Copyright by Thanh Trí - All rights reserved
VÀI KỶ NIỆM BÊN GIÁ VẼ CHÂN DUNG
Thanh Trí 1982 , Phan Thanh Giản, Saigon
LỜI NGỎ Không hẳn như người ta thường nói, “tuổi càng lớn càng nuối tiếc những ǵ đă qua, thích nhắc lại kỷ niệm của một thời”. Đối với Thanh Trí, ngoài niềm vui buồn từ chuyện xa xưa mang lại, nhắc lại kỷ niệm, c̣n là một cách cám ơn những người đă cho ḿnh ít nhiều ưu ái, mến mộ, thông cảm, khích lệ, trân quí người làm nghệ thuật.
Có lẽ v́ điều này mà bên giá vẽ chân dung, họa sĩ c̣n chuyện vui để nhớ, chuyện buồn đáng ghi.
TT vốn là một họa sĩ vẽ nhiều thể loại, và dùng nhiều chất liệu, không chuyên một thể nào.
Trở lại với nghệ thuật sau 24 năm làm giáo sư hội hoạ tại các trường Trung Học vào những năm cuả thập niên 80, 90, Thanh Trí vẽ nhiều chân dung hơn những năm kế tiếp. Nay c̣n cất được một số h́nh ảnh, những h́nh ảnh này không rơ nét, chỉ phản ảnh được phần nào bút pháp màu sắc của các bức chính. Nhưng giờ đây sau hơn một phần tư thế kỷ nh́n lại, Thanh Trí không khỏi cảm nhớ chặng đường đă đi qua và quí những bóng thời gian c̣n lưu lại. V́ vậy Thanh Trí đă lưu trữ vào trang Thanh Trí Một Thời Vẽ Chân Dung, cùng vài kỷ niệm bên giá vẽ.
Mong rằng quí vị hoan hỷ, không phiền trách về những h́nh ảnh hay tranh chân dung của quí vị, mà TT để vào trong trang này, không ngoài hai ư nghĩ trên. TT cũng xin thưa, đây là WEBSITE Văn Hóa Nghệ Thuật Thuần Túy, không vụ lợi không cả màu sắc Chính Trị, đă cất giữ biết bao nhiêu tài liệu và h́nh ảnh của những vị làm Văn Hóa Nghệ Thuật. Thât đáng được trân quí .
*********
Vài Kỷ Niệm Bên Giá Vẽ Bên Bờ Mũi Né
Khó mà quên được những ngày đam mê vẽ chân dung, chẳng ngại ngùng sương gió, nắng mưa giữa cuôc đời. Chỉ thấy quanh ḿnh một không gian đầy ấp t́nh cảm nghệ thuật. Sinh động yêu đời làm việc không ngừng nghỉ. Một thời đă sống hết ḿnh vói cái nghiệp vẽ vời.
Có lần theo bạn, họa sĩ Nguyễn thị Tâm, giáo sư trường Cao Đẳng Mỹ thuật Gia Định, TPHCM, đi (thực tế) vẽ cảnh sinh hoạt ngoài đời, cùng với nhóm sinh viên tới vùng Mũi Né. Nơi đây gió lộng, cát đùa và nắng cháy. Có nhiều lúc rũ nhau đi dọc biển bờ trong sương lờ mờ sáng, vào sâu các làng hẻo lánh, để vẽ nét rắn rơi chất phác của người chài lưới, hay vẽ các chị bán cá ngồi đợi cá về.
Thật là vui, trong lúc vẽ người này, những người khác vây quanh nh́n ngắm, và mong đến phiên ḿnh dược vẽ. Ai cũng muốn xin một tấm để về khoe với bà con. Rồi khi ghe cá trở về họ lại rộn ràng mừng rỡ quảy gánh đi. Nhưng rồi trở lại cho mớ cá tươi ngon. Thấy mớ cá, nhớ Nha Trang trước 1975. Nhớ những tối ghe cá về, dân xóm Cồn đánh trống báo hiệu để mời mọi người đến mua.
Cảnh thuyền cá về bến, thật là quen thuộc, như mấy câu thơ của Tế Hanh nằm ḷng từ thuở nào:
“Ngày hôm nay, ồn ào trên bến đổ Khắp dân làng tâp nập đón ghe về Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe những con cá tươi ngon thân bạc trắng Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng Cả thân h́nh nồng thở vị xa xăm”
Từ thuở nào ấy chỉ học trong sách vở, nay mới nếm được mùi biển cả thật là thú vị .
