VĂN HỮU ______________________________________________________
Thu Hương Ông Bự Saguaro
- Chúng ta sẽ có hàng xóm mới. Một gia đ́nh người tị nạn Cộng Sản Việt Nam sẽ đến phi trường thứ ba tuần tới. Các bạn nghĩ sao? Tiếng Saguaro, tên một loại xương rồng vĩ đại cao hai ba tầng lầu, sống trên trăm năm, chỉ có thể sống trên sa mạc Sonara lục địa Mỹ Châu, giữa các tiếng x́ xào trong cái lạnh khô khan của sa mạc về đêm ở khu rừng Saguaro, Tucson, thành phố phía nam tiểu bang Arizona. - Đợi vài phút, không nghe trả lời, Saguaro cao giọng và chúng ta sẽ mở rộng ṿng tay. Chúng ḿnh sẽ học hỏi được nhiều cái mới lạ trong cuộc đời. Đi một đàng học một sàng khôn. Hăy cứ nghĩ cái gia đ́nh hàng xóm mới này vượt bao ngàn hải lư, qua bao hải cảng, ngủ bao đêm giữa muôn ngàn người không quen biết, v́ hai chữ tự do. Phải chăng đây là buổi họp bất thường v́ một gia đ́nh người tị nạn Việt đến chăng. Gần như là thế, trong giọng nói có nhiều ngại ngần cũng như lo âu. - Họ là ai? - Can đảm quá! - Can đảm thật! - Đáng khâm phục! - Tội nghiệp! - Đáng thương! - Con nít! Saguaro! Có phải người vừa nói đến con nit đó không? Chúng nó thế nào? Chúng nó OK chứ? - Ông bà ngoại? Chắc là lớn tuổi? Làm sao có thể vượt ngàn hải lư đến đây? - Saguaro! Ngươi không đùa với sự kém cỏi của chúng tôi chứ. Ha! Ha! Ha! tiếng cười khô hơi chút lạnh lùng. - Ta! Ta! Ta ! …Này phượng hoàng, này chim ô, này chim đỏ, này chim sâu, này ong, này bướm, nhất là gió. Ta có thể nào nói sai lời gió, kẻ đă nh́n thấy tận mặt những tang thương chết chóc của một giống dân, miệt mài trong hận thù, nồi da sáo thịt v́ một chủ thuyết ngoại lai. Gia đ́nh này thoát nạn hồng thuỷ rạng sáng 30, 1975, trôi dạt đến phần đất khô cằn nóng cháy lạ lẫm này. - Đúng là can đảm như Saguaro nói. - Thật đáng thương! - Thật đáng thương! - Con người chỉ đến châu Mỹ này với các bất hạnh của họ, từ chiếc tàu có tên May Flower, tên chiếc tàu chở 100 người Anh giáo rời Hoà Lan sang châu Mỹ t́m tự do tín ngưỡng, đến các người Ái Nhĩ Lan trong nạn đói v́ mất mùa khoai, khoai bị sùng đen hay c̣n gọi là huyền dịch bỏ quê hương mạo hiểm vào châu Mỹ. Người Âu châu đi t́m một tương lai mới, những thanh niên trai trẻ người Trung Hoa công nhân làm đường xe lửa ….Nhưng…Nhưng….Nhưng chưa dân tộc nào bỏ quê hương mang theo người già, trẻ con, sơ sinh, đàn bà như dân tộc Lạc Việt này. Trận hồng thủy này thật là kinh khủng? - Hỏi tức là trả lời. Chú heo đen, già, vươn cái mơm ướt bóng, nói to như sợ Saguaro không cho ông nói. Quảng trường yên lặng như chờ đợi một biến động. - Tôi hân hoan chào mừng mấy đứa con nít, tiếng các chị ong bầu thỏ thẻ. - Tôi yêu trẻ con lắm, chắc Saguaro biết chúng tôi chứ, tiếng ngọt ngào của các chị bướm. - Những người này khóc nhiều rồi, chúng tôi muốn làm cho họ vui, tiếng các cô cậu chim sâu, chim đỏ tranh nhau nói. - Cảm ơn các bạn! Tiếng Saguaro trầm trầm. Đêm đă khuya! Trăng tṛn treo giữa đỉnh trời! Xa xa núi đồi trùng điệp. Saguaro nh́n trăng, nh́n chung quanh mỉm cười măn nguyện. Từ tháng tư 1975 cho đến nay là tháng tư 1976, ông nghe biết bao là chuyện về gịng Lạc Việt từ chị