QUÁN VĂN

 

 

 Cuộc hội ngộ của những trái tim

Trương Văn Dân  

1

          Cũng như mọi lần, việc đầu tiên khi về lại Milano là đi viếng mộ mẹ Elena nhưng lần này th́ thăm luôn cả mộ của cha nàng. Năm ngoái ông đột ngột mất mà tôi không về kịp. Như một lời tạ lỗi, tôi đứng nh́n di ảnh ông trong nhà mồ, nhớ lại những lần tṛ chuyện và học hỏi ở ông rất nhiều điều về cuộc sống.

Thời tiết năm nay bất thường. Rất bất thường là khác. Gần cuối tháng 5, mùa hè đă bắt đầu, thế mà trời u ám và lạnh lẽo như mùa Thu. Tôi xót thương nh́n những người ngoại quốc run rẩy ngồi xin tiền trước cổng nghĩa trang. Giấc mơ xuất ngoại của họ đă tan hoang. Cả Âu châu đang ngập ngụa trong cơn khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Nước Ư hiền hoà đang khó khăn, nghĩa trang là nơi dễ làm ḷng người chùng xuống thế nhưng chẳng ai dừng lại. Elena bỏ vào chiếc mũ 2 Euro, người đàn bà bồng con cảm ơn và chúc phúc cho chúng tôi...

 

2

Gác lại những việc cần làm ở Milano trong chuyến về Ư lần này, chúng tôi thu xếp hành trang để bay sang Pháp 2 tuần để hội ngộ với anh em văn hữu Quán Văn tại Paris.

Bỏ vào hành lư xách tay, ngoài tiểu thuyết “Bàn tay nhỏ dưới mưa” lần này c̣n có quyển “Văn học Cổ cận đại Việt Nam từ góc nh́n văn hóa đến các mă nghệ thuật” của GS Nguyễn Huệ Chi mới được công bố. Quyển sách được biên soạn rất công phu, được nhà phê b́nh văn học Đặng Tiến gựi ư và nhờ Thiện mua 10 quyển để mang giới thiệu tại Paris. Sách b́a cứng, dày 1200 trang và  nặng hơn 2 kg, nên anh em  chỉ chia được mỗi người mang 1 quyển, tổng cộng  là 5 quyển, c̣n 5 quyển phải để lại VN chờ người mang qua lần khác.

Đoàn ở đây là anh em văn thi sĩ cộng tác với tập san văn học nghệ thuật Quán Văn: Nguyên Minh, chủ bút, nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh (CTNM), nhà thơ Cao Quảng Văn và phu nhân là Nguyễn thị Thu.Từ năm ngoái, bác sĩ Thiện đă có nhă ư phối hợp với Lê Hữu Khoá, giáo sư văn ở đại học Lille 3 mời nhà văn Nguyên Minh(NM) qua Paris trong chương tŕnh trao đổi văn hoá. Sau bao nhiêu khê về thủ tục, giữa tháng 6 đoàn đă lên đường sang Pháp.  

 

3

Trời Milano đă lạnh. Nhưng Paris có lẽ c̣n lạnh hơn nhiều . 

Ḷ sưởi lạnh tanh. Muà này không ai chứa củi. Ngoài sân chỉ có mấy cành cây vụn bị mưa ẩm ướt. Căn nhà của Thiện có ba tầng, anh Chu Trầm Nguyên Minh nằm tầng dưới, cửa mở suốt ngày, lạnh lẽo. Chúng tôi phải góp nhặt cây vụn và giấy carton để đốt nhưng ngọn lửa chưa kịp sưởi, đă tàn. Có hôm lại đốt nhầm một vạt giường của Thiện!

Một hôm đi dạo, anh Chu Trầm Nguyên Minh và Elena thấy một đống gỗ người ta bỏ ngoài đường nên mang về nhà. Ngọn lửa trong ḷ sưởi bùng lên. Không khí ấm cúng và sôi động hẳn. Nguyên Minh thường pha trà rồi mấy anh em tụ tập bên ngọn lửa, tán gẫu. Trên ống khói ḷ sưởi có tranh chân dung Trịnh Công Sơn, do hoạ sĩ Công Thế Cường vẽ.

CTNM ở tầng dưới, giường anh nằm đối diện ḷ sưởi nên đêm nào anh nói cũng “mơ thấy TCS”...Tôi và Elena ở tầng áp mái, nhưng thường xuống tṛ chuyện cùng anh. NM th́ không chịu được lạnh, thấy lửa đốt trong ḷ là ṃ xuống, hai tay ấp ly trà nóng, khuôn mặt lúc nào cũng trầm tư.

