Thơ Thiền #9: Khuông Việt Thiền Sư

 

Nhạc nền : Beethoven

H́nh ảnh : Liên Như - Hoa bạch mai

Nguồn :  YouTube Liennhu

 

Thơ Thiền 9


KHUÔNG VIỆT QUỐC SƯ:

NGÔ CHÂN LƯU (930- 1011)

PHẠM Đ̀NH LÂN, F.A.B.I.

         
Thiền sư Ngô Chân Lưu là vị Tăng Thống Phật Giáo đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam. Tên thật của thiền sư là Ngô Xương Tỷ. Thân phụ ngài là Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập. Thiền sư là cháu nội của Ngô Quyền, vị vua đầu tiên của Việt Nam mở đầu kỷ nguyên độc lập, khai sáng ra nhà Ngô sau khi đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Kinh đô đặt ở Cổ Loa, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên.

Ngô Xương Tỷ sinh năm 930 (có tài liệu ghi năm 933) tại xă Cát Lợi, huyện Thường Lạc (Vệ Linh, Sóc Sơn, Bắc Ninh nay thuộc Hà Nội theo tổ chức hành chánh hiện hành).

Ngô Quyền lên ngôi năm 939 và băng hà năm 944. Người kế nghiệp là Ngô Xương Ngập. Nhưng vương quyền bị Dương Tam Kha, con của cố tiết độ sứ Dương Diên Nghệ và em của hoàng hậu Dương Như Ngọc (không phải là mẹ của Ngô Xương Ngập), thoán đoạt.

Dương Tam Kha xưng vương tức là B́nh Vương (945- 950). Ngô Xương Ngập phải rời bỏ Cổ Loa chạy ra Nam Sách, tỉnh Hải Dương và ẩn trốn trong nhà Phạm Linh Công. Khi bị quân của Dương Tam Kha tức B́nh Vương truy nă gắt gao ông phải chạy vào núi ẩn trốn. Trong thời gian sống trong nhà Phạm Linh Công ông chung sống với ái nữ của vị này và có một người con trai. Đó là Ngô Xương Xí, sau này là một trong 12 sứ quân. Biến cố hăi hùng trên giải thích v́ sao có sự cải danh từ Ngô Xương Tỷ sang Ngô Chân Lưu.

Dương Tam Kha (B́nh Vương) xem Ngô Xương Văn, con của Ngô Quyền và chị ruột của ông, như con nuôi. Năm 950 Dương Tam Kha ra lịnh cho Ngô Xương Văn đem quân đánh bắt Ngô Xương Ngập. Thay v́ đi đánh bắt anh, Ngô Xương Văn họp các tướng lănh đem quân về kinh đô lật đổ Dương Tam Kha nhưng nghĩ t́nh cậu cháu nên ông không giết Dương Tam Kha mà c̣n ban tước Công cho ông. Ngô Xương Văn lên ngôi tức là Nam Tấn Vương. Ngô Xương Ngập được rước về Cổ Loa chia sẻ vương quyền với em. Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương. Thiên Sách Vương có ư loại bỏ Nam Tấn Vương để độc quyền trị quốc nhưng ông chưa thực thi kế hoạch th́ bị bịnh mất.

Những cuộc chém giết và tranh giành quyền hành giữa họ Ngô và Dương Tam Kha cũng như cảnh loạn lạc của các sứ quân sau khi Dương Tam Kha thoán đoạt vương quyền trong tay họ Ngô càng biện minh cho sự thoát tục, sự ái mộ Thiền của Ngô Chân Lưu. Ngài không hướng về Cổ Loa để hưởng đời sống vương giả bên cạnh Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương mà hướng về cửa Thiền.

