chu trầm nguyên minh

 

BÀI HOAN CA Ở A.38

Kính tặng thầy Đặng Vủ Hoản

Thân tặng anh Nguyễn Minh Khai và anh chị Lữ Quỳnh

Tặng Vân và các con thân yêu

Thương tặng tất cả học sinh yêu mến của tôi

 

Họa sĩ Trần Đạt vẽ CTNM ngày15/9/2013

Phần 25


 

- Dứt khoát.. Không.

- Anh nghĩ…

Vân cướp lời:

- Anh nghĩ cái ǵ nào ? Anh nghĩ ông ta giúp anh ư ? Một người vô ân bạc nghĩa, một loại cơ hội.. mà giúp anh lúc này ư ?

Vân xúc động:

- Tôi nhắc cho anh nhớ. Khi tờ YT về SG in typo, ông ta được gặp nhiều người mà ông ta có thể nhờ được, lợi dụng được, những người mà từ họ ông ta có giá trị hơn, lúc đó anh không những bị ông ta quên mà c̣n bị xúc phạm.. Ông ta nói với anh “bài của ông gởi về bị bỏ sọt rác” là ǵ … Anh không c̣n giá trị lợi dụng nữa, cho dù nếu không có anh và cả tôi nữa, ông ta đă bỏ xác ở cao nguyên rồi.. và không có anh, không có YT th́ ông ta là ai ? một nhà thơ, một nhà văn hay một họa sĩ ? Một người như vậy, anh hy vọng ǵ nào ?

Và Vân lập lại một cách kiên định:

- Dứt khoát… không.

Đó là câu trả lời của Vân khi Hắn hỏi ư kiến có nên đến nhờ KT giúp hay không [?] KT đang là cán bộ cách mạng của thị xă PR-TC. Hắn cũng không hiểu v́ sao một hạ sĩ Ngụy, từng qua Mỹ học truyền tin quân đội, lại trở thành cán bộ cách mạng nhanh đến như vậy.  

Hắn nh́n những người đi KTM bỏ về, lang thang ngoài đường, trong chợ, hay ngồi khóc trước căn nhà của ḿnh bị Cán bộ chiếm. Hắn nghe kể đủ chuyện khó khăn...không nước ..không đất canh tác ..không điện thắp sáng ..không thuốc men, lương thực… Cách Mạng lùa dân đi KTM như đem con bỏ chợ..

Họ bỏ nơi rừng sâu nước độc trở về, không c̣n hộ khẩu, không sổ mua gạo, nhu yếu phẩm, con cái thất học. Họ mất tất cả, bơ vơ giữa nơi mà họ sinh ra, lớn lên và đă sống bao đời.

H́nh ảnh đó làm Hắn lo sợ, và quyết định đi nhờ KT. Hắn ngập ngừng bước qua cổng trường Poklong, nơi Hắn đă đến, đă dạy cho các em môn Hội Họa nhiều năm qua, nơi quen thuộc đến thân thiết. Hôm nay hắn thấy sân trường trở nên xa lạ. Hắn hơi lo và e dè. Hắn lên lầu 1, rồi ngập ngừng gơ cửa..

- Cứ vào..

Hắn quay tay nắm, bước vào căn pḥng mà hắn đă đứng trên cái bục, c̣n kia, bao năm, căn pḥng dường như c̣n hơi của Hắn. Căn pḥng vẫn như xưa có khác chăng là trên vách trái có treo một bức tranh, h́nh con chim bồ câu, và trên vách phải có ảnh Bác Hồ. Pḥng học đă trở thành pḥng làm việc.

KT nh́n Hắn vẻ khó chịu, hỏi trỏng:

- Có việc ǵ ?

Hắn tŕnh bày hoàn cảnh và xin KT giới thiệu cho Vân một việc làm “việc ǵ và ở đâu cũng được” để tránh đi KTM v́ “các cháu c̣n nhỏ quá”. KT nh́n Hắn như nh́n một kẻ không quen và cất giọng: 

- Thành phần của ông..

