vơ công liêm

 

TỬU LƯỢNG TRONG TRUYỆN KIM DUNG

 



          Kim Dung, tức Louis Cha Leung-Yung ( Trà Lương Dung, sanh 10/3/1924 tại Chiết Giang, mất ngày 30/10/2018 tại Hong Kong ). Bút hiệu Kim Dung ra đời sau khi hoàn tất đầu tay cuốn Thư Kiếm Ân Cừu Lục.
 

Ông là một người hiếu học, đam mê đọc sách từ thuở nhỏ và năm 14 tuổi đă viết những chuyện phiêu lưu kỳ thú, lớn lên nghiên cứu về cổ sử từ đời nhà Đường (618-907) đến đời Đông Hán (25-220). Ông nghiên cứu rộng về bộ sử của Tư Mă Thiên cho đến những huyền sử của các bộ tộc; thời kỳ được phân chia từ “hậu” chuyển sang “nguyên hậu”. Đất nước Trung Hoa rộng lớn chia ra nhiều bộ, phái, môn khác nhau, kinh qua lịch sử của các triều đại phong kiến, một lịch sử tranh chấp bá quyền, tranh chấp bành trướng thế lực. Đó là nguồn mạch tạo cho Kim Dung viết nên những bộ tiểu thuyết kiếm hiệp thần kỳ mà trong mỗi bộ ông đă đưa vào những đặc trưng tiêu biểu truyền thống của nền văn minh nghệ thuật Trung Hoa, kể cả văn minh ẩm thực đều chứa đựng một tâm sinh lư triết học của nó.

Tiểu thuyết Kim Dung là tiểu thuyết hiệp khách vơ thuật mang tính chất cường điệu về hành vi “nghĩa khí” dù dưới h́nh thức nào; đó là nét đặc thù của người Đông phương nói chung. Ông luôn luôn đề cao con người nhất là người Trung Quốc, đề cao những phong tục, tập quán, thói quen thường xảy ra cho dù tiểu thuyết của ông được mô tả t́nh trạng xă hội cổ xưa.
 

Kim Dung dàn dựng một trường thiên tiểu thuyết mà trong đó ông đă cô đọng tất cả tinh hoa dân tộc dưới một dạng thức hư cấu; ông muốn thế giới loài người nh́n thấy cái hào khí của người Trung Hoa, nh́n thấy cái mộng bá quyền đă xuất phát từ lâu như Đông tà, Tây độc, Bắc cái, Nam đế, Trung thần thông mà nhân dân Trung Hoa buộc phải đương đầu chống và giữ lấy như để duy tŕ độc tôn bá quyền chủ nghĩa “Trung-thần-thông”!


Kim Dung đă đưa rượu vào tiểu thuyết của ḿnh đúng như truyền thống Đường thi những vị trí đó đă phản ảnh sâu sắc và rộng lớn trong quần chúng. Tửu khí đă hóa giải được tính chất đấu tranh gay gắt, phức tạp, nó c̣n làm nên cái hồn tính lăng mạn của tiểu thuyết vơ hiệp. Nói là rượu nhưng thực chất rượu đă góp phần tạo nên hùng khí là vơ công là nội lực, chưởng lực; đó chính là sức mạnh thách thức đánh ngă kỳ phùng địch thủ là một vai tṛ công phu, là y đạo, để rồi trở nên tửu đạo và đồng thời là một phương thức biểu lộ t́nh yêu một cách mănh liệt.


Chính sự dung nạp nầy; Kim Dung đă chứng tỏ được rằng ông là bực thầy trong kỹ thuật viết tiểu thuyết với đầy đủ bộ môn nghệ thuật và cũng nhờ đó người ta nhận ra được niềm tin dù trong đau thương hay trong hạnh phúc; và từ đó rượu có mặt trong hầu hết truyện kiếm hiệp của ông. Chính tửu lượng trong truyện của Kim Dung như sợi chỉ xuyên suốt mạch thở của các trào lưu để trở nên giai thoại của những tay hành hiệp trong chốn giang hồ và tạo nên cái hồn sống trong tác phẩm vơ lâm ngũ bá; như một thứ ngôn ngữ mới lạ trong truyện vơ hiệp kỳ bí của Kim Dung.

