Thùy An

 

Cú té  

 

 

Bước qua ngưỡng U70 rồi, vẫn lạc quan nghĩ ḿnh c̣n trẻ, nên tôi đi dữ lắm, ở nhà một ngày là cuồng chân không chịu nổi.

Buổi sáng, không cà phê cà pháo với bạn bè th́ cũng rảo hai ba ṿng chợ cho đủ thời gian một tiếng đồng hồ theo lời bác sĩ dặn, tiện thể mua đồ ăn, xem trái cây, vải vóc…

Buổi chiều chờ tắt nắng, lại ra siêu thị, ghé hiệu sách hoặc thả bộ dọc theo những con đường gần nhà, ngắm nh́n các cửa hàng mỹ phẩm, thời trang, giày dép… đèn thắp sáng choang, chủ nhân đon đă chào mời…

Buổi tối, đọc sách, xem ti vi, hoặc lên mạng chu du khắp thế giới, thỉnh thoảng, học tṛ thương t́nh ghé chở đi nghe nhạc, karaoke, hát với nhau, và có khi c̣n vào tới… vũ trường. Tôi không biết nhảy, nhưng lỡ đến rồi, đ̣i về th́ bất lịch sự quá, nên đành ngồi xem các cô cậu U60 biểu diễn điệu nghệ, cũng vui.

Tôi chưa hề nghĩ rằng, dù tâm hồn ḿnh trước sau như một, nhưng thể xác th́ đă tàn tạ hư hao theo thời gian từ lâu lắm rồi, nên vẫn cứ ham vui, thích đi đây đi đó, đi miên man, không biết giữ ǵn sức khỏe, không cho chân cẳng nghỉ ngơi. Cho đến một buổi sáng tươi hồng, đất trời bỗng ngả nghiêng đảo lộn, tôi bị té!!!

Một cú té bất ngờ khi dợm bước lên lề đường, không rơ nguyên nhân. Bạn bè đặt giả thiết, chắc tại “chóng mặt”, “mất thăng bằng” hay “rối loạn tiền đ́nh” cũng nên? Tôi lắc đầu, các chứng bệnh liên quan đến đầu óc như vậy từ nhỏ đến lớn, tôi chưa từng bị, chắc tại “bước hụt” thôi. Dù nguyên nhân ǵ, sự thật sau khi chụp film là “găy kín mỏm khuỷu tay trái”, bác sĩ phán: “Mổ. Phải nhập viện ngay!”

Bỗng thấy bất an. Dù xung quanh có người thân, bạn bè … ḷng vẫn bàng hoàng lo lắng. Tôi chấp hành mệnh lệnh như cái máy, chụp h́nh phổi, đo điện tâm đồ, siêu âm tim, thử máu…người cứ trôi đi… trôi đi…tôi không c̣n phân biệt được không gian, thời gian. Trong cơn mơ màng, tôi nghe tiếng các bác sĩ nói chuyện, hỏi chuyện trên trời dưới đất để tôi quên đi cảm giác sợ hăi khi dao mổ chạm vào thịt xương.

Ngày đầu tiên nằm bệnh viện với cánh tay bó chặt, mới thấy ư nghĩa của câu “sức khỏe là vàng”. Chợt nhớ đến lời tâm sự của cô bạn học ngày xưa hiện bị đau gan, ra vào bệnh viện như cơm bữa: “Tao bây giờ, thấy cục vàng như cục đất, nh́n tiền bạc như mớ giấy lộn, chỉ mong sao hết bệnh mà thôi.” Tôi không giàu sụ như bạn ấy, vàng không có chỉ nào, tiền bạc không dám xem như giấy lộn, nhưng cũng không thấy xót khi phải tuôn ra nhiều cho chi phí mổ xẻ, thuốc men. Thà để của đi thay người c̣n hơn phải gặp hạn. Ban đầu, thấy cái hạn của ḿnh cũng đáng kể, nhưng giờ đây, mới biết ơn Trời Phật đă ưu ái ḿnh nhiều lắm. Thời gian điều trị nội trú, tôi đă đi ḷng ṿng (lại đi!) khắp tầng trên tầng dưới, thấy bao nhiêu hoàn cảnh đáng thương, rất nhiều mảnh đời bất hạnh, mới thấy ḿnh c̣n hạnh phúc chán.

