Hồ Đ́nh Nghiêm

 

NOÁI CÙNG ÔN

(Nhân đọc được bài Dúi Xám của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn)

 

Xin phép được mượn khoảng sân của chị Đặng Lệ Khánh, v́ cửa khép hờ, ngơ không cài then, nên giấn liều bước vô. Hy vọng chị không xua đuổi v́ tôi biết chị nhiều từ tâm, chị có làm bài Giao Ước mà tôi rất thích, tôi sẽ tuân thủ những điều lệ chị từng trải ḷng. Lại nữa, chị dễ chịu, tôi đoán thế, v́ trong một điện thư chị có “đôi lời”: Có nhiều người viết ra, treo lên mạng, người đọc muốn hiểu sao th́ hiểu… Ui chao, phải diễn dịch câu ấy như thế nào cho lắng đọng, gạn đục khơi trong. Cái đầu lắm chuyện của tôi đục như nước vo gạo: A, rơ là chị vị t́nh, kệ, cứ hiển thị mà thực bụng không ưng, biết mô được trong muôn một lại có kẻ tấm tắc xuưt xoa.

 

Dạ thưa ôn Hoàng Xuân Sơn, noái như rứa cũng để đối chiếu với tựa đề Dám Xúi của ôn, bởi dường như ôn cũng thường thi triển Bồ Đề chưởng pháp, tâm vô lượng, vơ công huê dạng và tuyệt chẳng đả thương kẻ khác. Tôi từng ngồi dưới gốc cây đa nhưng tâm luôn vọng động, tôi vẽ ra ṿng tṛn trên cát và rất quởn để gom chia lá rụng, minh bạch đâu là xanh tươi tức tưởi sớm ĺa cành đâu là lá vàng buộc phải rớt rơi như quy định. “Xưa kia tôi đă có lần, và bây giờ đă đôi phần tôi quên”. (Bùi Giáng). Cám ơn bài viết của ôn mang tôi trở về thuở nọ, thuở mà tôi lỡ dại chối từ lời “rù quến” của người con gái mặc áo đỏ đứng đợi trên dốc tuyết vần vũ những giọt lạnh, sắc. Cô nhờ tôi viết tựa cho tập thơ 50 bài mà cô dự trù in. (2000 đô, đủ sở hụi không chú? Cô hỏi). Tôi ậm ừ, tôi làm thinh và tôi dông. Thưa ôn, noái răng được khi những bài thơ nọ giống như bản sao từ một cuốn lưu bút học tṛ tuổi 13 (chưa thể bẻ găy sừng trâu). Hoa phượng ép khô ń, nhớ anh quá mạng ń, bắt đền anh đó làm chữ người ta phải nḥe hoen mắt lệ ń… Mạ ơi, bộ tịch xiêm y o nớ ngó à la mode như rứa mà răng o có vẻ như muốn-t́m-lại-ngày-xưa-thân-ái. O qua xứ này e lâu hung mà coi ṃi rục rịch muốn trở về nguồn tức th́ tức lệnh. Nè, coi chừng nghe, ngăn sông cách núi rồi, về có nước khóc mạ ơi mạ hỡi. V́ răng? V́ nguồn cội kia giờ này họ làm thơ rất chảnh o nợ. “Thà khóc trên xe BMW c̣n hơn cười toe toét trên yên xe đạp”. “Chán như con gián, nhỏ như con thỏ. Ăn chơi không sợ mưa rơi. Xi-đa mà xông pha hiến máu…" Đại loại thế, thiên h́nh vạn trạng. Bần thần trên từng cây số! Họ quan niệm: Hàng độc là thứ không giống ai, chẳng lo đụng hàng. Xong công đoạn ấy th́ họ bày hàng. Những bộ phận kín đáo trên cơ thể con người họ chất đống vào thi ca, nói tất tần tật nỏ ốt dột hổ ngươi, cũng chưa sướng, họ loạn ngôn “ai muốn hiểu sao th́ hiểu”!

 

Thưa ôn, hăy cho tôi một lời khuyên nào khác, chứ tôi nỡ ḷng nào xái dụi, vẽ đường cho hươu chạy. (Nơi đây gió tạt vương chân ngựa, hươu chạy quay đầu theo ngó theo- Quang Dũng). Cô in thơ, tự sâu thẳm trong tiềm thức lóe ra tia sáng: Phải chăng ta sẽ, đang, đă là thi sĩ. Không dám đâu! Một người bị chút dằm đâm vào tay, kẻ đó dùng nhíp nhổ ra (không phải nhổ lông mày cho Triệu Minh) hay mặc xác ôm giữ cái tái tê? Huế thường bị lụt, tôi phải lo đắp bao cát ở ngạch cửa và c̣n chút tàn hơi th́ thu vén đồ đoàn chất cao ngăn ngừa. Thưa ôn, tôi lỡ nói điều không phải xin ôn thứ tha, cái o nớ mà làm đồng chí với ôn th́ ôn phải nhảy đựng lên chớ, cuộc đời này vốn đă chật chội những người làm thơ, răng o không thử t́m lối hoa bướm khác? Viết văn linh tinh như tôi chẳng hạn. Viết bá thở, viết bầm dập và… mô Phật! có thể hạnh phúc bị sứt mẻ chớ không giỡn chơi. O ơi, ngày mai trời lại tối!