gió, từ anh chim và từ cô nắng… Cho đến nay Saguaro và cái thế giới quanh ông mới có dịp đón tiếp một gia đ́nh tị nạn. Saguaro miên man bao nhiêu ư nghĩ. Hương đêm êm đềm. Tuổi đời hơn thế kỷ, Saguaro chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của nước Mỹ. Chẳng có thế, nuớc ông có tượng Nữ Thần Tự Do, cao vời vợi đứng trên cao, nh́n xuống hải cảng đảo Illis, New York, tay cầm ngọn đuốc ngời sáng trong đêm cho tàu thuyền nhừng người t́m đất hứa biết rằng họ đang b́nh an. Chẳng có thế, người Mỹ vinh danh Lincoln, tên vị tổng thống Mỹ người giải phóng nô lệ và Martin Luther King, tên vị lành tụ da đen, người đ̣i b́nh đẳng cho dân da màu, cả hai đều bị ám sát và được toàn thế giới coi như là những anh hùng vượt thời gian và không gian. Hằng năm người Mỹ tổ chức lễ kỷ niệm rất trang trọng và là ngày lễ của toàn quốc nước Mỹ cho đến nay. Chẳng có thế, đài tưởng niệm các chiến sĩ Mỹ tử vong trên các miền đất lạ, để dành tự do trong cuộc chiến Quốc Cộng từ Đại Hàn cho đến Việt Nam. Lương tâm cắn rứt ông th́ thầm trong sót sa cho ḍng Lạc Việt : “Ôi tang thương! Ôi chiến tranh! Ôi cái tàn ác của loài ngườị ! Ôi tham vọng cuồng si."
***
Gia đ́nh cụ Nguyễn đến Tucson, Arizona sau trận băo tuyết của tháng tư. Khi gia đ́nh cụ Nguyễn đến chẳng c̣n dấu vết ǵ của tuyết, chỉ có sương rồng hớn hở trong nắng ấm. Gia đ́nh cụ Nguyễn gồm có bốn cháu gái nhỏ, từ một tuổi cho đến năm. Cô út, khoảng 21 tuổi, chồng cô, bị bắt tại tuyến đầu Đông Hà-Quảng Trị, cháu ngoại ông…ĺa quê mới sinh được 21 ngày. Cô lớn khoảng ba mươi, chồng cô, có lẽ c̣n miệt mài trong binh lửa. Cứ nh́n đám trẻ con với các đôi mắt ngu ngơ, lạ lẫm nép người bên người thân, cứ nh́n dáng lưng c̣m v́ tuổi đời của cụ Nguyễn, cứ nh́n hai bà mẹ trẻ, mắt quầng thâm, xanh xao, bước thấp bước cao, h́nh như họ không c̣n khả năng đứng vững trước băo đời. Không có các tiếng cười con trẻ, không có tiếng th́ thầm của đám đàn bà, không có ngay cả tiếng đằng hắng của cụ ông, người thuyền trưởng già hay một bại tướng. Chiến tranh bất ổn đă giết bao nhiêu mộng đời, đă cướp mất đi những tiếng cười con trẻ, đă làm hồn già quằn nặng những âu lo. Mọi người thở phào khi bước vào nhà, hành lư họ đơn sơ lắm, ba cái va li nhỏ cho toàn gia đ́nh. Vào nhà mới, đám trẻ nhỏ chạy lung tung, cười nói rộn ràng trong ngôn ngữ lạ. Con Hạ, khoảng bốn năm tuổi thường hỏi mẹ những câu đau ḷng trong những tháng ngày long đong trong trại tị nạn: - Má ơi! Bao giờ ḿnh về nhà ngoại, hoặc, hôm nay ḿnh đi về nhà ḿnh, phải hôn? Mỗi lần mẹ nó dắt tay con xếp hàng ăn hay vào nhà tắm công cộng. Mẹ nó lầm lũi bước không trả lời con, c̣n nó giương cặp mắt sợ hăi nh́n đám đông xa lạ, tay nắm tay mẹ chặt hơn. - Nhà ḿnh đây hả ngoại? Mắt con bé Xuân có vẻ vui hơn khi nh́n ngoại gật đầu. - Giường của con! Giường này của con hả mẹ ? Con Hạ giựt giựt tay mẹ, tay sờ sờ thành giường sắt, nhoẻn miệng cười. Bỏ mẹ nó bận rộn, con Hạ đi ṿng ṿng quanh pḥng ngỡ ngàng vui vui, có lẽ trong bộ óc non nớt nó nhớ đến cái giường khai mùi nước tiểu của nó chăng. Con Xuân thầm th́ với con Hạ con Thu rồi cả đám chạy vèo ra vườn sau.