Chiều chiều lại có dịp vẽ chân dung các người đánh cá, đến lúc đẹp trời họ không quên mời theo thuyền ra khơi. Nhóm sinh viên và TT đă làm rộn ràng góc biển hẻo lánh, như mang lại niềm vui mới lạ cho họ.
Cảnh đợi cá về, Mũi Né, màu nước trên lụa
Ngày trở về mọi người đều có tác phẩm vẽ phong cảnh thuyền bè hay biển khơi. Riêng TT th́ các tác phẩm vẽ chân dung đă tặng người hết rồi, chỉ c̣n vài bản phác thảo màu nước trên lụa vẽ “cảnh đợi cá về”, cùng làn da xạm nắng và nụ cười c̣n trên môi, như chực chờ dể kể nốt chuyện đợi thuyền ra khơi “chuyến đi không, lại về không“ giữa trời nóng bức. V́ đến không đúng giờ hẹn của chủ thuyền, cả nhóm đợi măi từ sang tinh mơ đến trưa trề mà không thấy bóng dáng một ai đến đón. Thế là cả nhóm phải mang tranh vào xóm chài lưới, t́m người mà TT vẽ vào chiều hôm trước để cho họ, và cho họ biết cả nhóm đă ra sớm để đợi thuyền.
Một em ở đầu xóm đă nhận ra chân dung ông chủ thuyền, thế là chẳng mấy chốc thành một đám rước tranh, cười nói om ṣm. Kéo nhau đi trong cát bụi. Thật là vui quên cả cái nóng khủng khiếp khi mặt trời lên cao. Mới hay nơi đây người ta sợ mặt trời thiêu đốt họ, họ ra khơi từ nửa đêm khi cả nhóm c̣n an giấc !
********* Đèn Dầu Ḥn Gay
Năm 1986 trước khi rời Việt Nam theo chương tŕnh ODP, TT và con đă ra Hà Nội thăm gia đ́nh anh chồng của Thanh Trí, và vẽ thắng cảnh Hà Nội, Chùa Hương, Vịnh Hạ Long. Dọc đường viếng cảnh đă vẽ nhiều chân dung cho bà con, bạn bè. Giữa đêm khuya bên ngọn đèn dầu, cũng không ngại vẽ cho mấy ông cán bộ, nhân viên, và các chú thợ mỏ tại mỏ than Ḥn Gay.
Vịnh Hạ Long, 1986, màu nước trên lụa
Hai mẹ con TT và anh Đào Tâm Đoàn tư Huấn đă ghé thăm nơi đây, trước khi đi vẽ các chùa và thắng cảnh Hạ Long. Thật là cảm động giữa núi rừng đen thui thủi, chỉ có than với than không một bóng cây, một con vật, thế mà TT và cháu cũng có một bữa thịnh soạn có xôi, có gà, có trà ngon, và sự ưu ái của mọi người được TT vẽ. Sáng hôm sau, chào để ra đi, thấy mọi người đều yêu quí những nét kí họa ngộ nghĩnh, một kỷ niệm bất ngờ của nữ họa sĩ từ SaiGon, TPHCM, đến. Trong ḷng TT cũng xúc động lắm, nh́n mọi người và quang cảnh mỏ than với niềm cảm mến của một lần ghé qua, mà không có ngày trở lại, trước lúc bước chân lên xe đến vẽ vịnh Hạ Long.
*********
Ṿng Gai và Tượng Chúa
Vào những năm 1983-86 Thanh Trí và một số họa sĩ kư hợp dồng với Sở Ngoại Thương TP HCM để được khai thác những gian hàng để trống trong khu Eden Saigon. Mỗi họa sĩ bán một mặt hàng. Thanh Trí đă sửa gian hàng thành Gallery rất khang trang để bán tranh lụa và vẽ chân dung. Thanh Trí vẽ trên bố, trên lụa, cho khách du lịch khắp nơi đến VN, hay Việt kiều. Đa số là Việt Kiều ở Pháp về thăm quê.
