CHÀO MỪNG BUỔI HỌP MẶT

CỰU GIÁO SƯ VÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ

 

Kính thưa Quư Vị Quan Khách,
Kính thưa Quư Vị Cựu Giáo Sư Đại Học Huế
Kính thưa Các Vị Huynh Trưởng, Niên Trưởng,
Kính thưa Các Anh Chị Em Cựu Sinh Viên Đại Học Huế,

 

Hôm nay chúng ta họp mặt nơi đây để cùng nhau ôn lại những hoài niệm của một thời thật xa xưa, nhưng cũng thật gần gũi khi chúng ta đang giảng dạy, nghiên cứu, học tập dưới những mái nhà thân yêu của trường Đại Học Huế. Nhớ đến thuở đό không phải chỉ là để làm sống lại những buồn vui riêng lẻ, những hoài vọng của một thời, nhưng c̣n để trao đổi những tin tức về cuộc sống ở nước ngoài, và những chật vật khó khăn, g̣ bó của những bạn bè c̣n ở lại trên đất nước. Chúng ta muốn theo dơi những người c̣n sống cho nghề nghiệp và những người đă hồi hưu. Chúng ta muốn chia sẻ buồn đau với những bạn bè đang gặp cảnh bệnh hoạn, già yếu, và những bạn bè góa bụa.
 

Nhưng nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh vào những ǵ đă qua, đă mất th́ những buổi họp mặt như thế này sẽ càng ngày càng buồn tẻ, càng ngày càng thưa thớt, và những anh chị em đă bỏ công tổ chức những buổi họp mặt như thế này sẽ không t́m thấy hứng thú để tiếp tục nữa.
 

1. Trước tiên, tôi xin đề nghị được nói về một dữ kiện lịch sử đă đến với Thành Phố Huế vào năm 1957. Tôi xin được nói đến việc thành lập Viện Đại Học Huế vào năm đó. Nhắc đến những ngày lịch sử đó tức là nói đến công lao của nhiều người, nhất là cố Viện Trưởng LM Cao Văn Luận, và những giáo sư trẻ đă nghe lời mời gọi của người và theo người về Huế và trở thành nhóm giáo sư tiên khởi của một Viện Đại Học phát triển nhanh chóng, và không ngừng: tôi c̣n nhớ rơ những khuôn mặt của các giáo sư niên trưởng đó. Các giáo sư có phương danh là Lê Văn, Lê thị Bảo Xuyến, Lê Thanh Minh Châu, Tăng thị Thành Trai, Huỳnh Đ́nh Tế, Trần văn Toàn, Lâm Ngọc Huỳnh, Nguyễn Văn Trung, Trần Văn Bé, Lê Trọng Vinh, Vũ Đ́nh Chính, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quới, Lê Văn Điềm, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn văn Hai, Nguyễn văn Thạch, Nguyễn Đ́nh Hoan, Lê khắc Pḥ, và một số giáo sư khác mà tôi có thể không nhớ hết và xin được thứ lỗi. Tôi c̣n nhớ ngày ghi tên vào ĐH Văn Khoa, và Luật Khoa, thẻ sinh viên của tôi ở ĐH Văn Khoa mang số 001, c̣n thẻ sinh viên ĐH Luật Khoa th́ mang số 006.


ĐH Huế tăng trưởng nhanh chóng. Ban đầu chỉ có Văn Khoa, Khoa Học, Luật Khoa, Cao Đẳng Mỹ Thuật và Viện Hán Học; nhưng chỉ năm sau đă có thêm ĐH Sư Phạm và ĐH Y Khoa.


Các lớp Sư Phạm Cấp Tốc đă đào tạo hằng ngàn giáo sư cho các trường Trung Học cho toàn bộ Trung Phần kể cao Cao Nguyên Trung Phần.


Đại Học Huế đă mở ra một kỹ nguyên mới cho Cố Đô Huế, thúc đẩy sự thành h́nh của một lớp trí thức mới ở Huế cũng như ở toàn miền Trung. Ánh sáng từ ĐH Huế đă tỏa rộng đến tỉnh lẻ, đến quận lỵ rồi đến thôn trang. Nhất là v́ Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, thành lập bên cạnh ĐH Y khoa Huế với BS Đặng Hóa Long làm Giám Đốc tiên khởi đă nhanh chóng tung về tận nông thôn những nữ hộ sinh sáng giá. Xin nhắc là ít năm sau, BS Nguyễn Văn Vĩnh mà chúng ta đặc biệt tưởng nhớ hôm nay đă vừa giăng dạy ở ĐH Y Khoa vừa làm Giám Đốc Trường Nữ Hộ Sinh.


Tập san nghiên cứu ĐH Huế cũng như sự phong phú hóa Thư Viện Trung Ương ĐH Huế, việc tạo lập và thiết bị nhà in ĐH Huế, và sự tiếp nhận các giáo sư Pháp, Anh, Mỹ, Đức và Đài Loan, việc thiết lập Trường Kiểu Mẫu, đă đóng góp lớn vào việc kiến tạo một di sản tri thức và văn hóa quư báu mà những dao động nhất thời cũng như những biến cố lịch sử trong tương lai không làm sao xóa nḥa được.