Nếu khó khăn, chỉ cần KT nói một câu “tôi không giúp được” là đủ, cớ chi phải nói : "Thành phần của ông." KT nói giống y như những cán bộ mà hắn đă gặp khi đến xin việc làm cho Vân. Hắn tự hỏi Hắn là thành phần thế nào dưới mắt cán bộ KT ? và cán bộ KT là thành phần nào? Kẻ mà hôm qua không nhờ Hắn th́ bỏ xác ở Cao Nguyên ? Kẻ cơ hội thời nào cũng là kẻ cơ hội. Hắn đi như chạy. Hắn mím chặt răng và thề sẽ không quên. Bài học mà KT dạy Hắn đă theo Hắn suốt năm tháng của cuộc đời. Hắn muốn và cố quên mà không sao quên được.

Hắn cũng không thể qua mặt Vân được việc đi kêu gọi ḷng thương của kẻ vô ân, Vân đă đúng, khi “dứt khoát…không “ và “em và con chấp nhận đi KTM chứ không để ông ta xúc phạm anh một lần nữa” và…Hắn lại sai.

- Anh lo cho các con. 

- Em biết ông ta, một lần nữa xúc phạm anh. Giờ th́ em mong anh mau quên chuyện này đi. 

 

Hắn chuẩn bị đi KTM. Người ta sao ḿnh vậy. Người ta sống được th́ ḿnh sống được. Vân đi mua thêm nước mắm, muối, cá khô. Hắn đến gặp chị Út, hỏi một vài điều liên quan đến căn nhà sẽ bỏ lại.…

Lúc hai vợ chồng đang bàn xem nên chuẩn bị những ǵ nữa để mang theo, bỗng trước nhà có chiếc xe Jeep xuất hiện. Vân và Hắn tái mặt khi thấy 5 cán bộ, mặc đại cán từ trên xe bước xuống, nh́n số nhà và bước lên thềm.. Người cán bộ nữ duy nhất, lên tiếng:

- Có phải đây là nhà cháu Tùng Vân không ?

Vân bước ra.

- Thưa, tôi là Tùng Vân đây.

Người nữ cán bộ nhào tới ôm Vân và

- Con ơi.. Cháu ơi.. Bà ngoại đây.. Vân ơi…

Vân bất ngờ ngơ ngác.. rồi nhớ lại có lần Má Vân có nhắc đến bà. Sau khi gă chồng cho con, bà thoát ly, bỏ lại hai tiệm vàng trên đường Độc Lập, nghe bà đánh Tây tận Hạ lào, có huy chương của Việt Minh khen thưởng..

- Nh́n con là ngoại biết là cháu của ngoại liền .. Con giống mẹ như đúc..

Bà cháu nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi và khóc như mưa. Sau vài giờ rồi phải ra đi, Đoàn công tác tận Sài G̣n. Lúc xe nổ máy, Ngoại nói:

- Khi trở ra .. Ngoại sẽ ghé con.

Vân ngập ngừng: 

- Dạ, mai con đi KTM rồi.

Ngoại trợn mắt:

- Sao ? Đi KTM ?

- Dạ..

Bà nh́n 4 đồng chí cùng đi:

- Các đồng chí…tôi phải nán lại ..chứ không chúng giết cháu tôi mất.

Và 5 người cùng nán lại.

- Tụi con ở diện số 1 phải đi, không th́ họ đến lôi đi.

- Diện số 1 ?

- Là Ngụy quân Ngụy quyền đi học tâp cải tạo mới về .. chưa có công ăn việc làm.

Hôm sau bà ngoại lên xe jeep, với bộ quân phục Đại cán huy chương đầy ngực, bà gọi: 

- Vân, đi với bà.

Vân e ngại nhưng cũng bước lên xe, 5 cán bộ cách mạng và 1 vợ trung úy Ngụy ngồi cùng một chiếc jeep. Hắn nh́n theo trong ḷng thấy tức cười. Chỉ non nửa buổi, chiếc xe quay về, Vân bước xuống xe, miệng cười vui và đưa cho Hắn xem tờ giấy. Đó là tờ giấy chứng nhận Vân là công nhân nhà máy đường Tháp Chàm .

Bà ngoại tiếp tục đi Sài G̣n. Hắn cũng chạy liền xuống Ủy Ban tŕnh giấy chứng nhận của Vân. Hắn thoát đi KTM vào giờ chót đầy bất ngờ. Hắn nghĩ giờ đây không ai có quyền đuổi Hắn rời khỏi căn nhà của Hắn nữa cho dù “thành phần của ông “ là thành phần nào.

