Thùy An

 

Tản mạn U bảy mươi…

 

Tạp văn

 

      

Mười năm trước, con gái email báo tin vui, ḷng tôi nao nức như trẻ con sắp được quà. Chà, lên chức “bà ngoại”, oai thiệt! Vậy là đi đâu cũng khoe, gặp ai cũng méc. Nhớ hồi sinh con đầu ḷng, dù không c̣n mẹ, tôi vẫn nhàn hạ ăn no ngủ kỹ, mọi việc giặt giũ, chăm sóc em bé đă có bà chị dâu lo hết. Cho nên, đến giây phút bạn bè xúm vào chúc mừng, rồi ư kiến ư c̣: “Mi phải đi Mỹ một chuyến để đỡ đần cho con gái, bên đó không thuê người làm nổi đâu.”, tôi vẫn chưa có chút kinh nghiệm nào về việc nuôi trẻ sơ sinh. Nhưng không sao, t́nh thương con cháu sẽ giúp tôi vượt qua khó khăn, Mỹ du là chuyện đương nhiên! Định sẽ đi trước ngày sinh cháu một tháng, nhưng ḷng tôi sao bồn chồn chẳng yên, suốt ngày xác Việt Nam hồn để xứ Cờ Hoa, tưởng chừng sắp bế cháu ngoại trong tay, thấy được cả nụ cười và ánh mắt của bé. Thế là ra phố khuân về một cái va li thật lớn, rồi ghé siêu thị, quanh quẩn bên gian hàng bán đồ con nít, say sưa ngắm nh́n. Dễ thương quá! Áo, quần, tất, mũ, giày dép… dành cho các thiên thần nhỏ thật đa dạng, hoa văn nhẹ nhàng, kiểu dáng hài ḥa, mầu sắc tươi mát… làm tôi như lạc vào một giấc mơ êm ái, quên cả thời gian.

     Gặp nhỏ bạn nơi quầy tính tiền. Nh́n giỏ xe chất đầy quần áo tí hon, nó la lên: “Mi có điên không? Biết cháu trai hay gái mà mua lung tung vậy?” Tôi cười: “Trai hay gái cũng như nhau.” “Như nhau sao được. Nhưng thôi không căi với mi làm chi, mua vài bộ tượng trưng thôi, đem nhiều tốn thêm tiền cước.” Miệng nói, tay nó ôm hết mớ hàng tôi mất công chọn lựa năy giờ, đem trả lại. Đúng là tự tung tự tác, xem tôi chẳng có kí lô nào! Nhưng thôi, cho nó làm chủ đi, niềm vui sắp được hội ngộ với con gái, được bồng cháu trên tay khiến tôi không biết giận là ǵ. Cám ơn mi hà tiện dùm tao.

     Chớp mắt đă đến ngày phỏng vấn. Buổi sáng ra khỏi nhà hăng hái bao nhiêu, th́ trưa về, tôi bước lên taxi không nổi. Thất bại rồi. Tôi không được cấp Visa. Ám ảnh tôi suốt mấy ngày sau đó là gương mặt lạnh lùng của bà Mỹ già tóc vàng, môi tím, cặp mắt xanh lè nh́n thẳng vào tôi, nói tiếng Việt như đọc ráp: “Bà không thể đặt chân vào đất Mỹ.” Tôi hỏi lại theo phản xạ tự nhiên: “Why?” Bà ta chỉ nói: “Xin lỗi bà.” Rồi trả lại hồ sơ, kèm theo một thông tin cho những người bị từ chối: “Xét đơn xin vào nước Mỹ không theo một tiêu chuẩn nào cả.” Ư là ḿnh không nên thắc mắc khiếu nại. Tức quá, tôi nói với nhỏ bạn: “Tao phải xin Visa thêm một lần nữa.” Nó lại la lên: “Mi có điên không? Dư tiền th́ đi làm từ thiện c̣n có lư hơn.”

     Cháu ngoại ra đời, lớn lên khỏe mạnh sởn sơ. Một năm, hai năm rồi ba năm… Bà chỉ được thăm cháu qua những tấm h́nh gửi về, cũng đủ vui rồi. Lực bất ṭng tâm, biết sao bây giờ. Cháu lên năm tuổi, con gái báo tin thằng bé sắp có em. Nhỏ bạn lại bàn: “ Mi xin đi du lịch một lần nữa xem sao”. Có lư. Vậy là lịch sử lặp lại. Làm đơn, đóng tiền, chọn ngày phỏng vấn và… rớt đẹp. Thôi khỏi thắc mắc làm ǵ, ḿnh không có số đi nước ngoài, đành chịu thôi.

