vơ công liêm

 

ZARATHUSTRA
IM LẶNG Và HỐ THẲM

 

Zarathustra, tranh Vơ Công Liêm *

 


          Lâu nay người ta thường đả động đến Zarathustra của Nietzsche. Vậy Zarathustra là ai mà được Nietzsche nhắc nhở nhiều nhất trong số tác phẩm của ông để lại. Ta cứ coi Zarathustra là Nietzsche và Nietzsche là Zarathustra. Nietzsche đă gởi toàn bộ tâm linh của ḿnh qua nhân vật sống động nầy, một tiếng nói tha thiết giữa con người và thượng đế. Khi cho ra đời tác phẩm ‘Thus Spake Zarathustra’(Zarathustra Thốt Như Thế), Nietzsche hoàn toàn tin vào giá trị tác phẩm của ḿnh. Có lần Nietzsche nói: “Đó là cuốn Phúc âm thứ năm của tôi” và chính ở Zarathustra; Nietzsche đă cống hiến trọn vẹn cho loài người như một quà tặng, món quà đó chưa bao giờ trao nhận nơi ai. Bởi đây là một tác phẩm văn xuôi hay nhất của văn chương nước Đức thời bấy giờ. Một tản văn được Nietzsche chia ra làm bốn phần, kết cấu bằng một bi kịch về cái chết của nhà tiên tri, nhưng tập trung trong sự đối kháng và phủ nhận với thượng đế. Năm 1885 th́ hoàn tất phần 4 tập Zarathustra. Một dấu ngoặc lịch sử tâm linh, một hành tŕnh dấn thân làm người, một nỗi cô đơn giữa im lặng và hố thẳm mà Zarathustra đại diện một linh hồn khắc khoải cho Nietzsche.

Như là định mệnh; lời tuyên bố của Nietzsche qua vai tṛ của Zarathustra có đôi phần tác hợp với thời đại nầy; “Tất cả những ǵ của thượng đế là đă chết” (Dead are all the gods) và chính Nietzsche cũng hét lên lời phẫn nộ ấy ‘sa mạc phát tiết’! Vậy có cần hét lên như thế để dập tắt một nội tại ức chế, một tâm tư bung phá khỏi những hệ lụy giữa con người và đấng toàn năng; đó là điều đáng để cho chúng ta suy tư cái hỗn loạn của thần trí; để rồi Nietzsche phải nhận cái hỗn loạn cuối đời; bởi cái sự mô tả kia vốn đă nằm ĺ trong bản chất mà không thể mô tả một cách ngọn ngành. Sa mạc phát tiết chính là nỗi trầm thống của Zarathustra trong cái kỷ nguyên loan truyền ‘epoch-announcing’ mà Nietzsche đă t́m thấy với chủ đề: ‘Also sprach Zarathustra’ (Zarathustra cũng nói thế) khởi từ đó giữa Nietzsche và Zarathustra trở nên bất-khả-tư-nghị. Cho nên chi Nietzsche viết tất cả những ǵ thu tập được để rồi đi tới hỏa mù, rơi vào cô độc, chính cái sự cớ đó đưa Nietzsche đến hố thẳm, va chạm giữa hoài nghi, va chạm giữa lẽ sống, Nietzsch rơi một lần nữa vào tội lỗi, tức đối diện với thượng đế. Không ai hiểu nội tại của Nietzsche, từ đó nh́n ḿnh là cuộc đời bi thảm. Trong tư tưởng của Zarathustra nói rằng: “chẳng một ai nói về ta nhưng chẳng một ai nói lên tư tưởng đó”chính tư tưởng của Nietzsche là hiện hữu. Cái lúc như vậy; con người quên luôn chính ḿnh và quên luôn cả Thượng đế -một giới hạn vô cùng của thống khổ- không c̣n ǵ khác hơn giữa những điều của không gian và thời gian.

En un tel moment, l’homme oublie; il s’oublie soimême et oublie le Dieu –A la limite extrême du déchirement, il ne reste en effect plus rien que les conditions du temps ou de l’espace.

