Kính tặng thầy Đặng Vủ Hoản Thân tặng anh Nguyễn Minh Khai và anh chị Lữ Quỳnh Tặng Vân và các con thân yêu Thương tặng tất cả học sinh yêu mến của tôi
Họa sĩ Trần Đạt vẽ CTNM ngày15/9/2013 Phần 15
Tuần lễ bắt đầu học bài thứ nhất, tội ác của đế quốc Mỹ, trôi qua trong sự nôn nóng của tất cả trại viên, v́ cuối tuần, Chủ nhật là ngày Thăm Nuôi đầu tiên. Đêm thứ 7 không ngủ được, sau khi sinh hoạt khối, tất cả đều vui, nói cười nhiều hơn thường lệ. Hắn hỏi N: -Chị có vô thăm không anh ? -Có.. h́nh như có cả vợ T nữa. Anh N, dạy toán, trong hội Tennis PhR, anh thuộc lớp trên, chơi hay, kinh nghiệm, nhất là tính trầm tĩnh, về kỹ thuật anh ngang với anh D, bs và anh P, quản lư sân.. Hắn chơi amateur không hay, nhưng dáng đánh khá đẹp.. Anh N có quen biết một cán bộ trên Trung Đoàn nên tin tức bên ngoài, t́nh h́nh gia đ́nh vợ con được cung cấp thường xuyên. Vợ chồng Hắn và anh chị N quen theo tinh thần đồng nghiệp nhưng khá thân t́nh. Anh N là người tốt, dễ gần. Nếu Vân vô thăm, các con ở nhà ai coi? Hắn vừa muốn gặp Vân, vừa không, v́ cứ nghĩ 4 đứa nhỏ một ḿnh ở nhà là Hắn lo. -Anh có các cháu đă lớn, c̣n em, các con c̣n nhỏ quá. -Th́ Thiếm ấy gởi ai đó, một ngày thôi mà.. Anh nói tiếp: -Nghe nói Thiếm ấy giỏi lắm. -Lúc em cưới, Vân c̣n đi học, có biết ǵ đâu. -Đời dạy, T. ạ, chứ thời cha sanh mẹ đẻ, vợ anh có biết buôn bán ǵ đâu mà bây giờ th́.. -Th́ sao anh ? -Kiếm sống được. Hắn ngậm ngùi: -Vân.. bán chuối nướng ở cổng Nhà Thờ. Anh N thở dài:
-Tội nghiệp, con gái cưng của một nhà thầu nổi tiếng.
Ba của Vân, trước khi trở thành Nhà-Thầu-Khoán nổi tiếng như anh N vừa nói, là giáo viên trường Kim Yến. Ông là thầy của anh N, anh Tr chồng cô S, dạy tiếng Anh ở Duy Tân, thầy của bs D... Ông là người đa năng, là trung phong cắm trong đội "đá banh“ Nha Trang, cũng là vơ sĩ Boxer, đua xe đạp… Đặc biệt, ông c̣n chơi vĩ cầm cực hay. Ông là người “đào hoa” nhất nh́ Nha Thành. Nhiều người biết Hắn là rể cũa thầy ḿnh, họ nói với Hắn ”chấp sống thêm ba đời, cho dù đẹp trai như ông, cũng không bằng cha vợ nổi đâu “. Hắn về nhà hỏi vợ: - Hồi xưa, ba nhiều “bồ” lắm phải không em? - Ai nói ? - Học tṛ cũ của ba… - Hơi đâu mà nghe họ nói.. Hắn ngập ngừng: - Họ nói…nói.. - Nói ǵ mà anh ấp úng măi vậy? - Chấp anh sống thêm ba đời cũng không bằng ba!