     Bạn bè bây giờ lên chức “nội, ngoại” cũng nhiều, suốt ngày ở nhà giữ cháu, nên những buổi họp mặt tán dóc của đám U70 cũng thưa dần. Thỉnh thoảng tôi đến nhà người này, người kia… ở chơi với đám trẻ suốt buổi, làm bà “ké” một chút cho đỡ buồn.

      Nhớ có lần, nghe một nhà tâm lư học phát biểu: “Tuổi già, giữ cháu là điều bất hạnh, nhưng chơi với cháu là niềm hạnh phúc.” Tôi liền làm một cuộc phỏng vấn. Đầu tiên là nhỏ bạn thân hiện đă có hai cháu nội và một cháu ngoại. “Mi thấy có đúng không?” Nó trả lời liền: “Thằng cha đó chả tâm lư ǵ cả, giữ cháu là chuyện b́nh thường, bất hạnh chỗ nào chớ?” Khi tôi hỏi đến người bạn khác –một “ông ngoại” của hai đứa cháu, th́ anh này đưa hai tay lên trời: “Giữ cháu hay chơi với cháu cũng bất hạnh như nhau, trời ơi, chúng nó quậy tưng bừng, làm tui không đọc được một trang sách, không xem được trọn vẹn một trận đá bóng nào cả.” Một cô bạn khác lại nói: “Giữ cháu hay chơi với cháu cũng có lúc này lúc khác. Khi chúng phá phách th́ tức muốn điên, nhưng khi chúng ngoan ngoăn cũng dễ thương lắm. Hơn nữa, tuổi già nên hoạt động một chút, có lợi cho sức khỏe.” Chính cảm nhận của người trong cuộc mới nói lên được điều này.

     Phỏng vấn du lịch khó khăn nhưng phỏng vấn đi định cư th́ có muốn rớt cũng không được. Khi tôi qua đến đây th́ thằng cháu lớn đă 10 tuổi và thằng em lên 5,  cho nên việc giữ cháu không gặp trở ngại ǵ. Nhưng việc chơi với cháu th́ lại có vấn đề, bởi con nít ở đây đến tuổi đi học đều bị biến thành Mỹ con hết. Trường Mỹ, thầy cô Mỹ, bạn bè Mỹ, sách vở Mỹ, đồ ăn Mỹ… nên chúng không ăn được thịt kho canh cá, không nói được tiếng Việt là chuyện b́nh thường. Thôi th́ “cháu nói gà, bà nói vịt” cũng không sao, từ từ rồi sẽ ổn.

     Ở Việt Nam, đi đâu cũng tới. Xe ôm, xe bus hiện diện khắp nơi. Muốn xài sang một chút, chỉ cần nhấc điện thoại, taxi sẽ đến ngay trước cửa nhà.

     Ở Mỹ, không biết lái xe th́ coi như què cẳng, taxi cũng có đấy nhưng mắc thấu trời, nếu không muốn phá sản th́ hăy quên đi. Hằng ngày, con đi làm, cháu đi học, công việc nhà cũng đơn giản, tôi rănh rổi không biết làm ǵ ngoài đọc sách, nghe nhạc, làm bạn với cái computer...

     Xem Ti vi cũng là thú vui tuổi già. Ở Việt Nam, từ ngày có truyền h́nh cáp, chương tŕnh TV càng dồi dào cuốn hút. Phim bộ phát sóng trên hàng chục kênh, hay có, dở có mà phản cảm, vô duyên cũng nhiều. Ngoài ra, c̣n những chương tŕnh hấp dẫn khác như Thể thao, Văn nghệ, Chuyện lạ, Những điều kỳ thú, các Games Show, những cuộc thi được tổ chức hoành tráng như Tiếng Hát Truyền H́nh, Sao Mai Điểm Hẹn, Bước nhảy hoàn vũ, Vietnam’s Got Talent (Tài năng VN), Vietnam’s Next Top Model (T́m kiếm người mẫu Việt Nam), VN Idol (Thần tượng VN)… và gần đây nhất là Tiếng Hát Măi Xanh –cuộc thi ca hát dành cho người lớn tuổi.

     Ở Mỹ, chương tŕnh TV nghèo nàn. Quảng cáo chiếm hết thời gian. Phim bộ th́ cũ xưa như trái đất. Con gái nói, có đài tiếng Việt cho mẹ xem là quí lắm rồi. Biết là quí nhưng vẫn rất chán, nên tôi thường thích theo dơi truyền h́nh Việt Nam trên mạng hơn.

