VĂN HỮU ____________________________________________
Phạm Tín An Ninh
Ḍng sông tuổi thơ
Nguồn : Bảo Ngọc - Panoramio
Thức dậy cùng em thuở ấu thơ Tiếng con tu hú gọi vang bờ Ḍng sông tuổi nhỏ trôi đi mất C̣n băi sông buồn đứng ngẩn ngơ Khánh-Hà
Tôi được sinh ra và lớn lên ở làng Phú Hội (thuộc huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Ḥa). Một vùng quê đông vui trù phú như cái tên gọi.. Không ngờ với cái tuổi của ḿnh, tôi lại phải trải qua nhiều đổi thay của đất nước. Ngay từ nhỏ tôi đă chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc thăng trầm, thịnh suy của làng quê cũng như gia tộc. Đúng là tôi được sinh ra không phải để chào đời mà là để nh́n đời bằng ba tiếng khóc. Mẹ sinh tôi trong một cánh rừng khi cùng bà con đi chạy giặc. Ba năm sau mẹ tôi qua đời, cũng là lúc ba tôi vừa bị Việt Minh bắt đưa ra Liên Khu Năm làm công tác “xoá nạn mù chữ, khi ông đang dạy học ở trường Pháp Việt.” Từ đó tôi trở thành đứa bé mồ côi không cha không mẹ. Ông bà nội đem tôi về nuôi và cứ thế tôi dần lớn lên bằng giọng hát ru hời trong ṿng tay yêu thương của bà cô Út. Quăng thời thơ ấu trôi qua trong êm ả đến nỗi tôi không từng cảm nhận được nỗi bất hạnh của một người không có “bông hồng cài áo”. Chung quanh nhà nội tôi đều là bà con trong gia tộc. Đặc biệt nhất là gia đ́nh bà nội Bảy, chị ruột ông nội tôi, vừa giàu có lại vừa đông con nhiều cháu. Trạc tuổi tôi cũng hơn mười đứa. Tôi lớn lên theo những tháng ngày vui đùa nghịch ngợm cùng với bao điều lạ lẫm mà tôi không làm sao hiểu nổi. Cùng là chị em ruột, bà nội Bảy tôi lại quá giàu có, c̣n ông nội tôi, thứ tám, em trai duy nhất của bà, lại nghèo, tuy không xơ xác lắm. Ngay từ lúc c̣n nhỏ, tôi đă nghĩ là trong thế giới nhà giàu có biết bao nhiêu điều khó hiểu. Bà nội Bảy có ba người con trai, tôi gọi bằng bác. Ông con cả, tôi gọi bác Hai, th́ theo nho học, mua một chức phẩm ǵ đó để đủ cho mọi người trong làng trong tổng nể nang, ở nhà làm giàu bằng chính của cải ruộng đất được cha mẹ chia phần cho con trai trưởng. Ông bác thứ năm, không hiểu cơ duyên nào, từ một vùng quê, lại được sang tây học đến bác sĩ. Học xong, ông không trở về quê mà theo nhóm ông Tôn Thất Tùng ra miền Bắc làm bác sĩ cho “cụ Hồ”. Ông đi, không những bỏ lại làng mạc quê hương, cha mẹ anh em, mà c̣n một bà vợ trẻ và cô con gái mà ông chưa bao giờ thấy mặt. Ông bác thứ mười, con út của bà nội Bảy tôi vừa thi xong diplôme, th́ bỏ vợ và ba người con nhỏ lại cho ông bà nội Bảy, dẫn theo hai đứa cháu, con ông bác Hai, tôi gọi là anh Tư Châu và anh Năm Quan, ra Liên khu 5 hoạt động cho Việt Minh. Vài năm sau, khi có hiệp định Genève, ông bỏ bưng, dắt về một đứa cháu, anh Tư Châu, và một bà vợ mới, là một nữ đồng chí của bác. C̣n người cháu kia, anh Năm