Tư tưởng như thế chính là mối quan hệ của định mệnh. Nietzsche có lần phát biểu : ‘sự khó đă đánh mất tôi’. Lời nói ấy cho ta nhận ra được Nietzsche muốn nhắn gởi điều ǵ đến với chúng ta. Nhưng lời nhắn như căn dặn ‘không nên quên’ mà tư tưởng đó càng thêm xa ra giữa con người và thượng đế.

Sa mạc phát tiết ; đó là hoang vu trong tâm tư của Nietzsche, ông lần ṃ cũng như Zarathustra lần ṃ trong vai tṛ của một nhà tiên tri ; họ đi t́m tuyệt đối nhưng đấng tuyệt đối hoàn toàn lặng câm, một sự lặng câm vô biên ; đó là hố thẳm cho nhà tiên tri cũng như cá nhân của Nietzsche để rồi ông viết lên những tác phẩm khác như xác định một con đường mới của triết học vào năm 1888 : ‘Hoàng Hôn của Những Thần Tượng’ rồi ‘Kẻ Chống Ky-Tô’ tất cả qui vào sự phủ nhận của Nietzsche ; Zarathustra một ư chí hùng tráng, lật đổ mọi giá trị là những ǵ sâu thẳm nhất mà chúng ta t́m thấy trong những tác phẩm nầy. Trong cuốn Ecce Homo (Lật Đổ Mọi Giá Trị) đó là Amo Fati (T́nh yêu Định Mệnh) là một chứng tỏ kịch liệt giữa Nietzsche với Thượng đế. Ông kết luận bằng câu nói như sau qua nhân vật tiên tri Zarathustra : ‘Dionysos đối mặt với kẻ đóng đinh trên thập tự giá’ một trạng thái giao động giữa Dionysos và Christ. Một mâu thuẩn nội tại của Nietzsche ; ‘Tự thâm tâm tôi không ngừng yêu mến Người’ khi viết lên cuốn Passio Nuova ( Nhiệt T́nh Thiết Thực) Một tư tưởng siêu nhân, ông trở về với ‘vĩnh cửu’ với ḷng tin được giải bày qua Zarathustra. Hay Nietzsche đang đứng giữa khoảng cách im lặng và hố thẳm. Một tư tưởng được chuyển hóa là một cứu cánh hữu hiệu, một phương tiện cần thiết để đem lại mục đích sáng thế. Chấm dứt cái mơ mộng hăo huyền, chấm dứt những ảo tưởng siêu h́nh, ảo tưởng của tôn giáo đă coi con người như vật thể bất dịch với cái tội ‘tổ tông’ để rồi tất cả quay quanh một vũ trụ bất biến : hiện hữu vĩnh cửu, bản thể suy tư và Thượng đế bất tử. Qua luận cứ ‘Cogito Ergo Sum’ của Réne Descartes, có nghĩa là ‘Tôi suy tư nên tôi hiện hữu’. Cho nên khi tôi suy tư tất đă có tư tưởng ; thứ đó nó nằm trong thể siêu h́nh giữa vật chất và tinh thần, chỉ có một giá trị như-nhiên là bản thể cố hữu. Ngày xưa khi chưa có đạo vào đời, kẻ ngoại tín vẫn t́m đủ cách để chứng minh cái vô thần của ḿnh không qua Thượng đế. Giờ đây con người đi t́m sự h́nh thành của Thượng đế để lấy niềm tin. Trong mọi điều kiện cách ; nói theo Pascal « Thượng đế đă giấu mặt » có nghĩa Thượng đế quay mặt với thế gian. Tất cả vạn năng trong tay Thượng đế sao người quay mặt trong im lặng và chỉ có buộc tội. Giữa Thượng đế và con người là một thông điệp rơ ràng để trao nhau.   Zarathoustra đă nói : « Thượng đế đă nhầm. Có phải người giận chúng ta khi hiểu lầm ngài ! Nhưng tại sao người lại im lặng để buộc tội rồi xưng tội rồi tha tội ».

