chu trầm nguyên minh

 

BÀI HOAN CA Ở A.38

Kính tặng thầy Đặng Vủ Hoản

Thân tặng anh Nguyễn Minh Khai và anh chị Lữ Quỳnh

Tặng Vân và các con thân yêu

Thương tặng tất cả học sinh yêu mến của tôi

 

Họa sĩ Trần Đạt vẽ CTNM ngày15/9/2013

Phần 26

 

Nơi đầu tiên hắn đến là Văn Sơn. Giữa con đường tráng nhựa, bề ngang khoảng 8m, chạy từ Phan Rang xuống Ninh Chữ là làng Văn Sơn. Làng gồm non 100 nóc nhà, nằm hai bên đường. Dân ở đây đa số là chủ rẫy hành tỏi ở B́nh Sơn. Làng có nhiều hàng chè, hàng cháo, quán nhậu…những nơi cần nước đá. 

Hắn chào vài nơi nhưng đều được trả lời là: có mối rồi. Hắn hơi thất vọng.

- Thầy, Thầy, con mời Thầy.

Hắn theo đứa học tṛ cũ vào ngồi ở quán cà phê ven đường.

- Thầy uống ǵ con gọi.

- Cho thầy ly đá chanh.

Đây là học sinh trường Nguyễn Công Trứ, tên Phải. Hắn nhớ Phải là học sinh học giỏi nhưng nghèo nhất lớp và phải nghỉ học giữa năm lớp 9. 

- Con bây giờ làm ǵ ?

- Con vừa ở nước ngoài về.

Hắn ngạc nhiên: 

- Nước ngoài về ?

- Dạ, th́ vụ tàu Vĩnh Hy đó Thầy. Ai bị chở đi, muốn về, họ cho về. 

- Bị chở đi là sao ?

- Dạ, như em theo tàu ra Vĩnh Hy mua mắm cá thu về cho HTX, bị chở đi luôn. Những người như em nhiều lắm.

Phải tiếp:

- Thầy nhớ thằng Thuận không ? Nó gởi lời về thăm Thầy Cô và các em.

- Thuận..

- Dạ, nó và gia đ́nh đi Mỹ.

Hắn nói với Phải lư do Hắn có mặt ở Văn Sơn, nghe xong Phải nói:

- Để con đưa thầy đến D́ Bảy. 

D́ Bảy khoảng 35, hai con, có chồng vừa bị CS tuyên án 17 năm tù, hiện giam ở Trại Sông Cái. Đây là một trong những người “đả đảo CS”, muốn lật đổ CS đầu tiên ở Ninh Thuận, và cũng của cả Miền Nam. Vụ việc làm bất ngờ mọi người, nhất là những cán bộ từ ngoài Bắc chi viện. Vụ việc xảy ra lúc Hắn c̣n ở A.38.

Nếu đi về hướng Ninh Chữ th́ nhà d́ Bảy ở bên trái con đường. Đó là căn nhà có bề ngang hơn 10m, phía sau xây gạch, mái ngói, nhưng phía trước lại lợp tôn, trống hoác. Hắn nghĩ đây là phần che thêm để D́ bán, buổi sáng: bánh canh, buổi chiều: bánh căn và suốt ngày bán cà phê b́nh dân.

Phải nh́n ra nhà sau, gọi:

- D́ Bảy ơi, D́ Bảy.

Có tiếng bước chân lẹp xẹp:

- Ai đó ?

- Con đây.

Phải giới thiệu Hắn.

- Đây là thầy dạy con lúc con học ở Nguyễn công Trứ.

- Chào Thầy.

- Chào …D́.

- Thầy mới đi Học Tập Cải Tạo về. Thầy..

Hắn ngắt ngang.

- Tôi bỏ nước đá cây, ghé hỏi xem D́ có cần không ?

- Bỏ đá.. Thầy giáo bây giờ mất.. dạy, làm đủ thứ nghề, nhưng không ai hành nghề bán nước…đá như Thầy.

Phải chen ngang:

- Bán nước đá .. Đừng nói thiếu chữ ”đá”.. bán nước …là chết thầy con ...

D́ Bảy nh́n Hắn vẻ ái ngại.

