Ở Nơi Tận Cùng của Trái Đất

                                TV

 

 

 

                

 

 

Không biết ai đă đặt cái tên "Lục địa cô đơn" cho Nam Cực.  Đúng vậy, đó là vùng đất hoàn toàn biệt lập với phần thế giới có loài người sinh sống.  Bao quanh nó là biển Nam Thái B́nh Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.  Muốn đến đó duy nhất có một cách là đường thủy.  Cửa ngỏ vào Nam Cực có thể là Cape Town (Nam Phi), Christchurch (New Zealand), Hobart (Úc Đại Lợi), Punta Arenas (Chí Lợi), Stanley (Falkland Island) và Ushuaia (Á Căn Đ́nh).  Nếu chọn xuất phát điểm là Ushuaia, du khách sẽ đến đó theo thủy tŕnh được khám phá vào năm 1577 bởi Francis Drake.  Khởi hành từ hải cảng Ushuaia của Á Căn Đ́nh, tàu phải đi mất hai ngày hai đêm mới đến quần đảo đầu tiên thuộc Nam Cực.  Dầu vậy nó vẫn chưa đạt đến Nam Cực Khuyên, vĩ tuyến 66độ33' nam.  Từ Melbourne hoặc Sydney - Úc  Đại Lợi - du khách có thể theo các tua "cách không thưởng ngoạn", ngắm vùng đất tuyết Nam Cực từ trên trời cao

(http://www.lonelyplanet.com/destinations/antarctica/antarctica/printable.htm).

 

Cũng có thể gọi đó là Nơi Thanh B́nh Tuyệt Đối.  Chẳng thanh b́nh sao được khi tranh chấp, ganh tị, đố kỵ vắng mặt.  Cư dân chính thức của Nam Cực là các chú Chim Cánh Cụt, những chú chim cũng rất khác biệt với các loài chim mà chúng ta thường thấy.   Bạn bè trên cạn của chú là một vài cô chú chim hải âu, dưới nước là một ít cá mực.  Và nếu chú có gan bơi ra xa hơn ngoài khơi sẽ gặp được vài ba Ông Cá Voi. 

 

         

 

            Chim Cánh Cụt giống Gentoo                           Chim cánh cụt giống Chintrap

 

 

         

        Cá voi thả sức tung hoành                                          Hải cẩu Nam Cực

 

 

Chẳng thanh b́nh sao được khi các cường quốc trên thế giới đă đồng ư kư Công Ước Nam Cực (Antarctica Treaty ) vào năm 1961,  theo đó Nam Cực không thuộc quyền của một quốc gia nào; cấm các hoạt động quân sự, thử bom nguyên tử hay làm băi xả rác phóng xạ; bảo đảm các công cuộc nghiên cứu, điều tra  và cộng tác khoa học  v.v..

(http://ww.nsf.gov/od/opp/antarct/imageset/imgb/c45.jpg)

 

Cũng có thể gọi đó là Nơi Tinh Khiết Tuyệt Đối.  Nơi đây chẳng biết ô nhiễm là cái ǵ. Ở đó chưa hề có chất thải của con người và xă hội cơ khí.  Nh́n lên là bầu trời xanh cao ṿi vọi, nh́n xuống là biển  sâu thăm thẳm, chung quanh nếu không là núi đá bị tuyết phủ đầy th́ là những tảng băng khổng lồ sừng sững, trơ vơ, im ĺm nổi lên trên mặt nước phẳng như gương.  Không một bóng cây, không một dấu giày; bước chân của du khách chỉ có thể chạm đến ven bờ của một đôi ḥn đảo nhỏ kế cận cái lục địa rộng hơn 14 triệu cây số vuông này mà thôi (http://www.lonelyplanet.com).  Không một tiếng động nào ngoại trừ tiếng máy tàu chạy, cũng êm ả và đă loăng ra gần hết trong không gian bao la và yên tĩnh này.

          

          

 

 

Không ai ngờ rằng sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết đă làm gia tăng số du khách đến Nam Cực.  Cuối thập niên 1980, các viện sĩ hàn lâm khoa học thuộc cựu Liên Xô , v́ thiếu tiền cho các công tác nghiên cứu, đă cho thuê các tàu phá băng với một gía rất hời; thế là các công ty du lịch tây phương đă không bỏ lỡ cơ hội (http://www.lonelyplanet.com).   Họ mướn tàu và khai thác các tuyến du lịch Nam Cực.  Công ty Quark Expeditions thuê bao chiếc tàu Lyubov Orlova, luôn cả thủy thủ đ̣an  và nhân viên phục vụ là 56 người.  Tàu có sức chứa 124 hành khách và mang cờ Malta. 

