Song Nhị

NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM

 

 

 

 

CHƯƠNG XVIII

Thử T́m Một Kết Luận

 

 

         50 năm nh́n lại - kể từ cuộc cách mạng tháng tám 1945, cũng là năm thập kỷ, từ 50s đến 90s. Thời cuộc cuốn hút xô đẩy, năm mươi năm tôi phiêu bạt từ đầu non đến cuối biển. Ngày rời bỏ xóm làng trốn chạy, khi đứng trên đỉnh Trường Sơn quay lưng nh́n về phía sau, một khoảng trời mênh mông, mờ mịt, dù biết trở về nơi đó là chết, ḷng tôi vẫn không khỏi bịn rịn thương nhớ quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn. Hơn 50 năm sau, trôi giạt đến cuối bờ Thái B́nh dương, cách xa quê hương nửa ṿng trái đất, tôi ngồi đây, ôn lại đời ḿnh, nh́n lại một chặng đường lịch sử nửa thế kỷ Việt Nam.

Đi t́m nguyên nhân đưa đến cho đất nước, dân tộc tai ương, hoạn nạn trong nửa thế kỷ đau thương đó, tôi xin thử đưa ra một ư kiến thô thiển, rất riêng, đúng hay sai xin dành cho các nhà nghiên cứu, các bậc thức giả nhận định.
 

Tôi đồng ư với những ai cho rằng hai cuộc “kháng chiến trường kỳ chống Pháp” và “chống Mỹ cứu nước” kết thúc, chiến thắng đó làm vang dội toàn cầu. Người Cộng sản, dù là chủ nghĩa vô thần, họ gọi đó là “cuộc kháng chiến thần thánh”. Nh́n lại thực trạng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc, sau ngày 30.4.1975 đến nay, người ta có thể nhận thấy và kết luận cuộc chiến tranh chống Pháp là không cần thiết và cuộc chiến tranh “chống Mỹ” là một thảm họa.

Không ai có thể nói khác đi và người cộng sản, nếu họ thành tâm không thể phủ nhận điều đó. Điều hiển nhiên, khi Hà Nội phát động cuộc chiến tranh “Giải Phóng Dân tộc” là mặc nhiên mở đầu cuộc nội chiến Bắc-Nam, nồi da xáo thịt. Tại sao họ không làm một cái ǵ đó khác hơn, tránh kẽ hở cho ngoại bang can thiệp, để khỏi phí phạm xương máu và làm tiêu hao tài sản tinh thần cũng như cơ sở vật chất của đất nước? - Tôi biết câu hỏi này có vẻ rất ngây thơ đối với người CS.

Để thấu đáo ngọn ngành, xin thử nh́n lại một chặng đường lịch sử. Vào các thế kỷ 17, 18 và 19, suốt hơn ba trăm năm đó, có ba thế lực đế quốc hùng mạnh tràn đến khắp các phần đất năm châu xâm lăng, chiếm cứ các quốc gia làm thuộc địa. Ba đế quốc đó là Anh, Pháp và Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha. Việt Nam là một trong những mục tiêu chiếm đóng.

Chủ nghĩa Thực dân đă làm điêu đứng, gây bất hạnh cho nhân loại trong suốt hơn ba thế kỷ. Mở đầu, đế quốc Anh, từ năm 1610 đến 1763 đă chiếm đóng và thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và vùng phía Nam gồm Úc, Tân Tây Lan. Canada là vùng đất béo bở mà Anh giành với Pháp, sau khi Quebec đă bị Pháp chiếm từ năm 1608.

Dưới chiêu bài giao lưu thương mại, chủ nghĩa thuộc địa của Đế quốc Anh tràn sang châu Á. Từ cuối năm 1600 đến năm 1874 người Anh thiết lập xong chế độ thuộc địa tại Ấn Độ. Trong 200 năm Ấn độ chịu dưới sự cai trị của thực dân Anh. Nhiều quốc gia khác của châu Á lần lượt bị đế quốc Anh đô hộ: Tích Lan (Siri Lanka) từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha từ thế kỷ 16 đến năm 1815 là thuộc địa của Anh, năm 1948 được độc lập. Miến Điện – Burma là thuộc địa của Anh, tên gọi do người Anh đặt. Myanma tên mới, độc lập năm 1948.

Trung Hoa bị đế quốc Anh đô hộ từ năm 1842, Hongkong là nhượng địa của Anh cho tới năm 1997 mới được trả lại cho Trung Quốc, dưới quy chế Hong Kong tự trị.
 

Mă Lai là thuộc địa của Anh trong suốt hai thế kỷ 18 và 19 đến năm 1948 được độc lập dưới quy chế Liên bang Mă lai Á. Thái Lan, Singapore, thuộc địa của Anh cũng đều được trả lại chủ quyền.