- Thưa Thầy, tôi cần mỗi ngày vài cây 50, nhưng đă có mối bỏ rồi. 

Phải đề nghị.

- Th́ D́ lấy bên kia một nửa, thầy con một nửa..

D́ Bảy sau chút đắn đo.

- Thôi .. Thầy đợi tôi vài hôm, chờ tôi điều đ́nh với mối cũ xem sao đă.

- Cảm ơn D́.

- Có ǵ tôi sẽ báo với Phải nhắn thầy. 

Hắn và Phải chào D́ và bước ra khỏi cửa nhà D́ Bảy.

Chiếc 68 bên kia đường nơi quán cà phê Phải vừa mời Hắn uống ly chanh đá:

- Con sẽ báo ngay khi D́ “điều đ́nh” xong.

- Cảm ơn em.

Hắn lên xe, 68 trườn tới, tiếng Phải vói theo: 

- Thầy chạy cẩn thận.. 

Sáng hôm sau Hắn dậy sớm, chạy ra hăng Nam Anh, lên 1 cây đá, ràng ở bọt- ba-ga và chạy xuống Văn Sơn. Hắn dừng 4 lần, chặt làm 4 khúc, bỏ cho 4 chỗ, dọc hai bên, gần hết đoạn đường chạy qua Văn Sơn. 

Hắn tiếp tục chạy xuống Cửa. Hắn nh́n thấy chiếc tàu Vĩnh Hy, trước đây lănh công nghệ phẩm xong, chạy thẳng ra biển đông, không về, đang đậu ở bến cảng.. Hắn nghe nói sau vài tháng, chiếc tàu được trả lại cho Việt Nam từ Indonesia. Bây giờ nó đậu ch́nh ́nh ở bến cũ, làm công việc cũ, chuyển công nghệ phẩm cho Vĩnh Hy.

Hắn nh́n chếch phía Tây Bắc, chiếc cầu Tri Thủy bắc qua cửa đầm Nại, nơi đầu cầu bên nay, c̣n khung sườn trường Đinh Bộ Lĩnh xây dở. Qua cây cầu này, đi thẳng th́ đến nhà Tổng Thống Thiệu, cua phải, men theo núi đá là đụng làng nhỏ chuyên nuôi dê và làm nghề biển.. Đó là cuối đường, xe không chạy tiếp được, kể cả xe đạp. Theo hướng đó, cách 20km là Vĩnh Hy. Vĩnh Hy là một cái vịnh, như Vũng Rô, Cam Ranh.. Bao bọc chung quanh là những ngọn núi riêng lẻ, như từ dưới nước chui lên. Nước trong vịnh lúc nào cũng xanh ngắt, phẳng lặng cho dù biển có gió to sóng lớn. Điều đặc biệt của Vĩnh Hy là hàng năm, có vài tháng cá thu tập trung về đầm dày đặc, nh́n xuống nước thấy cá lúc nhúc như..ḍi.. và cũng hàng năm Tỉnh mở thầu, ai trúng thầu mới được đánh bắt. 

Nếu nh́n từ Cà Ná, dăy núi chạy từ Vĩnh Hy đến Đầm Nại giống như h́nh Rồng Chầu, đuôi ở Vĩnh Hy, đầu gác Đầm Nại.

Bên bến cảng Cửa có cái chợ nhỏ, bên đường chạy quanh chợ có nhiều quán xá, tạp hóa, hủ tiếu, cà phê, có cả cửa hàng bán dụng cụ biển: lưới, ch́, cần, lưỡi..v.v… Ở đây Hắn cũng gặp lại học sinh cũ, cũng được đưa đi giới thiệu, như Phải đă giới thiệu Hắn với D́ Bảy ở Văn Sơn.

Sáng ngày thứ hai, Hắn lên hai cây 50, và cứ như vậy, ngă Văn Sơn-Ninh Chữ lên 5 cây mỗi ngày trong chưa đầy một tuần lễ. Chị Nam Anh khen:

- Thầy giỏi thiệt…

Xuân, chàng thanh niên mất một bàn tay lại là người lên đá cừ nhất hăng Nam Anh:

- Thầy giỏi thiệt.

