TRẦN DZẠ LỮ

 

 

HỒI ỨC

DỌC ĐƯỜNG VĂN NGHỆ CỦA TÔI

 

PHẦN 17 - Ở SÀIG̉N


          Thời gian mấy năm ở SàiG̣n trước 75 tôi quen biết và thân t́nh với một số chủ nhiệm, thư kư ṭa soạn các tạp chí văn chương như Văn, Thời Nay, Văn Học,Bách Khoa,Khởi Hành…Người đầu tiên tôi muốn nhắc đến là anh Trần Phong Giao.


TRẦN PHONG GIAO, MỘT DỊCH GIẢ , MỘT THƯ KƯ T̉A SOẠN ĐÁNG NỂ MẶT
Trước tiên mời bạn đọc t́m hiểu tiểu sử của Ông:


Trần Phong Giao sinh tại Nam Định. Năm 1954, ông di cư vào Nam. Năm 1960 đến năm 1963, ông làm thư kư toà soạn báo Tin sách do Trung tâm Văn Bút Việt Nam chủ trương. Thời gian này, ông cũng bắt đầu dịch một số tác phẩm văn chương, triết học của các nhà văn nổi tiếng thế giới, như Albert Camus, Jean-Paul Sartre, Paul Gallico.


Cuối năm 1963, ông làm thư kư ṭa soạn tạp chí Văn (số đầu tiên là số xuân Giáp Th́n, 1964) tại Sài G̣n do Nguyễn Đ́nh Vượng làm chủ nhiệm.


Năm 1971, ông thôi làm ở tạp chí Văn, lập nhà xuất bản Giao Điểm và xuất bản tạp chí Giao Điểm, nhưng chỉ được ít số th́ đ́nh bản. Sau đó, ông có thực hiện một vài giai phẩm khác nữa (trong đó có tờ Chính Văn với nhà văn Nguyễn Mạnh Côn), nhưng không thành công. Cuối cùng ông trở lại công việc dịch sách và làm quản thủ thư viện Đại Học Cửu Long cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bên cạnh các công việc trên, đầu năm 1975, ông c̣n giữ mục Giải đáp thắc mắc Văn học trên tờ Thời tập của nhà văn Viên Linh.


Sau một thời gian lâm bệnh (ung thư đại tràng), ông mất ngày 13 tháng 4 năm 2005 tại nhà riêng ở quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 73 tuổi. Sau đó, thi hài ông được hỏa táng tại B́nh Hưng Ḥa.


Tác phẩm
Tác phẩm của Trần Phong Giao có:


Sáng tác:

• Ngồi lại bên cầu (tập truyện)
• Nửa đêm thức giấc (tiểu thuyết)


Dịch

• Lưu đày và quê nhà (L'exil et le royaume) tuyển truyện của Albert Camus.
• Guồng máy (L'engrenage) dịch tác phẩm kịch của Jean-Paul Sartre.
• Sứ mệnh văn nghệ (Discours de Suède), diễn văn đọc tại lễ nhận giải Nobel Văn chương của Albert Camus.
• Sự đă rồi (Les jeux sont faits) của Jean-Paul Sartre. Trần Phong Giao dịch chung với Nguyễn Xuân Hoàng.
• Không một nấm mồ (Morts sans sépulture) của Jean-Paul Sartre.
• Con chim trốn tuyết (Snow goose), truyện của Paul Gallico. Trần Phong Giao dịch chung với Hoàng Ưng.
• Kinh nghiệm đời văn của Erskine Caldwell. Trần Phong Giao dịch chung với Nhă Điển (Nhà xuất bản Văn Hóa, 2009).
• Trần Phong Giao và những người viết trẻ
• Tủ sách của Trần Phong Giao
• Trần Phong Giao, người gác cổng văn học, tạp chí Văn. Bài của nhà văn Du Tử Lê
• Mộ hoài độc ẩm (thơ Trần Phong Giao)


Nhắc đến anh tôi không khỏi bồi hồi xúc động với chữ DUYÊN đến với bns Văn khi anh là thư kư ṭa soạn của một tập san văn chương uy tín trước năm 1975 ở SàiG̣n.Hồi ấy, ngoài một số người đă thành danh th́ những người trẻ chúng tôi có bài được đăng trên Văn là một điều hănh diện vô cùng dù tôi đă có thơ đăng ở các tạp chí từ 1965 như Thời Nay, Văn Học, Khởi Hành, Bách Khoa…lúc đang học lớp đệ lục trường Nguyễn Tri Phương (Huế ). Đầu năm 1967 tôi quyết tâm gửi bài cho Văn. Cả mấy chục bài nằm ở mục bài nhận được. Ấm ức không chịu nổi, tôi đổi bút hiệu Trần Yên Hồ. Thế là bài THƠ NGỒI Ở SƠN CA của tôi được chọn đăng:
Hiên tôi khói động lên rồi/ Ngoài mưa xe chạy trong ngồi co ro/ Mai đi t́nh ngỡ chưa bù/ Lần tay tính chuyện ở tù thế gian.


Khỏi nói là tôi vui cỡ nào v́ đây là bài thơ đầu tiên được đăng ở Văn. Tôi báo với anh Trần Phong Giao: Trần Yên Hồ chính là Trần Dzạ Lữ đấy. Anh nói: Tôi biết. Thơ cậu đă chín…Đây chính là lời động viên, là đ̣n bẩy để sau đó thơ tôi xuất hiện nhiều trên bns Văn. Đăng thơ hồi ấy không có nhuận bút nhưng thích v́ người chủ trương rất trân trọng trong cách nhận bài cũng như khi chọn đăng bài. Là cậu học tṛ trung học nên tôi muốn mua thêm Văn để tặng bạn bè phải xin cha. Cha tôi đă trố mắt khi thấy bút hiệu của tôi xuất hiện trên tập san văn chương: Ham Học. Ham đọc. Ưa suy nghĩ…Cha tôi đem tạp chí Văn đi khoe với cụ Thượng ( chức Thượng Thư) trong làng. Cụ khen là cháu nhỏ mà có tài thế. Từ đó, không cần xin, cha tôi cũng nhắc tôi mua Văn mỗi nửa tháng cho ông đọc.


