TRẦN DZẠ LỮ

 

 

HỒI ỨC

DỌC ĐƯỜNG VĂN NGHỆ CỦA TÔI

 

PHẦN 8 - Ở ĐÀ NẴNG

 


PHẠM NGỌC LƯ , NHÀ THƠ, NHÀ VĂN

Khi viết những gịng này th́ Phạm Ngọc Lư vẫn đang c̣n chống chọi với căn bệnh quái ác. Tôi cầu mong anh sớm hồi phục. Phạm Ngọc Lư học lớp với anh trai tôi ở Nguyễn Tri Phương rồi sau đó lên Quốc Học. Tôi bỏ Huế, xa Đà Nẵng không biết tin ǵ về anh. Sau một thời gian dài th́ nghe bạn bè kể anh đă lấy xong cử nhân Hán học và dạy học ở Tuy Ḥa. Ở một thành phố nhỏ đáng yêu ấy chắc thích hợp với anh. Hồi ở trung học anh cũng đă viết lách và có những sáng tác trên Bách Khoa, Văn…Nhưng cho đến thập niên 70 anh mới thực sự nổi tiếng và được nhiều người biết đến qua bài thơ Biên Cương Hành đăng trên tạp chí Văn. Sau năm 1975, từ Tuy Ḥa anh trôi dạt về Long Khánh. Những năm tháng ở Long Khánh anh cũng vất vả đủ nghề…rồi đậu lại với nghề tạm để mưu sinh: Sửa giày dép. Thầy giáo, nhà thơ qua cơn hoạn nạn được mấy năm. Cuối cùng, anh trở về Đà Nẵng. Nơi dừng chân vĩnh viễn này anh có nhiều bạn bè để vui sống, trải nghiệm và viết. Theo tôi biết có lẽ thời gian dạy học ở Tuy Ḥa anh viết nhiều nhất. Không chỉ làm thơ mà anh c̣n có những truyện ngắn hay đăng các báo và tạp chí. Năm 2015 tôi về Đà Nẵng mới gặp lại anh. Vậy là chuyện cũ, chuyện mới về con người và cuộc sống ràn rụa với nhau ở cà phê VÔ BIÊN bên Sơn Trà. Tôi cũng gặp lại Nguyễn Nhă Tiên, một bút lực tài hoa, không chỉ làm thơ, viết văn mà c̣n có những bài nghiên cứu công phu nữa.

Bài thơ Biên Cương Hành của Phạm Ngọc Lư đă khiến tôi thảng thốt. Nhà văn Nguyễn Lệ Uyên th́ có những cảm nhận như sau:…

”Với tôi, Lư là người bạn thân thiết từ cuối thập niên 60 và chữ nghĩa của Lư là ‘người t́nh’ đích thực của tôi kể từ khi tôi đọc một loạt truyện ngắn của anh đăng trên Văn, Bách Khoa… Những nhân vật trong truyện đă mang không khí chiến tranh đi ngao du cùng trời cuối đất, khi th́ dưới một mái trường quê, khi th́ một làng ven biển, lúc th́ một thị trấn nhỏ miền núi, bị cô lập như ‘đất trích’… Trong suốt thời gian nầy tôi chưa hề thấy anh làm thơ như những người cầm bút khác cùng thời."

" Măi tới cuối năm 1972, tôi từ Sài G̣n về từ giă cha mẹ và các em để ‘xếp bút nghiên…’, buổi tối ngồi uống chén rượu lạt cùng với các bạn văn trước lúc chia tay, giữa chếnh choáng men say thế sự, giọng Lư hốt nhiên vang lên, nấc nghẹn:

“Biên cương biên cương chào biên cương
Chào núi rừng thăm thẳm nhiễu nhương

“Khu chiến ngày tràn lan lửa dậy
Đá Vọng Phu mọc khắp biên cương

“Đây biên cương ghê thay biên cương
Tử khí bốc lên dày như sương…


(Biên Cương Hành)

Sáu mươi sáu câu thơ trong bài hành nghe sởn gai ốc, rờn rợn da gà, khắp người tựa hồ có hàng ngàn mũi kim nhức buốt thịt xương. Tôi ngạc nhiên đến thích thú. Và nó đă ám ảnh tôi 30 năm nay, có lẽ đến khi nhắm mắt xuôi tay, nỗi ám ảnh ấy chắc sẽ c̣n ‘dày như sương’…”

Riêng tôi thêm những ḍng lục bát sâu thẳm dắt người đọc đi qua cơi thi ca đầy thích thú:

THUYỀN QUYÊN

Em từ t́nh sử bước ra
Y trang yểu điệu đôi tà mộng bay...