Ai cũng đều khen Hắn giỏi, v́ không ai biết Hắn có không biết bao nhiêu người tiếp sức. Đó là những học sinh mà hắn đă dạy trước 75. Điều Hắn thành công nhất và tự hào nhất sau hơn 10 năm làm nhà giáo là có đến 90% học sinh Hắn dạy đều thương Hắn. Bây giờ t́nh thương ấy được dịp kiểm chứng và thể hiện. Rất nhiều lúc, các em học sinh thấy Hắn chờ khách bên đường ..

- Thầy ơi..

Rồi dấu mặt, khóc ṛng.. Những lúc như vậy, Hắn an ủi học sinh và chính Hắn:

- Ai cũng khổ, đâu chỉ riêng một ḿnh thầy ..

Tiền kiếm được từ một cây đá mua được 1kg gạo loại nh́. Hắn chỉ mong kiếm đủ gạo cho gia đ́nh. Bỏ được 5 cây đá là có 5kg gạo. Từ đây vợ chồng Hắn bắt đầu có chút dư, để dành. 

Xuân nói:

- Anh chuẩn bị trấu để rải lên yên xe trước khi để cây đá lên. Trấu làm cây đá bớt trơn trượt. 

Xuân, nguyên là công nhân hăng đá Mỹ Đức, do một nhà tư bản ở Saigon ra thành lập. Nghe rằng ông ta có đến 16 hăng nước đá ở các địa phương dọc bờ biển nổi tiếng nghề đánh bắt. Đá của ông chuyên cung cấp cho ghe tàu đánh bắt xa bờ, một ít dùng muối tiếp cá đi cao nguyên. Một lần máy ngừng vận hành, Xuân được lệnh lặn xuống bể nước để sửa, bị cánh quạt chặt mất bàn tay phải. Trước ngày Phan Rang giải phóng, ông chủ biệt tăm. Hăng đá của Tư Sản Mại Bản, diện tịch thu, giao HTX thủy sản quản lư, kể cả hăng đá Nam Anh. Nhưng gia đ́nh anh chị Năm được nhà nước ưu tiên phân phối lại với giá tượng trưng 2 dăy, mỗi dăy 10 khuôn tức 20 cây 50 kí. Xuân về hăng Nam Anh theo phân công của HTX.

Hắn hỏi Xuân:

- Em thấy người ta chở -bằng Honda như anh- được bao nhiêu cây một lần ?

- Ở hăng Mỹ Đức tối đa 4 cây, nhưng ở đây 3 cây.

- Sao vậy ?

- Mỹ Đức đường phẳng, Nam Anh phải lên dốc. 

Xuân nh́n Hắn cười nói: 

- Anh không thấy ”Dốc Nam Anh” sao ? Nó tức ngược, đă có nhiều xe lọt mương. 

Từ ngă ba Tam Giác đi về hướng NhaTrang chừng 300m có một cái cống ăn sâu dưới mặt đường, dẫn nước Đồng Cây Mét bằng một con mương nhỏ. Đầu dốc, so với con đường, chạy dọc theo bờ mương là rất cao, gần như dựng đứng. Đầu con đường này là nhà ở của gia đ́nh anh chị Năm và hăng nước đá Nam Anh.

Hắn e ngại:

- Anh ..

- Anh không phải tay chuyên nghiệp, nên chở 2 cây là vừa.

Xuân giúp Hắn nhiều việc mà Hắn không tự làm được nếu không có người phụ: răi trấu, lên đá, buộc dây cao su, thậm chí cả việc đẩy xe chồm tới để cây chống bật lại vị trí xe di chuyển cũng nhờ Xuân phụ đẩy. Mỗi buổi sáng Hắn chở 2 chuyến, mỗi chuyến 2 cây rưỡi. Mỗi lần lên dốc Hắn hồi hộp đến run tay lái. Nếu lên nửa chừng mà xe hết trớn tuột dốc là lọt xuống mương ngay.

Buổi chiều Hắn ra chỗ sửa xe nhờ Út Sáu t́m mua cái rờ-mọt.

- Anh kéo đá..

- Em biết rồi…

- Em giúp dùm..

- Anh cần gấp phải không ? Em sẽ “lùng” cho anh ngay. 

Buổi tối Út Sáu vô nhà.