 

Điều duy nhất mà tôi có thể thưa thốt với cô-cháu-bạc-mệnh kia:

Hăy thử lựa một đôi bài mà bạn tâm đắc, dùng dạng chữ phổ thông không làm khó những diễn đàn, xong gửi đi thử xem sao. Lựa nơi nào có mục ư kiến phản hồi của người đọc, như trang VOA việt ngữ phần mục do Nguyễn Xuân Hoàng phụ trách. Điều này có lợi cho bạn là biết ngay số phận của bài thơ ấy, người ta sẽ dụt đi hoặc người ta treo lên lưới và rồi độc giả tha hồ b́nh loạn. Đó là một tấm gương để bạn tự soi lấy, hăng hái hay x́u x́u ển ển; đóng cửa ngồi diện bích hay mang hia đội măo: ẻ vô, thiệt là không biết thưởng thức, gửi chỗ khác, ba vạn cũng bỏ, ta quyết t́m địa ngục mà giỏi chân đi.

Thưa ôn Hoàng Xuân Sơn, “thơ là lộc trời cho”, tôi đồ rằng người nói câu ấy phải nương vào một thứ ǵ đó, tài năng chẳng hạn, mới có thể đại ngôn như vậy. Một kẻ ngoại đạo, một cô gái chân ướt chân ráo dọ dẫm vào sân chơi e phải ngậm câm miệng đang ngậm bồ ḥn. Đạt mấy phần hỏa hầu mà phách tấu? Trời tuy rộng nhưng trời hà tiện trong việc gửi trao chút căn cơ, và chúng ta, cách hay hơn cả là tự đưa tay sờ sau ót ḿnh. Ngay t́nh, nếu tôi làm thơ, ôn cũng cau mày mà vị t́nh Huế mền để cho đôi lông mày không biểu hiện một phản ứng. Ngay t́nh, nếu ôn khen, tôi sẽ buột miệng: Eng đừng xúi dại tui chớ! Tôi muốn nói tới chữ sở trường sở đoản, người nào việc đó chớ có lấn đất dành dân. Tôi rất ngán khi thấy một tên gọi mà có tới 3 đầu 6 tay. Âm nhạc, hội họa, thi ca, viết văn, kịch nghệ, nhiếp ảnh… Bao nhiêu ngành nghề thảy đều quy vào một mối, thất nghiệp. Ôn thử mường tượng kẻ ấy có “ngon cơm” không? Tại răng họ đa đoan như rứa ôn hè? Họ chú tâm tu luyện một món tinh thông th́ có phải dễ thành đạt hơn không?

 

Thưa ôn, tất cả những lỗi lầm mà chúng ta lỡ tạo ra e cái lỗ miệng là chính danh thủ phạm. Vô ngôn ắt vô úy. Tôi có hơi thày lay, chẳng qua v́ muốn đáp lại tấm thạnh t́nh trong bài Xúi Dại ôn viết với lời mở đầu ấm áp: Nghiêm ơi Nghiêm à…

 

Anh Sơn ơi, anh Sơn à. H́nh như anh bắt đầu nghỉ hưu? Nếu đúng thế th́ tôi có hơi thất vọng, v́ rằng anh dư thời gian mà chuyện thơ thẩn anh nói có hơi kiệm lời. Không riêng cá nhân tôi, tôi tin vẫn lắm kẻ muốn nghe anh hàn huyên tâm sự. Thôi, cách hay nhất là cứ “đè” thơ anh ra mà ngấu nghiến. Lục bát là thể thơ thoạt ngó th́ dễ ăn, mần rồi mới thấy nghẹn như mắc xương. Ngó dậy mà hổng phải dậy. Lục bát Hoàng Xuân Sơn là một đoại bát bửu, chan, húp, lùa, và, thông cần cổ, mát rọt mát gan. Cứ thế mà “nấu” mà ninh nhừ 6 chữ 8 chữ anh Sơn nhể. Dĩ nhiên đây là cả một sự thật, đứng trước sự thật sẽ không có đất để mọc lên hai chữ: Xúi Dại.

 

Năm mới thân chúc anh, cả chị Đặng Lệ Khánh sức khoẻ, trẻ măi không già, dĩ nhiên riêng ở lănh vực thi ca. Bắt chước cổ nhân để nói câu “tiền hiện đại”: Thư bất tận ngôn!

 

Hồ Đ́nh Nghiêm

 

trang hồ đ́nh nghiêm

art2all.net