Đặng Tiến

 

TRÁI CAM VÀ H̉N BI

 

                                              Tranh Déborah Chock

 

Thơ gắn liền với bản sắc tiếng nói của từng dân tộc nên khó chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, dịch thơ là việc cao quư, đọc thơ dịch là một lư thú, cả hai việc đều cần thiết để t́m hiểu, so sánh văn học, văn hoá và ngôn ngữ, từ dân tộc này sang dân tộc khác.

Lấy một ví dụ để suy nghĩ : câu thơ nổi tiếng của Paul Eluard (1895-1952) trong tập T́nh yêu Thi ca (L'Amour La Poésie, 1928) :
 

La terre est bleue comme une orange

Quả đất xanh như một trái cam
 

Dịch như vậy th́ không phải là sai, nhưng không lột hết ư nghĩa câu thơ. Đă có rất nhiều học giả uyên bác giải thích câu thơ một cách cao siêu, nhưng cách giải thích đơn giản và “ sư phạm ” nhất là : Quả đất xanh tṛn như trái cam và ư “ tṛn ” ẩn đi. Nhưng tái lập nó th́ câu thơ không dở nhưng mất đi phần nào ma lực của nó. Chữ khó dịch trước tiên là tính từ bleu, tiếng Pháp chỉ một màu chính xác, “ màu của vô cùng... nói rằng quả đất xanh như một trái cam là nối liền hư không hạnh phúc với trọng lượng của địa cầu, hai tiếng reo mừng đă tạo dựng thiên đàng trong hạ giới ” (Jean Omnimus (1)). Giảng như thế là hay quá, nhưng khi ta dịch bleu thành xanh, th́ người đọc Việt Nam không biết màu xanh nào : da trời hay lá cây – trong câu thơ dịch, màu lá cây lại có phần lấn lướt.

Câu thơ mạnh nhờ lối so sánh nghịch lư, xanh như cam, v́ cam của phương Tây không phải màu xanh mà là màu... cam, một loại vàng gạch, vàng nghệ. Nhưng cam Việt Nam th́ lại xanh. Câu thơ siêu thực hoá ra hiện thực. Cũng không hẳn là dở, chỉ yếu đi và khác đi thôi.
 

Quả đất và trái cam đồng dạng h́nh cầu. Nhưng đây là lối suy diễn của thầy giáo t́m lối giải thích cho học sinh chóng tiếp thu. Đoạn trên, chúng tôi thêm vào chữ tṛn là lếu láo. Nhưng dù không dùng chữ tṛn th́ câu tiếng Việt hai loại từ quả (đất) trái (cam) cũng đă bao hàm tṛn trịa h́nh dáng của hai thực thể. Như vậy, tiếng Việt vốn nhiều h́nh tượng đă khai thị cho một câu thơ bí hiểm, mặt khác, đáp ứng với quan niệm sáng tác của Eluard, thời đó từ chối màu sắc. “ Ai đề cập đến màu sắc với tôi, tôi không nh́n nữa. Hăy nói với tôi về h́nh thể, tôi đang rất cần hoang mang ” (Littérature, tháng 2-3.1923, tr.16)(2). Một câu thơ dịch, nói lên đúng ư tác giả, nhưng chính tác giả không tŕnh bày ư ấy trong câu thơ, vậy là dịch sai hay dịch đúng ? Đối tượng của người dịch là câu thơ, trong kích thước nhất định của nó ; nhưng lắm khi phải đi quá câu thơ mới đến được nó : đó là kinh nghiệm thơ dịch của Tản Đà.
 

Màu sắc đối với chúng ta là cụ thể, tuyệt đối ; trắng ra trắng, đen ra đen. Nhưng trong các ngôn ngữ, bảng tên màu sắc lại không giống nhau. Cái ta thấy xanh th́ người Pháp thấy hai màu bleuvert ; cái người Pháp thấy bleu, th́ người Nga thấy siniïgolouboi khác nhau. Những từ thông dụng trong tiếng Việt như nâu, chàm, đà, th́ người Pháp không biết dịch là ǵ, có khi gọi là màu “ củ nâu ” (couleur cunau), sông Đà th́ dịch là Rivière Noire, đối lập với sông Lô là Rivière Claire, lẽ ra phải là sông... Đáy. Tên của màu sắc là một vấn đề gay go trong cấu trúc ngữ nghĩa của lư thuyết ngữ học, mà nhiều chuyên gia đă đề cập. Màu sắc, trong từng nền văn hoá, lại mang tính cách biểu tượng kiểu thương xanh núi, nhớ tím trời (Xuân Diệu) lại làm người dịch thêm rối trí.

