đan thanh

 

L'ARC DE TRIOMPHE

 

 

 
" Đoàn quân bách thắng phô rừng súng
Qua Khải Hoàn môn rực rỡ hoa "
( T L )
 

Có thể Khải hoàn môn có ở rất nhiều nơi trên thế giới , nhưng khi nói đến Khải hoàn môn, mọi người đều nghĩ đến L'Arc de Triomphe trên quăng trường Étoile, điểm cuối của đại lộ Champs-Élysées, Paris.


Hơi ngờ ngợ v́ không định hướng được giữa một nơi xa lạ, khi nh́n bóng đổ, y như là mặt trời đang lên từ phía tây. Bóng cây nghiêng nghiêng dồn dập hối hả chảy thành một vệt dài suốt đại lộ, theo ḍng người về phía Khải hoàn môn.


Du khách không phải là người lính chiến trở về nhưng vẫn háo hức nôn nao ngắm công tŕnh ghi dấu ấn lịch sử của nước Pháp qua nhiều đế chế.

 
Không thanh thoát vút cao như Eiffel, không mảnh mai như tháp Bút trong Concorde, L'Arc de Triomphe sừng sững, oai nghiêm, hiên ngang nhấn ch́m mặt trời ở phía mênh mông. Dân Paris và du khách vô cùng thích thú với hiện tượng này ( trong hai ngày 10/5 và ngày 1/8 hàng năm, mặt trời lặn qua Khải hoàn môn trong vài giây ).

 
Người lính may mắn c̣n lại sau chết chóc tang thương của chiến tranh, đi dưới bóng cờ qua Khải Hoàn Môn chắc đă chạnh ḷng khi nghĩ về đồng đội, những người lính dũng cảm đă gửi máu xương vào đất, phe thắng phe thua cũng cùng một ḍng máu đỏ, khi máu không trở về tim nữa th́ những người lính ở hai phe giống nhau, họ không thù hận, không tranh giành, không c̣n ân oán ǵ nhau.


Ngôi mộ của người lính Pháp vô danh hy sinh trong trận Verdun nằm lặng dưới chân L'Arc de Triomphe như một lời nhắc của " người hôm qua " với thế hệ hôm nay. Những đoá hoa ngày ngày vẫn ngát thơm bên mộ như một lời cảm ơn của người hôm nay cho những chiến sĩ vô danh


" Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận t́nh giúp nước "


Sau chiến thắng Austerlitz, Napoléon Bonaparte cho xây KHM để vinh danh quân đội vào năm 1806. Công tŕnh do kiến trúc sư Jean-François-Thérèse Chalgrin thiết kế, cao 50m và rộng 45m, có h́nh gần như vuông, nhưng công tŕnh này không được vuông tṛn v́ sự sụp đổ của đệ nhất đế chế, măi đến năm 1825 mới tiếp tục xây dựng và hoàn thành vào năm 1836. Khải hoàn môn trơ gan cùng tuế nguyệt đă chứng kiến bao đổi thay của các đế chế, sự thăng trầm của lịch sử gần 200 năm qua.


Nhiều công tŕnh điêu khắc tượng trưng cho lịch sử, văn hoá Pháp có mặt trên Khải hoàn môn, trong đó 4 tác phẩm tiêu biểu nhất là

- Xuất quân 1792
- Khải Hoàn 1810
- Kháng Chiến 1814 và

- Hoà B́nh 1815


Khải hoàn môn là tổng thể điêu khắc lớn nhất của nước Pháp thế kỉ 19, niềm tự hào của người Paris và của dân tộc Pháp.


Năm 1840 thi hài của Napoléon được qua khải hoàn môn trước khi đưa về điện Invalides, và linh cửu của văn hào Victor Hugo cũng ở lại đây một đêm trước khi về điện Pantheon, thể hiện sự vinh danh và cảm phục đối với người chiến thắng ở hai lĩnh vực khác nhau. Họ đă khải hoàn trong sứ mạng của ḿnh.

 
Nhưng :

" Chiến trường ai khóc chia phôi
Khải hoàn ai nhắc đến người hôm qua "

 

Phải chăng chỉ c̣n giọt sương quạnh hiu trong đêm hạ, những ḍng tuyết ưu tư lấp lánh trong một sớm cuối đông là giọt nước mắt âm thầm, là sự tiếc thương lặng lẽ cho người hôm qua ?

Vẫn ước có anh,
ḿnh sẽ bước chung trên con đường kỉ niệm (1)
Nơi có mười hai lối vào hạnh ngộ Khải Hoàn Môn (2)
Đă vào thu chưa anh
... mà tha thiết trong hồn
cho mây trắng, cho lá vàng bối rối
Trời Paris vẫn xanh như thuở ấy
Nắng Étoile vàng kỉ niệm vời xa
Phía không anh... mưa rưng rức nhạt nhoà
hay nước mắt ngậm ngùi giữa Paris nhung nhớ ....


đanthanh

( Paris 20/8/2018)

 

--------------------
(1) Đường kỉ niệm : Passage du Souvenir chạy ngầm dưới Khải Hoàn Môn
(2) Khải Hoàn môn là giao lộ của 12 đại lộ của Paris


 

 


art2all. net