa y và một số SV lên hai chiếc xe jeep. Xe của Hồ Ngọc Nhuận che kín làm kế nghi binh để nhử cảnh sát đuổi theo. Kỳ thực trên xe ông Nhuận không có SV nào.

Xe ông Nhuận ra trước, kế là chiếc xe jeep chở Huỳnh Tấn Mẫm, cuối cùng là chiếc xe jeep thứ hai. Họ chạy về hướng phi trường Tân Sơn Nhất. Xe cảnh sát hụ c̣i bám sát. Tới ngă tư Trương Tấn Bửu, chỉ ḿnh xe Hồ Ngọc Nhuận chạy thẳng hướng Lăng Cha cả, c̣n hai xe jeep quẹo trái hướng Trương Minh Giảng, thẳng về trung tâm thành phố.. Xe cảnh sát đuổi theo. Chiếc xe jeep đi sau lạng qua lạng lại cản xe cảnh sát, chiếc xe jeep chở Mẫm vọt lẹ bỏ xa xe cảnh sát. Tới khu chợ Bến Thành, viên sĩ quan thả Mẫm xuống, Mẫm len lỏi giữa chợ t́m tới ẩn núp trong quầy hàng của “má Tám Ảnh” ở cửa Bắc chợ Bến Thành. Má Tám (*) liền phái người đi báo cho “má” Văn Hoa là chủ tiệm may Văn Hoa số 100 đường Lê Thánh Tôn để thu xếp cho Mẫm tá túc qua đêm ở đó.

Cũng do sự thu xếp của Hồ Ngọc Nhuận với Tướng Dương Văn Minh, Mẫm được người của tướng Minh đón từ nhà may Văn Hoa đưa về dinh Hoa Lan của tướng Minh ở số 3 Trần Quư Cáp. Mẫm được tướng Minh cho ở một căn pḥng đầy đủ tiện nghi có cả điện thoại và nhà vệ sinh trong thời gian vận động bầu cử tổng thống nhiệm kỳ II, cho tới đầu tháng 1.1972 Mẫm bí mật rời dinh Hoa Lan.

Ngày 5.1.1972, sau phiên họp tại đại học Y Khoa, Nguyễn Văn Lang, Phó chủ tịch ban đại diện S.V. Y Khoa, chở Mẫm về Đại học Xá Minh Mạng, vừa tới ngang cửa bệnh viện Hồng Bàng, Mẫm bị nhân viên công lực chận bắt. Mẫm bị giam giữ cho tới khi có Hiệp định Paris 1973 th́ được đưa lên Lộc Ninh trao trả cùng với Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Long, Cao Thị Quế Hương, Trần Thị Lan, Trần Thị Huệ, Nguyễn Thành Công.

Việt cộng c̣n muốn lợi dụng Mẫm hoạt động với tư thế hợp pháp công khai nên không nhận Mẫm, nại cớ Mẫm không thuộc thành phần quân sự, không là “tù binh”. Mẫm phải miễn cưỡng chấp hành mệnh lệnh nên đă nại lư do SV thuần túy và kiên quyết đ̣i thả y về với gia đ́nh.

Mẫm chỉ thật sự được tự do vào sáng ngày 29.4.1975 khi chính tướng Cảnh sát Bùi Văn Nhu đích thân lái xe đưa Mẫm tới tư dinh tướng Dương Văn Minh. (Hết trích)
[Bạch Diện Thư Sinh Nội San số 3 Houston.
Số 114 tháng 7.2009]

**

Tất cả những họat động ráo riết, phối hợp nhịp nhàng giữa những Sinh Viên MTGP/MN từ sau cuộc tranh tài thể thao liên viện tại Huế, đến “hội nghị hiệp thương”, tới cuộc bầu cử Ban chấp hành SV Vạn Hạnh là nhắm vào mục đích chuẩn bị cho cuộc tổng công kích “nổi dậy” của cộng sản tại Sài G̣n. Mấy ngày giáp tết Mậu Thân, nhóm SV cộng sản thuộc tổng hội SV đại học Sài G̣n và Vạn Hạnh tổ chức “Đêm Quang Trung”, đốt lửa trại, họp mặt, văn nghệ... lúc đầu được loan báo tại khuôn viên đại học Vạn Hạnh, nhưng phút chót dời sang Học viện Quốc Gia Hành Chánh, đường Trần Quốc Toản.