Đây có lẽ là lần đầu tiên hai ông bạn già có thể ở gần nhau một thời gian dài sau bao năm mới gặp lại. Số là sau những thăng trầm, hơn ba mươi năm CTNM và NM lạc mất nhau. Thỉnh thoảng hỏi, nhưng không ai biết. Tưởng chết. Vượt biên. Định cư nước ngoài. Họ hoàn toàn mất tin nhau và cả hai âm thầm, buông bút, sống trong lặng lẽ.

Thế nhưng NM đă cầm bút. Và hơn thế, ở tuổi 70 anh c̣n dũng cảm tụ họp anh em để cho ra mắt tập san vhnt  Quán Văn.

 Họ gặp nhau như một t́nh cờ. Trong một buổi triển lăm tranh, CTNM có hỏi thăm tin tức về NM, may là có người biết và cho số điện thoại. Gọi. Nghe giọng nhau, nghẹn ngào trong xúc cảm. Tṛ chuyện huyên thiên, xen lẫn những khoảng lặng của nước mắt vui mừng. “Ông nên mua vài quyển Quán Văn để xem đi” “Trời  đang mưa tầm tă, chưa đi được”.“Vậy mà nói yêu văn!”

Khoảng 30 phút sau: “ NM, tôi đội mưa, ướt như chuột và đang đứng trước nhà sách Hà Nội, cầm trên tay 5 số Quán Văn nè.” “Tốt lắm. Chứng tỏ t́nh yêu văn chương vẫn c̣n nồng”.

Chuyện ông...già hơn 70, ngày mưa như trút nước, vượt quăng đường ngập lụt từ Đầm Sen lên Sài G̣n mua sách được NM kể lại như một huyền thoại.

Sau đó họ gặp nhau. Trong lần ra mắt QV số 6 ở nhà bs Trương Th́n tôi gặp anh lần đầu mà như đă biết nhau. Sau đó, anh đă cầm lấy bút và xuất hiện thường xuyên trên QV và các trang web.

 Hôm gặp mặt ở toà soạn QV, chị Vân, vợ anh CTNM nói cảm ơn NM rất nhiều. “Từ ngày có QV, ảnh như một người khác. Trước, lúc nào cũng thui thủi, ra vô thở dài, trầm ngâm. Nhưng bây giờ th́  vui vẻ, hồn nhiên. Viết lách đă làm anh bớt ưu tư và gần như quên hẳn những chuyện buồn phiền.”

Trong suốt thời gian, hai ông bạn già hàn huyên đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, như thể đang  "T́m lại thời gian đă mất". Thời gian họ quen và thân nhau,chơi với nhau hơn nửa thế kỉ. Cho đến hôm nay, dù những thăng trầm thế cuộc, có lúc treo bút,  câm lặng nhưng chưa bao giờ phai nhạt t́nh yêu văn chương, chưa sống một ngày không thật với ḷng ḿnh. Khi viết, họ không đố kỵ mà nâng đỡ nhau, thành công của người này có sự đóng góp của người kia. Có lẽ đó là những t́nh tiết khó tin với lớp trẻ, các bạn văn trong văn giới và báo giới hiện thời.

Nh́n hai ông anh già tṛ chuyện, có lúc họ cười hồn nhiên như các thanh niên 18-20- tôi càng sâu sắc hiểu là văn chương làm cho con người trẻ lại. Đem ư này, kể lại, th́ bắt gặp sự đồng cảm của Hoàng Kim Oanh đang ở Sài G̣n: “Ḱ diệu thay là văn chương. Nó gắn kết nhiều con người với nhau không phân biệt tuổi tác, địa vị, không gian... Nó làm tâm hồn con người lúc nào cũng trẻ trung rạo rực yêu mê như tuổi 20... Nó làm nỗi buồn thấm sâu nhưng cũng lan toả sẻ chia trong những cảm xúc thăng hoa bất tận...Nó giúp ta nâng tâm hồn ḿnh hướng về những ǵ cao thượng đẹp đẽ, đầy nhân ái bởi biết trân trọng và xót thương..”  Sau đó chị c̣n trích dẫn câu nói của Edgar Allan Poe[1] : “Văn chương là nghề cao quư nhất. Thật vậy, có lẽ nó là cái duy nhất phù hợp với một con người. Đối với bản thân tôi, không ǵ có thể quyến rũ tôi tách khỏi con đường ấy.”

Trong cái buốt giá của Paris, Email của chị gửi đến như một tách trà nóng gửi từ quê hương xa tắp, làm ấm ḷng bè bạn ở xa.