     Chương tŕnh Tiếng Hát Măi Xanh phát sóng lần đầu tiên trong khoảng thời gian tôi chuẩn bị ra đi, nhưng không v́ bận rộn giấy tờ mà tôi bỏ sót bất cứ buổi phát h́nh nào. Lư do là trong những ngày đầu cuộc thi, tôi nhận được cú phôn: “Cô ơi, em sẽ ghi tên dự thi THMX, được không cô?” Đó là Phương Lan –cô học tṛ cũ, đă ngoài 50 nhưng hát rất hay. Tôi nói liền: “Hoan hô em. Cô vui lắm. Chúc thành công nghe.” Phương Lan có giọng ca trầm ấm, điêu luyện, sự ḥa trộn giữa Khánh Ly và Lệ Thu, tôi nghĩ, thế nào em cũng vào tới ṿng chung kết xếp hạng. Vậy mà không, em chỉ qua được bán kết. Đến mùa THMX lần thứ 2, tôi ở bên này, nhận được email của Phương Lan: “Cô ơi, em thi nữa.” Tôi reply: “ Cô ủng hộ em.” Cuối cùng, em vẫn không đủ điểm vào chung kết. Theo dơi cuộc thi, thấy cô học tṛ tôi gặp nhiều đối thủ quá, bởi các thí sinh vào đến ṿng bán kết hát rất chuyên nghiệp, kể cả những người trên 60, 70… giọng vẫn c̣n đầy nội lực. Ấn tượng nhất là cụ bà 89 tuổi hát bài “Đêm Tàn Bến Ngự”, được nhận giải “Thí sinh cao tuổi nhất.”.

     Nói về sân chơi dành cho người lớn tuổi, không thể không nhắc đến cuộc thi THE HOUSTON HAT, do đài SGN –51.3 khởi xướng đầu năm 2012. Chữ HAT này hiểu theo 2 cách, vừa “hát” mà cũng vừa “hat”, nên biểu tượng cuộc thi là chiếc mũ rộng vành úp lên tấm huy chương. Một việc làm đáng hoan nghênh! Thứ nhất là giúp cho những người đă qua tuổi hoa niên nhưng niềm đam mê ca hát vẫn c̣n cháy bỏng, có cơ hội thể hiện ḿnh; thứ nh́, là giúp những người già yêu âm nhạc được những phút giây thư giăn trước màn ảnh nhỏ.

     Đúng như lời giới thiệu của MC, đây là chương tŕnh truyền h́nh “hot” nhất Houston. Thí sinh khắp nơi, trong và ngoài tiểu bang, từ những bạn trẻ U40 cho đến các người già U70, 80 và cả… 90, tràn về như thác lũ, cùng tranh tài cao thấp. Cuộc thi vừa qua đợt thử giọng và đang trong ṿng sơ kết. Một thí sinh gần 80 mới được giải phẫu sau cơn đột quị, đă chống gậy bước lên sân khấu, hồn nhiên hát bài “Em gái Hà Tiên.”. Khán giả rất xúc động khi nghe ông nói: “Tôi hát để biết ḿnh c̣n sống và vẫn yêu đời.”. Một thí sinh khác –lai Mỹ, mặt mày hiền hậu, dáng dấp thư sinh, tâm sự với ban giám khảo: “Em qua đây từ rất nhỏ, nhưng không bao giờ quên tiếng Việt Nam. Em xin hát bài Lâu Đài T́nh Ái…”, thật dễ thương. Nhân vật cá biệt nhất là nữ thí sinh trung niên, ăn mặc diêm dúa, hát vừa dở vừa sai nhịp, nhưng không “tâm phục khẩu phục” khi bị rớt. Cô nói với anh chàng MC: “Ban giám khảo không nhận ra tài năng của chị. Chị sắp làm Live Show, sẽ có giấy mời cho em.”

    Ở Mỹ, vấn đề sức khỏe là mối lo hàng đầu. Bảo hiểm Y tế đủ loại, nghe muốn oải, nhưng ai cũng phải mua. Chỉ những người khố rách áo ôm, không nhà không cửa mới được khám bệnh, chữa bệnh miễn phí mà thôi. Qua đây, tôi xin được cái thẻ vàng BHYT, trên thẻ ghi địa chỉ mấy chục bệnh viện, danh sách hàng trăm  bác sĩ, nhưng kiếm đỏ mắt vẫn không ra tên vị bác sĩ Việt Nam nào! Vậy th́ những người câm (không nói được) và điếc (không nghe được) như tôi làm sao tiếp xúc? đành nhờ con gái làm thông dịch viên thôi. Dân ở đây, rành tiếng Mỹ là một ưu thế lớn, thất nghiệp cũng không lo. Chỉ cần mạnh khỏe, biết lái xe là có thể đưa những người “câm điếc” cô đơn tới bệnh viện gặp bác sĩ hoặc đi làm đủ thứ giấy tờ, không nề hà chờ đợi, v́… tiền tính theo giờ, sống khỏe re.