Thanh Trí tại Gallery Eden, Saigon 1983
Một thời gian sau TTrí quá bận rộn vẽ tranh lụa cho một số khách đặt mang đi nước ngoài. Không có thời gian trông coi, tiếp khách hằng ngày nên đă trả Gallery lại cho ngoại thương.
Trong thời gian này, cũng có người của sở ngoại giao lái xe đến nhà thuê Thanh Trí vẽ cho những nhân viên ngoại giao của các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga. Đặc biệt người Ba Lan rất thích tranh và chân dung vẽ sơn dầu của TT. Họ giới thiệu cho nhau và chẳng mấy chốc nhà lúc nào cũng có người ngoại quốc lai văng. Công an phường khóm đă đến hỏi thăm và mời TT ra tŕnh diện phường. Nghĩ ḿnh chẳng phạm tội ǵ, nếu v́ người Ba Lan đến nhà mà kết tội th́ thật là vô lư, v́ họ là người của sở ngoại giao mang đến, yêu cầu vẽ. Nếu ḿnh từ chối không chịu vẽ cho họ mới có tội. Nghĩ vậy cũng đỡ sợ nhưng vốn rất ngay thẳng không muốn có chuyện lôi thôi, lại nghe bạn hoạ sĩ Đoàn Hân cho hay, chuyện này không đơn giản, v́ TT là vợ ngụy quân. Họ có thể ghép vào tội CIA. Vội vàng t́m anh Diệp Minh Châu, Hội Trưởng Hội Họa Sĩ TP HCM để hỏi. Anh DM Châu cho hay, găp gỡ người ngoại quôc là điều quốc cấm. Cả nước chỉ có độc nhất một họa sĩ, bạn thân của anh là có quyền gặp người ngoại quốc mà thôi…
Biết làm sao đây? ! Đúng là chuyện giữa đàng mang vào cổ. Thế là TT vội vàng ra phường tŕnh diện ngay, sau một hồi khai báo, cán bộ Phường hăm he, nạt nộ, v́ họ không bao giờ tin và lắng nghe lời khai, lời nói cùa người dân, mặc dù TT đă nhờ cán bộ Phường trả lại cho khách ngoại quốc những bức tranh vẽ chưa xong. Nước mắt như muốn tuôn rơi v́ quá tức mà phải nín thinh, cảm thấy tủi thân ! Thi người công an cán bộ lai vui vẽ hạ giọng cho phép tiếp tục vẽ, nhưng phải cho người ra tŕnh báo phường, khi mấy người ngoại quốc ấy đến nhà. TT vội vàng cám ơn, chân bước ra về mà ḷng buồn chán vô hạn.
Đức Chúa Trời, vẽ cho bà Ba Lan, Saigon, 1986
Thế là lần gặp gỡ tiếp TT đă tâm sự với khách về mọi chuyện khó khăn vừa xảy đến và nói, lần sau đừng tới vẽ nữa. Bà khách Ba Lan nh́n TT với đôi mắt buồn hiu, yêu cầu vẽ cho bà một bức cuối cùng, Tượng Đức Chúa Trời, ngày mai bà sẽ trở lại lấy. Định từ chối, nghĩ ḿnh là Phật giáo làm sao vẽ Chúa Trời cho linh hiển được. Nhưng trong ḷng đang buồn chán, bỗng nhớ đến nhành gai trên đầu Chúa và mấy giọt máu rơi, TT liền nhận lời .
Bức tranh được vẽ dưới nắng chiều, nh́n qua ánh sáng, bóng tối chiếu vào mặt con trai tuổi đôi mươi, ngồi học gần đó. TT vẽ với cả tấm ḷng thương yêu chúa, chẳng mấy chốc bức tranh đă thành h́nh. Những giọt màu đỏ tươi rơi xuống từ những cây gai kết quanh đầu Chúa, TT cảm thấy đau xót như máu từ tâm can ḿnh chảy.
Bà Ba Lan tới, khi tranh c̣n đang ướt. Giọt màu, vẫn như giọt máu c̣n tươi ṛng. Bà ấy đứng sững sờ nh́n bức tranh và như sợ không bán cho bà, hay v́ bà quá thích bức tranh mà bà đưa cả hai tay nâng bức tranh lên rất cung kính trong suốt thời gian nói chuyện cho đến khi ngồi vào xe. Tiễn bà ấy đi với những giot nước mắt thầm chảy, bà khách mũi ḷng thương cảm. Năm sau cả gia đ́nh TT được đi Mỹ, vào phi trường Tân Sơn Nhất gặp lại bà trở về Ba Lan, bà lộ vẻ vui mừng cho gia đ́nh được ra đi.
