Song Nhị

NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM

 

 

 

 

CHƯƠNG I

Giữa Một Miền Quê Hiền Ḥa

 

 

Tôi Sinh Ra Đời
Dưới Một Ngôi Sao Xấu


Tôi sinh ra và lớn lên qua những giai đoạn đầy biến động của đất nước. Chế độ phong kiến lụi tàn. Chiến tranh Việt Pháp bùng nổ dữ dội. Chủ nghĩa cộng sản lan tràn, xói ṃn, đục khoét, đầu độc, băng hoại tận gốc rễ nền tảng đạo lư, văn hóa và t́nh tự dân tộc. Chủ trương kích động hận thù, đấu tranh giai cấp, biến đời sống thôn làng đang hiền ḥa, êm ả trở nên sôi sục, ngột ngạt oán thù.

Tuổi thơ của tôi trải qua trên đồng ruộng, ngồi trên lưng trâu, hai mùa lạnh buốt thấu xương, nắng cháy da người. Tôi đă từng tung tăng trên sân trường, miệt mài, hăm hở. Vừa bước chân vào năm đầu Trung học chưa được mấy tháng đă bị đuổi học v́ con cái thành phần địa chủ, “giai cấp bóc lột”. Sáu năm lêu bêu thất học, sau định mệnh run rủi, tôi đă được trở lại mái trường trung học giữa Sài G̣n hoa lệ như một phép lạ, tự do thênh thang, t́nh người thắm đậm.

Với một phần đời thơ ấu khổ đau nhiều hơn hạnh phúc, tai họa thời thế cứ đổ dồn lên gia đ́nh tôi từng cơn bất hạnh. Khi qua khỏi bậc trung học, bước chân vào cổng trường đại học, tôi biết tôi phải làm ǵ, phải chọn con đường nào, phải phấn đấu ra sao để bù lại những thiệt tḥi thua sút, để không phụ mọi ân t́nh. Điều trên hết tôi biết đâu là con đường ngay thẳng để đi; đâu là tà gian phải tránh. Tôi đă chọn cho ḿnh một lư tưởng. Nói khác đi, đă có một ư hướng để cho ḿnh đi theo và phụng sự.

Tôi yêu đất nước, tôi yêu lịch sử dân tộc, tôi hănh diện về một dân tộc quật cường đánh đuổi mọi thế lực ngoại xâm, một dân tộc có những bậc vĩ nhân “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo”.

Người cộng sản Việt Nam, lấy chiêu bài giải phóng dân tộc, lợi dụng ḷng yêu nước của toàn dân đánh đuổi thực dân Pháp để du nhập vào quê hương một chủ nghĩa tham tàn, tệ hại nhất trong lịch sử năm ngh́n năm dựng nước và giữ nước.

Cho đến hôm nay, sau gần nửa thế kỉ, kết thúc một thời kỳ kinh hoàng của chiến tranh bom đạn, nhưng ư thức hệ Quốc Cộng c̣n đó. Ba mươi lăm năm chiến tranh kết thúc, nhưng cuộc chiến vẫn c̣n âm ỉ, giằng dai. Đất nước tuy đă thống nhất lănh thổ nhưng t́nh tự dân tộc vẫn cách ngăn, chia rẽ, hận thù... ḷng người ly tán. Tất cả chỉ v́ ư thức hệ cộng sản, một lư thuyết và thực tiễn đă bị lịch sử đào thải, nhân loại quay lưng.

Xuất phát từ hiện thực cuộc sống hay là một tiên tri mà nhà văn Vũ Trọng Phụng đă viết: “Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu”. Cuộc đời ông ngắn ngủi, nhưng sự nghiệp văn chương ông để lại cho hậu thế th́ to lớn và tồn tại măi với thời gian.

Người ta ai cũng tin mỗi con người sinh ra dưới một ngôi sao hộ mạng. Người phương Tây vốn “bẩm sinh” duy lư mà họ cũng tự đặt ḿnh trong ṿng chi phối sinh mệnh, hên xui của những Hổ Cáp, Thiên Xứng, Nhân Mă...