 

Khởi hành từ cảng Ushuaia, sau bốn mươi tám tiếng đồng hồ xuôi nam trên biển Đại Tây Dương,  du khách bắt đầu thấy các mảng nước đá dập dềnh trên mặt biển.  Tiếng reo vui vang lên bày tỏ một sự háo hức đồng loạt của rất nhiều du khách.  Tài công cũng chợt vui lây, góp thêm một nụ cười.  Trời lạnh thêm, gió không mạnh nhưng cũng làm ḿnh rát mặt và sổ mũi.  Đêm đến trời không tắt nắng, nhưng tuyết rơi rơi trắng cả bong tàu.  Sáng ra, không kể anh là kỹ sư hay thợ máy, là sĩ quan hay tài công, tất cả đều hăng hái ra quét tuyết cho đến khi bong tàu sạch bóng.  Trong ánh nắng ban mai, chập chờn vài cánh chim hải âu dọc theo hông tàu, tội nghiệp cho chú,  chỉ thấy chú bay liên tục, quanh đây chỉ biển và tuyết,  đâu là chỗ cho chú dừng chân!!?

 

Đă qua vùng đại dương bao la đầy sóng gió, tàu đang đi vào vùng vịnh êm ả trong bán đảo Nam Cực (Antarctic Penninsula).  Con nước ở đây  có lẽ chưa bao giờ biết "cau mặt với tang thương".  Nó thật sự yên tĩnh, và chính con tàu cũng phải tôn trọng sự yên tĩnh đó bằng cách chạy thật chậm để không tạo nên sóng.  Nước xanh biếc, núi phủ tuyết trắng tinh, tàu len lén chen ḿnh vào lớp băng mỏng nổi trên mặt nước.  Con tàu đi qua, các mảng băng lại gắn vào nhau như chưa hề bị vỡ.  Một thế giới thanh b́nh, an nhiên, tĩnh tại và cũng thật cô đơn!

 

        

 

 

 

 

Vào ngày không có nắng, bầu trời xam xám, mang vẻ buồn và cô đơn rất … Nam Cực.  Có lẽ đây là màu trời đặc biệt của xứ sở tinh khiết này, và cho dù trong xanh hay buồn xám , núi và mây cũng đan lẫn vào nhau khiến cho du khách VN liên tưởng đến bước chân Từ Thức.  Đứng trên đỉnh núi nh́n xuống biển xanh bao la, tuyết trắng phủ đầy theo sườn núi chập chùng làm cho du khách phải giật ḿnh trước cái hùng vĩ của thiên nhiên.  Lại c̣n kính phục tạo hóa hơn khi chứng kiến những tảng băng đồ sộ, với những h́nh thù kỳ lạ, màu xanh lơ hay xanh biếc, sừng sững hiên ngang mà âm thầm, lạnh lùng mà vững chải, biến mà bất biến . Chưa có ai xét đến số tuổi của những tảng núi băng này cả, chúng ở đó như thách thức với thời gian, với cái vô thường của cuộc sống.

 

Núi, mây, biển, sương mù và tuyết phủ, nơi đây không có sự sống chăng? Có chứ, chủ nhân của xứ sở cô đơn, lạnh lẽo này là những cô chú Chim Cánh Cụt .  Như tên gọi, đôi cánh của chúng cụt ngủn và không dùng để bay.  Đôi cánh của chúng có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho chúng khi đi trên bộ.  Giống chim này có xương sống thẳng đứng, đôi chân cũng cụt ngủn nằm cuối thân ḿnh, và cái đuôi cũng cụt ngủn, lê trên đất khi đứng.  Dáng đi khệnh khạng, hai cánh quạt bên này rồi bên kia theo cái  chân đang dở lên.  Chúng có thể trượt trên tuyết bằng bụng, và cũng nhảy bằng cả hai chân.  Nếu bước hụt, chú bị té và phải loay hoay xoay xở để dựng cái thân ḿnh tṛn lẳn của chú đứng lên.  Thế nhưng khi xuống nước th́ chúng trở nên rất nhanh nhẹn; chúng có thể lặn xuống nước rất lâu và khi trồi lên th́ ở cách nơi lặn xuống cả chục thước.

 

Chúng không hót mà kêu.  Thỉnh thoảng, hoặc cao hứng hoặc ngứa cổ, chúng hướng mỏ lên trời, rướng cổ dài ra rồi đồng loạt kêu lên một hơi, cái âm thanh cũng rất lạ tai, có thể là ó ó ó hay oé óe óe trên cùng một cao độ.   Tiếng kêu là phương tiện thông tin để vợ chồng, cha mẹ và con cái nhận ra nhau sau thời gian xa cách v́ kiếm ăn.  Tiếng kêu c̣n là lối báo nguy và kêu gọi sự sát cánh để phấn đấu chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang đổ lên số phận của tập đoàn.  Nhưng khi biểu lộ đau thương, chúng cúi đầu im lặng (xem DVD March of the Penguins).

