Hồ Đ́nh Nghiêm

 

THƠ KHÔNG DỄ CỞI

 

 

 

            Cởi là lột bỏ, tháo ra. Khác với cỡi, là leo lên. Một ví dụ rơ như ban ngày: Đợi em cởi áo quần, xong rồi anh sẽ cỡi em. (Đằng ấy là bác sĩ thú y hở? Sao nỡ xem tớ là ḅ? Ăn no ḅ cỡi?)

Chốt lại, thơ nào phải y phục mà hăm he lột truồng? Tôi xin thú nhận, rất vụng về, loay hoay giữa hỏi, ngă. Chưa từng đưa tay cởi áo mỹ nhân cũng như mù mờ việc cỡi ngựa xem hoa.

Nhà thơ từng phân trần:

“Cởi đồ th́ dễ nhưng thơ
th́ không dễ cởi như đồ đâu em”.


Em dễ chịu th́ không nói làm ǵ, gặp em khó tánh sẽ bắt bẻ: Ai biểu cởi đồ ra dễ, anh mà lạng quạng tui khẻ tay anh. Khẻ là lấy thước gỗ mà đánh, (chẳng biết dấu hỏi hay dấu ngă? Đánh nhẹ gọi bằng đánh khẽ?) Thế th́ cũng tuỳ thuộc vào đối tượng mà phân trần, để tránh lôi thôi. Đối tượng của nhà thơ chừng như thuộc loại dễ bảo cả? (Bị lời thơ mê hoặc?). Nhưng lắm khi cũng:

“Sượng sùng không biết hỏi ai
Về nhà cũ đứng cổng ngoài chờ cơm”.


Nhà cũ ắt sẽ có vợ (cũ) ở bên trong. Dậm cẳng khi chờ cơm chín, nhớ ca dao có bàn qua “hoàn cảnh”:

… bây giờ lửa đă cháy lên,
lợn no con nín, ṭm tem th́ ṭm.


Ṭm tem súc tích, giàu có hơn chữ làm t́nh, nhỉ? Nhưng h́nh như nó mang chút vụng trộm, có vẻ “đi tàu nhanh”, có vẻ “ḿ ăn liền”, bạ đâu xâu đó. Nhà thơ có khi đă phân biệt rạch ṛi ra hai vấn nạn giữa làm t́nh và làm thơ:

“Thơ t́nh khác với làm t́nh
khác nhau xa chẳng phải h́nh như đâu
thơ t́nh mê hoặc rất lâu
làm t́nh mê muội rất mau lẹ mà!”


Tác giả, nhà thơ ấy, thời gian gần đây “mê hoặc rất lâu” trên hầu hết các diễn đàn văn chương hải ngoại. “Chẳng phải h́nh như đâu”, người đọc đă quen thuộc tên tuổi Nguyễn Hàn Chung, vị sứ giả mang duy một nhiệm vụ: Phóng khoáng trao gửi ra giữa đời vỏn vẹn một chữ T́nh, sau khi nh́n ngắm T́nh qua nhiều góc cạnh kèm với chút thật thà, chút bông lơn, chút trào phúng mà đa phần là rút ruột răn đe, kế đến chúi mũi chúi lái vào như kiểu ngày mai đă tận thế. Trong nước kêu bằng “chơi không khoan nhượng” hoặc “ăn chơi không sợ mưa rơi”. Chữ T́nh dường như muôn đời thích “chăn gối” với thể thơ lục bát. Và nhà thơ Nguyễn Hàn Chung đă vừa đích thân đứng ra se duyên cho anh Sáu Tản chung đôi với chị Tám Thần. Trang 29 có bài Chèn:

“Em từ
chèn
khít
lên tôi

Hai thiêu thân
múa
cặp đôi lạc bầy

Vẫn c̣n
hở
dấu vân tay

Cho nhau
chèn
thế gian này
vào trong”.


Chèn thường đi với ép. Ngày xưa, mấy cô gái thích nói: Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép em! Đó cũng là lời phân bua của các cậu con trai, không đổi nội dung. Cả giống cái lẫn giống đực đều xài chung được, chẳng sai văn phạm. Nó có tản thần không? Khi người ta sợ hăi cùng cực, tột độ, ví như vừa nhát thấy ma, mặt tái nhợt, nói ú ớ, vấp váp. Thời khắc trôi (chừng tàn một nén nhang?) lúc đó kẻ vô phúc kia mới lại thần hồn, t́m được sự tỉnh trí. Để giải thích về cái thót tim chợt va vấp trong sát na kia, người ta thường dùng tới chữ: Tản thần.

