SCHOOL OF MY HEART,
The burning rays of the sun gradually condense. And the South Wind, with its swirls of dust, makes its return and embarrasses our noble thoughts. Every morning, the flamboyant flowers bloom and shine under the sun. On its red mattress and its blue blanket, the day takes its siesta peacefully. In the silence of midday, some cicadas tune their monotonous song to the tranquility of the country. At the moment when the space burns with desire to see the golden rays of the setting sun, the afternoon passes by laboriously. Probably it passes time in reverie while going by. Alas! Heaven and earth suddenly carry the soul of a wandering Jew. The salty scent of the South Seas pleasantly strokes his heart with the breath of a passing wind: that is the odor sent to us by the Indian Ocean. If we take a look at the cloud of dust swirling through the air, we can easily guess that it has undoubtedly sojourned in the desert of Sahara. Nevertheless, discreet are the intentions of the flamboyant flowers. Let us listen to the sap of life that comes out from them and leads us to sadness! Old age increases at every moment: In just a few days, the flamboyant flowers will fade and fall down. Alas! You who were born in the scented bushes, you die in the dust! And the cicadas too, once summer is over, the dead cicadas and the withered flowers would be swept away. Those schools, drunk under the scorching sun, for which reason they also, pale of nameless sadness, become wandering jews? Their doors wide open, I heard them call their ingenuous students to tell them: “My children! Autumn and winter are over, we must not stay together forever. Now that the weather is nice, it’s a good time for you to leave your school and part far away. Yes, you must leave and part far away, my children! And without any regrets, you can leave me here forever! O my God! My roofs shudder to hear the calls from on high, why do you all seem insensitive to the external charms that attract us all the time?” In spring, when the flowers abound and their perfumes exhale, no invitation is clearer than this one. And now, with the sun becoming more and more ardent and the wind stronger and stronger, it is for us the time of separation on the thorny road where many young people are struggling very hard.
ooOoo
Those students, who lived peacefully these years amidst of desk seats, became wandering Jews! I saw them who, during school hours, sat down nonchalantly in front of their books, with a faraway look, being charmed by I don’t know what bright spots that could wander in space. Yes, some of them are probably dreaming of a beautiful house leaning over some pleasant hill, where they will be able to live, thanks to a few hectares of land, with the help of an ox or a water buffalo. Others want to earn a salary and be employed in some companies as slaves, day after day, of the director’s supervision. But the majority thinks of abandoning their school to go far, far away… The length of the path will excite their taste of adventure (as passion normally expires with the end of youth). Wandering Jews, they never imagined that they could one day return to their native land! O poor naive hearts! You who are white doves, do not leave your dovecote! Mud will not be long in soiling your hearts, until your hearts and mud mix together! What to do then? When the car of an intern comes out of the school and Edgar Poe’s Raven is not there to say to him this gloomy lamentation: “Nevermore!”
ooOoo
I would like to expose to you my idea (please do not laugh!): In front of the school gate, I would like to build three very high steps. At the exit of the school, you would choose an old teacher and invite him to get up there. And each student would pass silently in front of him to hear him say: “My child, you go down into life.” – Life, that is not something that makes us go up! Now that the separation is near, once insensitive and cold hearts raise suddenly impassioned calls. At the recreation, the students, in bands or groups, usually two, walk in the courtyard. One lowers his head and looks at his moving shadow attached to his feet; the other raises his head and awaits a thin, isolated cloud that will pass by in front of him. The two friends walk in silence. A few words, which slip out from time to time, drop as the evening (the imprecision lets understand how far there is from thought to words). After class in the afternoon, if his friend is an interne, he will stay another half hour with him; or if his friend is not an interne, he will come and see him at his home; or if they are both internes, in seldom attended places, in quiet rooms, you can hear their irregular breathing. Because there will be no more than one month, and they will be separated from each other. In one more month, we will be separated from each other! These words, carried by the wind, pass through the schoolyard and enter the classrooms. Some students even heard them just before they reach the gate of school. One starts to say: “In one more month, we will be separated from each other. Do we still have some issues that are worth talking about?” Then: “My darling, in one more month, I will not have you any more! Will you remember me?” “My dear friend, in one more month, I will not have you anymore! If you don’t like me, don’t tell me the truth! Let us keep our illusions!” In one more month, they will be separated from each other. And all will be finished. One will go into life; the other, on purple writing paper, will write the name of another friend. The two lovers make oaths, promises. Taking advantage of the little time left, they want to love each other even more. And when gold is at hand, suddenly tears flow, because time passes so quickly! In one more month, they will be separated from each other! And then, one evening (why only in the evening?), the school will daydream that its doors open by themselves and someone slightly put his feet on its doorstep. And the students, scattered to the four corners of the earth, during the long summer holidays, will remember their school with its roof of red tiles and its green trees.