 

Rượu trong truyện của Kim Dung tạo nên t́nh yêu lứa đôi, giàu chất thơ. Họ gặp nhau qua chén rượu t́nh nghĩa hoặc kết bạn tâm đầu, giải thù thành bạn. Rượu của Kim Dung là thứ rượu độc chiêu, hóa giải mọi t́nh huống, mọi hoàn cảnh, nhưng nói rượu mà không say th́ không phải là rượu. Những người say trong tác phẩm của Kim Dung tiên sinh là những người say có trung hậu, có thủy chung, đối xử nghĩa khí của những kẻ trên ngựa.

 

Đọc truyện Kim Dung viết, chúng ta khám phá thêm nhiều cách uống khác nhau, chẳng hạn: đối ẩm là hai người uống, thường là t́nh nhân hay bạn tri kỷ. Độc ẩm là uống một ḿnh trong một tâm trạng lo âu, buồn chán hoặc tưởng nhớ. Cộng ẩm hay c̣n gọi là Quần ẩm là nhóm người cùng uống với nhau. Loạn ẩm là đám đông uống không c̣n kể ǵ là thanh cao, nó trở thành ngưu mă tửu không c̣n thi vị về việc ẩm thực, nhất là đối với rượu. Ngoài việc tửu khí, tửu chất, Kim Dung không quên ghi tạc những ẩm khác như Loạn ẩm; uống say chưởi bới nhau, thách thức, căi cọ, phá phách gây huyên náo…Trong mười bốn truyện nói về rượu có một nhân vật say bị phạm tội đại ác trở thành tửu tặc. Nhân vật đó là Thành Khôn sư phụ của Tạ Tốn trong Ỷ Thiên Đồ Long Kư; Thành Khôn say cuối cùng giết vợ con của bạn ḿnh. Kẻ tửu tặc bị tống giam và trừng phạt.


Nói về tửu lượng trong truyện của Kim Dung phải kể một số trường hợp như sau: Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lục Mạch Thần Kiếm tức Thiên Long Bát Bộ, Ỷ Thiên Đồ Long Kư, Thần Điêu Hiệp Lữ tức Thần Điêu Đại Hiệp và Lộc Đỉnh Kư.


- Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Tổ Thiên Thu là đoạn gay cấn nhất trong truyện, đoạn tửu luận đă làm cho người đọc cảm thấy sảng khoái giữa Tổ Thiên Thu và Lệnh Hồ Xung. Người yêu của Lệnh là Nhậm Doanh Doanh; Lệnh Hồ Xung suy thoái thể xác lẫn tinh thần người nhuốm bệnh mất hết thần lực. Tổ Thiên Thu bèn đánh cắp 8 viên thuốc duy tŕ mạng sống (tục mệnh bát hoàn) của bạn thân là Lăo Đầu Tử để cứu Lệnh Hồ Xung. Đây là 8 viên thuốc qúi mà Lăo Đầu Tử đă bỏ công 18 năm để lấy cho được những kỳ trân, dược vật trên thế gian để chế ra 8 viên thuần âm chữa trị bệnh bất lực, suy dinh dưỡng (tiêu thiên bất túc) trong lúc đó Lệnh Hồ Xung thuộc bệnh lư âm hàn cho nên thuốc thuần âm uống vào th́ thần thái trở nên phấn chấn và điều ḥa được thần lực trở lại trạng thái b́nh thường. Lệnh Hồ Xung biết ơn Tổ Thiên Thu. Tổ Thiên Thu hết ḷng giúp bạn v́ biết Lệnh Hồ Xung là con người nghĩa khí, sợ Lệnh Hồ Xung biết việc trộm thuốc của Lăo Đầu Tử cho nên Tổ Thiên Thu mới bày đặt chuyện tửu luận để kích thích tinh thần Lệnh Hồ Xung. Tổ Thiên Thu đem chuyện rượu ra để giải thích cho Lệnh nghe ngón tuyệt chiêu về ẩm liệu trong cung đ́nh nhà vua và được chia ra các loại: Lục thanh ngũ tề, Tam tửu lục thanh; rượu Tề là rượu cúng, Tam tửu là rượu làm vội uống ngay, Tích tửu là rượu trữ, cất giữ suốt mấy mùa và mỗi thứ đều có chung riêng để uống; bồ đào uống chung dạ quang, rượu trúc diệp (lá tre) uống chung dương chi bạch ngọc đời Bắc Tống, rượu trắng uống trong sừng trâu, lấy mùi tanh của sừng để ngạ mùi men của rượu, rượu bách thảo mỹ tửu uống chung bằng trúc để giữ mùi thơm. Tổ Thiên Thu nói một dọc 8 thứ rượu và rút trong bị ra 8 chén khác nhau, mời rượu Lệnh Hồ Xung. Lệnh uống vào tửu khí xông lên v́ có mùi tanh của cá ươn, có chén cay sè, có chén sắc như dao đâm vào cổ họng … tức khí tuôn trào nuốt sạch 8 chén cùng một lúc. Thâm ư của Tổ Thiên Thu là cứu nhân độ thế, nào ngờ sự nhầm lẫn đó làm cho Lệnh Hồ Xung tức- trào- máu- họng! Lệnh Hồ Xung là đệ tử ruột của phái Hoa Sơn, là một chàng du tử lăng mạn, qúi rượu hơn qúi tính mạng. Tác giả Kim Dung tả cảnh uống rượu giữa Điền Bá Quang và Lệnh Hồ Xung qúa tuyệt luân làm người đọc ngạc nhiên không ít. Lệnh Hồ Xung là một trích tiên, đày đọa phải nhập thể và nhập thế. Tiếu Ngạo Giang Hồ đưa ra một luận cứ triết lư sâu sắc, con người sinh ra không thể sống một ḿnh cũng không thể sống hai ḿnh khi tâm ư chẳng tương thông. Khát vọng của Tiếu Ngạo Giang Hồ là t́nh thương, dù có say đến mức nào t́nh yêu vẫn trên tất cả, sự giao ḥa giữa rượu và t́nh đó là mối giao t́nh chân chính nhờ đó mà t́m thấy hạnh phúc trong tửu đạo.


