NGHI THỨC TANG LỄ
của các GIÁO PHÁI trong
PHẬT GIÁO

Lời Mở Đầu: "Hỡi linh hồn thánh thiện, giờ đây bạn đă cận kề cửa tử.
Bạn sẽ đơn thân từ giă cơi đời này, nhưng bạn không phải là người duy nhất phải
chết v́ cái chết xảy ra cho tất cả mọi người. Bạn không nên quyến luyến cuộc đời
này nữa. Dẫu vẫn c̣n ham sống, bạn hoàn toàn bất lực v́ bạn không thể nào thoát
ra khỏi định luật tử sinh. Bạn chớ nên mê đắm làm ǵ và cũng đừng nên quyến
luyến nữa! Lúc này, bạn nên hướng tâm về Tam Bảo."
Trên đây là lời nhắn nhủ của thân nhân th́ thầm vào tai của người sắp mệnh
chung theo phong tục Phật giáo Tây tạng. (Trích từ quyển "The Tibetan Book of
the Dead" do GS Robert A. Thurman dịch sang Anh ngữ.)
Mặc dầu có nhiều sự khác biệt về nghi thức tang lễ của các
giáo phái trong Phật giáo, nh́n chung vẫn có nhiều điểm tương đồng. Ngay tại các
quốc gia tân tiến, nơi mà việc ma chay là một trong những ngành kinh doanh quan
trọng, tử thi thường được mặc áo quần chỉnh tề và được thân quyến cùng bằng hữu
phúng điếu để bày tỏ ḷng kính trọng và để được cơ hội chứng kiến sự ly khai
cuối cùng giữa hồn và xác của người quá cố. Ngoài ra, các vị tăng ni cùng thân
nhân đều đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người đó được ra đi thanh thản, không
quyến luyến cơi trần và mong họ đầu thai vào một nơi b́nh an, may mắn. Đa số tín
đồ Phật giáo chọn cách "hỏa thiêu". Chính Đức Phật cũng vậy, và điều này đă trở
thành tiêu chuẩn cho việc ma chay trong Phật giáo trong các kỷ nguyên về sau.
Tuy nhiên đa số những vị tăng ni ở Ấn Độ cùng thời với ngài khi mất xác họ lại
được chôn trong nghĩa trang.
Nghi Thức Tang Lễ Theo Môn Phái Tiểu-Thừa
Theo môn phái này, người ta mặc áo quần trắng cho người quá cố và để nằm tại nhà
trong lúc các vị sư được mời đến tụng kinh cầu siêu. Nghi thức trước tiên là "lễ
rửa tay", một h́nh thức của lễ rửa tội. Tay người chết được để duỗi thẳng và
khách phúng điếu lấy một chén nước dội xuống tay người quá cố. Bên dưới có một
chậu lớn đựng hoa để hứng nước chảy xuống. Mục đích của nghi thức này là cầu xin
ơn trên xóa bỏ những tội lỗi của người quá cố trong kiếp này. Tiếp theo đó là lễ
nhập quan, đưa linh cửu đến nhà hỏa thiêu, và các vị sư tụng kinh cầu siêu ở đó.
Trước khi buổi tụng kinh bắt đầu, một người trong tang quyến được chỉ định đến
gơ vào quan tài để nhắc nhở linh hồn người quá cố hăy chuẩn bị lắng nghe những
lời dạy của Đức Phật qua lời kinh mà các vị sư sắp sửa đọc. Một người khác có
nhiệm vụ đặt lên trên quan tài một chiếc áo cà sa đă được gấp lại gọn gàng.
Chiếc áo này tượng trưng cho ḷng cầu mong người quá cố được ra đi song suốt
trên hành tŕnh vào cơi giới khác. Trước khi hỏa thiêu, chiếc áo này sẽ được
tặng cho các vị sư đến tụng kinh cầu siêu. Ngay trước lúc đưa linh cữu vào pḥng
hỏa tiêu, người ta mở nắp áo quan để tang gia và thân quyến nh́n người quá cố
một lần cuối, rồi họ đập vỡ một quả dừa tươi, lấy nước rưới lên khắp thi hài như
một h́nh thức rửa tội cuối cùng.
