chu trầm nguyên minh

 

BÀI HOAN CA Ở A.38

Kính tặng thầy Đặng Vủ Hoản

Thân tặng anh Nguyễn Minh Khai và anh chị Lữ Quỳnh

Tặng Vân và các con thân yêu

Thương tặng tất cả học sinh yêu mến của tôi

 

Họa sĩ Trần Đạt vẽ CTNM ngày15/9/2013

Phần 18


 

- Có một bà thăm nuôi chết ngoài chợ.

- Sao vậy..?

- Nghe nói trúng gió.

Toán Trại Viên đi lấy trấu về cho bếp nấu ăn, vừa đổ trấu vào kho chất đốt vừa nói, một vài người hỏi thăm:

- Có biết người ở đâu đến không ?

- Không.

Hắn có nghe, nhưng công việc lấp kín đầu, Hắn không để ư. Rồi mọi người ai có việc nấy, số đông ở trong pḥng viết thu hoạch, số khác đi tập văn nghệ 2/9. Hắn cùng tổ lương thực và tổ nhà bếp, phối hợp kiểm kê lương thực, gạo, bắp, bo bo, cá khô, muối..v..v đă nhận của Trung Đoàn tháng qua, tổng thu, tổng chi mỗi loại. Công việc không đơn giản nhẹ nhàng chút nào, dù Hắn đă cho vào sổ từng ngày.

Mọi người đều cố gắng trong phần việc của ḿnh, tiến hành nhịp nhàng, chênh lệch tổng chi rồi cũng t́m ra, khớp với tổng thu.

Trại viên đứng tán chuyện ở sân, nơi hàng đêm Sinh Hoạt. Chuyện người đàn bà đi thăm nuôi chết ngoài chợ Sông Mao lại được nhắc đến.

- Mày nghe ai nói ?

- Dân ở ngoài đó, ai cũng biết chuyện. Họ nói người đàn bà vào chợ mua thêm quà cho chồng, bỗng ngă xuống, sùi bọt mép..

- Rồi sao nữa ?

- Mày để tao thở đă..

- Tao biết.. Những người trong chợ, đa số là dân tộc Nùng, họ lôi người đàn bà ra khỏi chợ, bỏ nằm bên đường.

- Phải cấp cứu người ta chớ!

- Nùng ghét Việt… đời nào.

- Quân .. quân ác đức!

- Họ lấy chiếc chiếu rách đắp lên xác chết…

- Quân trời đánh!

Đến giờ Sinh Hoạt, trại viên đứng thành hàng, theo tổ. Anh khối phó có nhiệm vụ điểm danh, rồi báo cáo lại cho khối trưởng. 

Hằng đêm, Hắn vẫn đứng ở vị trí này. Sau lưng là tấm bảng đen, dán đủ thứ thông báo, và công tác hàng ngày. Phía trên tấm bảng có bóng đèn điện h́nh trái bầu, phát ra ánh sáng vàng hiu hắt. Ở đây, hàng đêm Hắn không nh́n rơ mặt đồng đội, những khuôn mặt ngước nh́n lên, những khuôn mặt u hoài, chờ đợi..

Và đêm nào cũng vậy, khi tiếng c̣i tàu cất lên, vang xa trong sương đêm, sự yên lặng trở nên rợn người ch́m theo những ḍng nước mắt. Hắn biết, đồng đội Hắn đang khóc.. và Hắn cũng vậy. Hắn nuốt trôi vào lồng ngực ḍng nước mắt chực trào ra.

Những đêm không c̣n việc ǵ cần nói, không gian trở thành mênh mông và hồn người như gởi về nơi xa mù. Như đêm nay.

Hắn đột ngột nói to: 

- Hát .. hát.. anh em ơi..

- Phải… hát.. hát..

- Quản Ca Q đâu ?

- Em đây.