 

Chúng không có nhà, không có chuồng, cũng không có hang hốc ǵ cả.  Chúng thức và ngủ giữa trời cùng nắng mưa tuyết gió ngày lẫn đêm.  Tổ ấm của chúng được làm bằng những ḥn sỏi, lớn cỡ nắm tay, tha từ bờ biển lên.  Giống Cánh Cụt Emperor không làm tổ, chúng đẻ trứng rồi giữ trứng trên đôi chân và dưới lớp da xếp ở bụng (DVD March of the Penguins).   Chúng không khác nhau về bề ngoài để biết đó là một cô hay một chú Cánh Cụt.  Khi  cô ở cử th́ cả cô lẫn chú đều có nhiệm vụ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở, một bên ấp cho bên kia đi kiếm ăn.  Vào mùa rét, băng đóng khắp nơi, có khi chúng phải đi hàng chục dặm mới t́m được một hố nước để lặn xuống t́m thức ăn; tính cả đi lẫn về phải mất cả tháng dài.  Thời gian để một bé Cánh Cụt chào đời là 30 ngày hoặc dài hơn tuỳ theo giống Cánh Cụt   Cô ở cử mỗi năm một lần, mỗi lần từ 1 đến 2 trứng. 

           

              Cánh Cụt Gentoo vào mùa ấp trứng

 

 

Tổ chức xă hội của Cánh Cụt là nhóm.  Giữa vùng núi tuyết mênh mông trắng xóa nổi lên một vài đốm đen đủi, đó là các nhóm xă hội của Cánh Cụt.  Nhóm có thể  lớn hay nhỏ không theo một tiêu chuẩn nào cả.  Dường như tinh thần "thuần chủng" của chúng rất cao, v́ không thấy một sự lai giống nào giữa các loại Cánh Cụt với nhau.  Chúng chỉ t́m bạn đời và xây tổ ở gần nơi chúng sinh ra, và trong tuổi thọ trung b́nh 20 năm, chúng ít khi thay đổi bạn đời.

 

Thức ăn chính của Cánh Cụt là con "krill", một sinh vật ở dưới nước có h́nh dáng giống như  tôm.  Chúng cũng ăn cá, mực và cua.  Các bé Cánh Cụt được cha mẹ nuôi ăn và ấp ấm đến tối đa là 12 tháng, khi bé đủ lớn để tự kiếm ăn một ḿnh (Worldbook Encyclopedia, Ed 2002, V. 15, p. 238).  Dù sống trong cảnh thanh b́nh, Cánh Cụt cũng là nạn nhân của một số sinh vật sống dưới nước.  Chúng là mồi ngon của hải cẩu,  hải sư, cá nhà táng.

 

Bởi thiếu sự chăm sóc của con người cho nên Cánh Cụt rất thiếu ...vệ sinh. Chúng phóng uế ngay nơi chúng ăn và ở cho nên giang sơn của chúng nặng một mùi rất không thích hợp với khứu giác của du khách!  Dầu vậy chúng cũng khá lịch sự, du khách lơ đăng hoặc vô t́nh bước gần tổ của chúng, chúng sẽ kêu lên để đánh thức hay nhắc nhở hay báo động cho biết để tránh ra.

 

Từ giă đảo Triniti, giang sơn lớn nhất của Cánh Cụt Gentoo, tàu rẽ sóng tiến vào Waterboat Point, địa điểm chính thức nằm trên đại lục Nam Cực.  Dù  công ước Nam Cực đă quy định không ai được quyền chiếm Nam Cực làm của riêng,  Quân Đội Chí Lợi cũng có mặt nơi đây và đặt trạm kiểm soát (có thể là trạm tiếp cứu).  Du khách đến đây sẽ được đóng con dấu Antarctica trên giấy thông hành.  Nhiều người làm sưu tập tem, sưu tập tiền, đồ cổ hay nhạc, tranh v..v. sao ta không thử làm "sưu tập" visa nhập cảnh nhi?  Rồi đây, khi lưng đă c̣ng, răng đă rụng, sức lực đă mỏi ṃn, ta sẽ ngồi xem lại các con dấu đóng trên sổ thông hành rồi gợi nhớ lại những nơi ḿnh đă đi qua, đó sẽ là một hạnh phúc đấy chứ nhỉ!!!