Thời gian Lệnh Hồ Xung lưu đày, tù tội và biết bạn ḿnh nhớ rượu như nhớ người t́nh, Điền Bá Quang đă vượt 6000 dặm về kinh đô Lạc Dương, vào trong cung của vua Tống trộm 2 hủ Thiệu Hưng nữ nhi hồng tửu; thấy trong hầm chứa cả ngàn hủ Thiệu Hưng, Điền Bá Quang đâm ḷng ganh ghét tung quyền cước phá vỡ tất cả rượu qúi v́ không muốn bọn vua quan uống phí rượu qúi v́ đời này chỉ có Điền và Lệnh mới xứng đáng được uống mà thôi. Uống rượu qúi không c̣n là vấn đề đặt ra nữa mà Điền được đối ẩm với Lệnh Hồ Xung là chuyện khó có thể xảy ra cho chàng. Điền Bá Quang vốn cả nể sư phụ Lệnh Hồ Xung là Nhạc Bất Quần cho nên Điền Bá Quang lập mưu cho Nhạc Bất Quần hạ sơn đi t́m Điền Bá Quang, v́ thế mà Điền gặp được Lệnh Hồ Xung ở Ngọc Nữ Phong đề đối ẩm là một hạnh phúc vô cùng cho Điền Bá Quang.


Kim Dung đem rượu vào truyện, một thứ rượu giao t́nh giữa chốn vơ lâm. T́nh bạn hay t́nh yêu, chén rượu vẫn là vai tṛ cơ duyên hội ngộ. Lệnh Hồ Xung đối ẩm với người yêu là Thánh cô Nhậm Doanh Doanh. Trong lúc ấy Lam Phượng Hoàng, giáo chủ Ngũ Độc Giáo Vân Nam say mê Lệnh Hồ Xung. Khi hay tin Lệnh Hồ Xung bệnh mới hồi phục bèn mang ṿ rượu Ngũ Long Mỹ Tửu trong đó có ngâm 5 thứ trùng độc. Cảm xúc tấm t́nh đó của Lam Phượng Hoàng, Lệnh Hồ Xung uống cho nàng vui ḷng. Tác giả Kim Dung hạ ngọn bút thần sầu diễn tả cảnh ái ân giữa Lam và Lệnh rất mùi mẫn, họ ôm nhau hôn ríu rít trước mặt bá quan kể cả sư phụ Nhạc Bất Quần; trong con mắt của Lam Phượng Hoàng kẻ uống rượu nàng mời mới thật là người t́nh như Lệnh Hồ Xung.