*********
Vuông Chiếu Tỵ Nạn Bataan nở Hoa Nghệ Thuật
Vẽ chân dung em Huỳnh Hồng Bích, trên lụa với màu nước
Vừa đến Thái Lan, gia đ́nh được đổi sang diện ty nạn v́ chồng TT là sĩ quan cấp tá QLVNCH có tu nghiệp tại Mỹ. Được Mỹ cấp giấy nhập cảnh (LOI), cả gia đ́nh được qua trại tỵ nạn Bataan Philippines.
Nơi đây, một vùng đồi núi và biển, cảnh vật chẳng khác chi vùng quê Việt Nam, nhưng thanh b́nh hơn. Người bản xứ rất thích nghệ thuật và màu sắc. Họ cũng rât yêu quí nghệ sĩ. Sau đó không lâu gặp được em Huỳnh Hồng Bích, học tṛ cũ của TT, Hồng Bích rất yêu nghệ thuật, nên cô tṛ lại càng thương quí nhau. Hồng Bích biết cô thích hoa, nên thường đem hoa đến cho, đă làm cho vuông chiếu tỵ nạn ấm cúng và lịch sự hơn lên. Hồng Bích đă liên lạc với Ban giám Đốc của trại để tổ chức chu đáo một buổi triển lăm tranh của Thanh Trí thật là thành công. Nơi đây TT đă để lại rất nhiều chân dung cho các thầy cô giao Phi, và vẽ cho nhiều du khách đến thăm trại.
Nỗi nhớ quê hương
TT cảm động nhất là đă vẽ bức tranh “Nỗi Nhớ Quê Hương”, qua nét mặt của ông cụ ở ngăn (pḥng) bên cạnh, thường ngồi trước cửa nhà rầu rĩ nh́n về quê hương, chẳng buồn nói chuyện với ai.
Ngày ngày ngoài giờ đi học và mong đợi tin tức đi Mỹ, TT không ngừng sáng tác tranh lụa, nhiều bức có giá trị nghệ thuật đă được sinh ra từ nơi này. Ai hỏi mua TT cũng không bán, cất giử như một hành trang trên mỗi chặng đường đời.
Ai đă ở trại Bataan vào năm 86-87 mà không ngắm nh́n vẻ dẹp của Valerie cô giáo người Mỹ của trại. Cô đă làm mẫu cho TT vẽ bức tranh “Trăng và Biển”. Nơi đây trăng và biển đẹp vô cùng, ḷng người nghệ sĩ dạt dào xúc cảm .
Sketch khách du lịch trên lụa . Trại tỵ nạn Bataan, Phillipines, 1987
*********
Nét Bút Lang Thang Giữa Cờ Hoa T́m Về Nghệ Thuật
Như trong tâm đă nguyện, vừa đến Mỹ, Thanh Trí đă quay quắt t́m về với nghệ thuật, nhưng điều này thật không dễ như ḿnh nghĩ nên thời gian đầu hành nghề họa sĩ tự do - Free lance artist Seller’s Permit. Vẽ chân dung, cũng là một ngón nghệ thuật dễ thương. Ngày ngày tiếp xúc với đời, được ngắm nh́n người đủ màu sắc dân tộc, đủ lứa tuổi của xứ Cờ Hoa. Dần Dần cũng quen biết nhiều, và họ cũng biết TT v́ trong nhóm chỉ một người Á Châu tóc đen da vàng, với nét vẽ khác lạ . Nhờ vậy TT được tham dự nhiều tổ chức Art Show, có lúc ở các Mall lớn của Sacramento, và đặc biệt Cal Expose năm 1988 đă cho TT một chổ rất đẹp để tŕnh bày tranh nghệ thuật với sắc thái Á Đông, và sketch mà không phải trả một lệ phí nào cả. Cũng như TT đă được bảo trợ triển lăm tại Capitol Sacramento; California State University, Sacramento; Consumnes River College; De Anza College San José ; và nhiều lần tại Sacramento Fine Art Center về tranh lụa và tranh sơn dầu, sơn mài, có nhiều phần thưởng được trao tặng ( từ 1987...có ghi ở resume).
