Trạch An -Trần Hữu Hội

 

NGÀY CHA



          Cha tôi ra đi khi tôi c̣n học lớp 8 (Tám). Từ ngày cầm bút, tôi viết nhiều, nhưng viết về Cha, Mẹ, rất ít. Chỉ hai lần, một lần trong truyện ngắn " Chôn nhau cắt rốn" và một lần nữa trong truyên ngắn" Phần số của anh tôi"..

Tôi thừa biết rằng tất cả những ǵ tôi có được trong tâm hồn là nhờ Cha và Mẹ. Cha tôi có kiến thức rộng, học nhiều...Nhưng Mẹ tôi lại không biết chữ! Thế nhưng từ lúc nào không hiểu được, cha tôi đă đọc cho mẹ tôi nghe và thuộc ḷng " Lục Vân Tiên", những câu chuyện về ḷng hiếu thảo như " Nhị Thập tứ hiếu", những truyên làm người qua điển cố, điển tích xưa và những câu ca dao, tục ngữ...Trí nhớ của Mẹ rất tuyệt. Tôi nghe lại từ mẹ...cũng có qua lời ru... Một thời tôi tự hào là thừa hưởng trí nhớ ấy của bà.

Khi lấy bút hiệu cho ḿnh, tôi nhớ ơn hai đấng sinh thành bằng cách ghép tên hai làng Mẹ và Cha lại rối lấy hai chữ: Thượng Trạch (Quê Mẹ) An Lưu (Quê Cha)= Trạch An, đặt trước tên khai sinh mà cha tôi đặt cho ḿnh: Trạch An-Trần Hữu Hội.  Bởi vậy, khi tôi xuất bản tập truyện đầu tay " Hạt Mầm Trót Vay", nhiều người tưởng là hai tác giả, hoặc tôi viết chung với... Trạch An nào đó.

Tôi sống với anh Trần Hữu Giáo (Giao Tranhuu) chung với cha mẹ cho đến sáng ngày hai anh em cùng chứng kiến phút giây cha tôi trút hơi thở cuối cùng trong tay anh tôi. Vài tháng sau, anh tôi vào trường BB Thủ Đức, khóa 4/71.

Lớn hơn và trí nhớ vẫn c̣n tốt hơn tôi, nên anh tôi biết và c̣n nhớ những sự kiện trong đời Cha tôi rất rơ... Anh viết bài này nhân ngày lễ Cha làm tôi xúc động mạnh, nhưng không chia sẻ được mà phải copy về tường của ḿnh!!! (cuối bài không có nút chia sẻ mà anh tôi th́ không biết gắn thẻ !!!)

Trạch An -Trần Hữu Hội

~~oOo~~

 

Nhớ về môt người Cha

Trần Hữu Giáo.

Măi tới hôm nay....Trước bàn phím máy vi tính bất chợt tôi muốn viết về Cha tôi.... Không phải v́ tôi không hề nhớ tới cha tôi, mà v́ một người Cha th́ cũng như bao người Cha khác....Cũng hết ḷng Yêu thương con cái....Cũng một đời hy sinh cho một thế hệ tương lai với ḍng máu đích truyền của chính ḿnh....Nên không nói ai cũng điều biết "Công cha như núi Thái sơn."

Cha tôi sinh ra trong một Gia đ́nh Nho giáo đích thực....Ông nội tôi và người em ruột cùng tham dự khoa thi Hương năm Thứ 6 ..Thành Thái khai khoa....Oái ăm Ông nội Em lại trúng tuyển Tú tài năm đó nên được gọi là Ông Tú mà Ông nội tôi lại hỏng nên chỉ được gọi là ông Khóa... Năm sau Triều đ́nh bỏ các khoa thi Hội nên cả hai về quê sống đời b́nh thường dân dă....Nhiều lần Huyện mời Ông Tú lên Huyện làm việc, nhưng Ông đă thắng thắn từ chối. Ông tự ḿnh chấm một lá số Tử vi và nói cho Ông nội tôi là mạng em là mạng Đắc tam không nên không sống lâu đươc... Bao nhiêu ruộng triều đ́nh cấp anh lấy cuối mùa đong cho em đủ ăn và từ đó ông chấp nhận một cuộc sống an nhàn và chết năm 38 tuổi...

Cha tôi là con trai thứ của Ông nội tôi, cùng truyền thống gia đ́nh nên theo Hán học cho tới năm 19 tuổi th́ không c̣n khoa thi nào nữa nên phải chuyển qua học Quốc Ngữ...Măi tới năm 25 tuổi mới đổ được bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Primaire) và được bổ làm Thừa phái phủ Hải Lăng dưới thời Ông Ngô Đ́nh Diệm làm Tri phủ.... Cuộc sống tưởng chừng an nhàn..... Cha tôi lấy vợ sinh năm người con nhưng đều Hữu vị vô danh, không nuôi được.... Rồi mẹ tôi cũng mất theo các Anh chị .....Ngày Ông Ngô Đ́nh Diệm chuyển vào làm Tổng đốc Quảng Nam, Ông gọi cha tôi và bảo "Làm Hành chánh dù là ǵ cũng là tay sai cho Pháp....Thầy cải ngạch xin chuyển về làm Giáo viên đi'' v́ thế nên Cha tôi xin chuyển về làm Giáo viên dạy trường Sơ cấp Đạo Đầu cho gần nhà..... Sau nhiều năm sống độc thân cùng Ông nội tôi, một người bạn, sau này là Ông Ngoại tôi, thấy cảnh góa bụa nên thương cảm gả con gái cho, và vậy là Cha tôi cưới mẹ tôi lúc đă 42 tuổi mà mẹ tôi chỉ mới 17 tuổi.