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là đế quốc tiên phong đi “khám phá tân thế giới” và chiếm cứ thuộc địa sớm nhất. Ma Cao bị Bồ chiếm đóng rất sớm, từ năm 1415, măi tới năm 1999 được trao trả chủ quyền cho Trung quốc. Đây là thuộc địa cuối cùng, đánh dấu sự cáo chung của đế quốc hoàn vũ Portugal kể từ năm 1571, khi một đường dây đă nối liền từ Lisbon đến Nagasaki, từ mũi Ảo Vọng Giác (Cape of Good Hope) đến Brazil.

Sau Bồ Đào Nha, Pháp là đế quốc vươn bàn tay xâm lược đến châu Mỹ, châu Phi và châu Á từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Năm 1555 Brazil đă trở thành thuộc địa của Pháp. Năm 1562 đến lượt Rio de Janeiro, rồi Quebec, Montreal, Canada xuống tới Louisiana. Sang tận châu Phi, Tân Thế giới (New World), Sénégal, Maroc, Algerie, Madagascar, vùng Caribean, Lebanon Đông Á.


Tại Đông Nam Á, năm 1863, Cam Bốt (Cambodge/ Cambodia) dưới triều vua Norodom đă bị đặt dưới quyền “bảo hộ” của Pháp. Từ năm 1862, Pháp chiếm sáu tỉnh miền Tây, Nam Bộ (Cochinchina) của VN làm thuộc địa. Đến năm 1887 Pháp thành lập Liên bang Đông Dương bao gồm Cam Bốt và Việt Nam gồm Bắc bộ (Tonkin), Trung bộ (Annam) và Nam Bộ (Cochinchina). Năm 1893 thêm Lào “gia nhập”. Năm 1948 Việt Nam được Pháp trao trả độc lập cho chính phủ Quốc Gia dưới sự lănh đạo của Hoàng đế Bảo Đại. Nếu không có Việt Minh, không có CS th́ VN cũng độc lập êm thắm như các quốc gia khác, đă tránh được hai cuộc chiến tranh khốc liệt.

Qua những sự kiện lịch sử này người ta nhận thấy sau Thế chiến thứ II, khi chủ nghĩa Phát-xít tan ră, Liên Hiệp Quốc được thành lập, các quốc gia nhỏ bắt đầu ư thức được quyền làm chủ vận mệnh đất nước - một sự trở ḿnh thức tỉnh sau hàng trăm năm phản kháng âm ỉ thầm lặng. Chủ nghĩa thực dân cũng bắt đầu thoái trào từ đó.

Xung quanh Việt Nam, những nước như Tích Lan, Miến Điện, Mă Lai, Thái Lan và xa hơn như Iran, Bangladesh, Philippines (thuộc địa của Ḥa Lan) đều được trao trả độc lập mà không phải tốn một giọt máu. Vậy th́ tại sao? Căn nguyên nào đă khiến Việt Nam phải lao vào những cuộc chiến tranh khốc liệt lâu dài, tổn hại đến như thế?

Chúng ta thử đặt những câu hỏi để tự thân những câu hỏi đó sẽ cho chúng ta câu trả lời. Chắc chắn sẽ khó có được một ư kiến chung cho mỗi nhận thức, nhưng muốn có được một kết luận vô tư, chính ḿnh phải vô tư, thành thật với ḿnh. Khi nh́n thấy một ngọn đèn thắp lên trong màn đêm mù mịt, không thể không nh́n nhận đó là một điểm sáng. Vậy th́ giả thử:

Nếu như ông Hồ Chí Minh không đi “cứu nước” theo con đường Đệ Tam Quốc tế. Nếu như ông HCM không là đệ tử của Lenin và Mao Trạch Đông. Nếu như hang Pắc Bó ngày nay không có suối Lenin và núi Karl Marx. Nếu như không có Hiệp định Sơ Bộ ngày 6.3.1946, mà chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa kư với Pháp để cho quân đội Pháp được trở lại Việt Nam thay thế quân đội Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch) nhằm cô lập và làm suy yếu các đảng phái Quốc gia. Và nếu “con đường cứu nước” mà ông HCM lựa chọn không phải là con đường áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên 80 triệu người dân Việt th́ chắc chắn không có hai cuộc “chiến tranh thần thánh” 1946 -1954 và 1955-1975. Đất nước, dân tộc Việt Nam không phải chịu nửa thế kỷ thảm họa ghê gớm kinh thiên động địa, làm chấn động lương tri nhân loại.