Nhân vật Tiêu Tương Dạ Vũ Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn Hành Sơn luôn luôn gắn liền tâm hồn ḿnh với chén rượu. Kim Dung mô tả Mạc Đại như sau: “…tướng mạo tiên sinh điêu linh cổ quái, lúc nào cũng như ba phần tỉnh bảy phần say…” Mạc Đại có cây dao cầm rất cũ kỹ, trong cây dao cầm có giắt một lưỡi kiếm mỏng như lá lúa. Tiên sinh quần hùng với chín gă tửu lượng cao thủ, qúa chén tỏ ra khinh mạn Mạc Đại, cho là tiên sinh c̣n kém nội lực so với sư đệ ḿnh là Lưu Chánh Phong là v́ Lưu Chánh Phong mỗi khi rút kiếm ra khỏi vỏ là nhát kiếm chặt đứt bảy cái đầu con chim nhạn. Lúc bọn chúng đang cao hứng cười nói th́ bỗng nhiên có một ông già gầy g̣, nghểnh cổ nh́n bọn hán tử và chỉ vào mặt, mắng: ” Bọn chúng bây nói chuyện thối lắm ”, thoắt một nháy bọn chúng thấy một tia sáng vụt bay ngang không gây một tiếng động nhỏ. Ông già bỏ đi, cơn gió thổi nhẹ lên bàn rượu, chín cái miệng chén cắt đứt và rơi xuống bàn vỡ tan. Hóa ra kẻ lam lũ nghèo nàn kia chính là Mạc Đại tiên sinh. Đường kiếm vút nhanh đến độ không ai nhận rơ đường kiếm mỏng đă vào đáy cây dao cầm. Như thế th́ bảy cái đầu chim nhạn kia phỏng là bao! Rơ ràng trong đoạn nầy có hai thứ rượu để dùng: một thứ uống vào để say sinh chứng, một thứ uống vào th́ cực kỳ tỉnh táo, đó là rượu của Mạc Đại tiên sinh. Tửu lượng trong truyện Kim Dung là một thứ vơ khí kỳ tài, một nội công thâm hậu chưa từng có trong giới hành hiệp giang hồ.


Loạn ẩm tức loạn tửu đă có lần chiêu đăi Lệnh Hồ Xung của bọn tà đạo thiết tiệc để làm hài ḷng Thánh cô Doanh Doanh. Thương nhau, qúi nhau mới tặng rượu. Đám Cái bang tuy đi ăn mày, đáng ra xin cơm họ c̣n xin luôn cả rượu. Rượu của Kim Dung là rượu t́nh, rượu nghĩa giữa giang hồ với thích khách. Tác giả muốn cho chúng ta thấy rượu ở đây là rượu hóa giải, nó được đặt lên ngôi vị tửu đạo chứ không c̣n một thứ rượu dùng để giải khuây, tiêu sầu hay thù hận.


- Lục Mạch Thần Kiếm tức Thiên Long Bát Bộ: Lần nầy chúng ta dự cuộc hội ngộ giữa Kiều Phong bang chúa Cái Bang và Đoàn Dự vương tử nước Đại Lư là cuộc hội ngộ trong chén rượu nồng. Ra khỏi ngục thất ở Thái Hồ, Đoàn Dự t́m đến quán rượu ở thành Vô Tích th́ bắt gặp một đại hán mắt sáng như điện, tuổi ngoài ba mươi, ngoại h́nh to lớn, đĩnh ngộ mặc áo vải thô xám đang ngồi độc ẩm.


Đoàn Dự nhận định đây là một hào khách lừng lẫy, từ đâu đến chứ ở đây nhất thiết là không có mẫu người như thế. Đó chính là Kiều Phong người mà Đoàn Dự rất trọng kính bèn đến gần mời rượu Kiều Phong. Kiều Phong gọi tất cả 30 cân rượu (đâu chừng 18 lít) và dùng bát lớn để uống. Đoàn Dự không phải kẻ lưu linh cho nên mới bắt đầu uống Đoàn Dự đă gục tại chỗ. Kiều Phong nh́n và mỉm cười. Đoàn Dự là người tu học tuyệt kỷ về Lục Mạch Thần Kiếm, qui khí lực vào huyệt Đan Điền rồi vận công phóng kiếm khí vô h́nh ra đầu năm ngón tay. Từ kiếm khí tạo ra thần khí phóng ḿnh với kiếm tửu. Kim Dung cứu nhân vật ḿnh từ chỗ vô tửu để trở thành hữu tửu. Đoàn Dự nạp hết số rượu vào huyệt Đại Truy rồi dẫn rượu đi qua các huyệt Thiên Tôn, Kiên Chân, Tiểu Hải, Chi Chính, Dương Cốc, hầu thoát ra khỏi cơn ức rượu, phóng rượu ra ngón Thiếu Trạch (ngón út). Từ cuộc đấu rượu hi hữu đó, họ nhận ra phẩm chất nhau và kết nghĩa đệ huynh. Ở đây ta cũng không quên nhà sư Hư Trúc, nhà sư cũng muốn kết nghĩa với Kiều Phong làm đại ca trước mặt quần hùng Trung Nguyên trong khi Kiều Phong đang bị vây tỏa.