ooOoo
And then, one evening (why always in the evening?), the school will daydream that its doors open by themselves and someone slightly put his feet on its doorstep. And the students, scattered to the four corners of the earth, during the long summer holidays, will remember their school with its roof of red tiles and its green trees. A student will remember a far-off morning of spring: As he opened the window of his class, his eyes fell on a flowering meadow where butterflies were flying. Five or ten butterflies, no, maybe more than that – a day of celebration for butterflies on a flat ground. At recess time, he came out and pursued them. When he put his nose near the grass to smell, he was very much surprised by the lack of perfume! He had forgotten, poor child, that he was not a butterfly with wings of gold! Nevertheless, he laid there a sheet of white paper, hoping that the butterflies would no longer find the trace. Remaining alone, he began to think: “Who could erase the trace of my school? Would anyone have laid there a blank sheet of paper?” A student will remember a certain afternoon (the memory may probably come to him from the summer): As he was inflating the tires of his bicycle, he heard, coming from a laboratory on the first floor, the sound of a harmonica that accompanied a lovely song, sung by beautiful voice, now high now low in pitch. The lyrics and music walked together in a dream like a couple of lovers. Soir de Rafles, J’ai deux amours (2)… Those songs are indeed very old; and nowadays, it is likely that no one would remember them. The song helped him revive his dear memories: a kiss that he received the day of his entry in school – a concert of music when he was still in fifth year class – a boy who walked and sang softly under the pines… The memories emerged sadly from the mists of the past.
ooOoo
Everyone keeps faithfully the memory of his school. For me, my school is like a soul.
With all my heart, I had pity on myself, because there will be no more than one month left to me, only one month, and I will abandon my school. To abandon my school! To abandon my school! Who obliges me to leave my school, which is so dear to me? Ah! I will abandon my school! How strange it is: Nobody shouts these words to me, and yet I hear them as an echo that resonates in my heart.
ooOoo
How strange it is: Nobody shouts these words to me, and yet I hear them as an echo that resonates in my heart. School of my heart! Tomorrow, I will be separated from you and will be thrown, in spite of myself, in the swirls of life. One cannot, with a smile on his lips, make an easy statement like formerly at a windowsill: “To find happiness, it is not difficult thing. It is just enough to distinguish the blue of the sky from the pink flowers of the peach which are opening out.” In fact, the sky is always blue, isn’t? And if you don’t bother to go a little further to the south of Vietnam, dear reader, you would notice that the pink peach flowers bloom all year round. Alas! The beauty of the sky, as well as the beauty of the flowers, no longer make our eyes shine any more!
ooOoo
Students, my dear friends, in spite of the good advice that others might give you, once you returned to your home, I am seriously afraid that your innocence might be dispossessed by your family! As for me, in a small provincial town, I will return to live, solitary, withdrawn from the world. Then, one morning, I will remember my school where we had separated. A train ticket, a few coins, and that’s how I found again my school, the school of my own. Ah! How cold and sad it was! People noticed more my shoes and my hat than my heart that I had brought to them. Perhaps, my most intimate friend differed from the others by a more cordial handshake. And that’s all.
ooOoo
But what seems to me the saddest and the most monotonous is the following situation: One day, giving me a wife, I will be confined to the humility of the family. Each late afternoon, sitting in front of my house, I will look at the clouds pass by and I will hear the wind blowing. The mountains in the distance – I do not know what they would have thought of – will suddenly become darker than ever. I don’t know what could help me remember my school. Then I will have tears running down in my eyes. A few drops will come out and hang on my cheeks. If my wife were with me at that moment, what would she think of these tears, still hot? Who will explain to her for me that I regret my life of schoolboy, at that precise moment?