- Mấy ổng quỉ đó…phóng đại, nghe làm chi. Anh N tiếp: -Hồi học ở Nha Trang, anh, anh Th, anh D.. sống trong nhà thầy, lúc đó Vân, vợ T, bé teo, đen nhẽm, ai cho ǵ cũng ăn, cười suốt ngày .. Thật tội nghiệp Thiếm ấy.. -Dạ thôi anh, hoàn cảnh chung mà. Đêm thứ bảy trôi qua như lâu hơn, đêm dài hơn, tiếng côn trùng nỉ non trong sương, cùng nỗi mong chờ. Đêm nay, 130 trại viên khối 13 của Hắn, và hàng trăm, hàng trăm trại viên của 12 khối c̣n lại, đang thao thức. Đêm tối như sáng lên từ hàng ngàn đôi mắt, hàng ngàn trăn trở, mỗi người một hoàn cảnh, một tâm sự. Ngày mai có người gặp lại người thân, có người vui sum hợp dù cho phút giây, có người vẫn mở to đôi mắt hoài mong, chờ đợi trong cô đơn.. Buổi sáng như thức dậy sớm hơn mọi ngày, tiếng bước chân, tiếng gàu múc nước khua, tiếng cười nói… Mọi tiếng động như có mang theo niềm hy vọng. V, người bác sĩ Bóp Lễ đại tài của khối 13, cùng Hắn đứng trong khu “Đánh Răng Buổi Sáng". -Hôm nay Chị có vô không anh? -Anh cũng không biết.nữa. V như tiếp thêm hy vọng cho Hắn -Chắc có thôi. PR gần đây mà. -Bốn đứa nhỏ.. nhỏ quá, mà anh th́ tứ cố vô thân. -Anh cứ tin đi..em chắc.. -Anh cũng mong như vậy, gặp chị để biết t́nh h́nh gia đ́nh, mấy đứa nhỏ. -Anh nói em kính lời thăm chị nhé. -Cảm ơn em. C̣n em.. có hy vọng.. V cướp lời, như không muốn nhắc đến những người thân. -Quê em tận Quảng Trị nên chắc không ai vào đến đây thăm em đâu, và chưa chắc họ biết em ở đây. Khi quay qua, định nói lời an ủi, th́ V không c̣n ở đó. Hắn về pḥng, xem lại tờ giấy đă ghi sẵn những điều phải hỏi Vân, về t́nh h́nh gia đ́nh ngoài đó, và những điều dặn ḍ trong cuộc sống không có Hắn. Hắn mặc bộ đồ hồi trước thường mặc, bỏ mảnh giấy vào túi áo, một chút hồi hộp và … chờ. Hôm thứ sáu, tức trước hôm nay hai ngày: “Các anh tiếp thân nhân ở 'Giảng Đường' chắc chắn c̣n thiếu, v́ vậy, khối nào c̣n pḥng trống, có thể thu dọn tiếp thân nhân của khối ḿnh tại đó”. Khối 13 có hai pḥng như vậy. Từ sáng sớm, danh sách thân nhân đăng kư thăm nuôi của khối 13 được anh khối Phó lên Trung Đoàn lấy mang về dán ở Bảng thông báo. Trong danh sách có tên Vân và con trai Nguyễn. Hắn cười, nụ cười sau bao lâu mới nở gượng gạo trên môi Hắn, không biết, nhưng bây giờ, rơ ràng ḷng Hắn thấy vui.. Cửa vào trại, ở phía Bắc được mở cả hai cánh, có nhiều cán bộ và trại viên đại diện các khối túc trực ở đó. Thân nhân đọc tên ḿnh, tên người thăm nuôi ở tổ.., khối…. Cán bộ xem nếu có tên trong danh sách, th́ alo alo.. trại viên tổ.. khối… có thân nhân.. Người đại diện khối sẽ đưa thân nhân này đến nơi đă định trước. Đến nửa buổi sáng: -Alo alo .. trại viên T .. trại viên N.. trại viên H.. có người thăm nuôi. Ba anh em đều thuộc thành phần Duy-Tân-biệt-phái nh́n nhau, ai cũng vui, bước nhanh. Pḥng tiếp là nhà kho được thu dọn lại, không bàn ghế, mọi người ngồi bẹp xuống đất. Vân ốm và đen hơn trước rất nhiều, nhưng Nguyễn th́ vẫn mập, khỏe, mái tóc dài -giống ba- vẫn đen mượt. -Các