Cuộc sống lại tiếp diễn như nó đă từng tiếp diễn, Vân với rổ chuối nướng, Hắn với chiếc 68 rong ruỗi đường dài. Chén cơm kiếm được đẫm mồ hôi. Đôi khi cũng trộn nước mắt. Căn nhà vắng dần tiếng cười xưa kia, giờ chỉ c̣n sự yên lặng và tiếng thở dài. Ở cùng khắp, đâu đâu cũng chỉ thấy lá cờ Đỏ Sao Vàng. Đâu đâu cũng đọc được Bác Hồ Vĩ Đại. Nhà nhà đều thấy h́nh cụ Hồ được thờ nơi cao trọng. Và trong tiếng gió của đêm khuya, Hắn nghe như có tiếng ai đó gọi hồn..

 

Bây giờ Hắn được vào đậu xe chờ khách bên trong Tam Giác, nơi trước 75 là cây xăng của Hu, một người trẻ có tài kinh doanh, một tay chơi tennis khá hay, bây giờ trở thành băi đất trống, thành Bến xe thồ. Hắn chạy bữa đực, bữa cái, lúc có lúc không.

Một hôm, Dua, học tṛ Duy Tân:

-Thầy, con thấy thầy cứ đậu hoài mà không thấy chạy..

- Ế quá Dua ơi.

- Không, đồng nghiệp đă chơi ép thầy.

- Chơi ép ?

- Dạ, nguyên tắc phải chạy theo tài…đằng này, họ chạy liên tục ..c̣n thầy th́..

Hắn cũng nhận thấy như vậy. Hắn chỉ được chạy khi hai bạn đồng nghiệp chạy khách không có mặt tai bến thôi.

- Biết làm sao hơn.

Dua nói:

- Thầy làm với tụi con. Khi rảnh chạy thồ kiếm thêm. 

Làm với tụi con, Dua cùng nhóm bạn họp thành nhóm bốc xếp, không phải ở bến xe mà ở dọc đường Tự Do, con đường chạy lên Đà Lạt. Những giỏ cá, được ướp nước đá, dấu trong các bụi tre ven đường.. Khi xe đến, tất cả phải chuyển thật nhanh những giỏ cá lên xe vừa nặng vừa tanh, nhưng cái khó chịu đựng nhất là nước chảy ra từ giỏ cá, làm ướt cả áo, thậm chí ướt cả quần.. Hắn chỉ làm một việc ghi số lượng giỏ cá theo loại lớn nhỏ, tính thành tiền công bốc xếp vào một cuốn tập học tṛ. Đa số làm về đêm. Ban ngày Hắn chạy thồ. Thu nhập khá, nhưng chỉ tuần sau là Hắn xin “nghỉ việc”, lư do: Hắn chỉ đi qua đi lại mà số tiền được chia bằng người khác, bằng những học sinh tội nghiệp của Hắn, Hắn không đành. Thứ đến, cá do HTX quản lư phân phối, những giỏ cá chuyển về cao nguyên là nhưng giỏ cá lậu. Việc làm không hợp pháp.

Hắn lại chăm chỉ trở về Tam Giác cùng 68, cùng những hy vọng và đợi chờ.

Mấy ngày nay, Hắn thấy đứa học tṛ tên Thuận đứng bên kia đường, có lúc Hắn thấy Thuận nh́n Hắn. Thuận là học sinh lớp Đệ Lục, lớp đầu tiên mà hắn dạy môn Toán khi thi đậu chuyển cấp. Thuận đă đỗ tú tài 2 và ra trường từ lâu.

- Thuận. 

- Dạ.

- Em chờ ai, phải không ?

- Em có chuyện muốn thưa cùng thầy.

Hắn dựng xe, băng qua đường.

- Chuyện ǵ, nói thầy nghe.

- Dạ.. dạ..

Hắn thấy Thuận ấp úng, khó nói. Hắn nghi Thuận đang khó khăn kinh tế và nhờ giúp đỡ, như nhiều trường hợp đă gặp.