 

4

Trời vẫn không có dấu hiệu sẽ đẹp hơn. Mỗi sáng thức giấc, tôi nh́n lên hai cửa kính trổ ra trên mái, như thể đó là hai kính thiên văn. Xám xịt. Ăn sáng xong chúng tôi thường đứng ở mái hiên nh́n trời và đoán già đoán non về thời tiết. Thiện lấy tay chỉ lên trời: “ Biển phía này. Mây  đang bay từ biển, chắc sẽ c̣n mang theo mưa nữa.” Thật vậy. Gió. Mưa. Lạnh. Đêm có khi nhiệt độ xung 2-4°C như muà Đông. Dĩ nhiên những chuyến ra khỏi nhà rất hạn chế v́ phần lớn anh em chỉ mang theo quần áo mùa hè và một ít áo khoác nhẹ bên ngoài.

Tuy vy, điều an ủi là : Vui. Bởi lần đầu anh em có được cơ hội sống chung, từ sáng đến tối, tha hồ tán chuyện văn chương.

Trời tuy lạnh nhưng sáng nào anh CT cũng dậy sớm để đi mua bánh ḿ về cho anh em ăn sáng. Bác sĩ bảo anh cần vận động. Đi riết anh quen mặt bà chủ cửa hàng. Tiếng Pháp chỉ nói được vài câu, nhưng mái tóc vàng óng, khuôn mặt đẹp và cặp mắt xanh như ḍng sông... Seine đă làm họ trở thành bạn trong giây lát. “Nét đẹp tây phương cũng dễ hút hồn người lắm”. Với tâm hồn lăng mạn của nhà thơ, chắc cũng có lúc anh “tiếc” là không c̣n ở tuổi  mười tám, đôi mươi.

Một hôm trời đẹp, mấy người thuyết phục NM tṛng áo ấm bước ra khỏi nhà. Mới đầu đi bộ ở Khải Hoàn Môn, c̣n sung sức nên  hai “cụ” nói cười rôm rả, có lúc khẽ nh́n  phần “tṛn ũm” của các cô nàng mặc quần bó sát. Thế nhưng  trên đường về, phải t́m bến xe bus nên phải đi bộ một quăng đường dài, băng qua hết khu vườn Teulerie. Đi bể hơi tai. NM chân ngắn nên...bị “ê càng”, lầm bầm suốt đọan đường. Thế nhưng tối đó về ngủ thật ngon. Ngáy. Tuy nhỏ người mà tiếng ngáy vang từ tầng một bay lên tầng áp mái. Hạ xuống tầng trệt, như một buổi hoà nhạc. Đủ các cung bậc bỗng, trầm.

 

5

Tôi chỉ biết nhà văn Từ Vũ là người quản lư trang mạng văn chương Newviertart ở Pháp mà thỉnh thoảng có gửi vài truyện ngắn chứ chưa gặp bao giờ. Chỉ trước khi về Âu Châu chúng tôi có hẹn gặp tại Paris. Và thật đúng hẹn, vợ chồng anh Từ Vũ đă đến nhà bác sĩ Thiện để gặp anh em trong nhóm Quán Văn.

Thật lạ lùng! Mới ngồi với nhau chỉ vài phút mà mọi e dè, cảm giác ngại ngần đă bị giũ bỏ. Tánh t́nh bộc trực, giọng cười rổn rảng… Từ Vũ ăn nói tự nhiên nên chúng tôi đă xem nhau như những bạn quen thân tự thuở nào. Chị Dị vợ anh cũng thế, không khí rất thân t́nh cởi mở.

Bàn về văn chương, Từ Vũ say sưa nói rơ quan điểm của ḿnh : “Các bài viết phải nằm trong ḍng văn học thuần túy Việt Nam, không bắt chước, học đ̣i, cóp nhặt những loại văn chương lai căng nhân danh hai chữ "đổi mới" ; không tục tằn khiếm nhă bẩn thỉu, hằn học, mạ lỵ, chửi bới ; không cố t́nh thủ lợi xách động, xúi giục, ... tạo hận thù, gây chia rẽ suy yếu Việt Tộc và bài viết phải là một sáng tác trong đó người viết muốn truyền thông đến người đọc trong tính cách Xây Dựng về Nhân Bản, T́nh Yêu Quê Hương, T́nh Người ... hoặc một Thực Trạng Xă Hội ... mà tác giả là chứng nhân ”. Anh cho rằng nhà văn c̣n phải có nhân cách. Nếu không lấy Chân, Thiện, Mỹ làm chủ đạo th́ hăy nên làm nghề khác và đừng nên cầm bút. Tính chất của nghệ sĩ là không có hận thù.