Khi nhắc đến những vị đă có công lớn với ĐH Huế, sau LM Cao Văn Luận, không ai sánh bằng vị Viện Trưởng khả kính đang có mặt giữa chúng ta hôm nay: GS Lê Thanh Minh Châu người đă ra tay chèo chống qua những giông tố lịch sử và bảo toàn được vai tṛ và sứ mạng của ĐH Huế.


2. Chính v́ di sản tinh thần đó mà tôi, một cựu sinh viên và một cựu giáo sư ĐH Huế xin đề nghị với các huynh trưởng cũng như các anh chị em xác định lại vị trí cũng như vai tṛ của cá nhân ḿnh trong công tác bảo vệ và phát triển di sản tri thức và văn hóa của Đại Học Huế.


Di sản nào ư? Ta thử nghĩ đến các giáo sư Y Khoa ở những năm trường mới được sáng lập. Họ đă phải làm những ǵ để có thể bắt đầu giảng dạy. Trước nhất họ đă có can đảm nhất quyết dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ. Người khoa trưởng đầu tiên của ĐH Y khoa Huế là BS Lê Khắc Quyến (trước đó BS Lê Tấn Vĩnh là người đă cộng tác để sáng lập). Ông đă bạo dạn dịch cả mười mấy ngàn từ ngữ y khoa từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, sau này in thành Từ Điển Y Khoa Pháp-Việt. Gần đây trong một lần hàn huyên với một người bạn chí thiết sau đó đă ra đi vĩnh viễn, anh BS Nguyễn Văn Vĩnh, cựu giáo sư ĐH Y Khoa Huế, tôi đă hỏi anh : « Các anh làm ǵ khi phải dạy y học bằng tiếng Việt ? » Anh Vĩnh đă cười và nói : « Có ǵ lạ lùng đâu ? Anh em tụi tui chỉ biết xăn tay áo dịch các từ ngữ chuyên môn y khoa từ tiếng Pháp hoặc tiếng Anh ra tiếng Việt. » Khổ tâm cho BS Lê Khắc Quyến và Nguyễn Văn Vĩnh là có một vài đồng nghiệp liên tục yêu cầu Trường tạm thời dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ.


Chính LM Viện Trưởng Cao Văn Luận, người đă thấm nhuần cả Hán học lẫn Tây Học đă để lại những phương thức tuyệt vời để dịch những từ ngữ hóc búa nhất về tâm lư học, luận lư học, đạo đức học và siêu h́nh học.


Tập san Đại Học Huế từ số đầu đến số cuối đă nêu cao mẫu mực của một tờ báo nghiên cứu đầy giá trị với những bài báo do các giáo sư ĐH Huế, cũng như các thức giả từ xa gởi về.


Bảo tồn di sản đó và tiếp tục phát triển di sản đó là hằng trăm bác sĩ y khoa di tản đến hằng chục quốc gia trên thế giới, có nhiều vị đă thành công vượt bực trong lănh vực chuyên môn của ḿnh ; đó là những giáo sư, chuyên viên, khoa học gia đă đem vốn liếng tạo được ở ĐH Huế ra thi thố khắp nơi. Đó là bao nhiêu huynh trưởng, niên trưởng và anh chị em dấn thân vào nghề làm báo và truyền thông với tinh thần ĐH Huế. Đó là những người tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo và xuất bản bao nhiêu từ điển, tiểu sử, sách khảo cứu, tản mạn, phê b́nh văn học, hồi kư, chuyện ngắn, chuyện dài v.v.


Những họa sĩ xuất thân từ Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế vẫn tiếp tục vẽ tranh dầu, tranh lụa hơn bốn năm mươi năm sau khi rời khỏi Huế như Chị Thái Hạc Oanh và Chị Nguyễn thị Thanh Trí. Ai trong chúng ta không tự hào nghiêng ḿnh trước những sáng tác trước và sau 1975 của họ như những bức tranh lụa mang tên « Người đâu gặp gỡ làm chi », « Sắc sắc Không không », « Cô đơn », « Áo chàng đỏ tựa ráng sa » của Hạc Oanh, hay « Phật Quan Thế Âm », « Trăng và Biển », « Người Tỵ Nạn ở Suối Bataan » của Thanh Trí. Trong lúc đó tác phẩm điêu khắc của một giáo sư Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, GS Phan Xuân Sanh vẫn được trưng bày tại Vương Cung Thánh Đường La Vang và được phỏng tác khắp thế giới.

 


Chị Hiền Viên- chị Ngọc Mỹ- chị Nguyệt- anh Nguyễn văn châu –Thanh Trí –anh Trần Quí Phiệt
Ảnh buổi Họp Mặt Đại Học Huế ngày 2 tháng 8 năm 2015 tại Nam Cali.