- Em nói đi, thầy sẽ giúp.

- Dạ không, em muốn thầy vượt biên cùng gia đ́nh em.

Hắn nhớ lại, trước 16/4 chính Thuận đă chạy vô nhà “Ba Má con nói thầy di tản Sài G̣n với gia đ́nh con “ và “nhà con có xe 16 chỗ, thầy cô đừng ngại.“ Hắn thật t́nh là chưa nghĩ đến “vượt biên”, lư do trước mắt là “bốn đứa nhỏ bằng ngón tay”.

- Thầy không thể bỏ Cô và các em mà đi được.

- Thầy cô và các em cùng đi mà.

Hắn nói và nghĩ là từ chối được.

- Thầy không có vàng.

-Thầy cô và các em không tốn đồng nào cả, con lo.

Thuận quan sát rồi nói nhỏ:

-Tàu từ Vĩnh Hy vào lấy Công Nghệ Phẩm cho cán bộ sẽ không trở về… chạy luôn.. rất an toàn...

Thuận quan sát và nói tiếp:

- Nhưng nếu có việc ǵ xảy ra, Thầy cứ nói đưa gia đ́nh đi nghỉ mát ở Vĩnh Hy… không biết ǵ…là xong ..

Thuận nh́n Hắn, thăm ḍ:

- Gia đ́nh con đi hết chuyến này.. Ba má con bảo con nói với thầy ..

- Thầy cảm ơn ba má con và con, nhưng các em c̣n nhỏ quá, thầy chưa đi được lúc này.

- Chắc không c̣n dịp nào nữa. Tụi con thấy thầy chạy xe thồ, thương thầy, chỉ biết khóc mà thôi.

Thuận nghẹn lời:

- Ngày mốt tàu mới rời Cửa, nếu đổi ư.. con chờ thầy chiều mai, ở đây.

- Thầy nhớ.

- Con chào thầy. Con chúc thầy cô và các em ở lại mạnh giỏi. Ba má con cũng đoán rằng Thầy sẽ không đi nên nhắn lời thăm thầy cô ..

Thuận rơm rớm nước mắt đạp xe về hướng Phủ Hà.. Ba hôm sau th́ chuyến tàu Công Nghệ Phẫm của Cách Mạng không về lại Vĩnh Hy được xác nhận. 

 

Chuyến xe Phi Mă chạy từ Sài G̣n ra, dừng lại bên kia đường khu Tam Giác.  Một người đàn ông cở tuổi Hắn bước xuống xe, băng qua đường. Lúc này bến chỉ c̣n mỗi ḿnh Hắn.

- Tôi đi Quảng Thuận.

Hắn nói giá, người đàn ông gật đầu, khoác lại chiếc áo blouse, ngồi lên yên sau.

- Chạy thôi.

Hắn nổ máy, khởi hành. Bây giờ là 4 g chiều, chạy lên Quảng Thuận mất 1g20' và trở về, thời gian di chuyển trên đường là từ 5giờ20 trở đi..Gần ½ con đường là rừng thưa, không nhà dân. Giờ đó liệu có sao hay không[?]. Hắn cố tăng tốc, chiếc 68 thương chủ bốc ḍn tiếng nổ. Hắn đă chạy giữa rừng, ánh chiều đă vàng. Hắn qua rừng Dầu thưa.. rồi tiếp rẫy ḿ.. đám mía.. vạt rau.. nhà xuất hiện răi rác.. và đông dần. Qua chiếc cầu gần Sông Pha người khách mới xuống xe. Hắn nhận tiền rồi quày quả quay lui. Hắn nghĩ phải vượt qua đoạn đường giữa rừng Dầu trước khi trời sập tối.. Lúc xe đến con dốc cao nhất trong các con dốc mà hắn đă chạy qua, dưới chân dốc, bên kia đường có người con gái dùng chiếc nón lá vẫy vẫy ra hiệu đi xe. Đường về mà gặp khách là dân xe thồ mừng như lượm được vàng. Hắn nhấp thắng, nghiêng xe qua lề bên trái, nơi có khách đứng chờ…bỗng hắn phát hiện, phía trước, từ trong rẫy ḿ, cách đường non 100m, ba người đàn ông cầm rựa chạy ra. Hắn hoảng hồn, bỏ khách, rồ ga lên dốc. May chiếc 68 c̣n bốc, Hắn nghiêng xe thoát khỏi, trong gang tấc, đường chém của chiếc rựa cán dài. 