Cuối cùng Zarathoustra thốt lên : Thượng đế đă chết.Con người tử h́nh Thượng đế.
Thốt lên lời như thế Nietzsche cũng thấy rơ cái tầm quan trọng của giáo phái, một đụng chạm về tâm linh, Zarathustra nhận thức vai tṛ của ḿnh khi đối diện với thực tại, một sự gặp gở như yêu cầu. V́ rằng những điều đó chính là hợp thông với các giáo phái, được coi như như lời cổ xúy vang vọng và tự nó như một lời ngợi ca.

Zarathustra thought ; nor than the great world religions, as at present understood, meet the requirement. For they have become associated with the causes of the factions, as instruments of propaganda and self congratulation.(Trong: ‘Thus Spake Zarathustra’. F. Nietzsche. Modern Library).

Và đây không phải là sản phẩm đi từ nhận thức tự nó để đạt tới một thành quả mong muốn. Nhận thức đó không dựng lên những hư cấu vô căn cứ hoặc kể cả tiên đoán, một hiệu năng hơn là dự đoán. Nietzsche không thể kiểm soát giấc mơ của ḿnh.
Nietzsche can not; an effective symbol than foretell or control tonight’s dream.

Sống; tức hiện hữu. Nietzsche nói: ”Ví dầu là ngày hôm nay” (as though the day were here) Điều đó như một hợp thông, như một cứu chuộc của người hùng, nhưng ở đây là một minh định cụ thể của sự trở về (rever/ reverse) với Thượng đế.

Lư tưởng đạo đức cũng thay đổi theo thời gian. Zarathustra nhấn mạnh: “ Xin thưa cùng anh em; chẳng có thiện và ác muôn đời”. Chỉ có những luân lư thời cổ xưa được tôn sùng như mẫu mực, không biết đến tinh thần hy sinh, thứ mà đời sau ca tụng. Nietzsche phê phán những t́nh cảm luân lư khác nhau như tự do, trách nhiệm   giữa vực thẳm tội lỗi. Cho nên không có một luân lư tuyệt đối cũng không có cái thiện tự tạo. Đức tính luân lư chính là sự tuân phục những thói quen ở nơi ta được nuôi dưỡng. Đức tính luân lư có thể ngăn được sự xuất hiện của thứ đạo-đức-giả để vương tới cái siêu lư của đạo đức. Đó là trào lưu thoái hóa. Đạo đức ở đây có từ tập quán, cộng đồng; nó không phải là tiếng nói của Thượng đế. Zarathustra nói:” Người lương thiện là người ưa chuộng sự vật, một cổ vật xưa được bảo giữ. Cái cao qúy của sáng tạo thuộc về mới mẻ và một bản thể mới mẻ”. Trong thực tiễn, cuộc sống nội tâm của ta hoàn toàn không phải là sự phân chia mẫu mực nhưng đó là một gịng sống liên tục, từ lư luận cơ bản đó đă cho chúng ta một nhận thức về cái gọi là được tha; v́ trừng phạt hay buộc tội là lên án số phận(fate). Cho nên những nhà lư luận đạo đức phải nói như Christ “Đừng phán xét” con người muốn công chính hơn là phán xét. V́ thế mới sinh ra ‘ư thức ngụy trá’ Hăy nghe Zarathustra nói vế điều nầy: - “ Tôi yêu nhân loại” “Tại sao?” thánh đă nói, Tôi đi vào khu rừng cô độc và sa mạc hoang vu. Ấy có phải; bởi tôi yêu con người tốt như thế đó không? Thời bấy giờ con người nói: tôi yêu Chúa tôi. Tôi th́ không yêu Người. Đối với tôi nhân loại chưa hẳn là hoàn toàn. Yêu người có thể là điều nguy hại cho tôi”.(Trong: Lời nói đầu của Zarathustra (1:3).