     Nói về nhà thương thí, ai cũng h́nh dung ra cảnh nhếch nhác đáng sợ. Nhưng đây th́ khác hẳn. Chưa kể bệnh viện, chỉ cần đến một trung tâm Xét Nghiệm thôi cũng đă thấy rộng lớn bao la, sạch sẽ tuyệt đối. Từ bác sĩ cho đến y tá, nhân viên văn pḥng, bảo vệ… đủ mọi sắc dân, mầu da… đều luôn tử tế, đối xử ân cần, nhiệt t́nh giúp đỡ bệnh nhân, mặc dù trên tường không hề có câu khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”. Bệnh nhân được hẹn ngày, giờ trước, nên không có cảnh chen lấn hoặc xếp hàng chờ. Tôi lấy được cái hẹn sau 2 tháng có thẻ bảo hiểm. Hơi bị lâu nhưng thà có c̣n hơn không.

     Bạn bè hù dọa: “Bói ra ma, quét nhà ra rác. Mi qua Mỹ khám tổng quát, thế nào cũng ḷi ra cả đống bệnh cho coi.” Nghe ớn thiệt, nhưng bắt buộc phải đi. Thử máu, chụp X quang, đo tim, khám phổi, siêu âm ngực… mất hết nửa buổi, kết quả, tôi không sao, chỉ vướng vào những bệnh thông thường của người già. Mừng cũng có nhưng buồn lại nhiều hơn. Bởi “tâm hồn ăn uống” của tôi từ đây bị cấm vận tối đa. Bác sĩ ghi trong toa, bắt kiêng đủ thứ: Hải sản, thịt ḅ, thịt heo, dầu mỡ, bơ đường… rốt cuộc, chỉ được ăn cá và rau củ, trái cây.

     Giă từ tôm luộc, cua hấp, nghêu nướng, hến xào, phở tái, bún ḅ, bánh kem, chè đậu… , hằng ngày, tôi tập làm quen với nhiều loại cá: cá nục, cá hồi, cá bông lau, cá kèo, cá trứng… được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau, cho đỡ ngán, rồi tự an ủi ḿnh, vậy cũng c̣n hên, bởi có một thứ không bị cấm, từng thấm sâu vào da thịt tôi từ trẻ đến già: đó là cà phê.

     Nhớ những quán cà phê sân vườn ở quê nhà, mỗi lần họp mặt bạn bè là í ới gọi nhau. Những cái tên hoa mỹ như Du Miên, Đồng Dao, Vườn Xuân, Miền Đồng Thảo…  kèm theo bảng giá chóng mặt. Rồi lại nhớ da diết quán cà phê “ruột” của tôi bên góc chợ Trần Hữu Trang, dù quán không tên, trang trí giản dị, bàn ghế đơn sơ, nhưng không khí thân mật, nhạc hay, khách không ngại viêm màng túi v́ cà phê vừa rẻ vừa ngon.

     Thành phố này, cộng đồng người Việt đông, chợ búa tấp nập, nhà hàng, tiệm ăn đầy đủ nhưng vắng hẳn quán cà phê sân vườn. Chỉ vài quán bán điểm tâm và cà phê, đặt vài bộ bàn ghế ngoài hành lang dành cho khách có thói quen hút thuốc lá, c̣n phần lớn, cà phê được phục vụ trong những căn pḥng rộng lớn, sang trọng, bốn bề lắp kiếng nh́n ra đường phố dập d́u xe cộ, thưa thớt bóng cây.

     Chiều hôm qua, bạn bè con gái chở bà già đi chơi, ghé vào một quán trà –cà phê  self –service rất đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ, quán có tên Việt là Ông Già, khách hàng và nhân viên đều là người Việt, tường treo tranh phong cảnh Việt, nhạc êm dịu cũng là nhạc Việt … Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ…. Nếu không có ông Tây khổng lồ xuất hiện đon đă chào mời, tôi đă ngỡ ḿnh vừa trở lại Việt Nam.

     Tôi chọn gói trà hương hạnh nhân. Cô bạn con gái ghé vào tai tôi: “Ông già chủ quán là người Đức đó bác.” Tôi ngạc nhiên: “Vậy sao ông ta thuê toàn người Việt?” “Bác hỏi cháu, cháu biết hỏi ai bây giờ!”

                                                                

Houston tháng 9/ 12

 

 

Trang Thùy An

art2all.net