Quan, th́ ở lại trên núi, giữ một chức khá lớn trong hàng ngũ Việt Minh. Cái lư tưởng mà bác Mười tôi theo đuổi kết cuộc lại là nỗi đau cho bà bác gái. V́ ngày đón chồng về cũng là ngày “dang dở đời em”. Lúc nhỏ, tôi ngu ngơ không hiểu cái t́nh đồng chí nó là cái ǵ mà ghê gớm thế. Bà vợ nhỏ mà ông bác Mười vừa dắt về, vừa quê mùa vừa ít học và nhất là xấu gái hơn bà bác lớn, vậy mà sau cả hai tuần, ba tôi, là anh em cô cậu nhưng cũng là bạn chí thân cùng tuổi cùng lớp rất thân thiết với bác Mười, làm công tác ḥa giải, rồi hơn một tuần ông bà nội Bảy và cả ông bà Nội tôi ngồi ghế “chánh án”, mà phiên ṭa gia tộc cũng chỉ đưa tới một kết quả bi thảm. Ông bác Mười tuyên bố, v́ danh dự gia đ́nh và tránh cho bà vợ lớn khó xử - nhưng có lẽ lư do chính là muốn bảo vệ cho bà vợ “đồng chí”- nên ông quyết định đưa bà vợ mới này vào Ninh Ḥa sinh sống và lập tổ uyên ương. Bà bác Mười gái, vừa đẹp người vừa phúc hậu, không muốn phiền lụy gia đ́nh chồng, xin lạy ông bà nội Bảy ba lạy rồi dắt hai đứa con gái lớn về quê ngoài Tu Bông, c̣n đứa con trai út, phục tùng mệnh lệnh của ông bà nội Bảy, đành phải để lại cho ông bà nuôi nấng. Riêng trong gia đ́nh ông bác Hai, cũng có quá nhiều điều, mà lúc ấy tôi không tài nào hiểu được, mặc dù Ba tôi đă mấy lần ngồi giải thích cho tôi nghe. Như tôi đă kể, bác Hai có người con thứ năm, theo ông chú ruột ra Liên Khu Năm, rồi ở lại giữ một chức ǵ đó khá lớn trong hàng ngũ Việt Minh, nhưng người con trưởng nam của ông, tôi gọi là anh Ba Tấn (là anh ruột của anh Năm Quan), nhờ có bằng Diplôme, mới 26 tuổi đă làm đến chức chánh Tổng. Huyện Vạn Ninh của tôi lúc ấy được chia làm hai Tổng: Tổng Phước Tường Nội, lớn và sầm uất hơn, từ ranh giới Ninh Ḥa, cho đến sông Gốc, gồm cả hạt Vạn Giă; c̣n Tổng Phước Tường Ngoại gồm Tu Bông đến Đèo Cả, ranh giới tỉnh Phú Yên. Ông anh Ba Tấn của tôi làm chánh Tổng Phước Tường Nội, quyền uy to lớn lắm. Có một thời gian anh Năm Quan thường lén về nhà thăm gia đ́nh, lấy lương thực và hoạt động kết nạp thêm những đồng chí trẻ. Anh về ban đêm, rồi ẩn trong căn nhà thờ trên của bác Hai tôi. Mấy năm an toàn, v́ nhà cha mẹ của ông Chánh Tổng th́ có lính khố đỏ khố xanh nào dám đến. Nhà Bác Hai nằm cạnh nhà ông Nội tôi, chỉ cách một đám ruộng và con mương nhỏ. Tôi c̣n nhớ, lúc ấy tôi chừng sáu, bảy tuổi, có mấy lần anh Năm sai đứa cháu gọi tôi sang gặp anh. Anh đẹp trai, lúc nào cũng mặc bộ bà ba trắng, ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương. Anh đọc mấy bài thơ tiếng Pháp cho tôi nghe. Biết tôi mất mẹ, anh thường đọc cho tôi bài Ceux que j 'aime. Đến bây giờ tôi vẫn c̣n thuộc ḷng mấy câu: J 'aime maman, qui promet et qui donne Tant de baisers à son enfant Et qui si vite lui pardonne Toutes les fois qu 'il est méchant”.