Thiền sư Ngô Chân Lưu học đạo nơi thiền sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc (Trấn Quốc). Nhà sư được trọng vọng dưới triều nhà Đinh (968- 980) và nhà Tiền Lê (980- 1009). Năm 969 ngài được phong làm Tăng Thống. Hai năm sau ngài được phong là Khuông Việt Quốc Sư (khuông: khuông pḥ; giúp đỡ nước Việt. Thời ấy quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt). Phật Giáo được xem như quốc giáo. Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành là hai người mồ côi cha, dựng lên vương nghiệp bằng vơ công. Sau loạn Thập Nhị Sứ Quân một mặt Đinh Tiên Hoàng dùng luật pháp gắt gao để trừng trị trộm cướp và kẻ phá rối trật tự xă hội, mặt khác dùng giáo lư Phật Giáo về nhân quả, tội ác và h́nh phạt sau khi chết để răn dạy dân hầu tái lập an ninh trật tự trong nước. Phật tự trở thành trung tâm văn hóa và cứu tế xă hội. Các nhà sư là những nhà trí thức và nhà đạo đức. Dưới triều Lê Đại Hành hai nhà sư đóng góp công lao to lớn trong công tác văn hóa và ngoại giao là Khuông Việt Quốc Sư và sư Đỗ Pháp Thuận. Sư Đỗ Pháp Thuận giả làm người chèo đ̣ tiếp rước sứ nhà Tống (Song) là Lee Kio (Lư Giác) đă nổi danh với hai câu thơ đối đáp hai câu thơ xuất khẩu của Lee Kio khi thấy một cặp ngỗng trắng lội dưới sông:

Nga nga lưỡng nga nga,
Ngưỡng diện hướng thiên nha.

nghĩa là:

Song song ngỗng một đôi,
Ngửa mặt ngó ven trời

Nhà sư Đỗ Pháp Thuận vừa chèo thuyền vừa đối lại:

Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo băi thanh ba.

nghĩa là:

Lông trắng phơi ḍng biếc,
Chân hồng quạt sóng xanh.

Khi Lee Kio đến Hoa Lư, Ninh B́nh, ông được Khuông Việt Quốc Sư Ngô Chân Lưu tiếp (987). Lee Kio ngạc nhiên về tŕnh độ dân trí ‘quá cao’ của xứ Đại Cồ Việt qua người chèo đ̣ Đỗ Pháp Thuận và qua sự uyên bác của Khuông Việt Quốc Sư Ngô Chân Lưu. Ngày ông rời Hoa Lư, Khuông Việt Quốc Sư Ngô Chân Lưu đặt một bài thơ, một khúc nhạc tiễn đưa sứ tựa đề Ngọc Lang Quy hay Vương Lang Quy, có sách ghi là Tống Vương Lang Quy như sau:

Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
Thần tiên phục đế hương
Thiên lư, vạn lư thiệp thương lang
Cửu thiên quy lộ trường
Nhân t́nh thảm thiết đối ly trường
Phan luyến sứ tinh lang
Nguyện tương thâm ư vị Nam Cương,
Phân minh tấu ngă hoàng.

Gió ḥa phất phới chiếc buồm hoa
Thần tiên trở lại nhà.
Đường muôn ngàn dặm trải phong ba,
Cửa trời nhắm đường xa,
Một chén quan hà dạ thiết tha,
Thương nhớ biết bao là
Nỗi niềm xin nhớ cơi Nam Hà
Bày tỏ với vua ta

(Bản dịch của Thượng Tọa Thích Mật Thể)

Khuông Việt Quốc Sư lập am gần núi Vệ Linh. Trong một giấc mơ Quốc Sư Ngô Chân Lưu thấy Tỳ Sa Môn Thiên Vương và một đám quỉ Dạ Xoa. Quốc Sư nghe những tiếng la ḥ chát chúa. Tỳ Sa Môn Thiên Vương cho Quốc Sư biết ông nhận Thiên lịnh với đám quỉ Dạ Xoa bảo về biên cương giúp cho Phật Giáo phát triển. Sáng dậy Quốc Sư đi ra khỏi am và gặp một cây to lá cành sum sê, trên đọt cây có mây giăng rất đẹp. Quốc Sư cho người đốn cây và tạc tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương để thờ.

Khuông Việt Quốc Sư Ngô Chân Lưu viên tịch năm 1011 thọ 81 tuổi (các sách thường ghi 82 tuổi v́ tính theo tuổi Âm Lịch <tuổi ta>. Tuổi Âm Lịch= tuổi Dương Lịch <tuổi Tây> + 1).

Phạm Đ́nh Lân F.A.B.I.


 

 

art2all.net