ooOoo
Ah! To abandon one’s school! To abandon one’s heart! Students, my dear friends, after the last class, at the end of the school year, don’t forget to leave all your books and notebooks to the janitor of your school. Don’t worry about not being able to read them again, or keep them as souvenirs! I bet that, even if you guard them carefully, they would be of no use to you. Furthermore, it would be futile for you to sigh, on leaving school: “Our memories will firmly remain engraved in our brain!” No, no! The corpse seldom or never retains the soul. You should say this instead: “The memories will hustle to flee through the door of our soul; and money and dishonesty will steal everything from us, perfume and beauty of things.”
ooOoo
Oh! The bright sun is already at its zenith. The lonely blue sky opens its huge gates. The trees spread their foliage to the freshness of a passing wind. The chirping of sparrows is broken down into thousands of luminous drops. In a few moments, it is the recreation. The students will get out and walk on that layer of gravel over there; and the schoolyard will be covered with a new memory…
(1) - Original title “Bỏ
Trường Mà Đi”, poetic essay extracted from the collection of essays Vàng Sao (The Gold of the Stars) published in 1942. Chế Lan Viên (real name: Phan Ngọc Hoan, 1920-1989), Vietnamese poet and essayist, published in 1937 his collection of poems Điêu Tàn (Ruins) which made him famous and gave him a place apart from the Vietnamese poets of his time. Essayist and literary critic, Chế Lan Viên turns to lyricism and philosophical reflection.
oo000oo
CHẾ LAN VIÊN
Sắc nắng dần nghiêm lại, rồi gió nam về dấy bụi mù quấy rối ý xanh cao. Mỗi buổi mai, hoa xoan bừng sáng với mặt trời. Nệm đỏ chăn xanh, ngày dịu ngã mình trưa, đôi tiếng ve nhịp theo im tĩnh. Đến khi không gian thiết tha nhớ đến nắng vàng thì buổi chiều qua rất nặng nề, chắc bởi vừa trôi vừa mơ mộng. Ôi! Đất trời bỗng nhiên mang hồn một người Do Thái phiêu linh. Mùi muối biển nổi lên đậm đà trong mạch gió tuôn thao, ấy là nồng mặn của Ấn Độ dương gửi đến. Và bụi mù bay ở ngoài kia, cứ xem những vẻ dàn bày ở dưới vòm xanh, hẳn đã từng qua sa mạc Phi châu. Nhưng thầm kín hơn hết chỉ có tình ý của hoa xoan. Hãy lắng nghe màu tươi trôi chảy đến sắc buồn, sự già nua mỗi lúc mỗi tăng trong nửa phút giây dịch biến. Chỉ một ngày mai thì hoa xoan đã là hoa cuối chợ đầu đình. Ôi! Mi đến giữa bụi đường và mất đi theo cỏ rác! Và những đàn ve nữa, một khi mùa hè đã khuất, người ta liền quét dọn với hoa khô. Những tràng học kia, nằm mê trong nắng, thì bởi lẽ gì cũng nhuốm nỗi buồn những người Do Thái phiêu linh? Cửa mi mở rộng, tam cấp trơn tru, ta nghe mi gọi đàn con thơ sạch của mi và bảo: - Các con ơi! Mùa thu và mùa đông lạnh lẽo đã qua rồi. Những cánh cửa không còn cùng nhau chung kết nỗi buồn, bây giờ đất trời nắng ráo, các con có thể rời ta. Ôi! Mái ngói của ta đang rên lên vì những lời kêu gọi trên cao, sao các con dửng dưng với bao nhiêu thúc dục bên ngoài? Mùa xuân, khi hoa cỏ giàu sang, phấn hương thịnh mãn, lời mời đưa nào đâu rõ rệt thế này. Và bây giờ nắng nghiêm gió khắc, sự biệt ly lại hiện đến trên đường lót chông gai ngăn bước của chân non.