Anh c̣n vẽ cho tôi h́nh mấy con chim sẻ rất đẹp, và kể cho tôi nghe chuyện ông Mạc Đỉnh Chi đi sứ bên Tàu với bức tranh chim sẻ đậu cành trúc, cành mai. Anh cũng kể cho tôi nghe chuyện anh hùng của những chàng trai nước Việt, mà sau này cứ mỗi lần nh́n thấy h́nh ảnh “ Tuấn - chàng trai nước Việt” trong báo Phổ Thông của ông Nguyễn Vỹ, là tôi lại nhớ đến anh. Lúc ấy tôi cứ tưởng anh Năm Quan đặc biệt thương tôi v́ thấy tôi mồ côi mẹ, phải sống với ông bà nội, nhưng sau này, khi lớn lên một chút, tôi nghĩ là anh ấy muốn tôi trở thành một đồng chí trong đội “thiếu niên tiền phong” của anh. Bây giờ có lúc nghĩ lại, tôi hú vía, nếu anh không được “ghi công” sớm, biết đâu hôm nay tôi đang là đồng chí trong ủy ban của một Tỉnh, hoặc chí ít là của một Huyện. Tha hồ mà nghe bà con quê tôi nguyền rủa! Vào một đêm khuya, khi tôi đang ngủ say cùng ông bà nội, th́ giật ḿnh v́ tiếng súng nổ. Bà nội bồng tôi chạy trốn sau mấy bồ lúa. Tôi nghe cả tiếng đạn chát chúa trong vách, trên cửa, và cả tiếng rơi vỡ của đồ vật trong nhà. Sáng ra, im tiếng súng, ông bà nội dắt tôi ra xem. Cả nhà thất sắc khi thấy hơn mấy chục vết đạn xuyên qua cánh cửa và thủng cái giường bằng ván gụ mà ông bà nội và tôi thường nằm. Tất cả vẫn im lặng, bà Cô Út bồng tôi và lấy tay che miệng tôi, làm dấu không cho tôi nói. Tôi nghe bên ngoài có tiếng chân người và họ nói tiếng Tây. Măi đến trưa, khi tất cả hoàn toàn yên tĩnh, ông chú tôi, dạy học dưới huyện, chạy về báo là “ Tội nghiệp thằng năm Quan, con anh Hai, dại dột theo Việt Minh, bị lính Tây phục kích bắn chết hồi khuya”. Tôi lấy mấy tấm h́nh anh vẽ con chim sẻ cho tôi ra xem, ḷng buồn và thương tiếc anh vô cùng. Tôi hỏi bà cô Út, tại sao Tây nó lại bắn chết em của ông chánh tổng? Cô tôi giải thích một hồi, tôi vẫn lắc đầu không hiểu. Một tuần sau, tôi đang chơi đánh vụ với mấy người anh em trong họ, thấy một toán lính khố đỏ, mang súng ống, kéo đến nhà ông bà nội Bảỵ. Bọn tôi ṭ ṃ chạy đến xem. Bà nội Bảy vẫn ngồi chễm chệ trên bộ ván gụ trước hiên nhà. Người con gái út, tôi gọi là cô Chín đang têm trầu cho bà. Ông quan quản khố xanh th́ đứng lum khum trước mặt Bà thưa bẩm điều ǵ không biết. Bọn tôi chỉ nghe bà quát tháo: “mày có đốt th́ chỉ đốt cái chuồng heo thôi. Nếu để lửa nó bén qua ngôi nhà trên là bọn mày chết với tao”. Tôi lại trố mắt ra không hiểu nổi việc ǵ. Sau này Ba tôi giải thích là v́ bà nội Bảy có con cháu theo Việt Minh, nên Tây ra lệnh đốt nhà. Nhưng bà lại có đứa cháu đích tôn làm chánh Tổng, nên đám lính khố xanh sợ, chỉ dám đốt cái chuồng heo cho có lệ mà thôi. Dù trong ḷng có đôi điều khó hiểu, nhưng cũng như mọi đứa con nít trong họ, tôi đâu có bận tâm tới chuyện của người lớn, của bên này bên kia. Bọn chúng tôi cũng hơn mười lăm đứa. Do vai vế trong họ, có những thằng lớn tuổi phải gọi mấy ông nhỏ hơn ḿnh bằng anh, bằng chú. Đôi khi đánh bi đá dế, mấy thằng em lớn bị mấy ông anh, ông chú nhỏ chơi hiếp, cũng đành phải hậm hực chạy về méc ông bà mà thôi. Xem vậy, chứ tôi cũng phục cái nề nếp của họ tộc nhà tôi ghê lắm. Có một buổi trưa hè, tôi không bao giờ quên, cả đám tám thằng rủ nhau ra sông Gốc tắm. Ḥ hét đùa giỡn