- ĐM.. lên đây là chết, nhe con..

Bọn cướp đặt mồi nhử dưới chân dốc, xe sẽ hết tốc độ, chúng chận đầu dốc là hết đường thoát. Đường bay chéo sát mang tai của Hắn của lưỡi rựa chém ngang… cảnh trời chiều, giữa rừng thâm u.. Từ đó Hắn thật sự lo sợ. Nếu cứ tiếp tục chạy thồ có ngày hắn phải “tử nghiệp”thôi. Những cuốc xe đường xa, những chuyến đi chiều tối, Hắn từ chối, cho dù khách có trả bao nhiêu chăng nữa. V́ vậy thu nhập chẳng là bao. Nhưng Hắn vẫn phải tiếp tục, chẳng c̣n biết làm ǵ hơn.

 

Ngày 27/7 đầu tiên ở Thị Xă PR-TC sắp đến. Ủy Ban đă có sự chuẩn bị rầm rộ. Họ sẽ tổ chức môt ngày Thương Binh Liệt Sĩ hoành tráng cho nhân dân vùng vừa được giải phóng nhận biết ư nghĩa của ngày đền ơn đáp nghĩa này. CS là nhớ ơn chứ không phải phủi ơn. CS là ăn cháo giữ bát chứ không phải ăn rồi ..đá bát. CS là trước sau nhân nghĩa.v..v. Nhiều khẩu hiệu được viết, treo quanh chợ, dọc đường Thống Nhất, trước rạp hát Thanh B́nh, Việt Tiến.. Không khí lạ mắt và lạ cả ḷng người, thời trước 75 họ có nghe nói đến ngày lễ này bao giờ đâu.

Người học sinh lớp Đệ Tam NLS, lớp Hắn phụ trách môn công dân giáo dục ngày nào, bỗng xuất hiện trước cửa:

- Thưa thầy, chị chủ tịch mời thầy xuống phường.

- Em có biết việc ǵ không ?

- Thưa ..không.

Và nói tiếp:

- Chị Út nói.. hôm nay.. lúc nào rănh th́ thầy ghé phường…

- Tôi hiểu rồi.

- Dạ.. em chào thầy.

Hắn nhớ khi vụ Mỹ Lai xảy ra, Hắn đem vào lớp tờ Paris Match có bài và h́nh ảnh vụ thảm sát này cho học sinh xem.. và nói chuyện. Một trong những học sinh đưa tay phát biểu nhận thức, cảm nghĩ cũa ḿnh nhiều nhất là người học sinh này. Hắn cũng không biết cậu ta làm chức vụ ǵ ở phường.

Hắn đến phường, chị Chủ Tịch mời vào pḥng khách:

- Thầy viết dùm.. Ở phường không ai viết được.

-Tôi không nắm được chính sách, sợ viết sai..

-.. quan điểm chứ ǵ ?

- Dạ..

- Tôi tin thầy viết không…sai.

- E chị bị ..đánh giá thôi…

Chi Út vừa nói vừa cười:

- Thầy an tâm.. Tôi phải học thuộc trước khi lên mi-cờ -rô…Thầy vô t́nh hay cố ư viết sai là tôi biết liền hà.

- Thưa, chừng nào?

-Tối mai..thầy vô nhà .. đưa trực tiếp cho tôi…chuyện này phải tuyệt đối bí mật.

- Tôi hiểu.

Chị Út chủ tịch cười hiền:

- Ai đời thầy coi, đảng viên chủ tịch phường lại đọc diễn văn do một trung úy Ngụy viết, có đáng thu thẻ đảng không ?

- Tôi cũng e..như vậy..

- Tôi vẫn theo và trung thành với đảng, nhưng quan điểm của tôi là không phân biệt đối xử, không cực đoan. Vă lại, thầy c̣n CS có khi hơn cả CS..

- Chị nói …tội chết..

- Không phải tôi nói, quần chúng nói, Cán bộ nội thành nói, tất cả học sinh thầy dạy nói… Và đó là lư do thầy được ”thả“ sớm .