Và như vậy đă không có một bộ phận hơn ba triệu người phải tách rời khỏi cộng đồng dân tộc sống rải rác khắp năm châu, như một thứ người dân mất nước. Và giờ đây tôi và gia đ́nh tôi, gia đ́nh quư vị đă không có mặt trên đất nước Hoa Kỳ, trên nước Úc, nước Đức, nước Pháp, Canada, Tân Tây lan, Ḥa Lan, Na Uy, Bỉ, Thụy Điển, Đan Mạch, Á Căn Đ́nh... Tôi đă chẳng có ǵ để kể lể dông dài trong tập sách này.

Nhưng tất cả chữ “Nếu” kia chỉ là những giả thuyết không tưởng. Tất cả đă diễn ra ngược lại: Ngày 3.2.1930, ông HCM và các đồng chí của ông đă thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương. Việt Minh đă cướp chính quyền. Nhiều nhà ái quốc đă bị Việt Minh thủ tiêu, giết hại. Chiến tranh Việt Pháp lần thứ hai bùng nổ ngày 19.12.1946. Hiệp định Geneve 20.7.1954 chia đôi đất nước. Hai triệu người bỏ miền Bắc vào Nam lựa chọn thể chế tự do. Cuộc nội chiến Bắc Nam, 20 năm núi xương sông máu 1955-1975 kết thúc. Đất nước ḥa b́nh thống nhất, nhưng t́nh tự dân tộc lại phân hóa chia rẽ, ngăn cách hơn bao giờ hết.


Tất cả chỉ v́ sự xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản, thay thế chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa Phát xít để tiếp tục bức hại con người; để một phần nhân loại tiếp tục làm thân trâu ngựa... Cho đến nay dân tộc Việt Nam vẫn là nạn nhân của chủ nghĩa phi nhân bản này.

Nói cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” là một thảm họa, không phải là bịa đặt, ngoa ngôn. Xin hăy nh́n vào những con số – những con số được đưa ra sau khi cuộc chiến kết thúc, khiến dư luận không khỏi kinh ngạc về thảm họa của cuộc chiến này. Chỉ tính riêng người và của đổ vào cho cuộc xung đột đẫm máu giữa hai phe quốc cộng, người ta thấy những con số như sau:


- Có 3,74 triệu lượt người Mỹ đă chiến đấu ở Việt Nam.


- Tính đến tháng 8.1967, số quân đội Mỹ có mặt tại miền Nam Việt Nam lên tới 525,000 người.


- Theo ước tính của giới t́nh báo VNCH và Hoa Kỳ kể từ đầu năm 1973 đến tháng 3/1975, Hà Nội điều động vào miền Nam Việt Nam khoảng 250.000 quân, 1.349.000 tấn quân bị, thiết bị và đạn dược.


- Ước tính của Đại tá Mỹ hồi hưu Eugene H. Grayson, Jr., quân số Bắc Việt ở trong lănh thổ và dọc theo biên giới VNCH cho đến cuối năm 1974 là 550.000 người.


- Tổng số quân cộng sản sử dụng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh là 560.000 người. 4000 xe tăng và 420 khẩu pháo (trang 203)


- Mức tổn thất và chiến phí phía Mỹ được ước tính: - 8.612 phi cơ đủ loại bị tiêu huỷ, gồm 3.744 có cánh và 4.868 trực thăng, khoảng $12 tỉ Mỹ kim. - 7,35 triệu tấn bom, gấp đôi khối lượng sử dụng trong thế chiến 2. Tổn phí $7 tỉ. - Tổn phí về đạn dược: $35 tỉ. - Tổn phí về vũ khí nặng như tăng, pháo howitzers: nhiều tỉ đô la. - Số nhiên liệu sử dụng mỗi ngày là 1 triệu tấn. Theo ước tính của James A. Donovan, tổng số chiến phí là $108,6 tỉ, gồm $97,7 tỉ cho Việt Nam và $10.7 tỉ cho Lào và Căm Bốt. Theo cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Melvin Laird, tổng chiến phí là $236 tỉ, tức $100 tỉ lớn hơn ước tính của chính phủ. (trang 223)

Tổn thất nhân mạng trong cuộc chiến:
Phía VNCH và Hoa Kỳ:

Tử trận: VNCH trên 200.000; Mỹ 58.000
Thương binh: VNCH khoảng 600.000 ; Mỹ 150.000
Tù binh: VNCH 1 triệu ; Mỹ 766
Mất tích khi lâm chiến (MIA: Missing in Action): trên 1.900 người Mỹ.