 

Gặp ngày nắng tốt, vịnh êm ả, tinh khiết, du khách có dịp hít thở không khí cực kỳ trong lành đầy buồng phổi, phóng tầm mắt ra thật xa đến tận nơi biển trời gặp gỡ.  Những chiếc zodiac dưới sự điều khiển lành nghề của các chuyên viên du lịch, đưa du khách đi sâu vào giữa vùng biển băng mênh mông.  Ôi, trước thiên nhiên bao la này, thân phận con người thật nhỏ bé làm sao!  Ngôn ngữ, tư tưởng bỗng dưng lắng xuống,  kính cẩn nghiêng ḿnh trước những núi băng nghiêm trang, siêu thoát.

 

         

 

Dù đang mùa nắng, nhiệt độ vẫn dưới không độ bách phân.  Song đừng nghĩ rằng ở đó chỉ có biển lạnh mà thôi.  Nó cũng có ḍng nước nóng, nhưng đặc biệt nước nóng không chảy trên mặt đất để thành ḍng suối mà là chảy ngầm dưới biển.  Nơi đây - Deception Island - có ghi một "ngọn núi" lửa đang hoạt động.  Nói là "ngọn núi" nhưng chẳng thấy ngọn hay chân núi ở đâu cả.  Nó  là một băi cát phẳng lỳ, màu cát đen như đồng đen.  Biển ở đây rất lạnh, tḥ tay xuống nước là cóng tay, thế nhưng trên mặt biển gần bờ có hơi bốc lên, c̣n sát bờ biển th́ dưới lớp cát đen kia là  mạch nước nóng, chỉ cần đào một cái hố nho nhỏ là nước nóng ứa ra, và rất nóng.  Để giảm độ nóng  phải tát thêm nước biển vào.

 

Du khách  được đưa đến đây để tắm nước nóng.  Các nhân viên của công ty du lịch  mang theo hai cái xẻng.  Đến nơi, họ thay phiên nhau đào một cái hố nho nhỏ đủ tích nước nóng cho một hay hai người ngâm ḿnh vào đó.  Lúc mới thay đồ ra th́ dĩ nhiên là rất lạnh nên phải nhảy liền vào hố nước nóng cho ấm.  Nhưng chỉ hai ba phút sau là cảm thấy nóng đến độ như bị phỏng, da đỏ ửng lên,  thế là phóng xuống biển nuớc lạnh để cho bớt nóng.  Đến lúc thấy lạnh th́ lại nhảy ào vào hố nước nóng ... Du khách nào có can đảm tắm nước nóng - rét - nóng - rét ... sẽ được công ty du lịch tặng ... một bằng khen "Tay bơi giỏi".  Nơi đây thiên nhiên quả thật ... thiên nhiên cho nên y phục của Ông Bà Adong và Eva cũng đươc. du khách sử dụng một cách tự nhiên.

 

Người đang ngâm ḿnh trong hố nước nóng trong h́nh này là Tim, nhân viên của Công Ty Du Lịch Quark Expeditions.  Ông là một khoa học gia, tốt nghiệp ngành Science tại Đại học Denver, Colorado.  Ông đă từng theo các đ̣an thám hiểm, và đă leo tới vĩ độ 90 độ Bắc  rồi 90 độ  Nam.   Trong các buổi thuyết tŕnh sau đó, Ông đă tŕnh chiếu rất nhiều h́nh ảnh của đoàn thám hiểm.  Theo ông, điều nguy hiểm nhất cho các nhà thám hiểm là cơ thể bị mất nước trong nhiệt độ cực lạnh.  Sự mất nước của cơ thể làm da khô, bỏng, dính vào quần áo và sau đó là bị lở.  Các thành viên của đoàn thám hiểm không ai thoát khỏi t́nh trạng này.

 

 

Hiện nay Hoa kỳ đă đến xây dựng "căn cứ" tại đỉnh Nam Cực.  Nói  "căn cứ”  nghĩa là họ đă xây vài căn nhà làm nơi trú ngụ cho các khoa học gia từ các quốc gia khác đến đó để nghiên cứu, cũng như nhận cung cấp thực phẩm cùng các vật phẩm cần thiết khác.  Công dân Hoa kỳ có thể đăng kư t́nh nguyện đến làm việc tại đây, nhưng mỗi năm chỉ được phép làm việc 6 tháng thôi, sáu tháng c̣n lại bắt buộc phải nghỉ phép về sống tại Mỹ.  Lư do là tâm lư xă hội, con người không thể sống xa cách,  biệt lập quá lâu với xă hội con người....

 

 

 

      Căn cứ của Hoa Kỳ tại Nam Cực

 

(http://www.antarcticconnection.com/antarctic/stations/southpole.shtml