Bản thân ngồi ngẫm lại đường đời, đếm những mùa xuân đi qua trên mái tóc, từ thơ ấu đến giờ biết bao buồn vui, khổ hạnh khó quên và đáng nhớ... Rồi chợt nhận ra rằng ngôi sao “chiếu mạng tận t́nh” trên sinh mệnh dân tộc Việt Nam cho tới nay là ngôi sao vàng. Tôi sinh ra đời khi ngôi sao này đă xuất hiện trên ṿm trời quê tôi và trên ṿm trời các vùng quê hẻo lánh khác.

Quê tôi nơi ṿng eo cơ thể mẹ Việt Nam, vùng đất nhỏ hẹp cỗi cằn. Bề ngang so với chiều rộng Đông-Tây của lục địa Hoa Kỳ th́ chỉ là gang tấc. Con người từ nơi đây phải vươn lên mà sống, được hun đúc, và do hoàn cảnh cơ cực với phong thổ ấy mà đă sản sinh ra những Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Phan Đ́nh Phùng, Phan Bội Châu, Hải Thượng Lăn ông, và những lớp văn vơ sau này...

Tôi sinh ra và lớn lên giữa thời loạn lạc. Tuổi thơ tôi bắt đầu từ cuộc Thế Chiến thứ Hai mở màn và kết thúc. Những năm tháng ấu thơ của tôi khét lẹt mùi thuốc súng. Đoạn đời tiếp sau đó cũng lại loạn ly, bom đạn đuổi theo. Cuộc kháng chiến mười năm của toàn dân (1945-1954), quê tôi hứng đầy đạn bom của máy bay Pháp. Khi Tây thực dân cúi đầu sắp hàng về nước cũng là lúc tôi chưa kịp quay nh́n lại quá khứ ấu thơ của ḿnh, th́ tai họa ập đến. Cuộc Cải Cách Ruộng Đất phủ trùm tang tóc. Tôi mất hết tất cả, mất từ lời ru của mẹ đến t́nh máu mủ ruột thịt, t́nh quê hương và nghĩa đồng bào.

Tôi có được một quăng đời rất ngắn ngủi mẹ tôi ru tôi bằng những câu ca dao, những bài hát ví, những câu ḥ, những bài hát Dặm Nghệ Tĩnh.

Bài học vỡ ḷng cha tôi dạy: “Lớn lên con đi đánh thằng Nhật, thằng Tây”. Trẻ em quê tôi tám tuổi đă phải ra ngoài đồng ruộng, đă phải leo lên lưng trâu, mùa đông lạnh cắt da; mùa hè nắng như lửa đốt. Tuổi thơ tôi qua dần trên lưng trâu, trên đồng ruộng khô cằn, không thơ mộng như câu thơ, tiếng hát:

Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.

(thơ Giang Nam)

Hàng hàng thế hệ nơi quê tôi vẫn lây lất trong nhục nhằn, thiếu thốn quanh năm, từ vật chất đến tinh thần.... Thế mà lớn lên, mười lăm, mười bảy là đă “T́nh lúa duyên trăng”, đậm đà t́nh yêu – yêu nước, yêu nhà, “yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” từ trong mạch máu được ông cha truyền thụ. Tuổi thơ của tôi như bông hoa vừa hứng ánh sáng mặt trời th́ đă vội vàng héo úa đúng vào thời kỳ sôi nổi đó của toàn dân.

Hiệp định Genève 20-7-1954 chấm dứt chiến tranh, chia đôi đất nước, người Pháp quay lưng, ôm nhục bại trận, bỏ lại tham vọng thực dân ra về, th́ quê tôi cũng bắt đầu một thời kỳ bất hạnh nhất, thê thảm nhất.