Trong câu chuyện anh có nhắc đến vài cây bút có tiếng tăm, nhưng kẻ bỏ bê gia đ́nh, người quan hệ bất chính với vợ bạn… nên bài viết của họ không được đăng trên trang web của anh!

 

6

Mấy ngày sau chúng tôi gặp nhà văn Kiệt Tấn. Thời c̣n ở Ư tôi đă đọc anh khá nhiều trên nguyệt san Văn Học ở Cali và trên các trang web nhưng chưa gặp lần nào. Khổ người to con, mặt vuông, dáng lừ đừ nhưng theo nhiều người th́ ... mặt mày sáng rỡ khi thấy đàn bà. Anh có giọng  nói lè nhè, cà tửng bông lơn theo kiểu người say Nam bộ.

 Tuy gặp lần đầu nhưng nhà văn “đ́nh đám” này rất hồn nhiên, cởi mở, xem tất cả  như những bạn văn đă quen thân.

Câu chuyện xoay quanh về sự suy thoái  văn hoá và sự tàn ác của loài người. Tôi và Kiệt Tấn cùng gặp nhau trên quan điểm: Con người càng văn minh càng tàn ác. Anh  đồng t́nh ngay và cho rằng con người đang sống chống lại thịên nhiên. Ngay cả cái chết cũng không muốn thân xác ră rời. Xây lăng mộ. Kim đĩnh. Xây tháp để  giữ xác...

Khi tôi kể lại chuyện con gấu bị chặt chân và nhốt trong cũi sắt trong một quán ăn ở ngả ba Bạch Hạc (Việt Tŕ) th́  tất cả đều rợn người: một con gấu chỉ c̣n ba chân bị nhốt trong cũi sắt và di chuyển rất khó khăn. Không chỉ bị chặt chân, định kỳ người ta c̣n đâm kim vào người nó để lấy mật. Đôi mắt gấu đỏ hoe, nó gầm gừ nh́n các thực khách với tia nh́n căm hận. Tôi h́nh dung ra một ngày nào được sổ chuồng, chắc nó sẽ xé xác những kẻ đă hành hạ và tra tấn nó...[2]

Từ chuyện dă man, chúng tôi chuyển qua nói về chiến tranh. Kiệt Tấn kể lại chi tiết có thật: một người bạn là sĩ quan pháo binh. Một hôm bắn nhầm, đến nơi thấy nhiều người chết nên liền làm đơn và vận động xin đổi binh chủng. Câu chuyện chưa dứt, tất cả chúng tôi đều ngỡ ngàng khi thấy anh ôm mặt. Im lặng. Rồi bật khóc!

Tưởng chỉ là một phút giây xúc động, ứa nước mắt. Nhưng không! Anh khóc thật. Mới đầu ư ử rồi bật lên thành tiếng. Khóc ngon lành như cảnh máu me đầu rơi máu chảy, thịt xương tách ĺa đang nằm trước mắt.

Chúng tôi ngơ ngáo, đưa mắt nh́n nhau. Chị Ánh, vợ anh,  phả phả tay trấn an :

-  Không sao, cứ để cho anh ấy khóc một hồi cho đă đi! Chắc đang thèm khóc!

Không khí căn pḥng yên lặng. Chỉ có tiếng nấc ồ ồ của Kiệt Tấn.

Măi một lát chị Ánh mới vỗ vỗ lên vai  rồi vuốt vuốt lên lưng chồng:

-  Thôi, đủ rồi! Nín đi anh!

Tiếng thút thít dường như đang thưa dần. Khuôn mặt KT lúc này có dáng dấp của một đứa bé được mẹ vỗ về.

NM  chợt đưa mắt nh́n tôi như ngầm bảo: KT có lúc xúc cảm như vậy đó, rồi anh rót một ly Bordeau đưa cho KT:

- Nè anh bạn, khóc được là sướng lắm. Uống cạn ly rượu này là sẽ quên hết!

KT chẳng nói ǵ nhưng ngửa cổ uống một hơi rồi nín khóc. Anh vui vẻ nói chuyện b́nh thường trở lại.  

Chứng kiến cảnh đó, tôi bỗng nhớ lại là trước đây có đọc một bài phỏng vấn KT. Đại khái, có người rụt rè hỏi:

- Anh KT à, tôi nghe có người nói anh điên? Có thật vậy không anh?