Hắn vỗ vai Q và cất cao: 

Ḥ dô ta nào

Kéo pháo ta vượt qua đèo

 

Hai, ba. Tất cả cùng hát:

Ḥ dô tao nào

Kéo pháo ta vượt qua đèo

Ḥ dô ta nào

Kéo pháo ta vượt qua núi

Dốc núi cao cao…

 

Cả khói cùng hát, hát to, thật to.. Bài hát kéo pháo cứ lập đi lập lại, mỗi lúc tiếng hát một cao hơn, to hơn.. cho âm vang cả đêm trường, cho quên hết nỗi niềm.

- Anh khối trưởng! 

Hắn giật ḿnh. Cán bộ Hùng đă đứng khuất bên trái tấm bảng, nơi ngọn đèn vàng không đủ sức chiếu sáng.

- Có tôi.

- Anh cho.. hát sớm quá..

- Thưa, hôm nay..  hôm nay.. 

Phía trại viên đă ngưng hát:

- Buồn quá cán bộ ơi.

- Thằng T nhớ bồ…

- Hát cho quên đời. 

Cán bộ Hùng bước tới đứng trước ngọn đèn, nh́n lên chỉ thấy h́nh người thành một khối tối đen: 

- Anh em, tôi cũng xa nhà y như anh em …Hát, nhất là hát bài hát cách mạng là không có tội.. nhưng..

- Nhưng sao ạ?

- Hát không đúng lúc, đúng chỗ cũng bị phê…b́nh.

- Phê b́nh?

- Đúng, cái ǵ đi ngoài qui định đều sai... phê b́nh để sửa sai.

Cán bộ Hùng yên lặng một lúc, trao đổi ǵ đó với khối trưởng, rồi nói lớn: "Anh em hát tiếp.. hát to lên nhé", rồi đi về hướng Trung Đoàn.

Cán bộ Hùng, người thay thế Cán bộ Đời 68, là người được trại viên nhất trí chấm điểm 9, hiền, có t́nh người, biết cảm thông .. chỉ có điều ăn nói không lưu lóat như Đời 68. Khi phải nói với toàn khối một vấn đề có liên quan với Đảng, với Bác, Cán bộ Hùng phải học trước nội dung sẽ nói, miệng cứ lẩm bẩm.. Bác đă dạy… Đảng đă nói… Có người cười diễu cợt, có người thương hại, nhưng có điều ai cũng công nhận cán bộ Hùng là người tốt.

Đêm Sinh Hoạt rồi cũng trôi qua. Anh em tập văn nghệ, làm sân khấu 2/9 lục tục trở về. Có tiếng trao đổi, nhưng rất ít tiếng cười. Ai về pḥng nấy, đêm bắt đầu choàng lên liên trại bóng tối và sự tĩnh mịch rợn người.

Hắn nằm ở chiếc chiếu số 13. Ngày ngă bệnh anh em đă “xin” được cho Hắn nằm trên sạp. Khi vừa hết bệnh, Hắn mang sạp xuống nhà bếp tự tay tháo ra, nhóm lửa. Từ đó, Hắn nằm lại trên chiếc chiếu trải trên nền đất mang số 13, ẩm ướt như mọi người.

Đêm nay, lưng Hắn lạnh lạnh và cứ thao thức. H́nh ảnh vợ con cứ hiện về chập chờn. Ḷng Hắn quặn đau, nước mắt rơi trong âm thầm.

Bảy giờ sáng th́ khối đă tập họp, hàng ngũ chỉnh tề.

Hôm nay tổ nhà bếp được tăng cường 4 người đi lănh lương thực.

Như thường lệ, anh khối phó đọc tên 4 người được phân công tổ đi lănh lương thực tách khỏi hàng. Ai cũng cười toe toét v́ mỗi lần như vậy được ra khỏi trại, nh́n cảnh bên ngoài. Có anh c̣n “cua” được em ở ngoài chợ.

Buổi học lại bắt đầu, bài mới có tựa: Đế Quốc Mỹ Là Tên Sen Đầm Quốc Tế. Sau giờ cơm trưa, Hắn thấy một cán bộ lạ mặt, đến bên Hắn: 

- Anh là T ?

- Thưa ..tôi là T.  

- Anh khỏe không ?

- Cảm ơn, tôi khỏe.

- Tôi muốn trao đổi một chút, được không ?

Hắn hơi lo:  

- Thưa..