Đầu óc trẻ thơ như trang giấy trắng, tôi khó quên được những cái Tết đầu đời, nối tiếp buồn vui mà chẳng c̣n t́m lại được. Nhà thơ Tạ Hữu Thiện trong nhóm Nhân Văn, Giai phẩm đă viết:

“Ai lớn lên không từng yêu đương
Ai biết yêu không từng ḥ hẹn
Việc ấy lẽ thường...”


“Ai lớn lên không từng yêu đương”, không từng đi qua những phần đời đầy kỷ niệm buồn vui. T́nh yêu nào không có những mộng mơ; Tuổi thơ nào không có những nôn nao mong đợi – mong mẹ đi chợ về, mong Tết đến, mong chiếc áo đẹp, mong tiền ĺ x́.... Tuổi thơ của đám trẻ chúng tôi thời đó có nhiều thứ để nô nức mong chờ.

Tháng Chạp quê tôi mưa phùn, gió lạnh và mây xám đặc trời. Trong khung cảnh địa lư, kinh tế và xă hội vùng quê, nhất là quê tôi – Nghệ Tĩnh – đón xuân, ăn tết không có hoa Anh đào Hà Nội, không có Mai vàng Sài G̣n nhưng lại có đủ lễ nghi truyền thống dân tộc. Có cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, bánh dày, bánh tét, có hội hè lễ lạc, cờ xí trống chiêng – lễ rước thần làng, lễ Tống Cựu Nghênh Tân, lễ bàn giao ch́a khóa điện thờ Đức Thánh giữa tân và cựu Cố Đạo, một vị chức sắc có quyền uy tinh thần “tối thượng”, được trọng vọng, kính nể nhất của làng xă với nhiệm kỳ hai năm.

Chức sắc này được các thân hào nhân sĩ trong làng bầu chọn rất trang trọng. Rồi tục lệ “xông đất” sau Giao Thừa, một, hai giờ sáng.

Quê tôi nghèo, nhưng người dân “quê mùa” cần cù chân chất ấy cũng biết thụ hưởng thú vui tinh thần, làm thăng hoa cuộc sống suốt cả “tháng Giêng ăn Tết ở nhà”.

Tôi đă từng nô nức đi xem các lễ hội đánh đu, đánh cờ người, hát trống cơm, hát dặm...

Và h́nh ảnh rộn ràng của buổi sáng Mồng Một Tết, từng đám trẻ lên năm, lên mười, quần áo mới đủ sắc màu vàng, xanh đỏ... kéo đến nhà các bô lăo mừng tuổi đầu năm để được ĺ x́. Ngày ấy tôi đă từng được ĺ x́ những đồng tiền Thành Thái, (tiền bằng đồng, h́nh tṛn, giữa có lỗ h́nh vuông, trên mặt đồng tiền có khắc bốn chữ Hán).

Năm tôi đến tuổi vào lớp Bốn Tiểu Học, là cái Tết truyền thống cuối cùng của quê tôi, và có lẽ của tất cả những vùng do Việt Minh kiểm soát.

Tôi nhớ rơ có những người tá điền, có những người vần công giúp việc, những người hàng bao thế hệ từng thân thiết, từng nhờ cậy lẫn nhau, sáng Mồng Một kéo thành đoàn đến mừng tuổi bố mẹ tôi. Họ đă xin hẹn từ chiều hôm trước, từ sáng Ba Mươi v́ phải chờ có người “đạp đất” xong đă. Có người mang theo một cúc rượu trắng; có người chỉ mang theo vài trái cam sành; có người một “cơi” trầu đă têm sẵn... Những thứ đó trong vườn, trong nhà tôi không thiếu, nhưng bố mẹ tôi rất quư, v́ đó là tấm ḷng, là nghĩa t́nh qua lại. Họ đến như người thân, không màu mè khách sáo, nói cười thoải mái, ăn uống no nê. Họ về, mang theo quà bánh, nếp, gạo, và tiền ĺ x́ cho con cái họ. Trên nét mặt mỗi người tỏa rạng vẻ vui tươi hồn nhiên, tin cậy lẫn nhau, t́nh cảm đậm đà, hy vọng vào mùa màng và cuộc sống sang năm sung túc...