ooOoo
Những cậu học sinh, mấy năm nay điệp lẫn với thái bình của bàn của ghế, cũng đã bắt đầu thành những người Do Thái phiêu linh. Tôi thấy các cậu, vào những giờ học, ngồi thừ bên sách vở, mắt mờ đi, huyễn hoặc bởi hạt ngọc vô hình của đôi điểm không gian. Vâng, cũng có đôi người mơ đến một cảnh nhà trên núi đồi nào đó, nuôi sống bởi dăm ba mẫu ruộng, một sức trâu hay một sức bò. Đôi người mơ đến sự cầm tù có lương trong một mái sinh nhai nào đó, làm nô lệ tháng ngày cho cái đồng hồ ông chủ, rút bớt không gian hầu yên tĩnh với thời gian. Nhưng rất đông là mơ rời bỏ gia đình, làm thia lia vang bóng cho sự rời bỏ nhà trường. Họ sẽ lấy độ đường dài làm nóng bánh xe lăn (trai trẻ vốn đang thèm sức nóng). Do Thái giang hồ, họ không nghĩ rằng ngày kia rồi sẽ trở về nước cũ. Những quả tim thơ dại kia ơi, đã là con chim bồ câu trắng thì không nên ra khỏi chuồng chim. Bùn dơ sẽ làm bẩn hết lòng mi cho đến lúc lòng mi cùng với bùn dơ lẫn kiếp. Vậy thì làm sao, khi chiếc xe của một lưu học sinh chở đồ ra khỏi cổng trường, lại không có ác điểu của Edgar Poe đâu đấy để kêu lên lời than đen tối sau này: - Và thôi, không có gì nữa hết. ooOoo
Cái ý tưởng đưa ra đây nếu không buồn cười quá: Trước cổng trường, theo tôi, nên xây một cái tam cấp thật cao. Ngày bãi học, chọn một ông thầy già ra đứng đấy. Và mỗi người học sinh đi qua trước mặt, lặng yên để nghe ông ta bảo: - Con ơi, con đang bước xuống cuộc đời. Cuộc đời không phải là một cái gì lên cao nữa. Bây giờ, khi sự biệt ly chỉ còn gang tấc, những cõi lòng đã bao lâu tê lạnh, cùng cất lên những lời kêu gọi đắm say. Đấy là những mùa hè bừng cháy với nắng thiêu, êm đềm với bóng mát. Mỗi giờ chơi, các học sinh từng đoàn, từng tốp, nhưng thường lắm chỉ hai người, dìu nhau đi trên piste của sân trường. Người cúi đầu nhìn bóng vướng theo chân, người ngẩng mặt lên cao chờ nét mây bay qua mắt. Bước đi không bao trùm tiếng nói, lời buông ra hạ thấp xuống như đêm (sự mơ hồ dễ làm hiểu những ý quá xa cách nói). Buổi chiều, nếu có bạn thân ở ký túc xá, người ta lưu lại độ nửa giờ, nếu cùng ở ngoài, người ta kéo đến nhà nhau, hay nếu cả hai cùng học trong trường thì những nẻo vắng, những phòng im được nghe hơi họ thở. Vì còn một tháng nữa sẽ xa nhau. Một tháng nữa sẽ xa nhau! Tiếng ấy bay theo gió ở ngoài sân, có ai đưa vào lớp học, một đôi người nghe ở cổng trường. Khi ngạo mạn như một lời thử thách. Một tháng nữa sẽ xa nhau. Có gì lo và có gì đáng nói. Rồi đây chết cả đi cũng được, cùng gặp nhau trở lại chưa hẳn đã hay gì. Khi mềm yếu và chỉ là những cánh tay đưa ra cầu khẩn, những bàn tay rộng mở theo nhịp của lòng. - Tình thương của tôi ơi! Còn một tháng nữa sẽ xa nhau, hãy mặn nồng thêm chút nữa. - Còn một tháng nữa sẽ xa nhau! Nếu không yêu, xin chớ nói chi sự thật. Cứ lầm nhau trong ảo tưởng hoa sương. Còn một tháng nữa sẽ xa nhau! Và thôi, thế là không còn gì nữa hết. Người đi bước xuống cuộc đời. Người ở lại, trên giấy tím viết thư, thay tên người bạn khác. Những cặp tình nhân bắt nhau thề thốt, bắt nhau hẹn hò. Lợi dụng thì giờ ngắn ngủi, họ đòi nhau từng chút yêu thương, để lúc vàng đã vào tay, bỗng nhỏ lệ vì thì giờ ngắn ngủi. Còn một tháng nữa sẽ xa nhau! Và bỗng một hôm, một buổi chiều (tại sao cũng cứ buổi chiều?), trường học sẽ nằm mơ thấy cửa mình tự mở, rồi dường như có ai bước nhẹ trên thềm. Và nằm khoèo ở bốn góc trời, các học sinh, trong lúc xa xôi trường nhớ đến người, bỗng thương tiếc cây xanh ngói đỏ. ooOoo