Một sự trùng hợp không phải ngẫu nhiên của giải thể thao các Viện Đại học toàn quốc tại Huế tháng 4.1967 với Hội nghị SV các viện đại học họp tại Vạn Hạnh, cuộc tranh cử gay go giữa hai liên danh “quốc cộng” cũng tại Vạn Hạnh năm 1967 với sự ra đời của “Thành đoàn Thanh Niên Lao động Hồ Chí Minh (nay là Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) do Nguyễn Văn Linh, lúc bấy giờ là Phó Bí thư Trung Ương Cục, kiêm Bí thư Khu Sài G̣n-Gia Định thành lập năm 1966. Thành đoàn Thanh Niên Lao động Hồ Chí Minh là hậu thân của “Khu đoàn Thanh Niên Nhân dân Cách Mạng khu Sàigon-Gia định, một tổ chức hoạt động ngầm của Hội Liên Hiệp Thanh Niên SV. Học sinh Giải phóng” hoạt động từ năm 1965 đến năm 1967.

Ngày 20.6.1972 liên danh Lư Bửu Lâm (khuynh hướng quốc gia) đắc cử Ban Chấp hành Tổng Hội SV Sài G̣n, đánh bại nhóm SV Việt Cộng, chấm dứt một thời gian Tổng hội SV Sài G̣n bị Thành Đoàn khống chế.
 

 

Thái độ của người trí thức trên hướng đi

Không lâu sau khi có nghị định của chính phủ cho thành lập một viện đại học Phật giáo, Vạn Hạnh được quảng cáo và thông báo tuyển sinh cho hai phân khoa: 1/ Phật Học, 2/ Văn Học và Khoa Học Nhân Văn (VH&KHNV). Khi chưa có trường sở, hai năm đầu sinh viên học tại các giảng đường của chùa Pháp Hội và chùa Xá Lợi.

Tại chùa Xá Lợi, Ban Đại diện SV phân khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn (VH&KHNV) gồm có: Trịnh Như Kim (Trưởng Ban), Nguyễn Ngọc Diễm (Phó Nội vụ), Tạ Hoa Trung (Phó Ngoại Vụ), Thủ quỹ kiêm Trưởng ban Tài chánh: Lưu Kim Loan, Đoàn Trung Can (Tổng Thư kư), Trưởng Ban Báo Chí Trần Kim Lư, Ủy viên Văn Nghệ Nguyễn Tự Cường.

Ban Báo chí được thành lập, Thượng Tọa Thích Thiện Ân là cố vấn. Đặc san “Xuân Văn Khoa Vạn Hạnh” là tờ báo Sinh viên được ấn hành công phu, b́a màu, in tại nhà in Sen Vàng, chi phí in ấn do nhà trường đài thọ. Bài báo c̣n giữ được đến nay là một bài phỏng vấn có tựa đề: Thái Độ Của Người Trí Thức VN Trước Thực Trạng Chiến Tranh Và Chia Cắt.

Đây là một trong những bài quan trọng của giai phẩm Xuân Văn Khoa Vạn Hạnh 1965. Chúng tôi đặt tiêu đề và các câu hỏi gửi tới các nhân vật được lựa chọn để xin ư kiến. Bài phỏng vấn do Hoàng Tiến Dũng phụ trách. Ở đây xin giới thiệu sơ lược những điểm chính. Bài phỏng vấn được gợi ư bằng lời mở đầu:

Trang mục lục và loạt phỏng vấn trên số Xuân Văn Khoa Vạn Hạnh

- “Nhận thấy trong thảm cảnh hiện tại của đất nước, mọi người, dù muốn dù không đều phải lựa chọn cho ḿnh một thái độ. Thái độ đó thể hiện ở mọi giai cấp xă hội. Thâu góp thái độ ở nhiều tầng lớp khác nhau để có thể kết luận được rằng hiện chúng ta muốn ǵ? Chúng ta phải làm ǵ? Và làm với phương tiện nào?”

- “Chúng tôi nhận định rằng: Giới trí thức thường được quần chúng nh́n vào, v́ vậy, thái độ của trí thức có ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ của quần chúng. Cũng v́ vậy chúng tôi bắt đầu phỏng vấn giới trí thức trước”.

Có ba câu hỏi được đặt ra cho cuộc phỏng vấn:

1./ Trước thực trạng của đất nước, giới trí thức có thái độ không? Nếu có, thái độ đó như thế nào?

2./ Nền văn hóa dân tộc đóng một vai tṛ như thế nào trước thực trạng chiến tranh và sự chia cắt đất nước?