Cán bộ vô đề:

- Chị Hiếu bây giờ thế nào ?

Hắn ngạc nhiên:

- Chị tôi ở Sài g̣n.. chắc cũng ổn thôi.

- C̣n anh Nhị ?

- Thưa, anh chị cưới nhau, giờ được 4 cháu.

Cán bộ như muốn hỏi thêm nhiều điều. 

- T này…

Nhưng không nói được. 

- Cố gắng lên nhé.

Rồi thoát đi rất nhanh về hướng Trung Đoàn. Không cần vận dụng trí nhớ, Hắn cũng nhớ ra. Hồi Hắn và chị Hiếu học ở trường Trung B́nh ở khu Lê Hồng Phong B́nh Thuận, th́ anh Châu, tên người cán bộ, học trên hai lớp. Anh là một trong số chàng trai theo đuổi chị Hiếu. Chị là hoa khôi của trường thời đó. Sau 1954, gần như tất cả học sinh của trường đều đi Tập Kết. Anh Châu đi đợt đầu tiên, tàu Ba Lan, khởi hành từ Hàm Tân- LaGi. Hắn nghĩ, anh Châu biết Hắn ở đây từ lư lịch của Hắn ở Trung Đoàn. 

15 giờ, dù bài "Sen Đầm…" chưa kết thúc, Hắn cũng được phép rời lớp học. Qui đinh chung là khối trưởng phải trực tiếp kư nhận lương thực mà toán đi nhận lương, thực ra là đi khuân vác, lúc sáng đă về.

Ba chiếc xe Dodge của Mỹ Ngụy bỏ lại, chất đầy lương thực, đậu ở cửa kho Trung Đoàn. Cuộc giao nhận diễn ra nhịp nhàng, khá nhanh. Cán bộ cung cấp lương thực và cán bộ Trung Đoàn kư giao nhận, rồi cán bộ Trung Đoàn kư với khối trưởng của mỗi khối. Tổ cũa khối nào mang lương thực của khối đó về kho.

- Anh bếp trưởng!

- Anh gọi ?

- Số cá tươi nhiều quá, làm sao bảo quản cho tới cuối tháng ?

- Tôi đă tính xẻ phơi 2/3, c̣n 1/3 kho lạt cho anh em ăn một bữa đă…đời chơi.

Hắn phân vân:  

- Nhưng muối ở đâu ?

- Anh khỏi lo. Tôi đă mua ngoài chợ 10kg rồi.

Hắn nhẹ nhơm:

- Giỏi. Giỏi.

Anh em trong tổ hưởng ứng:

- Bếp trưởng c̣n xin cho cả tổ vào cà phê.. quán có em út nữa…khối trưởng à.

Bếp trưởng: 

- Anh khối trưởng, người đàn bà thăm nuôi chết ngoài chợ, nghe tội quá.

- Tôi có nghe, nhưng không rơ lắm. 

- Ai đời người ta trúng gió, đă không cứu c̣n lôi ra lề đường.

Có tiếng nói chen:

- Họ nói để chết trong chợ là xui.

- Anh có nghe người đó ở tỉnh nào tới không ?

- Không rơ lắm, người ta nói ở PT ra, rồi PR vô, và c̣n DL xuống nữa .. Không xác định được.

- Nhân dạng ?

- Vừa người, không cao không thấp.

- Giấy tùy thân… đơn xin phép thăm nuôi đặc biệt, v́ thời gan này đâu cho thăm nuôi.. Phải biết chớ ?

- Tụi em không rơ, nhưng tội nhất là đứa bé.. 

- Đứa bé ?

- Một bé trai... chừng 4, 5 tuổi ngồi bên xác, gọi thảm thiết… Má ơi… Má ơi..

Hắn rùng ḿnh, Nguyễn con Hắn cũng tuổi đó. 

Anh bếp trưởng sực nhớ:

- Người ta nói xác chết đeo chiếc đồng hồ Seiko của đàn ông, rất to.

Hắn bủng rủng:

- Đồng hồ đàn ông ?

- Hiệu Seiko, đeo ở cổ tay trái.