 

Những người đă được huấn luyện tại Viện Hán Học Huế cho đến nay vẫn c̣n tổ chức những buổi họp mặt ở nước ngoài để nói tới công ơn dạy dỗ và những tác phẩm độc đáo của các giáo sư và giảng viên của Viện.


3. Tiếp đến tôi xin đề nghị chính v́ di sản nói trên, v́ tài năng đă được đem ra thi thố, và v́ tiềm năng c̣n dồi dào của những mái đầu hai thứ tóc hay tóc bạc, chύng ta hăy cùng nhau tô điểm cho nhau, nương tựa vào nhau để đ̣i hỏi Sự Thật, Công Chính, Nhân Quyền và Tự Do cho những người c̣n sống trên đất nước thân yêu của chúng ta. Chúng ta phải làm như vậy v́ ở tại quê hương chúng ta ĐH Huế không c̣n là ĐH Huế nữa.


Tháng Sáu năm nay các phân khoa ĐH Huế lần lượt tổ chức Đại Hội Đại Biểu Đảng Bộ với tinh thần hồ hỡi để nâng cao năng lực lănh đạo của Đảng bộ. Thôi, như thế đủ để mọi người hiểu sứ mạng và tầm nh́n của ĐH Huế ở chốn xưa như thế nào rồi.


Chính v́ vậy mà tôi xin mạo muội khẳng định rằng ĐH Huế là ở chúng ta, là ở trong từng cá nhân chúng ta, ở trong tập thể anh chị em cựu giáo sư và cựu sinh viên ĐH Huế. Và chính v́ vậy mà tôi cả dám nói đến một địa bàn hoạt động tối thiểu : T́m về Sự Thật lịch sử hiện đại, cận đại và cả những thời xa xưa nữa, v́ lịch sử Việt nam, con người Việt Nam, tư duy Việt nam đă bị xuyên tạc, bóp méo bởi người Tàu, người Pháp, người Mỹ, người Nga và ngay cả người Việt nữa. Chúng ta như bị chôn sống dưới những ngộ nhận, dối trá, xuyên tạc, đổi trắng thay đen, dưới những ngọn núi cao của những ǵ không có thực. T́m về Sự Thật không phải dễ và đ̣i hỏi nghiên cứu và suy luận nghiêm túc.


Tại sao t́m về Sự Thật trong lúc này, ngay thời điểm này. Là v́ nhờ những phương tiện truyền thông mới, những khai thác tư liệu mới đă và đang tiếp tay cho những nỗ lực phục hồi Sự Thật lịch sử và đôi khi đă khiến những người trước đây cố t́nh bóp méo Sự Thật đă phải hồi tâm phản tỉnh.


Trong nước cũng như ngoài nước một con sóng thần đang nổi dậy. Công chính, Tự Do, Nhân Quyền đang được đ̣i hỏi quyết liệt. Chúng ta, những người đă thừa hưởng sự tỏa sáng của ĐH Huế và di sản tinh thần của ĐH Huế, chúng ta không thể nào ngoảnh mặt làm ngơ trước cao trào đó. Trái lại chúng ta có trách nhiệm nối ṿng tay với những người đang tranh đấu cho Sự Thật, Công Chính, Tự Do và Nhân Quyền.


Chúng ta đă quá già hay sao ? Chúng ta đă bảy mươi, tám mươi rồi, tranh đấu ǵ nữa ? Nếu con cháu chúng ta không nói được tiếng Việt nữa th́ tranh đấu cho ai, tranh đấu làm ǵ? Tôi trộm nghĩ rằng con cháu chúng ta kể cả những người không nói được tiếng Việt trôi chảy như chúng ta muốn cũng sẽ hănh diện khi thấy chúng ta vượt thắng già yếu, bệnh hoạn, vượt thắng tuổi già để trả hết món nợ tinh thần, món nợ ân t́nh với Người Mẹ Cao Quư của chúng ta là ĐH Huế. Con cháu chúng ta sẽ măi măi nhớ nỗ lực của chúng ta vào cuối đời của chúng ta. Con cháu chúng ta sẽ t́m về những giá trị tuyệt vời của ĐH Huế. Và chúng sẽ tiếp tục thừa hưởng sự tỏa sáng của ĐH Huế.


Xin cảm ơn Ban Tổ Chức Buổi Họp Mặt ĐH Huế 2015.
Xin cảm ơn các Huynh Trưởng, Niên Trưởng và Anh, Chị Em.


Nguyễn Văn Châu,

Cựu Giáo Sư và Cựu Sinh Viên ĐH Huế

 

_________

 

Ghi chú của a2a :

Bài nói chuyện do họa sĩ Thanh Trí gởi ngày 9 tháng 8, 2015 . Buổi Họp Mặt được tổ chức vào ngày 2 tháng 8, 2015
 

 

 

trang thanh trí

tranh

art2all.net