Đời sống thôn quê đă bao đời trải qua như vậy. No đói, giàu nghèo đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Xóm làng xôn xao, rộn ră ngày mùa, ngày hội, ngày Tết, những ngày lễ lạc trai gái hẹn ḥ...

Cuộc sống yên lành, xóm làng gắn bó, dù trong suốt cuộc chiến tranh chống Pháp. Tuổi trẻ của tôi, của thanh thiếu niên quê tôi kế thừa từ đó, hăm hở, rộn ràng...

Thế rồi Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước. Giang sơn Việt Nam bị chia cắt thành hai. Mạch máu Bắc Nam đứt đoạn. Người dân quê tôi cùng một lúc hứng chịu hai ṿng tai họa: cuộc đấu tố Cải Cách Ruộng Đất, thanh trừng giai cấp và cuộc chiến Bắc Nam tiến hành sau đó để “giải phóng” toàn dân thoát khỏi tự do no ấm, trở thành nghèo nàn, cùm kẹp.

Khi tiếng súng của cuộc chiến vừa chấm dứt, th́ cuộc thanh trừng giai cấp bắt đầu. Những người tá điền, những người vần công, giúp việc, những người cḥm xóm mới hôm qua no đói, buồn vui, tối lửa tắt đèn có nhau ấy, bỗng sau một đêm thức dậy họ trở thành những kẻ gian ngoa, hung ác, mất hết tính người, sau khi được đội Cải Cách, những đảng viên cộng sản trung kiên nhồi nhét vào đầu óc họ những giả trá, bịp lừa, hứa hẹn, răn đe trong chính sách cướp của giết người lương thiện. Cả xóm làng, tỉnh, huyện, khắp ṿm trời quê tôi mùi tử khí bao trùm, ám khí bắt bớ, tra tấn, hành h́nh, chết chóc ghê rợn bủa vây mỗi gia đ́nh, mỗi con người. Người ta bàng hoàng trước cơn đại họa như trên trời đổ xuống.

 

Cách Mạng Tháng Tám
Và Nạn Đói Năm Ất Dậu 1945


Tuổi thơ tôi, từ thuở đầu đời, đă thắm đậm ngọt ngào lời ru của Mẹ: những câu ca dao t́nh tự, những điệu ví, câu ḥ... Tôi đă thấy những hăm hở của lớp cha anh bỏ việc nhà xông pha việc nước. Tôi nhớ loáng thoáng buổi hoàng hôn của xă hội phong kiến cuối chiều. Tôi nhớ cái thuở lên tám lên mười, nô nức chạy theo những thanh niên thiếu nữ lớp đàn anh, từ đầu thôn đến cuối làng trong những ngày cáo chung của chủ nghĩa thực dân Pháp và cuộc cách mạng tháng 8-1945. Đất nước đi vào một khúc ngoặt từ đây.

Trận lụt và nạn đói năm Ất Dậu từ miền Trung trở ra đă gieo một ấn tượng kinh hoàng khắp miền Bắc, kể cả quê tôi, vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

H́nh ảnh những nhóm người lảo đảo bước đi xiêu vẹo, gục ngă bên bờ mương khi ngang qua trước ngơ nhà tôi vẫn in hằn rơ nét, một đoạn văn tôi đọc được:

“Họ đi thành rặng dài bất tận... toàn thân lơa lồ, gầy guộc, trơ xương, run rẩy... Thỉnh thoảng, họ dừng lại để vuốt mắt cho một người trong bọn họ ngă xuống và không bao giờ thức dậy được nữa... Nh́n những h́nh người xấu hơn con vật xấu nhất, nh́n thấy những xác chết co quắp cạnh đường chỉ có một vài nhánh rơm vừa làm quần áo, vừa làm vải liệm, người ta thật lấy làm xấu hổ cho cái kiếp con người” [“Témoignages et documents francais relatifs a la Colonisation francaise au Vietnam”] (CTD, sđd, tr.723) (*)

Người dân quê tôi có câu truyền miệng “Ngày Ba tháng Tám” để nói lên nỗi lo lắng nạn thiếu ăn, đói kém vào hai tháng mùa giáp hạt, tháng ba và tháng tám. Tháng Tám lại là tháng nhằm mùa lụt hàng năm.