- Có rồi, nhưng tận Tháp Chàm.

- Họ bán bao nhiêu ?

- Em không hỏi. Anh chị hỏi giá và quyết định.

Út Sáu đưa cho Hắn mảnh giấy. 

- Địa chỉ đây.

Ngay tối đó, Hắn chở Vân đi Tháp Chàm và cũng ngay đêm đó Hắn và Vân kéo cái rơ-mọt về nhà. Mua được cái rơ-mọt, hai vợ chồng đều vui, nhất là Vân cứ nh́n cái rơ-mọt mà cười.

Hôm sau khi xong hai chuyến đá đi Văn Sơn và Cửa, hắn đem xe 68 và cái rơ- mọt ra giao cho Út Sáu. 

- Anh để đó, em sẽ “độ” cho.

- Em ..

- Em sẽ “độ” cho anh kịp sử dụng sáng mai.

- Được như vậy, anh thưởng liền. 

Buồi chiều Út Sáu lái 68, phía sau kéo cái rờ-mọt, chạy vô hẻm Quang Trung. Vân và Hắn cùng 4 đứa con chạy ra đứng nơi hiên nhà nh́n Út Sáu lái biểu diễn. Lần đầu tiên kể từ 16/4/75, gia đ́nh Hắn nở đủ 6 nụ cười.

Sáng hôm sau Hắn lên 68, kéo theo rờ-mọt. Hắn thấy vừa mừng vừa lo, thời cha sanh mẹ đẻ tới giờ Hắn có kéo rờ-mọt bao giờ đâu. Hắn chạy chậm, thỉnh thoảng quay đầu nh́n ra phía sau nơi rờ-mọt chạy theo có an toàn hay không. 

Xuân cười:

- Hôm nay anh thành tay bỏ mối.. chính hiệu rồi. 

- Em xem…cái rờ-mọt có được không ?

- C̣n mới, nhưng lên đá, chạy thử, mớí biết được hay không.

Điều đầu tiên không ổn là chiều dài thùng rờ-mọt ngắn hơn chiều dài cây đá, mà như vậy th́ không thể đóng bửng sau, đá dễ tuột khi lên dốc.

Xuân nói: 

- Chẳng sao, cho trấu nhiều và rịt dây thun…là được.

- Thường người ta chở mấy cây với cái rờ-mọt ?

- Có thể chở 10 cây, tức 500 kí nếu di chuyển đường phẳng, máy bốc, nhíp cứng…

- C̣n phải qua dốc Nam Anh ?

- 6 cây tức 300 kí là vừa. 

Xuân chất lên rờ-mọt 5 cây.

- Em sẽ ra dốc chờ…

- Chi vậy ?

- Em sợ xe không bốc, lúc đó phải kê bánh hay đẩy liền, không th́ lọt mương.

- Hắn rất lo nhưng cố nói cứng.

- C̣n lâu..

Hắn nổ máy vào số 1, vô ga khởi hành. Xe x́a bên trái, x́a bên phải, không chạy thẳng được. Hắn thắng lại, lo âu.

- Xuân .. Xuân..

- Nhíp quá yếu, không thể chở đá được. 

- Bây giờ làm sao ?

- Thêm lá vào nhíp, hay thay cái mới.

Hắn tiu nghỉu, mặt buồn rười rượi.

- Công cóc.

Xuân nói:

- Em nghĩ, anh bán cái này, dồn tiền đặt làm cái mới, tốt hơn.

- Đặt cái mới ?

- Ḿnh sử dụng lâu dài mà anh. 

Hắn lưỡng lự, có chút tiền, trả hết cho cái rơ-mọt thổ tă này rồi, c̣n đâu mà đặt cái mới.

- Thầy cứ đặt đi, tôi cho mượn.

Hắn và Xuân đều bất ngờ, không biết chị Năm đứng sau lưng từ lúc nào.