Zarathustra answered: ”I love mankind” “why” said the saint, “did I go into the forest and the desert? Was it not because I loved men far to well?
Now I loved God: men, I do not love. Man is a thing too imperfect for me. Love to man would be fatal to me”…( Zarathustra’s Prologue (1:3)

Zarathustra tự trả lời lấy những tư duy của ḿnh, sự trả lời khúc mắc như thế là nỗi trầm thống của một con người đang đứng trước một hoang mang của niềm tin, hoang mang cho chính ḿnh. Zarathustra đang rơi dần vào hố thẳn, Nietzsche th́ rơi vào im lặng; để rồi cùng thốt ra lời ai oán: “Tôi đă thốt những ǵ về t́nh yêu! Tôi mang lại một tặng phẩm cho nhân lọai”. Không! rỗng tuếch. Give them nothing! Zarathustra ‘Thốt’ như thế đấy! (Thus Spake Zarathustra!).

Cuối cùng Zarathustra đi ra khỏi sa mạc hoang vu của vực thẳm, ra khỏi khu rừng rậm, khu rừng đen không ánh sáng của im lặng. Xung quanh Zarathustra trở nên cô đơn, tuy nhiên điều đó như nói lên tự đáy ḷng: “ Có thể như thế sao! Đây là một đấng thần linh xưa cổ hiện ra trong cái âm u hay chưa một lần nghe qua; ‘Thượng đế đă chết’. God is dead. That’s clear! Nghe rơ chưa. Người đă chết.

When Zarathustra was alone, however, he say to his heart: “could it be possible! This old saint in the forest hath not yet heard of it, that God is dead! That’s clear!

Cho đến nay, tất cả là hiện hữu như tạo nên những điều ngoài tầm nh́n của chính nó: cái điều mong muốn đó là cả một sự ập xuống (ebb) của sóng thần và có thể thích đáng để trở về với quái vật vô tri c̣n hơn những ǵ vượt qua của con người. Cho nên siêu nhân có nghĩa là bao hàm vũ trụ. Lời khẩn cầu với anh em rằng: ‘chỉ c̣n lại sự thật đến với thế gian nầy –remain true to the earth’. Sự bất kính chống Thượng đế là một sự bất kính lớn lao nhất, nhưng phải hiểu cho rằng thượng đế đă chết rồi, v́ thế đem lại cho những người bất tín đối với thượng đế. Linh hồn nh́n về sự lắng đọng của thể xác và rồi coi thường cái điều tối thượng đó: -linh hồn mong muốn một thể xác gầy ṃn, tiều tụy và ră rời. Th́ may ra tư tưởng nầy vượt thoát ra khỏi cái thân thể đó ở cơi thế gian nầy. Ôi; đau đớn thay cái thể xác rục vữa đă là một niềm vui tàn ác để hủy hoại cho một linh hồn hy sinh trong sáng. Zarathustra cảm thấy thương tổn đến ḷng nhân đức của ḿnh, đến ḷng đoái thương của ḿnh lên cây thánh giá mà Người đă hành h́nh, đóng lên cái t́nh thương yêu cứu chuộc cho nhân loại. Nhưng ḷng xót thương đó không c̣n thấy ở cái chỗ đóng đinh trên thập tự giá (crucifixion) mà thấy một sự hy sinh tuyệt đối…

Đó là 4 mặc khải của Nietzsche được chia thành những tư tưởng như sau: Ư-Chí- Hùng-Tráng, Lật-Đổ-Mọi-Giá-Trị, Siêu-Nhân và Trở-Về-Vĩnh-Cửu. Tất thảy đều nằm trong qui tŕnh của con người mà Nietzsche đă nh́n thấy qua nhân vật Zarathustra như một lư tưởng mới, một lư tưởng hoàn toàn t́nh người, từ siêu nhân và có lẽ cũng là phi nhân. Tư tưởng nầy người ta cho là ‘tư tưởng thông tri’ tức Ư Chí Hùng Tráng( Will Zur Macht). Bởi những ǵ mong muốn được giữ lại trong tư duy, ấy là tiếng gọi và đôi khi là tiếng kêu trầm thống; tiếng hét đó như Thốt (Spake) ra từ sa mạc phát tiết, từ trong khu rừng thâm u cùng tận của ‘black forest’; nuôi dưỡng ư chí bộc phát của lời nói để Nietzsche làm nên nhân vật Zarathustra tiên tri, kẻ mở đường đi vào cơi sáng; cho nên chi Nietzsche quyết đào sâu cái đáy huyệt tư tưởng của ḿnh như lời trách cứ về sự lặng câm của Thượng đế bỏ rơi con người. Điều mà Zarathustra đă ‘thốt’ như lời trăn trối. Dù là sa mạc phát tiết để đi vào hư vô của sinh mệnh. Ôi; Zarathustra!.