Tháng 8 - 1945 quê tôi mưa to lụt lớn. Mấy anh chị em tôi ngồi bên thềm nh́n ra. Một đoàn người quần áo tả tơi, da bọc xương, hai quầng mắt sâu lơm, đầu lớn hơn thân ḿnh, hai hàm răng nhô ra, họ bước đi lảo đảo trước ngơ nhà tôi. Một người rồi hai người ngă xuống bên mé đường, nước lụt tràn tuôn. Bố mẹ tôi chạy ra đỡ dậy, d́u hai người ấy đưa vào nhà, lấy quần áo cũ cho thay, nhóm lửa sưởi ấm và nấu cháo cho ăn. Tối hôm đó họ tỉnh táo chuyện tṛ, tạ ơn cứu sống và xin bố mẹ tôi cho họ về v́ không muốn thọ ân nhiều hơn nữa. Bố mẹ tôi giữ lại qua đêm, trưa hôm sau cho mỗi người một túi nhỏ gạo mang theo.

Một trong hai người được cứu sống có tên là Cúc. Bà nội tôi bảo chúng tôi gọi ông là chú Cúc. Trong đợt cải cách ruộng đất (CCRĐ) đám cán bộ và bần cố nông xô đẩy chú Cúc lên đấu tố mẹ tôi. Chú Cúc bước tới mấy bước, nh́n vào mặt mẹ tôi, rồi lặng lẽ quay trở lại lẩn vào đám đông lánh mặt. Năm 1956, gia đ́nh tôi đă vượt thoát sang Lào tỵ nạn. Sau khi sửa sai, chú Cúc t́m đến gặp anh Cả tôi, chú vừa khóc vừa nói: “Nh́n lên Trường Sơn lại nhớ người xưa. Nhờ Thầy (ông anh tôi là giáo viên) nhắn với ông bà (bố mẹ tôi) suốt đời tôi kết cỏ ngậm vành để nhớ ơn ông bà cứu tôi thoát chết. Cũng may, trong cải cách mà tôi nghe lời xúi giục lên đấu tố bà th́ không những tôi có tội với ông bà mà có tội với cả trời đất”.

Một người khác, bà Thoan là người giúp việc cho bà nội tôi. Bà nội tôi coi O như con. O không lập gia đ́nh. Khi mẹ tôi về làm dâu, hai người kết thân như chị em. Lúc chúng tôi khôn lớn vẫn được O Thoan chăm sóc. Trong CCRĐ, đám cán bộ cũng xúi giục O Thoan:

-“Chị ở trong nhà nó hàng chục năm, chị biết nó bóc lột nông dân, sao chị không lên tố nó”. Vừa nói hai người bần cố nông vừa xô đẩy O Thoan lên đấu tố mẹ tôi. O Thoan bước lên thấy mẹ tôi đang bị trói, quỳ trên mô đất. Hai người nh́n nhau, O Thoan cau mặt lại, quay lưng chạy về nhà nằm khóc. Mấy năm sau O Thoan mất khi gia đ́nh tôi đang ở Lào.


1953 Mặt Trận Trung Lào

Trước năm 1953, bản thân tôi, ở tuổi thiếu niên đă phải tham dự vào tṛ chơi của đám “con người ấy” với nhiệm vụ giao liên. Tuổi thơ chúng tôi được dạy thế nào là căm thù, thế nào là yêu nước theo quan điểm của người Cộng sản.

Tôi được giao nhiệm vụ đêm đêm làm giao liên dẫn những đoàn quân đến điểm hẹn, đến nơi tập kết trong chiến dịch đánh Pháp ở mặt trận Trung Lào. 