Và bỗng một hôm, một buổi chiều (tại sao lại đến buổi chiều?) trường học sẽ nằm mơ thấy cửa mình tự mở, rồi dường như có ai bước nhẹ trên thềm. Và nằm khoèo ở bốn góc trời, các học sinh, trong lúc xa xôi trường nhớ đến người, bỗng thương tiếc cây xanh ngói đỏ. Một người nhớ đến một buổi sáng mùa xuân qua từ lâu. Anh chàng đang ngồi học, bỗng nghe có tiếng lính kéo nhau đi tập ngoài đường. Vội vàng mở cửa nhìn ra. Và mắt anh ngưng lại bên hè, một đàn bướm đậu. Năm con, mười con, không dễ thường nhiều hơn thế nữa – một ngày lễ bướm chen nhau trên một chỗ đất bằng. Anh chàng lén thầy giáo, viên giấy quăng ra, nhưng hơn mười bận đều đi sai cả. Giờ chơi, ra đuổi, anh chàng sát mũi vào chỗ đất, để rồi ngạc nhiên không thấy một mùi hương ngát nào hết cả, quên đi rằng mình chẳng phải là loài có cặp cánh vàng. Anh đặt lên đấy một tờ giấy trắng, và đàn bướm không tìm ra chỗ cũ. Bây giờ nằm không, anh ví von một cách khá rẻ tiền: - Cái gì đã làm mất dấu trường tôi? Hay ai đã bỏ lên đó một tờ giấy trắng? Một người nhớ đến một buổi chiều (hình như vương lại từ mùa hạ). Bấy giờ là sau buổi học, anh bơm xe sửa soạn ra về. Bỗng dừng tay lại, từ laboratoire gần đấy vang ra giọng bổng trầm của một chiếc harmonica lẫn theo tiếng hát. Rồi động khung cửa trên cao, hai khuôn mặt đẹp, ngập ngừng giữa lá cây xanh. Lời ca và khúc hát dìu nhau đi trong mơ màng. Soir de Rafles, J’ai deux amours... toàn những điệu đã xưa, giờ đây hồ dễ không một ai nhớ đến. Phút giây chiều ảo não của âm thanh đã đưa anh về những ngày tháng xa mờ: Chiếc hôn yêu lúc mới vào trường – một cuộc hòa nhạc năm đệ nhất niên – một người hay đi mà hát dưới bóng thông... những kỷ niệm đứng buồn trong sương của trời dĩ vãng. ooOoo
Mỗi người giữ một hình ảnh riêng, và đó là cái trường của họ. Riêng tây như một linh hồn. Tất cả lòng thương, tôi đem ra thương hại lấy tôi. Vì một tháng nữa đây, tôi bỏ trường mà đi. Bỏ trường mà đi! Bỏ trường mà đi! Ô hay! Không một ai kêu mà bỗng nghe như vang dội! ooOoo
Ô hay! Không một ai kêu mà bỗng nghe như vang dội! Cảnh trường đẹp đẽ của ta ơi! Ngày mai ta sẽ bị lùa ra – dù muốn hay không – ở giữa chỗ ô uế của cuộc đời. Ngồi vào bữa tiệc đời, dễ gì vui với đôi cái vỏ dưa. Thường lắm là – như lời của nhà thi sĩ Pháp – người ta làm những hình ma để khách đồng bàn đánh rơi chén đũa. Người ta không thể, nụ cười ánh ở trên môi, nói dễ dàng như buổi xưa kia ngồi bên cửa sổ: "Hạnh phúc nào có khó gì. Chỉ cần nhận biết màu xanh của da trời và sắc hồng của cành đào đang hé nở." Kể ra thì trời cũng xanh luôn đấy chứ, và nếu chịu khó đi vào miền Nam, hoa đào hồng ở đó nở quanh năm! Nhưng hỡi ôi! Sắc màu làm sao đi đến con ngươi, mắt người ta bây giờ không còn trong sáng nữa. ooOoo
Các em rất gần gũi của ta ơi! Hãy giơ tay lên để tôi xem đến bao nhiêu thì sự cách xa làm các em lẫn với sắc trời. Những lời hò hẹn khó khăn lắm mới quấn gót chân đi, và khi về đến cổng nhà, bao nhiêu trẻ thơ của các em, tôi sợ e gia đình cướp mất. Riêng tôi về trong một cái thành hẻo lánh quạnh hiu. Bỗng một sáng nào, tôi thấy nhớ cảnh trường đã cùng các em rời bỏ. Một chiếc vé tàu, mấy xu xe kéo, và này đây tôi ở giữa cảnh xưa. Nhưng lạnh lùng, vắng vẻ biết bao nhiêu! Người ta chú ý đến giày mũ của tôi hơn tấm lòng tôi mang đến đó. Người bạn thân yêu nhất có lẽ chỉ khác mọi người ở chỗ cái riết tay hơi chặt mà thôi! Nhưng nếu sự tình cờ nào lại lùa chúng ta trở về đấy cả, sự tiếc thương vẫn không thôi cào cấu lòng người. Lạc đi trong bốn phương trời, chúng ta đã học được những tiếng nói dị kỳ, cái máy móc của cuộc đời làm sự ràng rịt chúng ta sai mạch lạc. Ai nhớ chi người! Ai thương chi cảnh! Lòng ta mơ chỉ là mơ một tuổi đã qua rồi.