Cách đây mươi năm, tôi đă có dịp ca ngợi câu thơ Tản Đà trong bài Tiễn ông công lên Trời (Ngày nay số 99, 1938), tân kỳ không kém Eluard :
 

Ngày xanh như ngựa, đầu xanh bạc (a)

Chán cả giang hồ, hết cả ngông (b)

 

Câu (a) sắc sảo v́ từ xanh láy lại ở vị trí trọng yếu và đối xứng, lại đối lập với bạc, làm nổi bật nghịch lư xanh như ngựa : ngựa nhiều màu, mỗi màu chữ hán việt lại có tên riêng, nhưng không xanh. Cần hiểu đại khái : ngày như ngựa, ngày nhanh như ngựa. Lấy ư cổ văn : bạch câu quá khích, ngựa trắng thoáng qua kẽ hở ; chữ ngày xanh lại đối lập với điển cố về màu ngựa. Ngụ ư ở đây là tốc độ của thời gian, chữ nhanh ch́m trong câu thơ, làm một thứ trầm châu, cùng vần với chữ nổi – Nguyễn Tuân gọi là chữ gánh – là xanh, có nghĩa là tuổi trẻ. Tản Đà sáng tạo từ ngữ một cách hồn nhiên, nhưng cách chơi chữ này lại đáp ứng với nhiều quy luật ngữ học hiện đại (3).
 

Câu thơ Eluard và Tản Đà xuất sắc ở nghịch lư. Nhưng ở đời không phải ai ai cũng thưởng thức nghệ thuật trong nghịch lư. Bằng cớ là nhà xuất bản Văn Học, trong Tuyển tập Tản Đà, 1986, tr. 187, ḍng thứ ba đă đổi câu chữ cho thuận lư
 

Ngày xuân như ngựa đầu xanh bạc

 

thành ra một cái thứ ǵ đó, phi ngưu phi mă.
 

*
 

Về h́nh ảnh địa cầu nh́n từ xa, Xuân Diệu có câu thơ hay, làm năm 1957, thời điểm Liên Xô mới phóng vệ tinh lên trời :

 

Trái đất – ba phần tư nước mắt

Đi như giọt lệ giữa không trung

 

Câu thơ hay và có giá trị tổng hợp : đi từ thực tế địa lư – biển chiếm ba phần tư địa cầu – đến t́nh cảm – nước mắt cuộc đời, của t́nh yêu, và bất công, của chúng sinh theo h́nh tượng nhà Phật. Và giọt lệ vẫn thường long lanh trong thơ Xuân Diệu, “ đă vỡ v́ nước mắt ” ; cuối cùng đi đến tưởng tượng – giọt lệ giữa không trung. H́nh ảnh tuyệt vời, bao la, trong sáng, như hoá giải được mọi cuộc trầm luân. Những khổ đau hoá thân thành ánh sáng.

Tôi chợt nhớ, chợt đau xót, chợt nghĩ đến người bạn vong niên khác, Vũ Hoàng Chương, mà trầm luân dường như chưa siêu thoát :

 

Từ phen trái đất ra đi

Lệ chia phôi đă xanh ŕ đại dương

 

Cùng trong đề tài này, Trịnh Công Sơn có bài hát làm cho thiếu nhi, khoảng 1979, một trọng điểm khác trong khoa học không gian :

 

Như một ḥn bi xanh

Trái đất này quay tṛn

 

So với những câu thơ đă viện dẫn, đặc sắc của lời hát Trịnh Công Sơn là vui, có phần tếu, nhưng vẫn thâm trầm, cao siêu. Trong một băng nhạc thu âm khoảng 1980, tác giả tự hát bài này và tự thuyết minh h́nh ảnh “ trái đất nh́n từ xa như một ḥn bi nhỏ nhắn, sông nước xanh màu lá, màu xanh cây cỏ ”. Các tác giả khi tự ḿnh giải thích thơ ḿnh, ít khi giải thích hay, kể cả trích tiên Tản Đà và “ thợ b́nh ” Xuân Diệu. Nhất là khi đăi đưa trong một băng nhạc thương măi. H́nh ảnh ḥn bi xanh thâm trầm hơn nhiều, nó phản ánh thân phận phi lư của cuộc đời. Trái đất chỉ là tṛ chơi nhỏ nhoi trên đầu ngón tay tạo hoá, th́ thân phận con người c̣n phù phiếm đến bao nhiêu ? Con người, anh là cái quái ǵ mà đa mang đa sự thắc mắc cái này, đ̣i hỏi cái kia ? Cụ Ôn Như Hầu đă nhận xét :

 

Quyền hoạ phúc trời tranh mất cả

Món tiện nghi chẳng trả phần ai

Cái quay búng sẵn trên trời

Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm

 

Cái quay, hay con cù, con vụ của cụ Ôn Như c̣n khá khẩm, chững chạc hơn ḥn bi lông lốc của Trịnh Công Sơn, tầm thường, rẻ rúng, vô định. Bài Ḥn Bi Xanh tác giả làm khi mới rời khỏi Huế – ḷ cừ nung nấu sự đời – nhờ xin được hộ khẩu vào Thành phố Hồ Chí Minh, thoát ly ra khỏi nhiệt t́nh của các đồng chí đồng hương.