con ở nhà khỏe cả phải không em? -Dạ khỏe, duy chỉ Ca Dao là.. Hắn nóng ruột: -Là sao em? Vân ngập ngừng: -Té .. găy tay trái. Và nói nhanh: -Em đưa lên Tân Phước, ông thầy bó lại.. Giờ th́ êm rồi.. Hắn lo lắng: -Sao em không đưa con vào Bệnh Viện? -Bệnh viên bây giờ đầy thương binh, ưu tiên cho bộ đội cụ Hồ… Em sợ họ bỏ con.. nặng thêm. Rồi buồn buồn: -Chuyện như vậy, đành chịu thôi anh à. -Em sống.. -Anh khỏi lo. Rỗ chuối nướng trước cổng nhà thờ ngày Chủ nhật, những lá cờ Đỏ Sao Vàng bằng giấy, những bảng khẩu hiệu "Không có ǵ quí hơn độc lập tự do", "Đảng cộng sản việt nam quang vinh muôn năm", "Đả đảo đế quốc Mỹ"…. Em và con sống được nhờ những thứ này. -Ai viết? -Em mua dụng cụ ở chợ trời : tôn cũ, cọ, màu…. Những em học tṛ của anh như On, Đức, Thọ… đến, chúng cắt và viết… Em đem ra đường ngồi bán. Anh biết là nhà nhà cần treo khẩu hiệu, người người cần cờ để phất, khi đến chỗ tập trung để cách mạng phổ biến thông báo chính sách hay vạch trần tội ác Mỹ Ngụy, ngay cả đi học chính sách XHCN cũng phải có cây cờ, để phất qua phất lại. Chưa đi học tập, anh dạy em bán cờ Đỏ-Sao-Vàng, bán xôi… nay thêm bán khẩu hiệu, toàn là những thứ mà tất cả người dân vừa được thoát ách nô lệ Mỹ ngụy cần, rất cần. Vân nói một thôi dài, như để d́m mất nỗi lo nơi ḷng người chồng, mà trước đây, Vân đánh giá là người ”ưa lo’ chuyện không đáng lo. Vân nh́n Hắn cười và nhỏ giọng: -Em c̣n bán cả cụ…Hồ nữa. -Trời đất.. -Em nói thiệt mà… Em bán rẻ rề hà. Hắn hoảng hốt: -Chết anh.. -Cứ… 5 đồng một cụ Hồ… đắt như tôm tươi.. Giọng giễu cợt: -Có khi 3 đồng.. cũng bán luôn. -Thôi.. chết anh Vân ơi. -Có ǵ mà chết… Em đem h́nh cụ Hồ làm khuôn, lộng kính…và bán. Nhà nào không lập bàn thờ cụ Hồ, khói hương nghi ngút, th́ cũng có cái h́nh treo lên vách ở chỗ trang nghiêm nhất, hơn cả tổ tiên ông bà… Em giúp họ thực thi chính sách đó thôi. -Anh biết nhưng …nhưng… Vân như ch́m trong suy tưởng. -Em không đem ra bán ngoài đường. -Phải.. -V́ như vậy là bị c̣ng đầu. -Phải. -Người ta đến nhà “bán cho tôi một cụ Hồ “, em mới thực hiện dịch vụ, anh khỏi lo. Hắn chưa thấy Vân -vợ Hắn- điên như vậy bao giờ cả. Vân cũng báo cáo là Nguyễn bắt đầu đi học, cu cậu –nhát như ba- khi bị mẹ bỏ lại cho cô giáo, khóc quá trời, Thư vẫn ù ịch, vẫn xin ăn khắp xóm, Hương khỏe, nhưng đen hơn trước, “chắc sau này da nó màu chùm quân” anh hỉ. -Vân này.. -Dạ. -Em nói đúng, anh đă chủ quan.. -Anh là người cả tin và nhẹ dạ nữa. Như không nghe lời vợ nói: -Em về.. thu xếp vô PT, lên xă Hàm Liêm gặp Việt, lo giấy tờ của ba dùm anh. Ngừng một chút Hắn tiếp: -T́nh h́nh này, anh không biết phải học tập bao lâu. Anh cần về. Bỏ em và con một ḿnh anh lo quá. -Em hiểu rồi. Em tranh thủ đi sớm, anh đừng lo. Khoảng xế chiều th́: -Alo alo .. hết giờ thăm nuôi… đề nghị thân nhân trại viên rời khỏi trại. Hắn hôn Nguyễn, và nói với vợ: -Em nhớ lời anh dặn nhe. -Dạ, em nhớ. Vân, vợ anh N đều nắm lấy tay người ở lại, bịn rịn rời khỏi A.38.
|