KT trợn mắt trả lời:

- Điên thiệt quá đi chứ cha! Tui điên có “bằng cấp” mà!

Tự nhiên tôi bật cười. Người điên mà biết ḿnh đang điên th́ chắc là rất tỉnh hay đơn giản đang toan tính một điều ǵ. Chắc những cơn điên ấy đă làm bật lên ư thức phản kháng về sự tàn ác của xă hội đang bị dồn nén đến cùng cực, chỉ chờ cơ hội là bùng nổ thành những con chữ tố cáo sự giả dối của xă hội phi nhân tính: đặt kinh tế lên trước con người. Thế giới đang hành xử với nhau thật thô bạo thế mà cứ nhơn nhơn nói về quyền con người...

Lúc ngẩn người nh́n anh khóc tôi cũng hiểu KT là người vô cùng nhạy cảm. Có lẽ chính sự bén nhạy ấy làm anh đau đớn hơn những người b́nh thường và bất cứ thứ  tội ác nhỏ nhoi nào cũng làm trái tim anh lay  động.

Chuyện về KT c̣n nhiều. Bây giờ xin tạm khép lại và sẽ có một bài viết khác về ông trong số QV tới..

 Lúc chia tay KT tặng tôi Tập truyện ngắn & Tiểu luận “Người em xóm học” và  Tiểu thuyết “Lớp lớp phù sa ”. Tôi cũng kư tặng anh quyển tiểu thuyết “Bàn tay nhỏ dưới mưa” của ḿnh, sách dày hơn 400 trang,  nhưng không chắc là anh có đủ “can đảm” để đọc hết hay không?

 

7

 Sau hai tuần lễ âm u, ngày nào mấy anh em cũng nh́n trời. C̣n mấy bữa nữa là đến ngày họp mặt mà cái lạnh vẫn chưa thấy giảm, mưa tuy không nhiều nhưng cứ lắc rắc, làm sao có thể tổ chức ăn uống ngoài trời? Dĩ nhiên có thể họp bên trong nhà nhưng như thế th́ c̣n ǵ thú vị?

Chúng tôi bắt đầu đếm ngược: C̣n 2 ngày! C̣n 1 ngày!Và buổi sáng ngày 2/6 trời đột nhiên bừng sáng. Nắng không chói chang nhưng cũng vừa đủ ấm để có thế kê một băng dài ngoài trời, rộng răi, thoáng mát, để vừa ăn uống, tṛ chuyện và thơ thẩn dạo  trong khu vườn nhà Thiện.

Trong khi các bà khẩn trương nấu nướng, anh em chúng tôi kê hai bàn dài trong pḥng khách để sắp xếp mười mấy bộ Quán Văn từ số 1 đến số 14, và các tập thơ, truyện của ḿnh để dành tặng bạn bè. Đây là công khó nhọc của NM và Cao Quảng Văn, đóng thùng mang hơn 70 kg sách qua đất Pháp.

 

 

Thấy CTNM xoa xoa vai, tôi hỏi anh bị đau vai hả? Anh cười, nói hôm đóng thùng sách và chuẩn bị hành lư xong rồi, anh mới nhớ là c̣n quên quyển sách nặng hơn 2 kg của gs Nguyễn Huệ Chi nên phải bỏ vào ba lô cùng với laptop để mang lên vai. Trong lúc bóp vai giúp anh, tôi bỗng bật ra mấy ư:

Anh “cơng” văn chương về xứ lạ,

Một đời nặng trĩu những đam mê.

Lời t́nh buồn[3] bă như thân phận,

Tiếng cười chưa lấp nổi tái tê...

 

8

Họa sĩ Nguyển Cầm- Họa  sĩ Lê Tài Điển- Nthơ Cao Quảng Văn/ Nguyễn thị Thu

Bs Thiện- npbvh Đặng Tiến- nv Nguyên Minh-  nthơ Chu Trầm Nguyên Minh

Elena Truong/ Trương Văn Dân- nv Kiệt Tấn, nv Chinh Ba

 

Khoảng 9 giờ th́ các văn nghệ sĩ và các bạn lục tục kéo đến. Có những người đă quen lâu nhưng cũng có người mới gặp mặt lần đầu. Đến tham dự có vợ chồng nhà phê b́nh văn học Đng Tiến và chị Nguyệt, vc nhà văn Kiệt Tấn và chị Ánh, vc  hoạ sĩ Lê Tài Điển, hoạ sĩ Nguyễn Cầm, hoạ sĩ Công Thế Cường mà hơn 40 năm tôi mới gặp lại và một số bạn hữu ở Ư như Danh cũng bay qua cùng các bạn ở Paris và vùng lân cận như Dr Khải, kts Hưng, Ks Hùng ...