Chờ nhau gác gió lầu mây
Ngh́n đêm giọt nến rơi đầy trang thơ
Ngh́n đêm sông lạnh trăng mờ
Trương Chi bạc tóc bên bờ Tương giang!

Chiều nao nhất kiến hồng nhan
Chiều nay xác bướm rơi vàng mộ hoa
Áo xưa mộng mị đôi tà
Thôi đành xếp lại Nam Kha gối đầu
Mơ ǵ phong các, vân lâu
Mà theo chim mộng t́m nhau cuối trời!

Đêm nay nước chở thuyền trôi
Thuyền quyên em chở t́nh tôi xuôi ḍng?
Ngày mai lặng lẽ hư không
C̣n chăng... đôi hạt bụi hồng... thơ bay!

Phạm Ngọc Lư

Hay bài:

NHỚ LÀNG

Dài đêm rả rích mưa suông
Bỗng đâu dăm tiếng ễnh ương dội về...

Làng quê? Phải tiếng làng quê
Ao khô hồ cạn năo nề kêu mưa
Làng xưa? Ôi tiếng làng xưa!
Tiếng trong tiếng đục mấy mùa nước nôi
Ḷng tôi? Bao tiếng ḷng tôi!
Tiếng câm tiếng nghẹn một thời tang thương

Mấy mươi năm ở phố phường
Đêm nay nghe tiếng ễnh ương nhớ nhà
Nhớ làng vời vợi xót xa
Nhớ quê muôn dặm chắc là đang mưa
Thấm ḷng bùn đọng nước chua
Ẽnh ương đâu biết... tôi vừa bật kêu

Phạm Ngọc Lư



NGUYỄN VĂN GIA (GIA NGUYỄN )

Lúc này tôi lại nhớ Gia Nguyễn, một người dạy học ở Quảng Nam tánh t́nh cương trực như anh chàng họ Lục ( Lục Vân Tiên ) giữa đường gặp chuyện bất b́nh chẳng tha ! Và là một nhà thơ khí phách, sâu lắng tâm hồn…Tôi và Gia biết nhau trước 75 qua văn nghệ và Gia cũng rất thân với chị tôi ( Lê Thị Ái Niệm ). Là người viết lặng thầm không ồn ào, đại ngôn. Tôi thích anh ở điểm này và năm 2015 về Đà Nẵng tôi đi kiếm anh. Gặp gỡ nhau và được biết thêm chị Gia cũng là người Huế chay. Một người phụ nữ giàu có tâm hồn nhưng rất mẫu mực. Điều này chính là hậu phương vững chắc để Gia tiếp tục cuộc hành tŕnh qua thế gian. Để sống và viết…Nhà thơ, nhạc sĩ Đynh Trầm Ca viết về Gia có những đoạn như sau:

“…Có lẽ thơ là con- đường -giải –thoát của con người, không riêng cho anh, không riêng cho một người làm thơ nào.Thơ từng cứu rỗi con người. Nhà thơ Phùng Quán đă viết câu đó 'Có những phút ngă ḷng/Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy.' Có người khổ quá ngâm nga một điệu thơ buồn rồi ḷng nhẹ tênh. Có người điên làm thơ mà tinh tấn. Có người vô vọng, muốn tự tử đọc bài thơ (Những Trận Chết - thơ Đynh Trầm Ca) đă không chết mà t́m được lối đi. Có người trẻ đọc thơ thấy ḿnh lớn hơn. Có người già đọc thơ thấy ḿnh trẻ lại. Và làm thơ, theo tôi có lẽ là con đường êm ái, nhiệm mầu hơn tất cả những con đường khác. Tôi không có ư b́nh luận ǵ về thơ Nguyễn Văn Gia. Tôi chỉ cảm một nỗi niềm. Một nỗi niềm rải rác trong từng bài thơ nho nhỏ của anh. Tôi thử xâu chuỗi lại chơi cho vui. Vậy thôi.”