Kiều Phong là người nước Khất Đan, một nước lớn ở phía bắc Trung Quốc lúc bấy giờ. Thời đó nước Khất Đan và Trung Quốc đang có vấn đề tranh chấp quyết liệt nhưng về sau ḥa giải để đi tới ḥa b́nh cũng nhờ vào lượng tửu trao nhau…


Tóm lại trong truyện Thiên Long Bát Bộ, Kim Dung đưa ra ba nhân vật có những đặc tính ưu việt đại diện cho nhân dân Trung Quốc đó là Kiều Phong, Đoàn Dự và Hư Trúc. Cả ba có cá tính khác nhau nhưng cùng một khí thế, khí thế kiên cường đấu tranh của người Trung Quốc. Tuy Đoàn Dự là người Đại Lư không được xem như người Hán, nhưng tánh t́nh ôn ḥa,nho nhă có phong cách truyền thống văn hóa của người Trung Quốc. Kiều Phong nói lên nghĩa khí ḷng kiên cường mặc dù người là dân tộc thiểu số ở Khất Đan.


Từ nước Khất Đan, Kiều Phong dẫn 18 tên lính trung thành gọi là Yên Vân thập bát kỵ, mang theo 36 da dê đựng đầy rượu quay về Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hồ Nam. Trên đường Kiều Phong bị quần hùng vây kín. Trong cảnh nguy nan bỗng dưng Đoàn Dự xuất hiện. Hai anh em bưng rượu lên uống th́ một nhà sư xấu xí từ trong chùa Thiếu Lâm chạy ra :” Đại ca và tam đệ uống rượu sao không cho ta tham dự”. Đó là sư Hư Trúc. Nhà sư cá tính có phần khoảng cách với văn hóa Hán tộc; sư cố chấp, phá giới nhưng được tư tưởng tôn giáo rất cao siêu. Mặc dù luật giới cấm kỵ rượu nhất là chùa Thiếu Lâm một tu luật khắt khe nhưng giữa lúc đó Hư Trúc thấy hai vị uống rượu để chuẩn bị chiến đấu, người nổi hào khí, muốn uống rượu trước mặt quần hùng để chia sẻ với nhau và quả nhiên bầu rượu nghĩa khí, nghĩa t́nh đă làm nên đại sự. Kiều Phong chận đứng âm mưu của Du Thản Chi, giương tay tóm đầu Cô Tô Mộ Dung Phục. Đoàn Dự xử dụng 6 thế Lục Mạch Thần Kiếm đánh cho Mộ Dung Phục thất điên bát đảo. Hư Trúc vận Bắc minh chân khí biến những giọt rượu thành một thứ sanh tử phù cấy vào gă đại ác Đinh Xuân Thu. Bọn Yên Vân thập bát kỵ xâm ḿnh trên ngực h́nh chó sói đó là tập tục của người Khất Đan,vừa uống vừa hú lên những tiếng mang dă, thể hiện ḷng trung thành sống chết với Kiều Phong.