Đủ ba ngày, cầm giấy xuất viện, tôi như thoát củi sổ lồng. Bước vào nhà, nghe ḷng phơi phới dù bị cô em cắt phăng mớ tóc dài rồi đè đầu xuống tắm gội cho sạch mùi bệnh viện. Tôi cầm đũa tay trái nên ăn uống khó khăn, nhưng vẫn c̣n tay phải gơ máy báo tin về sự mất tích đột xuất của ḿnh. Bạn bè xa điện thoại, email hỏi thăm, bạn bè gần th́ kéo đến nhà: “Ủa, thấy mặt mày mi đâu có giống người bệnh?” “Tao vẫn khỏe mà, chỉ khó chịu v́ cánh tay mang nẹp thôi.” Học tṛ cũng mang trái cây, sữa bánh đến thăm, nói chuyện tào lao trên trời dưới đất, rồi hứa hẹn: “Cô chịu khó nghe cô, khi nào gỡ nẹp ra, tụi em đến đưa cô đi nghe nhạc, có một pḥng trà mới khai trương, được lắm.” Nhắc đến học tṛ, thấy ḷng được an ủi phần nào. Ngày xưa đi dạy, từ bục giảng đến các dăy bàn học sinh có một khoảng cách khó gần, th́ bây giờ, các em  không ngần ngại đến với tôi, chân thành, cởi mở, nhắc lại những kỷ niệm, những suy nghĩ về những ngày đầu cô tṛ bên nhau. Dù đă qua tuổi trung niên, các em vẫn ríu ra ríu rít: “Cô ơi, ngày xưa em sợ cô Ái lắm, chỉ thích chị Thùy An mà thôi.”, “Cô ơi, hồi năm lớp 12, em sợ nhất là mấy bài học về Hệ Thần Kinh, nên cứ trốn giờ cô hoài.” “Em làm sơ mi  cho cô cả 2 học kỳ, cô c̣n nhớ không cô?”, “Cô ơi, cô có nhớ…” Chợt nghĩ đến bốn câu thơ, không biết của ai:

Kỷ niệm không là ǵ

Nếu thời gian bôi xóa

Kỷ niệm là tất cả

Nếu ḷng ta khắc ghi…

Nói đến học tṛ, mỗi em một tính cách, lại nhớ đến em học tṛ đặc biệt của tôi. Em này có tính lạc quan kỳ lạ, đối với em, mọi chuyện đều “không có ǵ mà ầm ĩ.” Hôm tôi bị té, em đưa tôi vào bệnh viện. Ngồi trên taxi, em nói: “Mấy tên bác sĩ thật nhiều chuyện, tay cô mà mổ cái ǵ, dán salonpas vài ngày là hết ngay”.

Bây giờ, nẹp tay đă mở, giây phút khó chịu đă qua, nhưng h́nh như… cánh tay không phải của ḿnh nữa, sượng sùng, cứng ngắt, gập vào không được, chỉ co đến 45 độ là hết sức. Bạn bè khuyên: “Không sao, tập vật lư trị liệu một thời gian là b́nh thường trở lại.” Thiệt không?

Hôm qua lang thang trên mạng, bất ngờ thấy được truyện trinh thám kinh dị “Bên bờ nước”, không ghi tên người dịch, nhưng nội dung th́ đúng là bản dịch của tôi không sai một dấu chấm phẩy. Truyện này in trong tuyển tập “Con quỷ lọ” xuất bản năm 1993, tôi rất tâm đắc, định đánh máy lại gửi cho trang Web của cô bạn. Bây giờ khỏe rồi, có người tốt bụng làm dùm, chỉ việc download xuống, đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh.

Lại nhận được email của cậu phóng viên báo TNTP: “Chị Thùy An ơi, tụi em sắp ra mắt tờ đặc san Tuổi Mới Lớn, chị giúp em với nhé.” Tôi reply: “Trời đất, viết cho tuổi mới lớn sao em lại t́m đến tuổi chạng vạng?” Do dự, không bấm vào “send”, thầm nghĩ, viết về Tuổi mới lớn là “nghề của lăo bà” mà, từ chối làm chi, mất ḷng. Tôi delete thư và viết lại: “Chị sẽ gửi bài cho em.” . Dù có viết cả trăm bài về tuổi teen, tóc tôi vẫn bạc, da tôi vẫn nhăn, sự thật luôn phũ phàng! Ḷng bỗng lo sợ bâng quơ, liệu cánh tay già nua của tôi có b́nh phục hoàn toàn được không?

 

 

Trang Thùy An

 

art2all.net