ooOoo
Nhưng tôi tưởng buồn bã hơn hết chỉ có cảnh sau này: Một ngày kia, cột cho mụ vợ, người ta sẽ đóng tôi vào ẩm mục của gia đình. Chiều nào nhắc ghế ra sân, tôi ngồi nhìn mây bay gió thổi. Trời cao tột mấy từng trời, núi xa xanh không hiểu nghĩ suy gì bỗng thâm màu lại. Và cũng chẳng hiểu vì sao, thiết tha không gian lại làm tôi nhớ đến nhà trường. Vài giọt lệ rơi châu trên mí mắt. Vợ tôi ra gọi vào ăn cơm tối, thấy nước mắt tôi, người sẽ nghĩ làm sao? Ai đến trả lời cho tôi rằng tôi nhớ cái trường lúc đó. Một đứa con nữa ra đời, một cái quả để còng đầu tôi xuống tuổi già của tâm hồn cũng như của thể chất. Và chẳng may trưa nào đó, một trong những người thường biết cánh tay tôi lạc vào bình yên ẩm thấp của gia đình tôi. Một bữa cơm ngon, một chiếc mùng dọn sạch, thau nước sau khi họ thức dậy, bạc vài đồng để tiễn họ đi xa. Và khi người phái bộ của dĩ vãng đi rồi, tôi sẽ kêu con tôi để bảo: - Đó là một người bạn thân, xưa kia thầy ở nhà trường. Bạn thân mà thôi. Chữ bạn yêu, đã lâu, lâu rồi, người già không dùng đến nữa. ooOoo
Ôi! Bỏ trường mà đi! Bỏ lòng mà đi! Hỡi những học sinh, khi ra khỏi trường, nhớ vứt trả sách vở cho những tên cu-li canh cửa. Không phải lo mai sau nhớ lại, nhưng sợ rằng góp nhặt bao nhiêu vẫn chẳng gợi nên vết tích gì. Cũng đừng hiểu lầm để thở than khi lưu luyến cổng trường: "Kỷ niệm sẽ bị chôn sâu trong trí nhớ." Không! không! Xác chết thường hay lấy lại được hồn. Hãy nói rằng: "Kỷ niệm đã đem nhau ra khỏi cửa hồn, và cuộc đời gian xảo lấy bạc vàng để đánh lận của ta bao nhiêu hương và sắc."
ooOoo
Ôi! Ngoài kia, nắng cao muôn trượng, gầy gầy trời xanh mở giữa cô liêu. Cây trong sân rẽ lá cho gió thổi một nguồn tươi. Tiếng chim sẻ rơi thành muôn vàn chấm nắng... Chỉ một chốc nữa thì giờ chơi, các học sinh sẽ đi qua trên những lớp sỏi mòn, và sân trường lại phủ thêm một lần kỷ niệm.
CHẾ LAN VIÊN
_________________________________________________________
Nguồn: Cô Tuyết Mai
(USA) sao chép và gởi tặng. [Ghi chú: Bản văn này, do tác giả nhuận sắc lại và thêm một ít đoạn mới, có hơi khác so với nguyên bản đã in trong tập văn xuôi VÀNG SAO do Tân Việt xuất bản năm 1942.]
|