Trên đường về Hắn nhớ lời KT nói "thành phần của ông", Hắn mỉm cười. Hắn sống và làm những ǵ theo trái tim Hắn mách bảo thôi.. Hắn tự hào đă truyền lại những điều đó vào trái tim của học sinh mà Hắn dạy, dù Toán, Hội Họa hay Công Dân Giáo Dục. Học sinh của Hắn xem Hắn như người bạn có thể nói bất cứ việc ǵ, dù bí mật không nói được với ai. Chúng tin Hắn là người có ḷng bao dung, có quyết định đúng đắn đáng tin cậy trong mọi t́nh huống, hoàn cảnh. Có em c̣n xem Hắn như thần tượng. Những bài Hắn viết ở Ư Thức, Văn Học, Văn….được các em đọc và tâm đắc .

Nhiều lần, cả Nam lẫn Nữ có chuyện mâu thuẩn với người yêu, với cha mẹ,  những học sinh yêu mà không được yêu, thậm chí những trải nghiệm trong cuộc sống.. đều t́m đến Hắn. Hắn nhớ, một hôm có em học sinh lớp Súc 10, trường NLS ( Trường NLS là trường nhận học sinh nhiều tỉnh về học. Cô H, Hiệu trưởng, ngày xưa học trường Phan bội Châu Phan Thiết cùng lớp với Hắn nên “mời” Hắn dạy môn Công Dân. Học sinh Súc 10, người vô học từ Tuy Ḥa).

- Thưa, con muốn nhờ thầy..

- Nhờ ǵ, em nói đi.

Nội dung em tŕnh bày, em là cơ sở cách mạng nội thành, phụ trách mảng học sinh thành phố Tuy Ḥa.. Gia đ́nh báo cho biết cơ sở đă bị lộ và

- Địch đang lùng bắt em.

Em tiếp:

- Có hai giải pháp cho em lúc này, thoát ly hay trốn vào Saigon. Theo thầy, em chọn giải pháp nào ?

Hắn không bất ngờ, v́ chuyện học sinh hoạt động nội thành là b́nh thường, có nhiều học sinh đă bị bắt. 

- Thầy muốn biết ư kiến của tổ chức thế nào ?

- Em mất liên lạc với tổ chức và không trở về Tuy Ḥa lúc này được nên không trao đổi được.

- Cho thầy biết vào Sài G̣n em làm sao sống, có tiếp tục học hay không ?

- Em sẽ tự xoay sở, và gia đ́nh sẽ có cách giúp em. Em quyết học tới cùng.

- Ư của thầy, muốn phục vụ tốt cho một lư tưởng th́ phải có kiến thức tốt. Em vào Sài G̣n cố gắng học tiếp, v́ thoát ly, với tŕnh độ hiện tại, việc phục vụ của em sau này sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Hắn không c̣n được gặp lại em, nhưng Hắn chắc chắn là em không sống vô ích cho chính em và cho lư tưởng mà em đă chọn.

Sau 27/7, chị Út nói với Hắn:

- Thầy thấy chưa..

- Chị chủ tịch ..

-Thầy viết diễn văn, không những đúng giọng điệu CS mà c̣n ướt át như tư bản.

- Như tư bản...là sao…tôi không hiểu.

- Nhiều người đă khóc v́ bài diễn văn của thầy..

Chị đọc:

“ Trong đoàn quân chiến thắng trở về, chúng tôi không nh́n thấy người cha,  người chồng, người em.. chúng tôi trở về, họ đă nằm lại nơi chiến trường.. cho ngày hôm nay.”

