Ethiopia: Những cái đầu tiên
Ethiopia có diện tích rất lớn: 1,104,300km2 (một triệu một trăm không bốn ngàn ba trăm kilo mét vuông, hơn gấp ba lần VN), dân số 102,403,196 người. Địa h́nh bao gồm núi non lẫn sa mạc, ở gần biển Hồng Hải và Ấn độ dương nhưng không có ranh giới bờ biển. Họ có ngôn ngữ và chữ viết riêng - được biết đă có mặt từ thế kỷ thứ 9 trước tây lịch - đang xử dụng trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên Anh ngữ được chọn dạy song song từ tiểu học cho nên nhiều người có thể nói tiếng Anh khá dễ dàng.
(https://commons.wikimedia.org/wiki/Atlas_of_Ethiopia)
Chữ viết (Nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Ge%27ez_script) Họ có lịch sử rất dài và đă giữ được độc lập trong suốt thời kỳ các đế quốc châu âu bành trướng thuộc địa tại châu Phị. Họ chỉ bị Ư kiểm soát một thời gian ngắn từ 1936 đến 1941.
Đất rộng, dân đông nhưng Ethiopia vẫn là một nước nghèo, lợi tức đầu người khoản US$550.00 vào năm 2017. Lư do họ chưa kịp thời kỹ nghệ hoá, 80% dân số sống về nghề nông nhưng lại thiếu nguồn nước. Nhiều nơi khô hạn kéo dài khiến cho nước càng khan hiếm hơn, nước uống c̣n thiếu, nước sinh hoạt th́ bị ô nhiễm gây nên các bịnh truyền nhiễm như dịch tả, tiêu chảy ... Đó là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của rất nhiều trẻ em dưới 5 tuổi. Thỉnh thoảng, trên đường đi, ông tua gai chỉ cho thấy dân chúng phải đứng xếp hàng để hứng nước ở những nơi có nguồn suối chảy ra.
Xếp hàng hứng nước Điều nghịch lư là đây là nơi xuất phát của ḍng sông Nile nhưng nước lại không đủ dùng cho dân chúng. Sông Nile xuất phát từ hồ Tana, thuộc thành phố Bahir Dar, tỉnh Amhara. Từ đầu nguồn và 800 km chảy trong Ethiopia cùng 450km chảy qua Sudan, sông có tên gọi là Blue Nile (http://allafricafacts.com/the-blue-nile-river/). Đến Khatoum - thủ đô Sudan - sông Blue Nile hợp với sông White Nile, xuất phát từ các quốc gia lân cận ở phía Tây Ethiopia, lập thành sông Nile, chảy qua Aicập và đổ vào biển Địa trung hải . Điều đáng buồn cho Ethiopia là bao nhiêu lợi thế của sông Nile đều đổ về Ai cập. Nhờ ḍng sông này Ai Cập đă phát triển một nền văn minh sâu sắc, bỏ lại Ethiopia đằng sau với khó nghèo dai dẳng, thiếu thốn triền miên ...
Sông Nile (chảy từ nam lên bắc) Ehiopia là quốc gia theo đạo Christian, được du nhập vào đây vào thế kỷ thứ 4, AD (https://en.wikipediạorg/wiki/Religion_in_Ethiopia) bởi nhà vua Enzana (330-356 AD) và cũng chính Nhà Vua đă chuẩn y Christian là quốc giáo. Họ trở thành quốc gia đầu tiên theo thiên chúa giáo. Vào cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13, nhà vua Lalibela được thấy Jerusalem nên muốn xây một Jerusalem mới tại kinh đô của Ông. Các nhà thờ Ông muốn xây đều có cùng một lối kiến trúc đặc biệt là đục xuống một tảng đá duy nhất để bày tỏ tính duy linh và ḷng khiêm tốn của giáo dân.
Họ là một trong số các di dân đầu tiên từ Châu Phi vượt cửa biển Hồng hải, men theo bờ bán đảo Ả rập rồi đến Ấn độ vào khỏan 85,000 năm trước. Hàng chục ngàn năm sau, từ Tích Lan họ đi dọc theo bờ biển Ấn độ dương đến miền Tây Nam Dương, tiếp tục đi lên miền bắc đến Nam Trung hoa.
(Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=GGqgaK-9els) Trở lại bước đầu tiên khi đến Ấn độ, họ tổ chức xă hội, đặt nền móng cai trị ở đây; và quan trọng hơn hết họ là người đầu tiên sáng tạo chữ viết sanskrit .
(Nguồn:
https://www.youtube.com/watch?v=vg304CUJr4w)
Dĩ nhiên có nhiều tranh căi về vấn đề này, nhưng nhiều bằng chứng đă được trưng dẫn như chữ viết sanskrit cùng viết từ trái sang phải, các nguyên âm đều giống nhau, theo cùng thứ tự và thường được gắn liền với phụ âm giống như chữ viết của Ethiopia vậy.
(Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=g7BjzPakZlo)
Ethiopia cũng là nơi đầu tiên CON NGƯỜI ĐẦU TIÊN xuất hiện!! Đầu thập niên 1970, một nhà địa chất học đồng thời là nhà nhân chủng khảo cổ học người Pháp, có tên Maurice Taieb, trong lúc nghiên cứu công tŕnh đào xới trong vùng tam giác châu Afar Triangle của Ethiopia, ông chợt nhận ra h́nh như đây là nơi đang chôn dấu nhiều dấu tích của con người nguyên thủy. Ông bèn đứng ra thành lập nhóm nghiên cứu mang tên Đoàn Nghiên Cứu Quốc tế Afar, mời thêm ba khoa học gia nổi tiếng của thế giới là Donald Johanson (Mỹ), Mary Leaky (Anh) và Yves Coppens (Pháp) cùng tham gia vào công cuộc t́m kiếm này.
Và thêm một cái đầu tiên của Ethiopia mà tôi được biết là cà phê. Có nhiều tranh căi cho rằng nơi cà phê xuất hiện đầu tiên là Yemen. Song theo truyện kể th́ Ethiopia có tính thuyết phục cao hơn.
Từ trái: Cô hàng cà phê, Anh Abye - hướng dẫn viên, Các thành viên trong nhóm
Cô hàng bốc một nắm cà phê sống, bỏ vào chảo hay khay nhôm, quạt ḷ than cho than nổ lốp bốp rồi rang cà phê. Khi rang đủ độ chín, cô bưng khay cà phê đến trước mặt khách, lắc cái chảo cho cà phê sàng qua sàng lại, cho khói phà vào mặt, bảo khách ngửi mùi thơm (Lần đầu được cho ngửi như vậy tôi thiệt hết hồn, né qua một bên, hỏi ủa cái ǵ vậy. Cô hàng bảo rằng cho bà ngửi mùi thơm cà phê).
|