Nhưng rượu trong tác phẩm vơ hiệp của Kim Dung không chỉ uống trong lúc đoàn viên mà c̣n được uống trong lúc lâm biệt đầy máu và nước mắt. Kiều Phong muốn gác kiếm về bên kia Nhạn Môn để ẩn tích mai danh. Nhưng định mệnh buộc chàng một lần nữa cứu cô bé A Châu đến Tụ Hiền trang ra mắt Tiết Mộ Hoa nhờ viên thần y này cứu giúp nàng. Nào ngờ Kiều Phong sa lưới bọn Trung Nguyên và bàn kế giết Kiều Phong. Họ là anh em kết nghĩa ngày xưa nay trở mặt thù hằn, căm ghét chàng. Cục diện lúc bấy giờ một mất một c̣n, giữa sống và chết. Kiều Phong đề nghị anh em Du Kư, Du Cân chủ nhân Tụ Hiền trang;cho xin mấy ṿ rượu. Ông rót rượu ra bát lớn, mời anh em Cái Bang uống để tỏ lời dứt t́nh đọan tuyệt, trong số đó có kẻ chảy nước mắt khi cầm bát rượu đọan t́nh với Kiều Phong. Cuối cùng; Kiều Phong đại khai sát giới chạy thoát vào ải Nhạn Môn.


Có trường hợp uống rượu tưởng như biệt ly lại hóa ra đoàn viên. Đó là trường hợp uống rượu kỳ cục của Cẩu Tạp Chủng Thạch Phá Thiên, một thiếu niên ngây thơ, kết nghĩa với hai ông anh mưu mô, xảo quyệt là Trương Tam và Lư Tử. Cả hai muốn hại Thạch Phá Thiên. Trương Tam có bầu rượu dương cương, Lư Tử có bầu rượu âm nhu.Họ chỉ uống rượu của ḿnh và rất sợ rượu của nhau.Thạch Phá Thiên ngây ngô xin được ḥa hai thứ với nhau để uống.Trương Tam, Lư Tử cả mừng v́ nghĩ rằng chàng tuổi trẻ sẽ chết v́ hai thứ độc tửu. Nhưng tác giả Kim Dung với đầy đủ kinh nghiệm về tửu lượng đă hạ ngọn bút thần sầu để cứu nhân vật trong trắng ngây thơ của ḿnh ra khỏi cái chết của kẻ bất nhân. Cẩu Tạp Chủng Thạch Phá Thiên từng ngộ kỳ duyên, con người chàng đă dung ḥa được hai loại độc tửu dương cương và âm nhu; cho nên sau khi uống xong Thạch Phá Thiên tăng thêm sanh lực mạnh. Từ đó; họ kết tụ huynh đệ, hai bậc đàn anh tỏ ra ân hận và xấu hổ vô cùng. Trương Tam, Lư Tử biến đổi t́nh nghĩa từ xấu sang tốt với Cẩu Tạp Chủng Thạch Phá Thiên.


Trường hợp uống rượu mà không có rượu của Kiều Phong. Kiều Phong nhớ A Châu muốn t́m đến chén rượu để uống, khi nghe đôi điều tâm t́nh của A Châu, chàng cảm kích muốn có bát rượu để chúc nhau nhưng ngoài biên ải rượu đâu để hai kẻ tỏ bày họ đành nâng chén giả tưởng uống mừng ư hợp tâm đầu.


Chén rượu trong t́nh yêu của tiểu thuyết vơ hiệp Kim Dung mang theo tính cách đạo đức nhưng đầy tính lăng mạn. Cảnh rượu trong từng nhân vật, trong từng hoàn cảnh được Kim Dung mô tả rất chi tiết và hào hứng, đi sâu vào truyện chúng ta mới thấy cái tài của Kim Dung có đầy đủ kinh nghiệm về rượu từ khi uống cho tới khi say, một tửu lượng từng đánh gục biết bao đối phương, mới thấy rằng rượu ở đây là rượu hóa giải nghĩa t́nh giữa người với người, đó là cái sâu sắc mà Kim Dung muốn nói cái chủng rượu của người Trung Quốc và được xem như là quốc hồn quốc túy về rượu và biến nó thành tửu đạo vậy!


Kim Dung viết về rượu làm cho người đọc cảm thấy có mùi rượu quanh ḿnh và tưởng như những nhân vật trong truyện sống thực ngoài đời này. Kiều Phong nhờ có rượu mà phát huy khí tiết, thần thông sáng suốt, nội công thâm hậu. Hư Trúc nhờ phá giới, uống rượu mà t́m được người vợ cũ một thời sắc nước hương trời ở nước Tây Hạ, đó là công chúa Văn Nghi. Thạch Phá Thiên nhờ nhập hai thứ độc tửu mà hóa giải xung đột của âm dương nhị khí, giữa thù và t́nh đạt đến mức tối-thượng-thừa trong chốn vơ lâm giang hồ kiếm khách. Đó là những ǵ mà Kim Dung dành dụm cho kinh nghiệm viết lách của ḿnh; ông thấm nhuần chân lư về tửu khí và nghĩ đến câu thơ bất hủ của Lư Bạch trong bài Tương Tiến Tửu :


Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
(Thánh hiền xưa nay đều lặng lẽ/Chỉ người uống rượu mới để lại tên tuổi)


- Ỷ Thiên Đồ Long Kư. Trường hợp Thành Khôn, tác giả cho đó là loạn tửu, bởi uống mà không kiềm chế lư trí, hóa điên, hóa khùng là hạng người mất kiểm soát, mất nhân phẩm đưa tới hành vi vũ phu, bạo hành, gây án mạng rồi sống ngoài ṿng pháp luật. Từ đó Thành Khôn dối gian chính ḿnh, giả danh đi tu, cũng cà sa, b́nh bát nhưng rồi cũng không khỏi lưới trời…


Tác phẩm của Kim Dung tràn đầy rượu là rượu nhưng tác giả khéo diễn giải để người đọc thấy cái lợi của rượu và cái hại của rượu; v́ vậy ông đưa nhân vật ông vào truyện qua nhiều thành phần xă hội, đă là giang hồ hành hiệp mà không có chén rượu th́ truyện của Kim Dung sẽ lạc vào cơi u. Ấy là điều mà tác giả đă dự phóng!


-Thần Điêu Đại Hiệp. T́nh si cũng biểu dương bằng rượu. Con bé Quách Tường; tuổi tṛn trăng mà đă thấm t́nh trở nên cuồng trí, đem ḷng thương yêu người anh họ của ḿnh là Dương Qua. Trong lúc đó Dương Qua đang say mê sư phụ của ḿnh là Tiểu Long Nữ, không nghĩ ǵ mối t́nh thầm lặng của em ḿnh là Quách Tường. V́ t́nh yêu, Quách Tường muốn làm đẹp ḷng người yêu, nàng đă lên cương vượt ngàn trùng để t́m gặp Dương Qua, mang theo hành trang một bầu rượu qúi để được toại nguyện đối ẩm với Dương Qua, nhưng mộng ước không bao giờ thực hiện được. Ôm ḷng đau mối hận t́nh, Quách Tường đành xuất gia đầu Phật, cuối cùng trở nên tổ phái Nga Mi.


Ở đây rượu không đem lại t́nh yêu thỏa đáng cho nên rượu có ba loại rượu chứ không nhất thiết có rượu mới đoàn viên. Kim Dung cho chúng ta thấy điều đó. Vẫn có rượu biệt ly, t́nh hận của Dương Qua và Quách Tường. Tác giả mạch lạc ở chỗ đó cho nên độc giả không thấy cái phi lư của rượu.


- Lộc Đỉnh Kư. Kim Dung xử dụng ngọn bút của ḿnh một cách tài t́nh, vừa sâu sắc vừa trang trọng trong việc uống rượu đầy đủ nhân tính con người, kể cả thích khách hành: Vi Tiểu Bảo. Vi mê rượu từ thuở nhỏ, biết dùng rượu thượng hạng Mê Xuân Tửu. Mẹ của Vi Tiểu Bảo là bà Vi Xuân Phương làm điếm trong thành Dương Châu, bà giàu kinh nghiệm về việc pha chế rượu cho khách làng chơi uống và uống thế nào mà mất tiền vẫn thấy thoải mái, ấy là biệt tài của Vi Xuân Phương. Vi Tiểu Bảo cũng biết cách chế rượu như mẹ; Mê Xuân Tửu là rượu nhất nhưng Vi có thể chế thành độc tửu để làm hại t́nh địch của ḿnh, những tṛ độc ác đó biến Vi Tiểu Bảo trở nên lưu manh với phường bát nháo, mưu đồ hạ cấp. Rượu đẩy vào con đường tác oai, tác quái của bọn quan lại triều Thanh. Kẻ t́nh địch ngày xưa của Vi Tiểu Bảo là Trịnh Khắc Sảng.Vi Tiểu Bảo đă tung tiền mua chuộc bọn lính thị vệ, cho quân uống rượu say, Vi lọt vào thành truy diệt Trịnh Khắc Sảng, đ̣i Sảng phải phục hồi chức bá tước cho Vi. Cuối cùng đập phá, bắt cóc, lăng nhục, giết người đổ vạ để buộc tội Trịnh Khắc Sảng.