Chị gởi cho các con Hắn 5 bánh lương khô, loại bộ đội cụ Hồ mang trong balô khi đi hành quân, hay lúc vượt Trường Sơn. Gia đ́nh Hắn được đổi Hộ khẩu mới, được cấp sổ lương thực, các con Hắn đều khỏe mạnh, chăm ngoan. Chỉ có Vân là khổ, công việc mà cty Đường Tháp Chàm phân công cho Vân là trồng cây xanh dọc hai bên con đường từ Tháp Chàm vô phi trường Thành Sơn, có đọan đi ngang qua nhà máy. Con đường toàn đá, đá trên mặt đường, đá dưới mặt đất, khô cằn từ lâu không có một bóng cây.. Tổ của Vân gồm 3 nữ và 2 nam, dụng cụ gồm xà beng, cuốc chim, búa, đục và hai cái thùng, 1 chứa nước uống, 1 chứa nước tưới khi cây vừa cắm xuống và lấp đá lại. Ngồi ngoài nắng chang chang suốt ngày, Vân mỗi ngày mỗi ốm thêm và đen da như bị cháy nắng…

Khi cty Ngoại Thương được thành lập, người đến nhận chức giám đốc đi đến xóm Quang Trung t́m Hắn. Đó là chú Kiểng, người ở cùng quê với Hắn. Người là đàn em trong lực lượng cách mạng chống Pháp của cha Hắn. Và Vân được thuyên chuyển từ cty Đường Tháp Chàm về cty Ngoại Thương, biên chế xuống tổ sản xuất Hành Tỏi ở B́nh Sơn với công việc đảm trách Kế toán kiêm Thủ kho..

Hắn nhờ Út Sáu t́m mua dùm chiếc xe đạp Đầm, từ đó Vân đi làm bằng chiếc xe này. Công việc mới không đ̣i hỏi đội nắng dang sương lại khá phù hợp khả năng nên Vân vui hẳn lên và người khỏe ra.

 

Một buổi sáng đậu xe đợi khách ở khu Tam Giác th́ Kim Anh chạy xe Honda dame màu xanh đến: 

- Thưa thầy… má con mời thầy ra nhà ..

- Con có biết ..việc ǵ không ?

- Dạ không.

Kim Anh là học sinh lớp 9 trường Trương Vĩnh Kư mà Hắn phụ trách môn Toán. Gia đ́nh Kim Anh khá giàu có, kinh doanh Gỗ và Nước Đá. Giải phóng vô, cơ ngơi làm ăn giao hết cho cách mạng, hiện chỉ c̣n một máy nước đá nhỏ 100 cây 50 kg đặt sát nhà đang ở.

Hắn vừa bước vô cổng, có tiếng Lâm, em Kim Anh:

-Ba Má con đợi thầy trong này..

Hắn đă đến đây suốt 2 năm để “kèm tụi nhỏ học”. Tụi nhỏ là Kim Anh và Lâm nên Hắn thuôc mọi đường đi lối lại trong căn nhà trệt, rộng mênh mông này.’

- Chào anh chị.

- Thầy ngồi đây uống ly trà .

Hắn vừa uống trà vừa chờ.

Chị Năm từ nhà sau bước lên:

- Nghe tụi nhỏ về nói .. thầy chạy xe ôm.. Tôi bảo chúng mời thầy ra, chỉ thầy cách kiếm sống.

Anh Năm ít nói, người cao lớn như lai tây, chỉ ngồi lắng nghe. Chị Năm truyền đạt cho Hắn cách hành nghề “Bỏ Đá” và kết luận:

- Máy của ḿnh có 10 dăy, HTX lấy hết 8 dăy chỉ để cho ḿnh 2 dăy. Tôi giao thầy 1 dăy tức 10 cây.

Chị Năm nh́n anh Năm:

- Anh thấy tôi tính như thế được không ?

Anh Năm trả lời vợ nhưng mắt th́ nh́n Hắn:

- Vấn đề giải quyết trước hết là thầy phải t́m mối để bỏ.. và bỏ được bao nhiêu cây ?

 - Dạ... Tôi cũng nghĩ như vậy…Việc t́m mối ..

Anh Năm cướp lời:

- Không khó …nhưng thầy phải chịu khó đi xa..

- Dạ…

- Căn cứ số lượng yêu cầu của các mối thầy t́m được…tôi sẽ giao đủ …nhưng không quá 10 cây
Chị Năm nói chen:

-Tôi sẽ tính rẻ và ưu tiên cho thầy… Cố gắng, thầy sẽ lo được cho tương lai lũ nhỏ.

Hắn cảm ơn anh chị Năm và ra về. Sáng hôm sau hắn bắt đầu một nghề mới: Bán Nước....đá..

 

Xem tiếp phần 26

 

art2all.net