Suốt tuần bận rộn với khách hàng, bận rộn với cuộc sống mới ,nhưng nhiều khi TT cảm thấy cần phải trở lại trường để học thêm, để được hiểu biết về văn hóa nghệ thuật, cái hay cái lạ của nước Mỹ v.v. ( nước sẽ là quê hương thứ hai của ḿnh ) và cũng là để tu nghiệp, mới mong vững bước trên đường nghệ thuật.
Vậy là sau mấy năm, TT bỏ vẽ chân dung để chuẩn bị trở vào College. Vào college học lại ở độ tuổi mà bạn bè ở Việt Nam về hưu (!) nhưng trong tâm luôn luôn nghĩ đây mới là môi trường giúp TT tiến bộ nên rất vui sống. Nhất là sau giờ học, giờ nghỉ trưa, được gặp gỡ, được nói tiếng mẹ ( v́ mọi người trong nhà ngày đi làm, đêm đi học không mấy khi có giờ để nói chuyện với nhau), được cười đùa như thời đi học Mỹ Thuật Huế cùng với em Kha, em Nga cùng Liên, chị Như Lưu, đôi lúc có cả Ni cô Tịnh Lạc lúc đó cũng vào học chung ở các lớp ESL và English, nay cô là Ni Sư Viên Phó chùa Diệu Quang Sacramento.
Mặc dù thời gian này quá bận bài vở, lo việc nhà nhưng Thanh Trí cũng không quên tham gia đi vẽ cho các ngày Lễ của trường, ngón nghệ thuật dễ thương ( Sketch portrait) được đem ra dùng lại. Chị Như Lưu ngồi thâu tiền, c̣n cô Đinh Liên dạy English th́ luôn luôn cổ động và quấn quít bên nhóm sinh viên trọng tuổi này. Cô diu dàng, lễ phép, như đối với người thân của cô. Cô thường ghé qua nhà TT để học vẽ. Cô rất thích vẽ sketch và vẽ hoa. Mỗi lần cô ghé là mang nhiều hoa quả Nam Cali ( như hoa trái vùng Áchâu) để cho TT và chị Như Lưu. ( Tiếc thương, nay cô đă thành người thiên cổ. Mỗi độ hoa trắng tháng Tư nở rộn, TT lại nhớ cô nhiều và nguyện cầu cô được siêu thoát ở chốn vĩnh hằng. )
Thanh Trí cũng đến triển lăm tranh và vẽ cho cộng Đồng người Việt trong những ngày Culture Week.
Nhưng thích nhất là các lễ lớn có Art show của nhóm họa sĩ Mỹ. Trước đây, TT có làm chung với họ mỗi khi họ đến Sacramento, hoặc các vùng lân cận. TT rất ái mộ nhóm họa sĩ này, bốn mùa lưu động khắp nước Mỹ. Họ yêu nghệ thuật và sống cho nghệ thuật của họ. Có lần họ hỏi, sao không vào group của họ mà làm riêng rẽ. TT cũng biết họ là những người xuất thân từ các trường Đại Học, đă có bằng cấp này, bằng cấp nọ. Họ đă đi làm với chính phủ Mỹ trên 15 hay 20 năm, rồi xin về hưu để làm nghệ thuật, để có một cuộc sống như giấc mơ của họ. Đúng như giấc mơ, họ sống thoải mái, tự do như chim trời và làm nghệ thuật cũng hăng say, tự tin chẳng khác chi nam giới.
Nhớ ngày c̣n nhỏ TT cũng đă ước mơ,
“Một mai tôi thành hoạ sĩ Bút vẽ với bảng màu Lang thang khắp chốn trần gian T́nh nghệ sĩ như hoa ngàn gởi gió”
Đến lúc gặp họ, mới hay ḿnh khó mà theo kịp, hay hoà đồng, chẳng bao giờ làm được như họ nữa. V́ cuộc sống chập chùng, nổi trôi theo vận nước, vận nhà, cũng đă thấm mệt. TT chẳng dám lấy gió sương là bạn, lấy đường trường là nhà.