Chiến dịch hành quân này nhằm tấn công các cứ điểm của quân đội Pháp nằm sâu trong lănh thổ Lào, dọc theo các tỉnh Thakhek và Savanakhek. Có nhiều tiểu đoàn bộ đội Việt Minh tham gia chiến dịch này, lúc bấy giờ không ai có thể biết chính xác có bao nhiêu người. Toán thiếu niên liên lạc do tôi làm trưởng toán có nhiệm vụ dẫn từng trung đội, đại đội đến trú đóng ở các nhà dân, đă được chủ nhà thỏa thuận trước.

Trong thời gian bộ độ đóng quân tại làng chờ xuất quân, Bố mẹ tôi nhận nuôi một đại đội “lính cụ Hồ”.

Ở miền quê, trâu ḅ không phải nuôi để ăn thịt mà chủ yếu là để cấy cày canh tác. Thế nhưng v́ yêu “lính cụ Hồ” hay v́ yêu những người con đi giữ nước, bố mẹ tôi đă hy sinh một con trâu, làm thịt đăi các anh bộ đội trước khi rời khỏi nhà tôi băng qua Trường Sơn tiến vào mặt trận Trung Lào. Phải nói đó là t́nh dân t́nh nước, là nghĩa đồng bào. Khoảng một tháng sau, có hơn vài chục người bộ đội trước đóng ở nhà tôi, từ mặt trận trở về, hầu hết họ bị thương ở chiến trường. Có người băng bó ở chân, người băng bó ở tay, người băng ở đầu như chít khăn tang. Lần đầu tiên tôi thấy người lính hai vai mang hai cánh tay khoanh lại trước ngực, ăn uống phải có người đút mớm. Một anh trong số thương binh nói nhỏ với mẹ tôi – “Mẹ ơi, anh em họ chết hết cả rồi”. Mẹ tôi ngẩn người ra, như sắp rơi nước mắt.

Có một anh bộ đội cho tôi hai cây bút bi, một đỏ một xanh. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy. Lạ quá! “Tân kỳ” quá. Bút không có ng̣i, không cần chấm mực, không nḥe ra tay, không làm dơ áo... Anh thương binh nói đó là “Bút Nguyên tử”. Tôi mang đến trường khoe. Hồng, con trai thầy hiệu trưởng Hoàng Việt năn nỉ tôi đổi cây bút máy E-rơ-vơ [sản phẩm của Pháp (?)] lấy một cây bút bi, đỏ hay xanh cũng được. Tôi nể bạn, lại là con thầy hiệu trưởng nên đổi cho bạn cây viết xanh. Bạn hí hửng vui mừng. Một thời gian sau, Hồng hỏi tôi “sao bút không ra mực nữa”. Tôi đâu có biết v́ sao. Bút nguyên tử kia mà! Hồng vẫn giữ cây bút... nguyên tử đó, thỉnh thoảng lấy ra ngắm nh́n. C̣n cây bút E-rơ-vơ của tôi bị tịch thu cùng với tài sản gia đ́nh trong CCRĐ. Không biết v́ sao tôi không quên được kỷ niệm nho nhỏ này.

Kư ức tôi cũng không phai mờ những vụn vặt cuộc sống trong suốt những năm chui xuống hầm, hay chạy vào lùm cây trốn những đoàn máy bay khu trục Pháp sà xuống thả bom trên xóm làng, trên đồng ruộng quê tôi. Những chiếc máy bay Khu trục của Pháp thả một hai trái bom chỉ để đổi lấy một con ḅ bị hạ, huống chi sinh mệnh của một con người. Tôi đă chứng kiến bà thím họ tôi vừa đặt chiếc gánh xuống bên lề đường, mới chạy xa được năm ba bước đă bị một trái bom từ trên máy bay thả xuống, làm banh thây, tan xương nát thịt. Mới đây trong dịp về thăm quê gặp chú, tôi và ông chú nhắc lại sự kiện đau buồn đó. Chú chưa già lắm và vẫn ở vậy với các con từ sau khi thím bị nạn.