Vừa bước chân ra khỏi cửa, cả bọn ngạc nhiên nh́n một giỏ hoa đang trôi trên không, cao hơn tường vườn sau khoảng một đầu người, có bướm chập chờn, có ong rù ŕ,….Whoa! Whoa! Mắt đứa nào đứa đó tṛn vo. Con Xuân dẫn cả bầy chạy vào t́m cụ ông, đứa kéo tay cụ, đứa kéo vạt áo cụ, đứa kéo quần cụ, ra sau vườn chỉ chỏ vào lẵng hoa trắng muốt, nhụy vàng vàng hồng hồng. Mới đầu cụ ông tưởng bầy cháu níu kéo cụ ra chơi với chúng, cho tới khi cụ ra khỏi ngưỡng cửa nh́n ra sau vườn, cụ giống như bầy cháu, trợn tṛn mắt ngạc nhiên. Cụ chưa bao giờ thấy loại sương rồng kỳ quái này, một nhánh giơ lên trời, ba nhánh lớn dài tḥng xuống mặt đất đang ôm một lẵng hoa nữa. Đầu đội hoa, tay ôm hoa. Từ phi trường về đây cụ thấy nhiều loại sương rồng rất lạ, nhưng lạ nhất vẫn cái cây sương rồng khổng lồ cao gần mái nhà này. Cây này có thể già lắm v́ nhiều nhánh. Các lẵng hoa rộn ràng ong bướm, chim muông cứ y như chúng đang chào mừng gia đ́nh cụ Nguyễn. Cụ mỉm cười nh́n Saguaro, cúi nh́n bầy cháu dại, cụ ôm cả ba đứa vào gần nói: các cháu có bạn rồi đấy. Như phụ hoạ với cụ Nguyễn có tiếng chim hót lanh lảnh gọi mừng. Một buổi trưa, vài ngày sau chúng nó rủ rỉ rù ri trong nhà, rồi ra sau vườn xếp hàng ngang dưới bóng mát ba cây thốt nốt nh́n Saguaro coi bộ nghiêm trọng lắm. Con Xuân nh́n nhỏ Hạ, nhỏ Thu trước khi lên tiếng. - Tôi tên là Xuân Nói đến đó nó ngừng lại một chút rồi giơ tay phải đặt vào ngực, chỗ có trái tim của nó, lập lại câu nói: - Tôi tên là Xuân Con Xuân gầy c̣m, tóc thả dài sau lưng, coi bộ người lớn lắm. Nó nhấc tay ra khỏi ngực chỉ vào con nhỏ thiếu hai răng cửa, tóc ḷng tḥng trên mắt, miệng lúc nào cũng như muốn cười, mắt to tṛn với làn da ươm nắng. - Con này là con Hạ. Sau một hai giây cả hai tay con Xuân chỉ vào con nhỏ đang đứng bên tay phải, con nhỏ bé tí teo, con nhỏ hay đội cái mũ nồi đỏ, chui chân cụ ông, cười như nắc nẻ, đang thè lưỡi muốn nói. - Con này là con Thu hai tuổi rưỡi. Lúng túng hay suy nghĩ vài giây, nó nh́n con Hạ con Thu th́ thầm ǵ đó coi bộ nghiêm trọng lắm. Rồi con Xuân cao giọng thỏ thẻ, c̣n con Oanh đang nằm với mẹ nó trong pḥng. Nó nhỏ lắm chưa ra đây chơi được. Con Xuân dứt lời, cả bọn nh́n ông cười lỏn lẻn như đợi Saguaro trả lời. Trả lời con Xuân, có tiếng chim hót lảnh lót, có ong rù ŕ, có bướm chập chờn. Vài giây sau chúng chạy vèo đến bên cái xích đu, leo chèo, cười đùa, la hét. Những tiếng cười, những tiếng la hét, những con mắt vui của những đứa trẻ tị nạn t́m lại chốn an b́nh của chúng. Chúng không c̣n phải lên xe buưt đổi trại mới, không c̣n xếp hàng dài mỗi ngày đợi ăn, không c̣n phải tắm công cộng trong các lều vải và không c̣n bị người lớn cấm cản chạy nhảy đó đây. Có lần ba đứa con gái tṛ truyện cùng ông, chúng gọi ông là ông Bự, có nghĩa là lớn, là khổng lồ. Ông thích tên Bự nghe thân thương thế nào ấy. Con Xuân hỏi: - Ông Bự có biết Saigon hôn? Tôi sinh ở Saigon đó. Nhà ngoại ở Saigon. Con Hạ nối lời: - Ông Bự ơi! Ông biết Cần Thơ hôn? Con Thu nhe hàm răng sún cười. Chúng cùng hỏi ông một câu xé ḷng ông: - Biết ba ở đâu hôn? Ba có biết ḿnh ở đây hôn? Ông Bự không trả lời, trầm ngâm trong nắng. - Ổng có biết nói không? Con Hạ hỏi. - Ngoại nói là ông Bự có tiếng nói của ông Bự, ông nói tiếng của xương rồng. Con Xuân th́ thầm trả lời con Hạ nhưng coi bộ không vui: - Ông Bự biết chúng ḿnh đang nói với ông đó. - Sau giây lát, chúng chạy lại cái xích đu, cầu trượt cười cười nói nói.