Qua mỗi năm, bài vở mỗi khó hơn, nhiều hơn, chẳng c̣n thời gian rảnh rang.
Nét kư họa nhẹ nhàng, vật liệu đơn giản, dễ hoà đồng với mọi người, nhưng rồi… dần dần, cũng không mấy khi mang ra vẽ giữa đời như trước nữa.
Có lẽ mỗi tuổi đời có mỗi suy nghĩ… nghệ thuật th́ vô cùng mà đường đời có hạn. Nhưng ở vào tuổi nào TT cũng không nguôi t́m về nghệ thuật....
Hôm nay 20 năm sau, ngồi đây kể lại chuyện cũ, giữa những bức tranh treo quanh đầy tường, màu sắc, bút giấy, khung vải cùng niềm hạnh phúc, an lạc. Phải chăng những cảm nhận mà TT có được là từ mỗi bước t́m về Nghệ Thuật, về Chân Thiên Mỹ mà TT xem như một tín ngưỡng.
*********Nhớ Măi Bức Sketch SILHOUTTE
Trong thời gian vẽ chân dung, tại Art Show ở sacramento 1989 TT được đôi vợ chồng mù cùng con chó t́m đến vẽ, thật là một điều lạ. Không khỏi ngạc nhiên TT tự hỏi ,phải chăng đây là hiện thân của cặp vợ chồng mù nghèo khổ và con chó mà TT đă vẽ mấy chục năm về trước. Họ cùng một lứa tuổi, nhưng khác nhau là cặp này trông thông minh, sang trọng hơn. Tự t́m đến thuê vẽ, mà vẽ để làm ǵ, họ đâu có thấy được mà nh́n. Nên khi hoàn thành bức kí họa đôi vợ chồng và con chó rất sống động, TT tỏ ư muốn được cất giữ bức tranh và xin cám ơn họ đă ngồi làm mẫu nhưng cô gái mù không chịu, xin được trả tiền và mang đi, lại c̣n cám ơn đă gặp được họa sĩ có nét sketch như họ muốn. TT không sao hiểu nổi, như chuyện liêu trai chí dị !
Môt thời gian sau, nhận điện thoại của mẹ cô gái mù ấy và giới thiệu cô gái mù là một nhà thơ, có bằng MA, đang làm manager một Cơ Quan Người Mù. Họ muốn nhờ TT Sketch Tập thơ mà cô sắp xuất bản. Khi nhận được xấp bản thảo, bà mẹ cho TT biết qua ư chính của mỗi bài, để tùy TT Sketch. Vừa thương quí, vừa cảm phuc cô mù. Khi đọc bài, cảm nhận về màu sắc, như ḿnh cảm nhận về lửa và nước, nóng và lạnh, TT quá cảm động. Nh́n thấy bà mẹ cô mù khóc khi nhận những sketches và nghe TT nói qua về những sketches đó, và nói về dáng đứng của nhà thơ (cô gái mù ), TT đă vẽ dịu dàng và trong sáng như mấy vần thơ của cô. Trước mặt cô, mặt trời đen thui là cái bóng, là Silhouette (Tựa đề Tập Thơ, LuRetta Bunge Fairman (Tên của cô) Illustrations by Thanh Trí.
Mấy năm sau mẹ của LuRetta t́m ra địa chỉ mới của TT, bà đến nhà để tặng tập thơ, và chuyển lời LuRetta Bunge Fairman mời TT đến nhà cô ấy chơi.
LuRetta dịu dàng và duyên dáng lắm, làn tóc đẹp và chải chuốt đàng hoàng. Tội nghiệp, hai vợ chồng đều mù, nhưng họ có tâm lực và trí lực, và nhân hậu. TT rất cảm phục, và mến thương.
Mỗi lần TT nh́n bức tranh “Vợ chồng mù và con chó buồn với cây đàn nguyệt“ đă vẽ khi gặp họ tại Suối Tiên, Nha Trang, trước 1975, TT lại nhớ đến cặp vợ chồng thi sĩ mù người Mỹ này, và bức Sketch Silhouette.
Một kỷ niệm bên giá vẽ, một lần vẽ qua mà nhớ măi, tưởng chừng như có duyên gặp gỡ từ kiếp nào !
Thanh Trí Mùa Thu Sacramento 2008
|