Nhà văn Chinh Ba, tác giả truyện ngắn nổi tiếng “Bài thơ trên xương cụt” từ Monpellier xa xôi cũng đă thu xếp đến dự.

Buổi họp mặt hôm ấy, kể cả anh em Quán Văn th́ cũng đến 25 người.       

Rất tiếc là có những việc đột xuất nên c̣n thiếu dịch giảTrần Thiện Đạo, nhà văn Cổ Ngư, gs Lê Hữu Khóa. Vợ chồng Nhà văn Từ Vũ /Nguyễn thị Dị không đến được nhưng hứa sẽ đến thăm anh em Quán văn trước khi rời Paris.

 

Trong lúc đón khách, khi trông thấy tôi Kiệt Tấn vồn vă:

 - Em có đọc quyển ...của anh chưa? Tôi lắc đầu. Thế là anh cười to rồi nói ngay:  “Vậy là tư tưởng lớn gặp nhau rồi. Đụng nhau chan chát.” Tiếc quá, lúc đó đông người, giọng anh lại ồ ề nên tôi không nghe rơ tên cuốn sách. Anh cho biết là đă đọc “một lèo” hết quyển “Bàn tay nhỏ dưới mưa” nên mới nhận xét là “ḿnh c̣n nhiều đồng cảm lắm”.

Bận bịu với việc đón tiếp bạn bè nhưng lúc ngồi vào bàn tôi cứ thầm hỏi là với một tác phẩm chạm đến nhiều vấn đề như BTNDM th́ không hiểu anh “đồng cảm” về cái ǵ? Về t́nh yêu ngút ngàn, t́nh dục mê say, ḥa trộn thân tâm? Về thực phẩm biến đổi gen, về ô nhiễm môi trường và hậu quả bệnh tật và cái nh́n về cái chết ? Về những trang viết xem chiến tranh là sự phá sản của loài người? Hay đồng cảm trên quan điểm là khi con người làm điều ác mà lương tâm yên ổn v́ đă được biện minh th́ hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp? Chạm nhau về điều này v́ thế giới đang bị ung thư như cô Gấm?...

Tiếc rằng sau đó buổi họp đông người quá, chúng tôi không có thời gian trao đổi.

Ăn trưa và tán gẫu xong, chúng tôi vào trong nhà, quây quần bên bàn sách. Mở đầu tổng biên tập NM nói chủ trương của tập san QV là xây dựng tinh thần nhân ái, là viết về t́nh yêu thương để gắn kết cộng đồng, dùng ng̣i bút để làm đẹp tâm hồn, và làm đẹp thế giới. Với ư thức đó th́ văn chương không chỉ là nguồn tri thức mà c̣n là nguồn năng lượng tinh thần, có ư nghĩa cổ vũ tiếp sức cho con người trong cuộc sống.

Nhà phê b́nh văn học Đặng Tiến cũng đồng t́nh với quan điểm này. Anh nói trong t́nh h́nh hiện nay làm một tờ báo văn học thật không dễ. Muốn tồn tại lâu dài th́ cần phải có những bài viết chất lượng, xây dựng t́nh người và mời bạn bè tham gia, hổ trợ.

Nhiều ư kiến đóng góp rất hữu ích được đưa ra. Nói chung với những người yêu văn chương th́ tất cả những đóng góp đều trên tinh thần xây dựng.

Trong buổi họp mặt c̣n có một chi tiết cảm động của họa sĩ Lê Tài Điển: Năm mươi năm trước đă đọc nhiều truyện ngắn của nhà văn Chinh Ba, và những trang viết ấy từ lâu đă trở thành kim chỉ nam cho cách sống và cách nghĩ của người trai thời loạn. Anh bất ngờ khi gặp nhà văn này bằng xương bằng thịt ở đây. Cảnh hai người ôm nhau làm anh em thật sự xúc động. Tôi nh́n thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt hai người