đă đời, lúc lên bờ điểm danh thấy thiếu một thằng, lại là một thằng vai cháu. Người vừa lớn tuổi vừa lớn vai nhất trong bọn là anh ba Tri (sau này là Thiếu Tá Biệt Động Quân) con bà cô Chín, ra lệnh cho chúng tôi chia nhau đi t́m. Hai giờ sau, không kết quả. Anh ra lệnh, về nhà không thằng nào được hé môi. Cả đám về ở biệt trong nhà. Cuối cùng anh hai Xách, là cha của thằng cháu mất tích, rước thầy đồng thầy pháp về gọi hồn. Tôi ṭ ṃ đi theo đám đông. Không hiểu đoán già đoán non thế nào mà ông thầy đồng bóng lại đi ngả đi nghiêng ra tới tận con sông Gốc và t́m được xác thằng cháu nằm dưới gốc một bụi tre dưới ḷng sông. Lúc ấy tôi phục mấy ông thầy đồng thầy pháp vô cùng. Đám tụi tôi cùng học một trường làng, rồi trường huyện. Lúc ấy muốn học lên đệ thất phải khăn gói vào tận Nha-Trang. Vậy là đám tôi như nhạn ĺa bầy. Chỉ cha mẹ thằng nào khắm khá mới có khả năng cho con ḿnh đi làm sĩ tử. Sau này, có đứa vào quân đội lên chức này chức nọ, có đứa làm giáo sư, bác sĩ, công chức, nhưng cũng có đứa là nông dân chân chính, quanh năm soi mặt với ruộng đồng. Lâu lâu có dịp về phép, mấy ông quan lấy xe jeep chở mấy anh thầy giáo, nông phu vào thành phố rong chơi. Thằng nông dân nào đến tuổi “đi quân dịch là thương ṇi giống” th́ có ngay mấy thằng anh em làm quan xin nhận về đơn vị chở che. Vậy mà trời thương. Cho tới khi cuộc chiến kết thúc, chỉ có vài thằng nằm lại trên chiến trường, dù hầu hết đều là lính đánh đấm, mà lại ở trong mấy binh chủng rằn ri. Nhưng bây giờ lại là lúc đổi đời bi thảm, mấy thằng làm quan hồi xưa bị bắt đi tù, tay trắng, được mấy ông anh em nông dân thấy tội nghiệp mà cho tiền cho của. Chí ít là trước ngày đi vào tù cũng được đăi đằng một bữa thịt gà rượu nếp. Lúc này ông bà nội Bảy đă qua đời. Chỉ c̣n có ông bác Hai ở lại để chứng kiến bao đổi thay thời cuộc, kéo theo sự thăng trầm của một ḍng họ đông đảo, giàu có một thời. Ông được chính quyến cách mạng mời lên huyện nhận cái bằng có lộng khung “ Tổ Quốc Ghi Công ” cho người con thứ năm, và nhận luôn danh hiệu “Gia Đ́nh Liệt Sĩ” về treo ṭn ten trên vách. Nhưng chỉ sau đó vài tuần, người con cả, trước kia làm chánh Tổng, sau này là một sĩ quan cấp tá đă về hưu, tham gia lực lượng phục quốc, bị bắt vào tù, rồi sau đó chết v́ bị tra tấn, đói và bệnh hoạn. Tội nghiệp ông bác Hai, tuổi gần 80, vừa mới nhận cái bằng “Tổ Quốc Ghi Công” và danh hiệu “Gia Đ́nh Liệt Sĩ ”, bây giờ lo đi chôn người con trai trưởng, rồi sống cô đơn trong tuổi già nghèo khổ, có những ngày phải ăn cháo thay cơm. Hơn một năm sau, vào một buổi sáng “đầy sương thu và gió lạnh”, lănh đạo “chính quyền cách mạng” trên tỉnh, dưới huyện, đến tận nhà thăm bác Hai, tặng mấy kư gạo, vài thước vải và hai hộp sữa. Bà con trong họ chưa biết v́ sao bác Hai bỗng dưng được hưởng ơn mưa móc, th́ sáng hôm sau, “xe con”, cán bộ, bộ đội đến đầy nhà bác. Mọi người ngẩn ngơ khi biết là ông em thứ năm của bác, ông Năm Giăng, hồi xưa đi học bác sĩ tận bên Tây, rồi mất tích luôn, không ngờ vẫn c̣n sống và trở về lại hôm nay. Nghe nói ông có chức vụ lớn và đă từng là bác sĩ riêng của “cụ Hồ”. Lúc ấy đám tụi tôi c̣n nằm trong tù, đâu có biết