Tuổi thơ là thế. Tuy không nói với ai, chúng nó chờ đợi ba về để được hôn lên má, bế lên cao, để được bi bô hát bài ca mới ở lớp học hay đ̣i ba đưa đi sở thú như khi chúng c̣n ở Saigon. Trên đường chạy loạn chúng là những kẻ đồng hành can đảm nhất, yên lặng, sát cánh bên người thân. Đêm ngày 29, tháng tư, 1975, con Xuân, con Hạ sau một đêm ngủ ngồi trên boong tàu trong ḷng mẹ và ông bà h́nh như trưởng thành mau chóng. Sáng sớm hôm sau chúng tuyên bố dơng dạc không thèm uống sữa. Những b́nh sữa nóng hằng đêm cho con Xuân, con Hạ, con Thu. Có giọt lệ nào đó lăn ra từ mắt mẹ, đă làm nó hiểu hay trong trí non nớt trẻ thơ nó linh cảm nó chẳng c̣n các ngày êm đềm xưa cũ trong những ngày lênh đênh trên biển cả, giữa hàng ngàn người cùng nhao nhác, ngơ ngơ. Đôi khi cụ ông nh́n ba cháu leo chèo, tim già chùng nặng. Cụ c̣n bao nhiêu năm để lo cho chúng nên người. Saguaro hiểu trong tim cụ Nguyễn c̣n ẩn nhiều điều đau khổ, cụ mất hai thằng con trai trong cuộc chiến vừa qua. Đến được đây cụ mất hai thằng rể. Cụ hay miên man nghĩ đến thằng em út c̣n sống, cụ chưa gặp hơn hai mươi năm từ ngày cụ bỏ Thanh năm 1953. Chắc là cụ không có ngày về Thanh, nh́n nhau khóc cười cho thoả nhớ thương. Nếu cụ ông là cội tùng trong giông băo đời, cụ bà như nhánh liễu mềm quấn quit bên chồng bên con cháu, quẩy gánh nặng trong yên lặng không một lời than. Một đôi khi cụ ra nhà sau canh chừng các cháu chơi đùa, cụ hay thở dài rồi nói với Saguaro. - Chúng mày lạ quá, sao tay cứ giơ lên trời hoài không biết mệt, c̣n tay khác th́ ôm chân hoài. Chúng mày lạ lạ thế nào ấy, giống như người mà không phải người hay là làm tiên trên trời, mải chơi, bị phạt, cho nên phải ở ngoài sa mạc khô cằn sỏi đá thế này. Nếu thật thế, chúng mày cũng đáng thương như chúng tao thôi. Sau này cụ bà không gọi Saguaro là mày nữa v́ cụ biết có thể Saguaro hơn trăm tuổi không chừng. Con Xuân đi học được vài tháng, một trưa chúa nhật con Xuân ngồi vào ḷng mẹ thỏ thẻ, miệng chúm chím cười, mắt long lanh, điệu điệu: - Con là ai? Mẹ nó ngồi kế nó trong pḥng khách, con Xuân chơi với mấy cái tách trà, bộ đồ chơi nó nhận được từ nhà thờ bảo trợ gia đ́nh cụ Nguyễn. Nó tuy hỏi tay vẫn cầm cái ấm lên cao giả bộ rót nước vào bốn cái tách nhỏ. Môi vẫn chúm chím mỉm cười như nó đang tṛ chuyện với mẹ. Nó không nh́n mẹ để được trả lời. Con Xuân vẫn nói, nói để mà nói. Con Xuân tiếp tục nói như tiếp tục sờ vào cái tách này đổi vị trí cái tách kia: - Con là ai? Con là người Việt, sao không ai nói tiếng Việt trong lớp học của con? Con là người Mỹ, sao cả nhà không nói tiếng Mỹ. Nó ngừng chơi, ngửng đầu, lắc lắc mấy sợi tóc rơi trước mặt, chúm chím cười nh́n mẹ như đợi mẹ trả lời. Mẹ chạy lại ôm nó vào ḷng, hôn lên tóc, khẽ nói: - Con là người Việt, v́ con sinh tại Sàigon, Viêt Nam. Con đang học nói tiếng Mỹ v́ ḿnh đang sống trên đất Mỹ. Sau này khi con khôn lớn, con