3./ Quư vị nghĩ ǵ về sự có mặt của Viện Đại học Vạn Hạnh?

Trong ba câu hỏi trên đây, trang viết này chỉ xin tóm lược một số nét chính trong câu trả lời của các nhà trí thức về thái độ cần có của giới trí thức trong thực trạng Việt Nam trước năm 1975. Có một số vị đă đưa ra định nghĩa thế nào là trí thức trước khi đi vào ư chính.

TT Thích Thiện Ân cho rằng Trí thức không phải là một mớ hiểu biết suông, xa rời thực tế. Gọi là trí thức khi nào người đó đem trí thức ra ứng dụng cho việc phục vụ dân tộc và nhân loại.

Ông Nguyễn Văn Đính đưa ra quan điểm: Một thạc sĩ, một kỹ sư, một giáo sư khoa học trong xă hội Việt Nam lúc bấy giờ chưa hẳn là một nhà trí thức. Đó chỉ là những người có kiến thức chuyên môn rộng răi; là những người đỗ đạt, có cấp bằng. Họ chưa hẳn là những nhà trí thức. Một người hiểu biết sâu rộng về bất cứ ngành nào và đem sự hiểu biết đó ra phụng sự lợi ích chung cho xă hội th́ đó là người trí thức.

Giáo sư Vũ Khắc Khoan phân biệt trí thức làm hai thành phần: Trí thức là kiến thức của những nghề chuyên môn trong con người (bác sĩ, chuyên viên, giáo sư...) và trí thức là tri thức, là sự hiểu biết trọn vẹn qua kinh nghiệm sống. Là trí thức phải có có sự lựa chọn tích cực. Chẳng hạn nhà văn phải có mặt, dấn thân trong khi Tổ Quốc lâm nguy.

Giáo sư Nguyễn Văn Trung diễn giải: trí thức phải hiểu như là khả năng suy tưởng những vấn đề vượt khỏi kiến thức chuyên môn trong một chiều hướng nhân bản và ḷng can đảm dám nói lên những suy tưởng đó. Hiểu như vậy trí thức chưa hẳn là người có bằng cấp cao mà c̣n phải là một người có tinh thần trách nhiệm.

Ông Nguyễn Vỹ lại cho rằng trí thức phải có thái độ rơ rệt, thẳng thắn, can đảm và chỉ để phục vụ cho một mục tiêu duy nhất đó là quyền lợi của dân tộc.

Về thái độ cần phải có của người trí thức trong t́nh h́nh đất nước lúc bấy giờ c̣n có những phát biểu như sau:

TT Thích Minh Châu: Vấn đề Việt Nam trong những năm 1960 đă vượt ra ngoài biên giới của nó, nghĩa là đă bị ảnh hưởng của những thế lực bên ngoài. Một số trí thức lúc đó chạy theo các ư thức hệ ngoại lai.

TT Thích Thiện Ân: Thái độ cần thiết phải có là phải để tinh thần dân tộc Việt Nam và đặt quyền lợi của Tổ quốc Việt Nam lên trên hết. Trong t́nh trạng thời bấy giờ của xứ sở, trí thức phải được coi như nhà hướng dẫn dân tộc trong việc t́m kiếm một giải pháp thích ứng để ổn định t́nh thế và xây dựng đất nước về sau.

Ô. Nguyễn Văn Đính: Thái độ của trí thức đáng lẽ phải là thái độ của sĩ phu cách đây một thế kỷ, chịu trách nhiệm trước sự tồn vong của lịch sử dân tộc. Trong suốt 20 năm chiến tranh (tính đến năm 1965 - nv) chưa có một Phan Thanh Giản, một Nguyễn Tri Phương, một Hoàng Diệu.

Nhà văn Mai Thảo: Thái độ của người trí thức Việt Nam là phải đứng về phía của dân tộc Việt Nam đang chiến đấu cho ḥa b́nh.

Riêng với GS Đỗ Trọng Huề, câu hỏi được đặt ra là thái độ của sinh viên trước thực trạng đất nước? Và câu trả lời của giáo sư là Sinh viên nên ḥa ḿnh vào niềm thống khổ chung của dân tộc, sửa soạn cho ḿnh một lập trường, một thái độ dấn thân mà ḿnh có thể biện minh được khi xếp sách để bước vào đời.