 

Rờ-mọt mới do Xuân đặt làm, thích hợp cho việc chở đá, có bửng sau, nhíp bằng thép Mỹ, độ nhúng êm không tức. Hắn chở mỗi chuyến 6 cây, rồi 8 cây. Từ trước 75, Phan Rang có ba đề-pô đá lớn, một nằm ở mặt tiền đường Thống Nhất, 2 cái ở cuối đường Đạo Long, sát bờ đê. Họ chia nhau thị trường muối cá, quán xá. Họ có cả xe tải chuyên chở đá đi bỏ tận Long Hương, Phan Rí. Thường số đá sản xuất tại địa phương không đủ cung, họ phải lấy đá từ Cam Ranh, Nha Trang, thậm chí tận Phan Thiết có khi vô tới Long Khánh. Họ chuyên bỏ đá cá, cá trúng mùa họ càng trúng đá. Đối với họ th́ hắn chỉ là thứ c̣ con, lại răi đá trên một tuyến đường Phan Rang-Ninh Chữ, không đụng mối của họ, v́ vậy họ mới để yên.

Gia đ́nh chị Năm trước 75 c̣n hai xưởng gỗ khá nổi tiếng ở Sông Mao, Long Khánh. Bàn ghế sản xuất ở đây giá rất cao, v́ rất đẹp và làm bằng toàn gỗ quư. Gia đ́nh chị giàu nổi tiếng nhưng sống giản dị, gần gủi với mọi người. Giải phóng vô, tất cả người giàu gần như đều có tội v́ giàu đồng nghĩa với bóc lột, tất cả cơ ngơi hăng xưởng của chị, chị đều tự giác hiến cho Cách Mạng. Đổi lại cách mạng thuê gia đ́nh chị tiếp tục quản lư hăng nước đá, nhưng sản phẩm xuất ra th́ HTX quản lư, phân phối. 

Một buổi tối Kim Anh vô nhà và nói:

- Ba Má con mời thầy.

Hắn lên xe chạy ra nhà anh chị trong bụng không yên, không biết có chuyện ǵ, lành hay dữ.

Hắn vô pḥng khách, anh Năm bỏ tờ báo đang đọc.

-Thầy ngồi uống nước, rồi nói chuyện.

Anh Năm mở hộp bisqui để trên bàn, lấy bánh ra để trong một cái dĩa kiểu màu xanh nước biển.

- Mời thầy.

Hắn nhón cái bánh, cầm nơi tay.

- Thưa anh..

- Đang là mùa cá, tôi sẽ “dù “ nguyên hầm cho thầy.

Hắn giựt ḿnh. 100 cây, làm sao Hắn bỏ cho hết. Anh Năm như hiểu tâm trạng của Hắn.

- Thầy lo bán không hết phải không ?

- Dạ, tôi chỉ ..

- Tôi gọi thầy tức tôi biết thấy…bán hết…

- Dạ..

- Thầy chọn đường xa, dùa hết vào Long Hương. Bao nhiêu cũng hết.

Anh vùa rót trà vừa nói:

- Thầy t́m mối. Chiều mai thầy ra đây.. bàn tiếp.

- Dạ, chiều mai. 

Hắn bước ra và đi thẳng tới Hầm Đá. Xuân đang ngồi hút thuốc. Hắn chưa nói ǵ th́ Xuân đă rĩ tai Hắn.

- Em mừng cho anh. Không phải ai ông ấy cũng “dỡ” nguyên hầm.

- Anh lo là không t́m được mối.

- Trong vài ngày nữa, tàu thuyền đánh bắt trở về. Tha hồ bán đá cá…

- Nhưng làm sao t́m mối ?

Xuân cười:

- Lúc đó mối …t́m anh…

Trước khi lên xe trở về: 

- Xuân…cho anh biết anh phải làm sao đây ?

- Anh chực ở bến, đợi xe Long Hương ra, t́m cho được thanh niên tên Nho.

Sáng hôm sau, chạy 2 chuyến đá xong, Hắn ghé bến xe và không mấy khó, Hắn diện kiến người thanh niên tên Nho. Hắn hỏi thăm thị trường đá, t́nh h́nh đánh bắt cá ở Long Hương và kết:

- Tôi có đá cung cấp, cậu lấy không ?

- Số lượng ?

- 100 cây 50, giao tận nơi. 

- Tôi mua hết .. nhưng cho biết giá.