Hắn ngă xuống, cất tiếng gọi yếu ớt.. Vân ơi.. Nguyễn ơi… Anh em khiêng Hắn vào pḥng, đặt nằm trên chiếc chiếu số 13. Hắn lịm trong cơn mê.

 

Đêm cuối, sáng mai Hắn sẽ lên NLS tŕnh diện, dù cán bộ N người bên giáo dục nói, các anh chỉ học tập chính sách chừng một tháng, rồi về. Hắn tin, c̣n Vân, vợ Hắn, th́ không tin.

- Cần chi những thứ này..

- Em nghĩ, nên chuẩn bị trước vẫn hơn. 

Hắn bỏ bớt lại quần áo, thuốc men, thức ăn khô..

- Em để cho các con …

- Chúng có rồi…

- Cái xách này anh phải mang đi.

Hắn nh́n vợ, thấy khuôn mặt lo âu không vui. Hắn nhớ lại thái độ của K, nhất là đôi mắt nh́n Hắn trước khi từ giă… Hắn hơi chột dạ. Có lẽ nào cán bộ N nói sai [?]Hắn cổi chiếc đồng hồ hiệu Seiko đưa cho vợ.

- Anh để lại..

Vân đưa tay nhận, nói nhanh: 

- Em sẽ đeo nó ở tay trái.. như có anh một bên.
 

Hắn tỉnh lai, v́ cái vỗ nhẹ của V.

- Anh tỉnh rồi..

- Anh..

- Anh mê suốt đêm, thỉnh thoảng lại ú ớ.. Em lo quá.

Hắn nh́n quanh, trại vắng hoe, ánh nắng ban mai ngoài khung cửa.

- Anh em…

- Dạ.. đi học cả rồi…

- Em ?

- Em được phân công ở nhà xem chừng anh.

Lớp học giải lao 15 phút, Anh N tranh thủ về trại:

- Chú thấy trong người thế nào ?

- Dạ khỏe rồi.

Anh N nói với V: 

- V đi học đi, anh thế..

Trước khi đi V nói:

- Em có nấu cháo dưới bếp, anh ấy ăn sẽ khỏe thôi.

Nói xong, V chạy nhanh ra khỏi pḥng.

- Có chắc là thiếm ấy không ?

- Chắc, anh ạ. Không biết bây giờ vợ con em ra sao ?

- Anh đă nhờ người cán bộ quen, lâu nay vẫn cung cấp tin nhà cho anh, ra chợ điều tra thực hư, sẽ có tin ngay thôi.

- Anh nhờ họ ?

- Phải,  từ chiều qua lúc chú xỉu …

Anh N đưa tay rờ lên trán, rồi nói với Hắn:

- Anh đi lấy cháo…

Hắn chống tay định ngồi dậy, anh N chận lại:

- Cứ nằm nghỉ …

Trong những đồng nghiệp “biệt phái Duy Tân”, Hắn thân nhất với anh N. Chị N và vợ Hắn cũng có chút liên hệ, quen biết. Kỳ thăm nuôi vừa rồi, chính chị N đă nhờ người nhà coi chừng mấy đứa nhỏ cho Vân đi cùng chị thăm nuôi… Những chuyến đi đánh Tennis giao lưu ở Phi Trường Thành Sơn, Cam Ranh, Phan Thiết… thậm chí măi tận Cần Thơ, anh em có nhau, ở cùng pḥng, ăn cùng mâm… Anh không thích thơ, hát ḥ, nhưng lại là bạn thân của một nhạc sĩ, có nhiều bài hát nổi tiếng ở Sài G̣n.

Buổi trưa th́ Hắn khỏe hơn khi người cán bộ anh N nhờ đă làm xong nhiệm vụ. Đó đúng là vợ con Hắn, nhưng rất mừng là có một người, cùng đi thăm nuôi, cứu sống.

- Nghe nói người cứu là một chị bán Hành Tỏi ở chợ PR… Chị ấy cơng xác chết trên lưng, tay dắt đứa bé, và chạy ra tận quốc lộ, nhờ dân ở dây cắt lể tỉnh lại rồi đón xe cùng về PR. 