chuyện “ vui sao nước mắt lại trào” này. Sau này hỏi lại ông anh họ, lúc trước là thầy giáo, con của ông bác Mười. Anh kể lại cái cuộc trùng phùng này sao mà bi thảm quá. Dường như hai anh em già, tóc trắng phau, chỉ ôm rồi nh́n nhau mà không nghe nói một điều ǵ. Sau đó ông em bác sĩ cán bộ “cách mạng” chở ông anh cả trên xe con đi thăm mộ của cha mẹ, gia đ́nh, và đến thắp hương trước mộ thằng cháu đích tôn làm Chánh Tổng ngày xưa, vừa mới bị chết trong tù. Đứng trước các mộ bia, ông đều th́ thầm với những người đă khuất. Nhưng không ai nghe được là ông đă nói điều ǵ. Nhất là với anh em con cháu đă chết dưới tay những đồng chí của Ông. Và cũng không ai biết là ông đă có gặp chị Lan, đứa con gái ông bỏ lại trong Nam, có chồng trung úy sư đoàn 23, tử trận trên Kontum trong mùa hè đỏ lửa, cùng bà vợ, mặc dù chồng vẫn c̣n sống mà đă trở thành goá bụa từ thuở mới hai mươi. Bây giờ người con gái đang buôn tảo bán tần ở đâu đó để nuôi bà mẹ già, cô đơn ṃn mỏi gần suốt cả một đời người. Sau này, lần lượt đám con cháu tụi tôi ra tù, tơi tả, mỗi thằng một cảnh long đong. Một vài đứa bị đưa về quản chế tại nơi sinh quán. Bọn tôi lại gặp nhau trên con sông Gốc ngày xưa, nhưng không phải để bơi lội hay nô đùa, mà “lao động để vinh quang”, đào đất, đắp đê, làm thủy lợi, dưới sự ḥ hét của mấy ông nông dân vừa lên nắm chính quyền. Giờ giải lao, bọn tôi gặp nhau, không ai dám nói “chuyện linh tinh” mà chỉ nhắc lại chuyện thằng cháu chết đuối ngày xưa, cũng ở nơi này. Rồi mấy ông tù cải tạo lần lượt vượt biên, ra đi theo diện HO, tha hương lưu lạc bốn phương trời. Mấy ông anh em nông dân bên quê nhà, bây giờ không c̣n làm chủ một tấc đất, mà được làm chủ tập thể, nghèo lại nghèo hơn. Vài năm sau, mấy ông anh em từ hải ngoại chung góp tiền gởi về cất nhà từ đường, xây mồ mả ông bà, chú bác, anh em - cho dù đă chết cho bên này hoặc bên kia - và giúp vốn cho mấy ông anh em nông dân, bây giờ không những đă bạc mái đầu mà c̣n trắng cả đôi tay, đi t́m sinh kế khác. Kẻ mua đ́a nuôi tôm, người trồng cây điều hoặc chạy xe ôm. Mười lăm năm sau, nhân về t́m và cải tang mộ cha tôi, ông bị chết trong tù và chôn bên ngoài một trại tù cải tạo nằm sâu trong núi, tôi ghé thăm quê. Một ông anh họ, mà lúc nhỏ đánh bi, đẽo vụ hay nhất trong bọn, rủ tôi ra đ́a tôm, xem “thành quả” ông làm ăn nhờ tiền của mấy thằng anh em gốc “ngụy” chúng tôi góp cho làm vốn. Anh ghé cái quán nhỏ đầu làng mua một xách bia SaiGon, bảo đem ra đ́a nướng tôm, hai thằng nhậu lai rai, rồi kể lại chuyện xưa chơi. Không ngờ cái đ́a tôm của anh nằm ngay trên con sông Gốc, đúng vào cái nơi mà thằng cháu họ chết đuối, khi đi tắm sông cùng với cả đám bọn tôi, năm mươi năm trước. Con sông Gốc không c̣n nữa. Người ta đă ngăn bằng một cái đập phía trên. Phần dưới đập chỉ c̣n là những cái đ́a tôm, loang lổ đất. Tôi đứng yên lặng trên bờ đ́a, miên man hồi tưởng ḍng sông năm xưa và những đổi thay mất mát của cả một quê hương, ḍng tộc. Ḷng tôi chùng xuống. Xa xa nơi cuối con sông, sóng biển vẫn ŕ rào.
Phạm Tín An Ninh ( Viết trong ngày giỗ lần thứ 30 của Ba tôi. Ông đă chết trong trại tù“cải tạo” Đá Bàn vào tháng 6 năm 1976)
|