Sau mọi cảm nhận chia sẻ với tác giả. Tôi đường hoàng và thích thú bước vào cơi thơ của Gia khi nhận tập thơ thứ 2 anh gửi tặng: LẶNG LẼ PHÙ SA xuất bản cuối năm 2015. Như cái tựa đề của tập thơ cũng đă nói thay tâm hồn tác giả. Lặng lẽ sống. Lặng Lẽ viết và thơ chính là phù sa bồi đắp để trái tim thăng hoa, lớn dậy giữa vô vàn u minh của kiếp người. Từ đó, người thơ chính là một kiếm sĩ nhận chân đâu là Thiện. Đâu là Ác. Và đâu là cái đẹp vĩnh hằng mà người cầm viết luôn hướng tới. Gia viết nhiều thể loại nhưng tôi thích hơn cả là những bài bài thơ ngắn 5 chữ. Chữ và nghĩa cô lại.Kết tinh như đường mật. Lời ít mà ư sâu.

Như bài thơ:

THUA

Thấy việc nghĩa không làm

C̣n ǵ là hảo hán

Lục Vân Tiên khóc ṛng

Trước súng đạn du côn
 

HAI MẶT

Dối trá và sợ hăi

Đă trở thành thói quen

Cái tôi đă thành cái

Hai mặt và phân thân
 

TIẾN SĨ

Thời Tam Nguyên Yên Đỗ

Tiến sĩ giấy cũng có

Sau cụ chừng trăm năm

Thứ đó nhiều như…cỏ
 

ĐỪNG MONG MIỄN PHÍ

Tự do chẳng phải sung

Mà nằm chờ trái rụng

Thứ quư nhất trên đời

Đừng mong ai biếu không.
 

HIỀN THÊ

Em thật như…không khí

Mà lắm lúc ta quên

Bỗng một hôm nhác thở

Mới tập tành ăn năn!

 

Sau thơ 5 chữ, tôi lượm được một bài thơ bốn chữ dễ thương chi lạ !

DAMOCLÈS 

Trên đầu lửng lơ

Gươm treo sợi tóc

Tội nghiệp câu thơ

Con chữ bật khóc.

 

Suốt cả tập thơ lưa thưa vài bài lục bát. Mắt tôi đậu lại ở bài thơ:

MÀU MÂY CŨ

Chị ra ngồi giữa chợ đời

Gánh hàng như gánh một trời thi thơ

Chị xưa tím Huế mộng mơ

Bất ngờ dâu bể bến bờ đổi thay

Chị từ thất lạc màu mây

Chong đèn ngồi tiếc mộng ngày xuân tan (* )

* Ư thơ Ái Niệm

Qua hai tập thơ đă xuất bản, với hồn, vốn sẵn có tôi tin Nguyễn Văn Gia sẽ c̣n tiếp tục những tập thơ sau lung linh hồn cốt và trí tuệ hơn nữa. Thơ đă là nghiệp dĩ th́ ta khó thoát khỏi Nàng Thơ, phải không Gia ? Thơ có người đam mê như một cứu cánh. Có kẻ nghĩ chỉ là cuộc chơi tao nhă để phủi bớt bụi hồng chốn trần gian. Có anh du bay theo thơ khác nào nhà ảo thuật. Có chị hát ra thi thơ cho nhẹ cơi ḷng. Họ chuyển tải nỗi niềm qua mọi h́nh thức. Miễn sao người đọc đồng cảm, rung động đó chính là THƠ. Tôi chia sẻ với Nguyễn Văn Gia những cảm nghĩ ngăn ngắn này chỉ là tấm ḷng đến với tấm ḷng cùng đồng điệu…

Trần Dzạ Lữ

 

 

Phạm Ngọc Lư và bạn

 

 

 

Xem tiếp Phần 9


 

 

trang Trần Dzạ Lữ

 

art2all.net