Ngừng một chút, rồi tán thán:

- Tội nghiệp chị bán Hành Tỏi bỏ lại một xách thăm nuôi to …đùng.

Anh N kết luận: 

- Chú khỏi lo rồi nhe. Anh có nHắn ra, bảo thiếm ấy viết cho chú một lá thư cho chú an tâm.

- Cảm ơn anh. Anh chu đáo quá.

- Anh em… lúc này không thương nhau th́ đợi đến lúc nào.

Hắn an tâm phần nào và thấy thương Vân hơn lúc nào hết.

 

Buổi chiều Hạt Mè đến.

- Nghe nói vợ cậu…

Hắn ngạc nhiên:

- Sao ông biết ?

- Cả trại biết chứ đâu phải ḿnh tớ!

- Cảm ơn, ổn rồi…

- Tớ cũng nghe nói… tớ mừng cho cậu.

- Ngoài thăm ḿnh c̣n việc ǵ nữa không ?

Hạt Mè tiu nghĩu.

- Tớ … thăm cậu thật mà. 

Hắn hỏi:

- Phổ bài Hoan ca chưa ?

Hạt Mè trả lời:

- Bài Hoan Ca ở A.38, họ lệnh phải sửa lời. Riêng đoạn thứ 2 phải viết lại.

- Đây là lần sửa thứ 3, tớ chịu thôi.

- Họ nói..

- Nói sao?

- Đọc lên thấy…thấy…c̣n căm thù, chưa ḥa hợp..

- Căm thù ? Họ tưởng tượng ra…cũng hay!

Hạt Mè nói lại điều cán bộ yêu cầu:

- Dzui dzẻ, phấn khởi, ca ngợi Đảng và Bác mới…hay.

Hắn nh́n mặt đau khổ của Hạt Mè, ḷng bỗng thấy thương bạn.

- Tớ sẽ sửa như yêu cầu của họ.

Hạt Mè đưa trả bài Hoan ca phải sửa cho Hắn.

- Mai tớ đến nhé.. gấp lắm.

- Tớ sẽ cố.. Mai cậu đến lấy.

Hạt Mè vui:

- Nhất.. Kỳ Khu, nhất Kỳ…

Hắn đẩy vai Hạt Mè, không cho.. điên thêm, rồi quay nhanh vào pḥng. Trong buổi chiều có Đ, C.. đến thăm, có cả cán bộ Hùng.

- Anh khỏe chưa ?

- Thưa… khỏe.

- Nhân có cán bộ công tác PR, tôi nhờ họ đến thăm sức khỏe bà nhà. Nay mai họ về th́ sẽ biết thôi.

- Cảm ơn cán bộ.

- Ơn nghĩa ǵ, bà ấy c̣n sống là mừng rồi..

Trước khi về Trung Đoàn:

- Nhớ.. khỏe nhe.

Nói cho cùng, dù là ai, nói giọng ǵ, mặc áo nào.. trong ngực vẫn có một trái tim. Hắn lấy giấy và bắt đầu sửa lại bài Hoan Ca. Hắn xóa xóa viết viết rồi xếp mảnh giấy bỏ vào túi áo. Hắn nhẫm đoạn có thể đọc được:

Anh em ta cùng về đây
Vui bên nhau, vui sum vầy
Bỏ sau lưng, bỏ tháng ngày
Chiến trường xưa, như gió bay

Anh em ta cùng về đây
Chiến trường xưa như bóng mây
Quên đi bao máu xương
Quên đi bao đọa đày

Anh em ta cùng về đây
Lao động là vinh quang
Bác Hồ..ồ…ồ…đă dạy

……………………….
 

Ba đoạn sau Hắn không đọc được, dù chỉ đọc lẩm nhẩm trong miệng. Hắn xấu hổ phải viết những câu thơ không muốn viết, những ngợi ca chưa kiểm chứng,  những cung tụng hoa mỹ, những ca ngợi… Hắn không thể không viết nhưng dứt khoát không đọc hay nghe khi nó được phổ nhạc. Đó là một lời thề.
 
 

Xem tiếp phần 19


 

art2all.net