Tôi chỉ xin trích thêm ở đây bài viết của Lê Hữu Khóa, người có công mời anh em QV qua Paris, nhưng lần này vắng mặt. Anh nhận định về nhân tính trong bài viết nói với các con của hoạ sĩ Lê tài Điển: “...Chung quanh ba có nhiều nghệ sĩ rất tài hoa nhưng họ ít có nhân tính, chuyện nhân tính thật hiếm trong cuộc sống, làm người hằng ngày và cả đời nhưng chưa chắc đă có nhân tính, chữ  nhân trong Khổng giáo là như vậy, nhân là nhân tính; Rousseau cũng nói rơ chuyện này : «Les hommes soyez humains !» Con người ơi hăy giữ nhân tính. Có thể trở thành hoạ sĩ thành đạt với tài năng hoặc kỹ xảo, nhưng không thành hoạ sĩ lớn được nếu không có nhân tính ; ḷng vị tha có trong tư duy của nghệ sĩ, ḷng trắc ẩn có trong sáng tác của nghệ sĩ” “... những loại người đang sống giữa đời nhưng không hết ḷng với cuộc đời. Nửa vời, sống như không sống.” “ Kant dặn nghệ sĩ «L’esthétique est inséparable de l’éthique», mỹ thuật không rời đạo lư, cái đẹp không bỏ cái nhân.”

Rồi anh đặt câu hỏi? Trong thế kỷ mới này cũng vậy, càng ngày người ta càng ít nói đạo làm người, ít bàn tới đạo lư người nghệ sĩ, nhân tính trong sáng tạo, chú cũng không hiểu tại sao ?

Trong một tinh thần toàn cục như vậy nên tôi xin được gọi buổi họp mặt Quán Văn tại ngôi nhà Rue Marcel Douret 10-Villemomble của bác sĩ Thiện là “Cuộc hội ngộ của những trái tim” 

 

9

 

 

CT Nguyên Minh, Từ Vũ, bs Thiện

 Trước ngày chúng tôi về lại  Ư th́ hai vợ chồng nhà văn Từ Vũ/Nguyễn thị Dị đến thăm và từ giă. Anh mang theo mấy chai rượu để tặng anh em làm quà.

Vui nhộn như mọi lần, Từ Vũ  rổn rảng nói cười. Định nói vài hàng về anh, nhưng đọc mấy câu thơ của CTNM  viết về Từ Vũ th́  biết là ḿnh khó thể nói ǵ thêm:

“Cái miệng nói nhi nhô
“phơi ḷng cùng tri kỷ”
thẳng tuột như ngựa hí
phi đường dài không nghỉ”

 

“Trong cơi đời mù mịt
cớ chi ta gặp người
thân thương như đă kết
một thủa nào xa xôi ”  

                 (Từ Vũ, CTNM)

 

Đúng là mới gặp mà “ thân thương như đă “kết”!

Ngồi nói chuyện một lát th́ Thiện cầm guitar ra hát. Từ Vũ cũng phụ họa theo. Nếu ai đă từng quen biết Thiện, lúc này cũng khó nhận ra anh: Với cây đàn trong tay, anh không c̣n là một bác sĩ đạo mạo trong chiếc blouse trắng mà đột ngột hóa thân thành một nghệ sĩ đang thả hồn bay theo cung bậc bỗng trầm!  Biết bạn từ 40 năm, nhưng đây là lần đầu tôi mới hiểu v́ sao anh mến mộ và thích giao lưu với văn nghệ sĩ.

 Hai người hát thật sung sức và có khi c̣n lắc lư, nhún nhảy. Tôi vào kho lấy mấy chiếc mũ dứa rộng vành đặt lên đầu họ, không khí  bỗng vui nhộn. Tiếng cười vang lên  rộn ră và lúc này có một điều kỳ lạ đă ra: một người thâm trầm, nghiêm túc như nhà thơ CTNM... cũng bị cuốn theo ḍng xoáy của âm thanh, rời bàn, lên sân khấu...lắc lư, ca hát. Khi tôi chụp lên đầu anh chiếc mũ dứa rộng vành th́ trên sân khấu như có  một dàn tam ca (trio) của nhóm Inti- Illimani đang hát bài Venceremos trong thập niên 70 của thế kỷ trước.

Trên sân khấu th́ vui nhưng khán giả bên dưới th́ ngậm ngùi v́ sắp chia tay. Chị Dị ngồi cạnh Elena, tṛ chuyện nửa bằng tiếng Việt nửa bằng tiếng Pháp mà nước mắt lưng tṛng. Lát sau anh CTNM bước xuống...th́ nỗi buồn ly biệt với những giọt lệ của chị cũng tuôn chảy nữa. Chắc có người sẽ không hiểu là tại sao chỉ mới gặp vài lần mà chúng tôi lại quyến luyến nhau đến vậy? Xin thưa: Tác phẩm! Nếu “văn là người” th́ chúng tôi đă biết nhau tự thuở nào, và sau hai tuần trao đổi và đọc được “ḷng” nhau, ḷng quư mến thân thương dễ phát sinh từ những tâm hồn đồng cảm.  Có lẽ đây là một minh chứng đầy thuyết phục về những ǵ mà mấy tháng trước tôi đă viết về nhà văn Huỳnh Kim Bửu trong “Thầy giáo, Bạn văn”[4] : “  Nếu sự đồng cảm văn chương là sự chia sẻ về tính cách và tâm hồn th́ tôi nghĩ nó gắn kết con người c̣n hơn máu thịt. V́ anh em trong gia đ́nh tuy cùng cha mẹ sinh ra nhưng chưa chắc về nhân sinh quan và những chiêm nghiệm, suy tư về cuộc sống,… đă có cảm thông thật sự.