Từ đó Zarathustra ngủ vùi, ‘giấc nam kha khéo bất b́nh’(Cung óan Ngâm Khúc), không những một hoàng hôn tím thoáng qua trong đầu của Zarathustra nhưng cũng là một thoáng qua của buổi b́nh minh. Cuối cùng Zarathustra mở rộng đôi mắt ngủ quên và hết sức sửng sốt nh́n đăm đăm vào khu rừng thăm thẳm đó, một sa mạc hoang vu đó; một đắm nh́n sửng sờ cho chính ḿnh. Zarathustra ư thức bùng lên tợ như thủy thủ thấy được đất liền và gào lên như hân hoan đón chào: Zarathustra thấy được chân thiện mỹ. Và thốt lên tận đáy ḷng: “ánh sáng đó đă soi rọi tôi; tôi cần bạn đồng hành -sống cùng người; một đồng hành không chết và suy vong”. Zarahustra không c̣n là bầy thú trong tay người chăn hay chó chăn. Zarathustra shall not be the herd’s herdman and hound!.Zarathustra làm chủ linh hồn và thể xác cho chính ḿnh.

 

***
 

Suốt cả hành tŕnh đầy đặc trong ‘Thus Spake Zarathustra’ với một vai tṛ độc sáng của Zarathustra, một độc sáng tư tưởng của Nietzsche cho ta những ǵ: một tư duy  giữa con người và thượng đế. Zarathustra khám phá những khe hở trong một tôn giáo vốn được đề cao ḷng bi thương và cứu rỗi. Một sáng thế bị loài người chà đạp. Đó là nghi ngờ của nhà tiên tri Zarathustra, buộc ḷng lên tiếng chối bỏ, v́ tuyệt vọng hay v́ phi lư. Zarathustra độc thoại để đưa ra những nghi vấn và tự trả lời nghi vấn đó cho chính ḿnh. Có phải Nietzsche mượn nhân vật nầy để thay thế ḿnh? Zarathustra đă trả lời cũng như lời nhắn với thế gian rằng ḿnh là nhà tiên tri sống thực, hô hào sự vắng bóng của đấng toàn năng, cái chuỗi im lặng hố thẳm đó của Thượng đế là điều đưa tới phẩn nộ. Con người cần có một thượng đế cho chính ḿnh, dù thượng đế vô h́nh ‘để thờ phượng’. Hai h́nh ảnh đó dần dà biến mất giữa cuộc đời đang sống của thế gian nầy, nhất là một thế giới biến thiên theo thời gian. Nietzsche đi t́m cho bằng được nguồn cơn của sự im lặng đó. Ông tuyên bố với thế gian: “Thượng đế đă chết. Con người tử h́nh Thượng đế”. Nghe qua như một sự chối bỏ, một lôi cuốn thế gian đừng tin những ǵ thượng đế nói. Thượng đế chết tức không c̣n hiệu ứng nào hơn cả và cũng chẳng giúp được ǵ. Thoạt tiên Nietzsche cũng là nạn nhân của những hoạt đầu đó, chính Nietzsche đưa cho Zarathustra miệt thị những giáo điều, tất cả không thực kể cả việc đóng đinh Jesus Christ. Ḷng tin chân thật được khai mở trong vực thẳm của im lặng, một trạng huống của bí truyền giao thông giữa thượng đế với con người ; lư lẽ của Zarathustra không đứng vững để lănh hội một cách đầy đủ suốt hơn hai ngàn năm nay. Sự im lặng của Thượng đế là tuyệt đối kể cả các đấng thượng đế khác cũng như nhau: tất thảy đều im lặng, dù có ‘lạy-lục-cúc-bái’ Thượng đế vẫn im lặng. Hay bởi tại ‘Luật-Điều-Im-Lặng’ hay sinh
th́ biết mà tử th́ không. Cái bí mật của thượng đế là ở chỗ đó. Zarathustra có đi từ góc biển chân trời để t́m cho ra cái lư nguyên nhiên đó cũng chỉ nằm trong cái gọi là sa mạc phát tiết mà thôi. Trong cuốn ‘Bên Kia Thiện Và Ác’ Nietzsche đưa ra nhiều nghi vấn, phải chăng tư tưởng đó phải chờ thời gian, phải kinh qua bao cuộc thăng trầm mới đánh giá được chân lư đó, phải kinh qua nhiều thế kỷ mới hiểu đến nó, để rồi ông tự đặt ḿnh vào vị trí của những ǵ con người dành lại cho đời sau. Trong lời mở đầu của Zarathustra (Zarathustra ‘s prologue) có đoạn nói: ‘chỉ ngày mai kia nó mới thuộc về ai’. Quả nhiên như thế, Nietzsche là kẻ thù dữ dội nhất của Ky-Tô-Giáo và cho rằng Zarathustra hay Nietzsche đều là những kẻ dối trá và nói lên những điều thiếu sót, không minh chứng xác đáng hiện hữu của thực và hư.