Chiến tranh là tàn bạo, là bất nhân, phi lư; là thảm họa, nhưng chiến tranh đă diễn ra và làm tàn hại đất nước tôi suốt gần cả Thế kỉ Hai Mươi. Ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đă lợi dụng ḷng yêu nước của toàn dân, lănh đạo và thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, nhưng thực chất của cuộc kháng chiến mười năm xương máu ấy chỉ để làm bàn đạp nhằm áp đặt chủ nghĩa cộng sản, thay thế chủ nghĩa dân tộc yêu nước. Đất nước phân tranh, Tổ quốc phân ly cả ư thức hệ và t́nh tự dân tộc. Cuộc chiến thôn tính miền Nam Tự Do tiếp sau đó là để nhuộm đỏ cả nước... đưa đến thảm họa hàng triệu người hốt hoảng, liều chết bỏ quê hương trốn chạy.

Hậu quả mà ông Hồ và đảng Cộng sản đem lại tiếp sau hai cuộc kháng chiến “chống Pháp” và “chống Mỹ” tai hại gấp ngàn lần so với những ǵ mà chủ nghĩa Thực dân gieo rắc.

Năm 1954, khi thực dân Pháp buông súng đầu hàng, xuống tàu về nước, đất nước tôi bị chia cắt hai miền. Trên thôn xóm quê hương hiền ḥa của tôi bỗng nổi cơn sóng dữ. Tôi mang ấn tượng hăi hùng về những cuộc thanh trừng, đấu tố.

Gia đ́nh tôi đă thoát khỏi như một định mệnh dành cho. Tôi đă ra đi và đă đến đích như một đinh mệnh an bài, để từ đó tôi bắt đầu những ǵ tôi có và những ǵ tôi mất. Tôi trôi giạt suốt một cuộc đời. Từ Việt sang Lào, từ Lào về Việt. Sài G̣n, vùng đất thênh thang cơ hội cho tuổi trẻ đất nước từ sau 1954, và cho riêng tôi vươn lên bay nhảy, góp mặt với đời. Mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều đă trả nàng về với một cuộc đời mất mát tất cả. Mười lăm năm “lưu lạc” của tôi ở Sài G̣n đă cho tôi tất cả: vốn liếng sách đèn, t́nh yêu, gia đ́nh, hạnh phúc. Nhưng rồi chỉ một buổi sáng thức dậy, một bước ngoặt lịch sử của đất nước cũng là vận mệnh của con người, tôi buông tay, theo chiều định mệnh. Mở đầu cuộc “viễn hành” lưu đày biệt xứ suốt chặng đường tám năm luân lạc vào địa ngục trần gian khắp những núi rừng Nam Bắc.

Nhưng tôi c̣n tồn tại, tôi đă trở về và tôi tiếp tục ra đi – đi theo cuối phần đời trôi giạt.

Tôi đă từng đứng trên đỉnh Trường Sơn nh́n về xóm làng xa ngút mắt lúc đầu đời; tôi đă trôi giạt qua bờ Thái B́nh dương, năm tháng cuối đời ngóng về quê mẹ. Tôi đă đi từ đầu non đến cuối biển, suốt dọc dài nửa thế kỷ Việt Nam.

Giờ này, tôi ngồi đây, cách xa đất nước quê hương, cha mẹ, người thân, bạn hữu nửa ṿng trái đất. Tôi nh́n lại tất cả những vui buồn như mới ngày hôm qua, hôm trước. Ḷng tôi thanh thản, không tiếc nuối, không oán hờn. Sự mất mát của một con người, thấm ǵ so với sự mất mát kia của cả một dân tộc.

 

Song Nhị
 

_________

 

(*) Xem thêm “Nạn đói năm Ất Dậu 1945”, Lê Đ́nh Cai. Tạp chí Nguồn số 10-11/ tháng 1 & 2. 2005. tr 214

 

Trở về Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

art2all.net