Nhưng mỗi câu thơ đều giống con người : quả cam của Eluard là Eluard, ngựa xanh là Tản Đà, giọt lệ của Xuân Diệu là bản thân Xuân Diệu, ḥn bi là bản chất Trịnh Công Sơn, tếu, hồn nhiên. Lời hát nhắc đến cái ngất ngưởng của Tản Đà :

 

Đất say đất cũng lăn quay

Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười

                            Lại say, 1921
 

Trên bản chất nghệ sĩ, những đớn đau đă biến Trịnh Công Sơn thành một thứ triết nhân, với triết lư “ cơi tạm ” và “ đời cho ta thế ”. Nghiệm cho cùng, con quay và ḥn bi c̣n may mắn hơn con người, v́ nó chỉ mang trọng lượng của bản thân, đă giảm đi nhiều với lực dính (force adhésive) và lực ma sát (force de frottement), c̣n con người, ngoài trọng lượng của xương thịt, lại c̣n đèo thêm cái tâm hồn, với trăm thứ bà giằn : nào là lịch sử, dân tộc, có khi đèo cả ái t́nh, mà sức cọ xát th́ vô cùng vô tận. Chỉ những tâm hồn cổ kim hăn hữu như Tản Đà mới đạt tới thái độ sinh khoái

 

Nở gan cười một cuộc say

Đường xa coi nhẹ gánh đầy như không
                                    Xuân sầu, 1936.
 

Trở lại với ḥn bi xanh. Khi Trịnh Công Sơn giải thích là xanh lá cây, th́ thật ra, anh không đặt vấn đề xanh ǵ. Như Nguyễn Bính đă làm thơ

 

Xanh cây xanh cỏ xanh đồi

Xanh rừng xanh núi da trời cũng xanh
                                      Xanh, 1939 (?)
 

Rơ ràng là tác giả Mây Tần (1951) không phân biệt hai màu xanh cỏ và xanh da trời. Khi ta nghe Tản Đà nói xanh như ngựa th́ ta ngạc nhiên, nhưng khi nghe tóc xanh, đầu xanh, mắt xanh th́ không để ư đến nghịch lư. Tâm hồn Á Đông chịu nặng ảnh hưởng của thiên nhiên, đặc biệt là của cỏ cây. Từ xanh gợi ư tuổi trẻ, v́ trái xanh đối lập với trái già, trái chín ; lá xanh đối lập với lá vàng, lá rụng. Từ đó, ta có những khái niệm tuổi xanh, ngày xanh, xuân xanh, và tính từ xanh trở thành sáo ṃn trống nghĩa, khó sử dụng để dịch những màu sắc cụ thể như trong Baudelaire :

 

Cheveux bleus, pavillons des ténèbres tendues
                                                                      La Chevelure

 

Tóc lam, cờ lộng bóng đêm căng...

 

Chữ bleu gợi ra cảnh trời xa biển rộng, kết hợp thành chuỗi âm láy cheveux bleus khó dịch thoát, dù câu thơ dịch đă mang nhiều âm láy, và chữ lam nhắc đến thơ Nguyễn Bính :

 

Da trời ai nhuộm màu lam


và nhất là thơ Bích Khê :

 

Sương lam phơi màu thu muôn nơi

 

Câu thơ Apollinaire trong bài vô đề bắt đầu bằng Automne malade et adoré – Mùa thu đau yếu và mến thương :

 

Des nixes nicettes aux cheveux verts et naines

Những tiên đồng tiên cô tóc xanh lè người lùn tịt

 

Tiếng Pháp cheveux verts tạo cảm giác yêu quái lẫn giữa cỏ cây mà chữ Việt tóc xanh không tạo được nên phải thêm bổ từ . Nhưng cũng có khi bản dịch không sát nguyên tác như với câu thơ Baudelaire :

 

Le vert paradis des amours enfantines

Thiên đường xanh những mối t́nh thơ dại

 

Ở đây chữ xanh trong bản dịch có phần súc tích hơn tính từ vert trong tiếng Pháp v́ lơ lửng giữa màu thăm thẳm từng trên của thiên đường và màu cỏ non xanh rợn chân trời của tuổi thơ.