Trong phần chót của tập truyện tuyệt phẩm nầy, nhà tiên tri Zarathustra thật sự quay về để rồi nói với môn đệ rằng: ‘Hăy tránh xa ta ra, hăy chống lại những ǵ mà Zarathustra đă nói. Hăy vứt bỏ ta đi để về với chính anh em…’ Trở Về Vĩnh Cửu là niềm tin nơi Siêu Nhân của Siêu Nhân.

Trong phần cuối bài thứ 80 của tác phẩm ‘Thus Spake Zarathustra’. Dấu Hiệu (Sign) Nietzsche viết: Zarathustra trở nên thấm nhuần chân lư đó; lặng lẽ ngồi trên phiến đá lớn và trầm tư trong tĩnh mịch -quite and desert. Bỗng nhiên nhảy bung lên:

“ Đau đớn thay cho người! Đau đớn thay cho người! hỡi đấng trưởng thượng!”
(Fellow-suffering! Fellow-suffering with the higher men!)

Hét lên như thế để rồi ̣a ra khóc và diện mạo trở nên trơ cứng. Được thôi! Đúng thế; - thời đă tới. Sáng hôm nay, một ngày bắt đầu:
“mặt trời mọc, mặt trời mọc. Người là ánh sáng tỏa rạng chín tầng mây”.
(This is my morning, my day beginneth: arise now, arise, thou great noontide).

Zarathustra rời bỏ hang động cũ và gào lớn như muốn xé tan đám mây u ám đang phủ quanh đâu đây dưới ṿm trời này…

(*)

* ‘Thus Spake Zarathustra’ gồm có 4 phần. Với tất cả 88 truyện ngắn, mỗi truyện mỗi chủ đề khác nhau. Tập truyện chứa đựng một lư luận triết học vừa siêu h́nh vừa biểu tượng. Tác phẩm nầy hoàn tất vào tháng 2/1885. Đây là một tác phẩm triết học .
** Friedrich Nietzsche sanh 1844 ở Rocken, Đức quốc. Học và dạy triết học ở Đức và Thụy sỹ. Sau 10 năm ông từ nhiệm chức vụ v́ lư do sức khoẻ. Ông để lại nhiều tác phẩm triết học có giá trị cao. Nietzsche chết năm 1900 tại Đức.


VƠ CÔNG LIÊM (ca.ab. Mồng 1 tết Nhâm Th́n 23/1/2012)

SÁCH ĐỌC:
- Thus Spake Zarathustra by Friedrich Nieetzsche . Trans. by Thomas Common. Modern Library.
New York. USA. (Sách không ghi lại ngày tháng)
* Tranh vẽ: Zarathustra. Trên giấy học tṛ. Khổ: 8” X 11” Acrylic (cerulean blue)+ India ink. 2009.vcl

***

Chú của a2a :

Mời đọc: Thus Spake Zarathustra by F. Nietzsche, translated by Thomas Common
 

    

 

 

trang vơ công liêm

art2all.net