Đọc những tác phẩm của Kim Dung mới hay Trung Quốc có nhiều rượu lừng danh: Thiệu Hưng nữ nhi hồng, Thiện Hưng Trạng nguyên hồng, Trúc Diệp thanh, Mai Quế Lộ, Bạch Thảo tửu, Biên Tái tửu, Hầu Nhi tửu, Bồ Đào tửu, Ngũ Gia B́, Kim Tước tửu. Rượu của Kim Dung có nhiều tính chất khác nhau và gây cho người ta nhiều cảm xúc; đồng thời thể hiện được nét đặc thù của rượu…


Cuối cùng, chúng ta phải thừa nhận rằng toàn bộ tiểu thuyết của Kim Dung là một tuyệt tác phẩm từ xưa cho đến nay, tác giả có một bộ nhớ siêu tưởng, siêu tưởng có chứng cớ, có bài bản lịch sử đưa dẫn từ thời cổ đại cho đến những thời đại gần đây. Ông là một người đa tài trong mọi lănh vực nghệ thuật nói chung và rượu cũng được xem là một nghệ thuật nói riêng. Lược qua tiểu sử của Trà Lương Dung, người ta không t́m thấy ông là người sành rượu hay những ngón nghề khác cho dù là nghiệp dư, ngược lại ông có một đời sống rất mực thước; thế nhưng toàn tập trường thiên tiểu thuyết ông đă chứa đựng trọn vẹn những đặc trưng, truyền thống cũng như những tập quán cố hữu mà người Trung Quốc đă trải qua; với bộ óc tinh tường, uyên bác mới có đủ chất liệu để viết lên những huyền thoại giả sử qua truyện kiếm hiệp kỳ ảo như vậy. Nhân vật trong truyện của Kim Dung có hai bề mặt khác nhau, một ở ngoại quan và một ở nội quan và mỗi nhân vật đại diện cho mỗi thành phần trong xă hội từ vua quan sĩ tứ đến đám dân hạ lưu cùng khổ. Kim Dung đă xuyên thủng mọi hoàn cảnh, mọi con người qua từng gịng biến thiên của lịch sử, cơi người trong thế giới nhân sinh quan, vũ trụ quan. Kim Dung đă nhân cách mọi t́nh huống, ông muốn sáng tỏ cho thế giới thấy nền văn minh cổ đại đă có tự ngàn xưa của lịch sử Trung Quốc và họ luôn luôn tự hào về truyền thống của một đất nước kinh qua những cuộc đấu tranh vĩ đại là trung tâm của nhân loại, một “Trung-thần-thông” nằm ở chỗ đó!

Kim Dung là một tiểu thuyết gia của thời đại chúng ta đang sống. Theo John Minford;giáo sư sử học của Đại học Bách khoa Hồng Kông nhận định như sau: ”Tiểu thuyết của Kim Dung đầy tính hùng ca và sử thi khai thác rốt ráo những kiến thức về quyền thuật của Trung Quốc. Chính quyền thuật và y thuật, bút thuật, hội họa, thi phú, đàn địch, những cuộc đấu ẩm về tửu lượng đă làm nên cái hồn văn hóa Trung Quốc. Đọc truyện ông; độc giả có cảm giác hào sảng, ngất ngây vốn không thể t́m thấy trong văn học hiện đại Trung Quốc.” J. Minford là dịch giả Lộc Đỉnh Kư và chuyển ngữ tất cả truyện vơ hiệp của Kim Dung sang Anh ngữ.


Kim Dung ngưng viết từ lâu (1972) sau khi hoàn tất 12 bộ tiểu thuyết vơ hiệp để bước qua lănh vực khác mang tầm vóc quan trọng hơn, sau khi tên tuổi ông được đề xuất vào chính trường. Nhưng không; ông đă dừng bước thật sự để thấy tác phẩm ḿnh đi vào ḷng người, ấy là điều mà ông măn nguyện cho một đời văn nghiệp.

VƠ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc Jan 1/2009)

ĐỌC TỪ SÁCH BÁO:
- Far Eastern Economic Review .HK 2000.
- Đường Thi Tuyển Dịch của Gs Lê Nguyễn Lưu. NXB Thuận Hóa. Huế 2007.
- Tài liệu về rượu Trung Hoa xưa.




 

trang vơ công liêm

art2all.net