- Như giá thị trường … 

Nho là chủ đề-pô đá lớn ở Long Hương, nơi cần một lượng đá rất lớn mỗi khi tàu thuyền đánh bắt trở về. Họ dùng đá để muối cá chở đi cao nguyên và vào tận Sài G̣n. Người trong nghề đều thấy chuyến cá sắp về ở Long Hương sẽ trúng đậm v́ thời gian ra khơi sóng im, biển lặng. 

- Dằn trước bao nhiêu ?

- Khỏi cần, nhưng xuống xong phải chung đủ.

- Tôi hứa, nhưng chỉ giao trong ṿng 3 ngày tới.

Hắn nh́n người thanh niên tên Nho, trẻ nhưng tin được. 

- Xe cậu chừng nào trở vô…

- 14g. 

- 14 g tôi đến chỗ này trả lời cậu.

Nói xong Hắn nổ máy, rồ ga chạy thẳng ra hăng Nam Anh. 

Anh Năm thấy Hắn quay lại, sớm hơn anh nghĩ, anh cười: 

- Xong rồi phải không ?

- Dạ, đă bắt được mối cá Long Hương.

- Tên ǵ ?

- Dạ, tên Nho. 

- Thằng này làm ăn được. Thầy nên kết nó.

Chuyện “dỡ” nguyên một hầm đá 100 cây và bí mật tiêu thụ đối với anh Năm là chuyện nhỏ. Anh sẽ báo với HTX là máy hư, đóng hầm để sửa chữa, nhưng chở đá ra khỏi thị xă là một vấn đề sống c̣n. Chẳng may bị công an, thuế vụ, HTX chận th́ xem như “tiêu đời” của Hắn và của cả gia đ́nh anh chị Năm.

Anh gọi Xuân đến và nói:

- Khuya mai dỡ hầm, coi giúp thầy..

- Dạ.

Và quay qua Hắn:

- 3 giờ sáng, xe phải qua khỏi cầu Đạo Long. 

- Em hiểu.

Anh Năm chỉ nói chừng ấy rồi bỏ vô nhà, Xuân và Hắn thống nhất kế hoạch. Xuân gọi nhóm bạn thân tín từ nhà máy Mỹ Đức xuống “dỡ” hầm lên đá, xả nước.

- Anh đưa xe ra đúng 2g khuya.

Vừa nói Xuân vừa đưa cho Hắn mảnh giấy ghi địa chỉ của người có xe tải mi-ni chuyên chở đá đường xa ở Tấn Tài.

- Phải đúng giờ, không sớm và cũng không được muộn.

Xuân vừa đi về phía dàn nước đang phun đặt phía sau nhà máy vừa nói:

- Có trở ngại ǵ, anh phải báo em biết trước 17giờ hôm nay.

Hắn lên xe nổ máy.

- Anh hiểu…

Hắn chạy xe xuống Tấn Tài. Người chủ xe kiêm tài xế lại là học tṛ cũ của Hắn, nên việc hợp đồng chở đá được giải quyết mau chóng. Giá cả có sẵn, xe sẵn sàng. 

- Em nhớ cho xe ra đúng giờ. 

- Thầy khỏi lo, em đă chở đá “dù” thế này nhiều lần rồi. 

Hắn trở về và chạy thẳng ra bến xe gặp Nho. 

- Sẽ giao tại Đề-Pô Long Hương lúc 5g sáng mai.

- Đủ 100 cây ?

- Đủ. Nhớ nhanh gọn, tôi phải quay về trước trời sáng.

 - Tôi biết, ông anh khỏi phải lo.

Đó là chuyến đá dù đầu tiên, tất cả mọi khâu thực hiện nhanh gọn, trót lọt, hai bên giao nhận, thanh toán rất chuyên nghiệp. Anh Năm Anh rất hài ḷng và tuyên bố là đă “chọn không lầm người”. Từ đó, Hắn được anh Năm tín nhiệm và giao cho những chuyến đá dù khi thời cơ đến và thực hiện được, nhất là lúc trời im, biển lặng, trúng biển. Đôi khi cũng dù vào những ngày Cúng Ông Nam Hải, lễ hội kéo dài, cần đá. Nho trở thành đầu mối của Hắn ở Long Hương. Hắn thực thụ trở thành “Thầy T. bán nước…đá”.

 

Xem tiếp phần 27

 

art2all.net