 

*

 

La terre est bleue comme une orange

 

Tản Đà chắc không biết câu này. Nhưng Xuân Diệu, Trịnh Công Sơn th́ biết, v́ họ đều sành thơ Pháp. Giọt lệ giữa không trungḥn bi xanh quay tṛn th́ giống thơ Eluard quá.

Về câu thơ này, Henri Meschonnic đă có một bài báo uyên bác và xuất sắc, cho biết là Eluard đă mượn ư một bài thơ tiếng Nga của Vladimir Maïakovski làm 1922 :

 

Một nửa trái đất

tṛn trịa

trên đầu tôi

lai láng đại dương bán cầu

Nh́n xa

y như một trái cam

Nhưng trái nọ vàng

trái này xanh.

 

Phiên tự sang chữ Latinh : Míra polovína – krúglenẺkaja takája – podo mnój, okeánami s polusárija. Ízdali soversénno víd appelẺsínij ; tólẺko tot zóltyi, a etot sínij.
Dịch ra tiếng Pháp :

 

La moitié du monde

si ronde

est au dessus de moi

ruisselant des océans d'un hémisphère

De loin

tout à fait un air d'orange

Seulement celle-là est jaune et celle-ci est bleue.

 

Chỗ khác nhau là : câu thơ Eluard dựa vào màu sắc (biểu ư : xanh) và h́nh dáng (ẩn ư : tṛn) c̣n câu thơ Nga lại dựa vào ngữ âm. Từ sinij xanh, đă nằm trong tính từ apel'sinij, thuộc về cam bắt nguồn từ danh từ apel'sin quả cam, từ tiếng Hà Lan appelsina táo tàu, tiếng Đức Apfelsine. Cấu trúc láy âm là do Maïakovski cố t́nh, thậm chí c̣n viết lệch chính tả, dùng tính từ sinij trong khi b́nh thường phải viết apel'sin-nyj hay apel'sin-ovyi. Vấn đề đặt ra ở đây là :
– sự nảy sinh một ư thơ – một tứ thơ,
– trong Maïakovski ư thơ nảy mầm từ vỏ âm thanh, do thính giác tiếp thu,
– sự đầu thai của ư thơ vào Eluard dựa vào màu sắc nghịch lư, tạo sự liên tưởng về h́nh thể,
– dịch ra tiếng Việt câu thơ vẫn c̣n hay, c̣n súc tích, nhưng từ lực kém đi.
Nhưng thưởng thức câu thơ bằng tâm hồn Việt Nam, trong những luyến ái riêng với địa cầu và cây trái th́ lại có sinh thú khác.

 

*
 

Thơ là những đặc sắc của ngôn ngữ được khai thác triệt để, được phát triển đến tận cùng, được quy hoạch thành những định luật khi ẩn khi hiện nhưng lúc nào cũng chi phối. Nhưng trong hiện t́nh thơ Việt Nam th́ chỉ mới có một số người làm thơ và lư luận về thi pháp áp dụng quan niệm này. Đa số người đọc thơ chỉ thưởng thức qua xúc cảm, tưởng tượng và kỷ niệm, yêu thích những câu thơ êm tai, thuận tai, quen tai. Ngày xanh như ngựa đă là cái ǵ lạ tai, nếu không phải là trái tai.
 

Xưa, thơ là một nhu cầu xă hội. Nay, thơ là một sinh hoạt trí thức. Đây là quy luật phát triển của toàn thế giới, thơ Việt Nam cũng phải vào quỹ đạo. Nhưng, nhiệm vụ của người giới thiệu, phê b́nh thơ là đưa cái xa lại gần với quần chúng và đẩy cái quen thuộc đến chân trời tưởng tượng, như con Ngựa say thời nào của Lưu Trọng Lư :

 

Ta say ngựa cũng tần ngần

Trời cao xuống thấp, núi gần lên xa.

 

Đặng Tiến

20.1.1997



(1) Jean Omnimus, Les images d'Eluard, Annales de la Faculté des Lettres d'Aix-en-Provence, t. 37, 1963, Lucien Scheler trích lại trong lời tựa Eluard toàn tập, Pléïade, tr. 14.


(2) Henri Meschonnic trích Les Etats de la Poétique, P.U.F., Paris, 1985, tr. 255 và 241, 247, 248.


(3) Câu thơ này, nhà nghiên cứu văn học tuổi trẻ tài cao Trần Ngọc Vương cho là làm ở Quảng Yên (Văn nghệ Quân đội, số 6-1995, tr.95). Tôi cho là làm ở Hà Tŕ (Hà Đông). Hay là ta cùng đi thực địa ?
 

 

 

Thơ, Thi pháp và chân dung

Trang Đặng Tiến

art2all.net