Nghi Thức Tang Lễ Theo Môn Phái Đại-Thừa, tức Phật Giáo Tây Tạng
Ở Tây tạng và và tại các cộng đồng Tây tạng lưu vong, thi hài người quá cố được
tang gia để nằm yên từ 4 đến 9 ngày. Trong thời gian này, một vị sư hay một tu
sĩ trong vùng đến nhà đọc những bài trích trong quyển "The Tibetan Book of the
Dead" - quyển sách được xem như một trong những cuốn cẩm nang của Phật giáo Tây
tạng - với mục đích hướng dẫn linh hồn người quá cố trên hành tŕnh về bên kia
thế giới. Sau thời gian từ 4 đến 9 ngày đó, người ta lau sạch thi hài và đem đi
mai táng. V́ Tây tạng là một xứ nằm trên rặng núi Hy Mă Lạp Sơn, được mệnh danh
là trên đỉnh của vũ trụ, nên chỉ cần đào sâu vài tất đất đă thấy toàn là đá, v́
thế người ta không thể đào huyệt được mà phải theo phong tục "thiên táng" tổ
chức tại một nghĩa trang riêng trên núi cao. Theo phong tục này, thi hài người
quá cố được cắt thành nhiều phần trong một tang lễ với nghi thức trang nghiêm và
những phần này của thi hài được để lộ thiên, làm thức ăn cho các loài chim diều
hâu. Đây là một cách người Tây tạng biểu lộ ḷng từ bi vô lượng đối với chúng
sanh bằng cách dâng hiến thân xác ḿnh sau khi chết để nuôi sống các sinh vật
khác. Sau một thời gian khi chim muông đă ăn hết thịt và thi hài chỉ c̣n lại
những nắm xương, người ta mang mớ xương này về nghiền nát, trộn với ngũ cốc đă
xay nhỏ, rồi mang trở lại nghĩa trang để tiếp tục hiến thức ăn cho các loài chim
trên núi. Người Tây tạng cũng có phong tục hỏa thiêu nhưng chỉ để dành cho các
vị sư tái sinh hoặc những đám tang về mùa đông v́ khí hậu băng giá trên núi cao
không thể cử hành lễ "thiên táng" ngoài trời được. Người Tây tạng tin rằng linh
hồn người quá cố sẽ đầu thai sau 49 ngày nên trong suốt thời gian này, các vị sư
và thân quyến luôn luôn tụng kinh cầu siêu để mong linh hồn sớm siêu thoát hoặc
được đầu thai vào những cơi giới an lành, tốt đẹp.
Nghi Thức Tang Lễ Theo Thiền Đạo
Vào thế kỷ thứ 6 khi Thiền Đạo bành trướng từ Trung Hoa sang Đại Hàn và Nhật Bản,
môn phái này có phong tục tăng chức cho phật tử thành sư săi và ni cô sau khi họ
chết hầu mong họ được tái sanh vào nơi tốt đẹp hoặc sớm đạt đến Niết Bàn. Bây
giờ tuy phong tục này không c̣n nữa, người ta vẫn giữ một số nghi lễ tang chế cũ.
Theo môn phái Thiền Đạo, thi hài người quá cố được giữ tại nhà trong ṿng 24 giờ
để các vị sư đến tụng kinh cầu siêu và thân quyến đến phúng điếu. Họ biếu tiền
cho tang gia và một phần số tiền này được làm quà trao tặng lại những người đến
phúng điếu. Lễ hỏa táng được cử hành vào ngày hôm sau và các vị sư ban pháp danh
cho người quá cố như một h́nh thức quy y v́ họ tin rằng trong tương lai nếu có
ai gọi đúng tên người quá cố th́ người đó sẽ không thể nào quay trở về cơi thế
này nữa v́ họ đă được quy y, mang pháp danh mới và siêu thoát rồi. (Điều này
giải thích tại sao trong những quốc gia theo Thiền đạo, việc gọi tên người đă
khuất là điều cấm kỵ). Sau lễ hỏa táng, người ta sắp hài cốt vào b́nh, bắt đầu
từ xương chân lên đến xương sọ, và chôn tại nghĩa trang gia đ́nh.
Nghi Thức Tang Lễ Theo Pháp Môn Tịnh-Độ
Theo môn phái này, việc tŕ niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà (Nam Mô A Di Đà Phật)
là điều thiết yếu giúp linh hồn người quá cố được văng sanh miền Tây Phương Cực
Lạc tức là cơi Niết Bàn. Thi hài được giữ tại nhà trong ṿng từ 12 đến 24 giờ và
tang quyến phải tuyệt đối giữ im lặng, không được nói chuyện ồn ào, khóc lóc hay
hút thuốc trong nhà v́ sẽ làm linh hồn người quá cố hoang mang, không thể tập
trung trên đường siêu thoát về cơi Niết bàn, và có thể khiến họ bị đầu thai trở
lại, trầm luân trong bể khổ thế gian. Sau khi các vị sư được thỉnh đến nhà để
tụng kinh cầu siêu trong ṿng 24 giờ, người ta tin linh hồn sẽ ĺa khỏi xác, và
thi hài được lau sạch, mặc áo quần mới trước khi nhập quan, và tang lễ được cử
hành đơn giản. Tiếp theo đó, tang gia thường ăn chay trong ṿng 49 ngày để tránh
gây thêm tội sát sanh cho người quá cố và giúp họ sớm về miền Cực Lạc.
Trương Mỹ-Vân
dịch theo bài "Buddhist Death Rites", đăng trên tạp chí
"Tricycle: The Buddhist Review" (2012)
art2all. net