Trong cuộc hội ngộ ở Paris lần này tôi chứng kiến hai lần khóc: Nếu tiếng khóc của nhà văn Kiệt Tấn là sự phản kháng ḷng tham ác th́ tiếng khóc của nhà văn Nguyn thị Dị là sự chân t́nh.

 

10

Ngày vui nào rồi cũng qua mau. Sáng hôm sau tôi và Elena phải về lại Ư  để giải quyết những tồn tại trong chuyến về Âu Châu lần này. Thời tiết Milano lúc này đang ở th́ đẹp nhất.     

Milano. Nơi tôi đă sống và làm việc rất nhiều năm nhưng không phải bao giờ cũng có dịp để nhận ra vẻ đẹp của những tháp chuông nhà thờ hay ḷng lâng lâng thả hồn theo lời cầu kinh buổi sớm... giờ đây không hiểu sao bất kỳ mùi vị hay âm thanh nào cũng có thể chạm vào nơi sâu thẳm. Bốn mươi năm. Thời gian có lẽ cũng đủ để làm nhạt nḥa những nỗi đau, hàn gắn những vết thương, xóa mờ đi bao nỗi thăng trầm của một thời trai trẻ.

Một thước phim lướt nhanh qua tâm trí : Tôi rời quê nhà lúc 18 tuổi, khi trái tim mẫn cảm vừa khe khẽ chạm vào cuộc sống c̣n đượm màu thiên nhiên nên trong ḷng luôn  mang theo nỗi nhớ và ḷng quyến luyến với quê hương. Tôi  nhận ra một điều, là dù sống ở bất cứ nơi nào không phải quê hương... với thời gian bao nhiêu năm đi nữa th́ tiềm thức vẫn luôn in đậm nét của kỹ niệm, có buồn có vui nhưng lúc nào cũng đẹp, và quyết định quay về vẫn là một lực đẩy tiềm ẩn trong tâm hồn.

Thế rồi tôi chợt nhớ đến tiếng khóc và một câu viết của nhà văn Kiệt Tấn : “Trời ơi sao tôi cần quê hương đến như vậy!” Vâng, những trang viết của anh đầy ắp t́nh quê hương. Thương đứt từng khúc ruột: Thế nhưng anh phải sống cả đời xa mảnh đất của ḿnh.Đi trước tôi nhiều năm mà đến giờ vẫn c̣n phải ở nước ngoài

 Có lẽ về điểm này th́ tôi may mắn hơn anh. Sau 40 năm cuống rún xa ĺa tổ quốc, tôi đă được quay về. Dù chuyến về không dễ dàng và cũng có nhiều hệ lụy...

Thế nhưng khi khép cánh cửa căn nhà ở Cassina de Pecchi, ư thức rằng ḿnh sẽ không c̣n quay lại căn nhà này nữa, bàn tay của tôi hơi sững lại, cảm giác như khi chia tay một người thân mà biết rồi sẽ không gặp nhau.

Một giọt nước mắt bỗng lăn dài xuống má.

        

Trương Văn Dân

Viết tại nhà  bác sĩ Thiện :

Rue Marcel Douret 10-Villemomble.    

Paris, 6-2013

 

 Nguồn : tập san vhnt Quán Văn, số 16, tháng 9/2013


 

[1] Trích thư của Edgar Allan Poe gửi Frederick W. Thomas ( ngày 14 tháng 2 năm 1849) : “Literature is the most noble of profession. In fact, it is about the only one fit for a man. For my own part, there is no seducing me from the path.”

[2]http://laodong.com.vn/xa-hoi/chau-be-bi-gau-can-dut-hai-tay-da-xuat-vien/139181.bld

[3] “Lời t́nh buồn là bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Vũ Thành An phổ t bài thơ cùng tên của Chu trầm Nguyên Minh.

[4] http://xunau.org/2013/02/15/thay-giao-ban-van/

 

 

Trang Trương Văn Dân

art2all.net