Trời thương không muốn cha tôi tuyệt tự nên mẹ tôi sinh được 3 chị gái và một anh trai....Người anh của tôi sau này nhập khóa 3/70 trường BB Thủ Đức, rồi cũng vắn số, chết năm 31 tuổi ở tiểu khu Phong Dinh. Cuộc sống thanh b́nh êm ả của một ông giáo làng với Danh phận "Cửu phẩm văn giai" đủ cho gia đ́nh tôi sống đời hạnh phúc nơi làng quê....Thế nhưng thời thế đổi thay. Năm 1945 Việt minh cướp chính quyền rồi kháng chiến....Không biết v́ một lư lẽ ǵ mà Cha tôi bỏ Gia d́nh trường lớp lên tận Chiến khu Ba Ḷng tham gia kháng chiến mặc dù Ông không biết ǵ về Cộng sản mà chỉ biết Việt minh chống Pháp là đủ... Năm 1950 Cha tôi nhận một bài học đau đớn khi bị đưa ra đấu tố là Thành phần Tiểu tư sản nên trả về địa phương khi cuộc kháng chiến sắp tới ngày thành công.

Vốn là một nhà nho, Ông trở về làng làm lại Ông Giáo làng mà Hành trang mang về là Bệnh hen phế quản sau bao năm khổ ải nơi Chiến khu Ba Ḷng... Có lẽ trời thương kẻ có ḷng v́ dân v́ nước nên năm 1952 lúc cha tôi gần 60. tuổi... mẹ tôi sinh tôi..... Nhà vốn quư con trai nên ông đặt tên cho tôi là Trần Như Nguyện và đó chính là ước vọng của Cha tôi....và hi hữu là 3 năm sau mẹ tôi sinh cho cha tôi một người con trai nữa.....V́ không muốn Đoản vận nên Cha tôi cải tên cho Tôi là Trần Hữu Giáo và Em tôi là Trần Hữu Hội.

Đất nước chuyển ḿnh.... Năm 1954 Ông Ngô Đ́nh Diệm về nước lập chính quyền.... Cha tôi vui mừng khôn tả nhưng vẫn an phận làm ông giáo làng v́ tuổi cao sức yếu...Là một vị lănh đạo khôn ngoan, ông Diệm đă cho mời những người tay chân, thuộc hạ cũ vào tư dinh gặp mặt trong ngày sinh nhật hàng năm... Tôi c̣n nhớ một hôm, xe hiến binh đến nhà mời Cha tôi lên tỉnh...Ông Tỉnh trưởng Nguyển văn Đông cho người đưa ra nhà may Xuân Sang may hai bộ Veston, ra chợ may hai cái Áo Đoạn và báo tin ông sẽ vào Tư Dinh gặp Tổng Thống để chúc thọ người.... Sau chuyến đi Sài g̣n, cha tôi được gặp Tổng Thống. Sau khi hỏi han sức khỏe và hỏi chuyện ngoài quê nhà, Tổng Thống dặn ḍ: Quảng Trị là Tỉnh địa đầu xa trung ương nên nhớ quan tâm, làm ǵ được cho tỉnh nhà th́ cố gắng và v́ vậy Cha tôi một lần nữa lại phải làm cho Hội Đồng Xă tới ngày 1-11-1963.

Là một người Cha nhân hậu.....Cha tôi luôn yêu thương và bảo bọc con cái, giáo huấn cho con Tam cương ngũ thường luôn lấy nhân nghĩa làm đầu....thế nhưng năm 1965 khi ba anh chị em chúng tôi đang học trên thị xă, một đêm mưa gió, cha tôi bị Chính quyền Giải phóng bắt đi cùng hai người khác....May mắn người chỉ huy cuộc Hành quyết là người học tṛ cũ nên đă giúp cha tôi trốn lên Thị xă....

Xét về mặt nhân quả, cha tôi là một nhà giáo ảnh hưởng Nho giáo nên không gieo gió để phải gặt băo....Sống cùng chúng tôi cho đến năm 1971 th́ ra đi trong thanh thản..

Nhớ về Người, tôi luôn nhớ đến câu đối mà cha tôi làm khi phải rời quê lên tỉnh, gia đ́nh tôi phải nấu cơm tháng, cơm tuần cho thợ thầy làm kế sinh nhai::

" Bán cháo, bán cơm, không bán nước.
" Mua đồng, mua trự, chẳng mua quan.
"

Trần Hữu Giáo ( Giao Tranhuu )
 

 

art2all. net