của mẹ sẽ là người Mỹ và là người Việt, v́ con nói được cả hai thứ tiếng. Câu trả lời dài gịng của mẹ, làm con bé yên lặng nhưng không vui. Vấn đề khó hiểu của con bé năm tuổi lẫn lộn giữa hai cảnh đời..trường học và nhà ḿnh. Có phải v́ câu hỏi của con, hay v́ những ưu tư trong đời sống lạ, mẹ nó ôm nó vào ḷng như t́m sự cảm thông trong yên lặng. Hai năm sau, môt buổi tan trường, ông cháu đi bên nhau trên đường về nhà. Con Xuân vui cười líu lo cùng cụ. Con biết ai là ba rồi. Ông cháu đi bên nhau, ven đường hoa mùa xuân nở vàng thảm cỏ, liều thướt tha trong nắng trên đường về nhà. Con Xuân cười cười, hai răng cửa mới rụng tuần trước, như con chim nhỏ đang học truyền trên cành, mở to mắt nh́n ông ngoại: “Ông là ba của con nè. Trong lớp hôm nay, cô giáo hỏi rằng ai đưa các em đến trường. Đứa nào cũng có ba hay má đưa đi học giống ông ngoại đưa con đi nè. Con nói với cô, ông ngoại đưa con đi học th́ ông là ba của con. “ Nh́n cháu hănh diện truyện tṛ ḷng ông tê tái. Về nhà ông t́m được tấm h́nh thằng rể trong bộ quân phục hải quân, ông sai thằng con út mang ra tiệm chụp h́nh. Vài ngày sau ông mang tấm h́nh của con rể ra dạy cháu…đây là ba của Xuân, c̣n ông là ba của mẹ con. Con Xuân nh́n tấm h́nh không cười. Hai ông cháu ôm nhau, mắt già xa vắng.
Gia đ́nh cụ Nguyễn không muốn nhắc đến chiến tranh, đến đêm bỏ nước ra đi, không dám động đến cái đau khổ v́ lư do ǵ họ ra đi để các cháu khờ không bối rối trong cuộc sống. Cụ Nguyễn cũng như mẹ chúng, nhẫn nhục cho chúng t́nh thương, ôm ấp chúng trong cái hiền hoà chung quanh. Các người lớn tuy không nói ra nhưng cùng chung ư tưởng về đám con cháu nhỏ trên quê hương mới- tuổi trẻ như các tờ giấy trắng. Đời chúng phải hiền hoà êm đềm. Ngoài bờ tường thỉnh thoảng, có tiếng các chim cú lẻ loi, có tiếng rừng sào sạc, phải chăng chúng đang trổi một hoà âm của những sinh vật sống trên giải đất khô cằn sa mạc? Phải chăng chúng đang nh́n sự hồi sinh của những người mất một quê hương đang từ từ quen với đời sống mới. Ông Bự thầm nghĩ mới có vài tháng thôi mà gia đ́nh này có vẻ b́nh yên hơn. Ông th́ thầm cho chính ông hay cho lũ bạn rằng một ngày không xa ông sẽ nghe những tiếng cười vang trong các buổi cơm chiều. Một ngày nào đó, tâm hồn cụ Nguyễn sẽ an b́nh bên bầy cháu nhỏ. Một ngày nào đó mắt già sẽ xốn xang những giọt lệ vui khi nh́n các đứa cháu thiếu t́nh phụ tử bước những bước vững mạnh, đầy tin yêu trong tương lai. Một ngày nào đó, môi má mẹ sẽ hồng mầu nắng và mắt mẹ sẽ trong màu trời. - Ừ một ngày nào đó. Tiếng chim hồng y thanh tao. - Mọi tốt lành sẽ đến cho gia đ́nh cụ Nguyễn trong tương lai. - Sẽ đến. Tiếng chim đêm đập cánh như đồng ư. Sa mạc hiền hoà đi vào bóng đêm và bên trong bờ tường kia, gia đ́nh cụ Nguyễn đang an giấc nồng.
Viết cho những người một lần rời bỏ quê hương và cho trẻ thơ mất cha trên con đường t́m về đất hứa.
Thu Hương
|