Những ư kiến trên đây của các bậc thức giả, là những chứng nhân thời cuộc của một giai đoạn lịch sử bi tráng và đau thương nhất của dân tộc Việt Nam. Những hệ lụy trước thảm trạng chiến tranh, thù hận và cắt chia đất nước đến nay vẫn chưa ra khỏi cơn ác mộng của quá khứ đau thương mà mỗi chúng ta, dù muốn dù không, không thể phủ nhận có trách nhiệm, hoặc đă trực tiếp hay gián tiếp can dự.
 

 

Trung tâm Giáo dục Tráng niên Trương Minh Giảng

Trong cuộc hội ngộ SV liên viện tại đại học Sư Phạm Huế, Phạm Văn Ngũ Hải bàn với tôi mở một trung tâm dạy miễn phí cho học sinh nghèo từ lớp 6 đến lớp 9 và các lớp luyện thi Tú tài I & II. Khi về Sài G̣n chúng tôi tiến hành thủ tục hành chánh.

Là một cơ cấu hoạt động bất vụ lợi nên chúng tôi được sự hỗ trợ từ các cơ quan chính quyền thành phố. Ṭa Đô chánh Sài G̣n cấp giấy phép cho sử dụng trường tiểu học Trương Minh Giảng mở các lớp học từ 7 giờ chiều đến 10 giờ tối, thứ hai đến thứ sáu. Nha Trung Học Tư Thục, Bộ Giáo Dục cấp giấy phép họat động. Về sau Trung tâm mở thêm hai lớp dạy nghề Y Tá và Kỹ nghệ Điện Lạnh. Học viên lớp Y tá được Sở Y Tế cho thực tập tại các bệnh viện và được Bộ Y Tế công nhận bằng tốt nghiệp. Giảng viên lớp Y Tá này do các Sinh viên Y Khoa từ năm thứ ba trở lên giảng dạy. Lớp Kỹ nghệ điện lạnh do một kỹ thuật viên (Technician) phụ trách. Kết quả hai lớp dạy nghề, các học viên măn khóa số đông đều xin được việc làm.

Số học viên các lớp toàn trung tâm có khóa lên tới trên một ngàn, với hơn 50 giáo sư và giảng viên các lớp Anh văn, Toán Lư Hóa và luyện thi. Trong thời gian này Phạm Văn Ngũ Hải đang mở nhiều lớp luyện thi Toán Lư Hóa Tú Tài II, và tôi là GS tuyển dụng có “giấy phép hành nghề” dạy học do Nha Trung Học Tư Thục cấp nên Hải giao tôi làm Giám đốc Học Vụ (Director of Studies), Ngũ Hải Giám đốc Điều Hành (Executive Director). Tổng giám thị (General Supervisor) Nguyễn Thiêm Tường. Tường là nhân viên Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ tại SG, động viên nhập ngũ Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, măn khóa về làm việc tại Đài Tiếng Nói Tự Do (VOF) do Đại úy Vũ Quang Ninh làm Giám đốc. Lê Văn Sắc được mời thay thế Nguyễn Thiêm Tường. Tường có hai văn bằng Cử nhân Triết Đông và Hán văn. Anh chết tại một trại tù cải tạo ngoài Bắc.

Trung tâm GD/TMG bắt đầu hoạt động từ quư III năm 1967 tới năm 1972. Khi nhiều trận giao tranh diễn ra ác liệt, người dân các vùng ngoại ô SG chạy về lánh nạn, một số trường tiểu học công lập bị trưng dụng làm trung tâm tạm trú cho người tỵ nạn, trường Trương Minh Giảng và về sau trường tiểu học Đoàn Thị Điểm nơi mở các lớp tối này cũng bị trưng dụng, TTGD Tráng niên Trương Minh Giảng ngưng hoạt động từ đó.

Song Nhị


----------------------


(**) Tr. 97.- Đây không phải là tín chỉ mà là một môn trong tín chỉ Văn Học Trung Hoa. Văn bằng tốt nghiệp Văn Học Á Đông gồm: 1/.Chứng chỉ Dự Bị (có hai tín chỉ Triết Học Nhập môn, gồm triết đông và triết Tây + tín chỉ Anh Văn, tín chỉ Xă Hội Học), 2/. Chứng chỉ Văn Học Việt Nam, 3/. Chứng chỉ Văn Học Trung Hoa, 4/. Chứng chỉ Văn Học Nhật Bản 5/. Chứng chỉ Văn Học Ấn độ. Hai “món khó nuốt trôi” là chữ Hán và chữ Nhật. Chữ Phạn (Sankrit) trong chứng chỉ Văn học Ấn độ được miễn.


 

Trở về Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

art2all.net