Và ông thầy dạy văn của tôi phải chào thua thằng học tṛ khi hai thầy tṛ cùng gửi bài nhưng Văn chỉ đăng thơ của tôi. Hồi ấy ở Huế nhưng tôi cứ mơ được thấy SG v́ ở đó tụ hội nhiều tài hoa văn chương mà tôi ngưỡng mộ: Vũ khắc Khoan, Vơ Phiến, Mai Thảo, Trần Dạ Từ, Mai Trung Tĩnh, Tô Thùy Yên, Vũ Hạnh, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Dương Nghiễm Mậu, Hoàng Trúc Ly, Đinh Hùng, Nguyễn Đ́nh Toàn, Viên Linh, Bùi Giáng,  Vũ Hoàng Chương, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê, Nhật Tiến….Măi đến năm 1973 khi tôi vào học trường SQ Thủ Đức mới có dịp gặp các bậc đàn anh văn nghệ. Cảm động nhất là anh Trần Phong Giao tiếp tôi rất thân t́nh như người nhà vậy. Cứ cách 2 tuần tôi lại về nhà anh dưới chân cầu Kiệu để hàn huyên và ngủ lại. Nhà chật nhưng tấm ḷng của anh chị th́ vô cùng rộng lớn… Có cái gác suốt phía trên dành cho tôi. Chị Giao rất nhân hậu, rất quư anh em bè bạn của chồng. Năm 1971 thôi làm tạp chí Văn, anh Giao làm tờ Giao Điểm. Vẫn không quên tôi khi viết thư tay về Đà Nẵng nhắn tôi gửi bài. Tôi yêu cách đăi ngộ ấy mà sau năm 1975, tôi, anh Giao cũng như một số anh chị em văn nghệ sĩ vấp vào hoàn cảnh khốn khó, vẫn vươn vai mà sống. Tôi buôn bán vất vả ngoài chợ nhưng có ǵ cũng đem biếu anh chị. Và anh chị cũng chia sẻ với tôi những ǵ ḿnh có. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn hơn nên sau đó anh chuyển nhà đi và tôi không c̣n gặp được anh chị nữa từ năm 2000. Thỉnh thoảng anh có thư cho tôi biết tin nhưng giấu địa chỉ. Tôi nhận được một thư sau cùng khi anh lâm bệnh trong đó có bài thơ: MỘ HOÀI ĐỘC ẨM. Tôi đọc mà xót xa cho phận người. Nhất là những người cầm viết chân chính luôn là v́ sao cô độc. Khi trở về cát bụi vẫn một ḿnh. Không c̣n được chung đôi với người bạn đời chung thủy. Vẫn độc ẩm:


THƠ TRẦN PHONG GIAO


MỘ HOÀI ĐỘC ẨM


Ly này ta rót mời ta
Chưa uống đă thấy xót xa phận ḿnh
Mới ngày nào tóc c̣n xanh
Mà nay đă bạc, đă giềnh, đă thưa
Rót thêm ly nữa, mời ai?
Ch́a tay mời bạn cơi ngoài vân du
Cỏ xanh đất mát ngàn thu
Trong hơi gió thoảng ai ru hồn người
Chiều cuối năm lá vàng rơi
Ly này ta rót mời người áo xanh
Ḷng mưa ngâu, nắng hong hanh
Vàng rêu mái lá, buồn tênh mây trời
Ly này em của ta ơi!
Gươm quăng hố thẳm ta mời ta sao?
Ngựa hồng tung vó trời cao
Áo sồng xưa đă giũ vào hư không…
Lưng trời giọt đại hồng chung
Quyện theo tiếng mơ mịt mùng quạnh hiu
Vô ngôn chiều ngẩn ngơ chiều
Vật vờ trôi giạt con diều đứt dây
Ly này uống nữa th́ say
Trốn tà huân cánh én bay về nhà
Một ḿnh ta uống cùng ta
Mộ hoài độc ẩm xót xa phận ḿnh
Mới ngày nào tóc con xanh.


Trần Phong Giao
( Bài thơ anh gửi tôi được đánh máy cẩn thận , rơ từng nét từng chữ)


Lời thơ là một báo hiệu trước Hoàng Hạc Bay Xa. Anh mất, tôi không được tin báo để tiễn đưa anh đến nơi an nghỉ ngàn thu. Hôm nay, viết những ḍng này như nén nhang tâm tưởng đến anh và một lời chia buồn sâu sắc đến chị Giao và mấy cháu. Một thư kư ṭa soạn rất công tâm và giỏi giang. Một dịch giả tài hoa. Một thi sĩ kư thác câu chữ và tim óc của ḿnh hết cả ruột gan. Một trải ḷng tuyệt đẹp vào cơi thi ca. Dù nơi đâu h́nh bóng anh vẫn không bao giờ phai nḥa trong tôi.
 
Trần Dzạ Lữ
 

 

H́nh 1: Trần Phong Giao, thư kư ṭa soạn VĂN

 


H́nh 2: Bài thơ Cuộc Về của Trần Dzạ Lữ đăng trong Văn số 172 năm 1971 chủ đề: Những Cây Bút Trẻ

 


H́nh 3: Thư tay của Trần Phong Giao gửi Trần Dzạ Lữ


 

Xem tiếp Phần 18


 

 

trang Trần Dzạ Lữ

art2all.  net