- Tổn thất của cộng sản trong biến cố Tết Mậu Thân: 32.000 tử trận và 5000 tù binh, (trang 122). Sau cuộc Tổng Tấn công Tết Mậu Thân, có trên 150.000 lính Việt cộng đào ngũ sang phía VNCH. (trang 124)


- Bản kết toán nấm mồ tập thể Đường số 7 như sau: 75% của 45.000 quân rút lui bị tử trận hay mất tích; 60% của 450.000 thường dân di tản bị sát hại. Số tổn thất bên lề (collateral damage) lớn lao này nói lên tính căm thù khát máu và mù quáng của quân cộng sản BắcViệt [1]

**


Theo công bố của chính phủ Hà Nội, tổng số binh sĩ và nhân viên quân sự của miền Bắc và MTGPMN chết trong cuộc chiến là 1 triệu 1 trăm ngàn người (1.100.000). Tổng số dân chính bị giết cả hai phía là 2 triệu. Ước tính con số thường dân chết do chiến dịch dội bom “Thần Sấm” (Operation Rolling Thunder) của Mỹ gây thiệt hại từ 52 ngàn đến 182 ngàn người. Bản thống kê đầy đủ về thiệt hại nhân mạng trong các cuộc dội bom của Mỹ năm 1972 không thể xác định được một cách chắc chắn. Con số toàn bộ thường dân miền Bắc thiệt mạng ước lượng từ 50 ngàn (50.000) đến nhiều triệu người.


- Phía Quân Lực VNCH thiệt hại từ 300 ngàn (300.000) đến 500 ngàn (500.000) thương vong và phỏng chừng 184 ngàn (184.000) nhân viên dân chính bị giết trong suốt cuộc chiến. Có những bản ước tính, con số này lên tới một phần tư triệu.

Do t́nh trạng chiến tranh, nhiều vùng quê bị bỏ hoang vắng, con số tổn thất nhân mạng của thường dân ở miền Nam được ước tính từ 500 ngàn đến 2 triệu, có thể rút ra con số trung b́nh là một triệu hai trăm ngàn (1.200.000) người chết, so với con số nhân mạng nói trên của miền Bắc th́ số người chết ở miền Nam hẳn là khoảng một triệu người. [2]


Mặt khác, theo tờ Orange County Register, có ít nhất 150 trại tù Cải tạo được thiết lập sau khi chế độ VNCH sụp đổ. Ít nhất 165 ngàn người chết trong các trại tù Cộng sản. [3]

**

Những con số ước tính trên đây dù được thực hiện chu đáo, khoa học th́ cũng chỉ có giá trị tương đối. Con số thực vẫn là một ẩn số. Năm 1990, trong một chuyến xe lửa xuyên Việt, tôi và bố tôi có dịp ở chung toa hành khách hạng nhất với hai người khách lạ. Một người khách có một “tà lọt” đi theo phục dịch. Tôi hỏi thăm người đi theo, ông ta cho biết người kia là một nhà sử học, cán bộ cao cấp. Người này hỏi tôi quê ở đâu? Tôi nói Nghệ Tĩnh. Ông ta vừa hỏi vừa xác định “Đồng chí là cán bộ tập kết?”. Tôi “ừ ” cho qua chuyện. Không ngờ ông ta giới thiệu tôi với “nhà sử học” kia. Tôi miễn cưỡng tiếp chuyện. Trong câu chuyện nói về số tổn thất binh sĩ cả hai bên, ông ta khẳng định: - “Bên ta mất ít nhất cũng trên nửa triệu. Số lính ngụy chết phải nhiều hơn. Có khi gấp đôi bên ta.”

Dừng một lúc, “nhà sử học” nói tiếp: Thực ra cho đến nay chưa có thống kê nào chính xác và cũng không thể chính xác được. Ví dụ như trường hợp khi ta cho xâm nhập vào Nam hàng trăm chiến sĩ trên những chiếc tàu. Lúc bị địch phát hiện ta phải hy sinh, đánh ch́m những tàu này. Con số người chết trong trường hợp đó không được tính vào các thống kê...”.

Nghe xong câu chuyện đó tôi sửng sốt về một sự thật mà chưa bao giờ tôi nghĩ tới.


 

San Jose, 10.2009

Song Nhị

-----------------------
[1] “The Tragedy of the Vietnam War” by Văn Nguyễn Dưỡng. NXB McFarland& Company, Inc., Publisher, 2008.
[Một Số Ư Kiến Đóng Góp Sau Khi Đọc Cuốn The Tragedy of The Vietnam War của Văn Nguyên Dưỡng, Cung Trầm Tưởng].
Xem thêm tại [http://www.coinguon.us/index.php?articleID=304]


[2] (Vietnam War casualties – Wikipedia)


[3] (“Camp X30-D The survivors 1975-2001”, Orange County Register 30.4.2001)
 

 


 

Trở về Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

art2all.net