Nguyên trạng là thế, nhưng tản thần chẳng chịu dậm chân một chỗ. “Nó” hăm hở đi xa để trên đường t́nh cờ đối mặt với một dung nhan cực kỳ diễm lệ, người ta cũng chỉ biết ú ớ b́nh phẩm: Đẹp tản thần!

Khi người nữ đă đẹp tới mức tản thần th́ á hậu hoặc hoa khôi cũng đành gạt lệ thua buồn. Đẹp tản thần đứng mút đầu này trong khi ở mút chỉ cà tha kia là xấu đến ma chê quỷ hờn. Trong tác phẩm Cung Oán dài tới 356 câu của Nguyễn Gia Thiều có câu bàn tới vẻ đẹp từa tựa tản thần, chỉ bóng gió thôi: “Tây Thi mất vía Hằng Nga giật ḿnh”. Cổ thi thường ỡm ờ thế, tả cảnh mây mưa chỉ ngắn gọn có đôi hàng: “Thôi, chuyện vợ chồng th́ ai nấy cũng đă tường, kể ra làm ǵ cho tốn giấy”. Tả người đẹp vén xiêm y ngồi đái sau vườn đêm: “Chị hằng trông thấy liền đỏ mặt mà trốn sau đám mây đen!”

Tản thần theo cách luận chuyện của nhà thơ Nguyễn Hàn Chung th́ khó có ai “dễ cởi đâu nghe”. Bạn hăy tạm quên cái nhan có vẻ “tản thần” đầy đe doạ nọ, thử đọc một bài có dính tới “lục bát tản thần” hoạ may ngộ ra, bài Tự Ngôn Thơ:

“Chuyên tâm lục bát tản thần
Không ham cày xới mấy tầng thanh cao

Trữ t́nh bờ bụi ca dao
Rong chơi tự sự tầm phào lâng lâng
Đôi khi gieo thả rần rần
Cũng là hơi hám cách tân bộn bề

Những ǵ cấm kị u mê
Tung ra xả láng chẳng hề sợ nhau
Thuốc nào vơi bớt niềm đau
Là ta chích choác cần đâu e dè

Chuyên tâm lục bát vỉa hè
không cam bóng sáo ṃn đè lên thơ”.


Có thể đây là một tuyên ngôn, nhằm xác định chủ đích của tác giả. Quan niệm của nhà thơ, tự ḿnh khoanh vùng và rơ là ông chưa từng phụ bạc ca dao. Một đôi bài khiến tôi nhớ qua Bùi Giáng (phân trần), dăm ba bài khác lại tưởng tới Nguyễn Đức Sơn (bông đùa). Ngay cả người luôn t́m cách làm mới thơ, Thanh Tâm Tuyền cũng có khi (1963) tự nhận:

“hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao
đêm hôm qua mưa luồn mái dạ
mưa ngủ cùng những kẻ cô đơn
bao nhiêu xa cách không bằng giận hờn
đừng giận anh em hỡi mưa trời c̣n thương anh

mưa bên kia sông mưa nửa ḍng nước
ta thương cô ḿnh như bước nhớ chân”.


Cái khác biệt là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền “làm ca dao”, mượn điển tích trong ca dao mà khi thuật lại, không dụng tới thể lục bát như thường hằng. Và lục bát của Nguyễn Hàn Chung hôm nay đang đứng về phía Luân Hoán, Hoàng Lộc, những bậc tài hoa vẫn muốn tránh xa sự nhàm chán mà lục bát thường gặp phải khi lỡ rơi vào tay những kẻ vừa nhập môn. Chợt nhớ ra, ba người vừa nhắc tới đều được sinh đẻ ở đất Quảng Nam. Nơi có lẫy lừng Bùi Giáng:

“Ta đi gởi lại đôi ḍng
Lá rơi có dội ở trong sương mù”.


Sương mù có phải là cơi thơ? Sương mù sẽ vây khốn một đứa như tôi nếu hắn rục rịch “chích choác cần đâu e dè”:

Sáu tám tưởng có bấy nhiêu
Ai ngờ buổi nọ thơ kêu tản thần.


Tôi nh́n ra chút tản thần ở bài Rặn Thơ, in ở trang 183:

“Anh ngồi rặn
méo
tàn nhang

Em ngồi rặn
nhíu
hai làn môi cong

Chúng ḿnh
rặn
quá long đong

Nhưng c̣n
rặn
nghĩa là ḷng c̣n đau”.


Tản thần khiến tôi chẳng ngán, tôi yêu thích giọng điệu đặc trưng của riêng Nguyễn Hàn Chung qua bài Thời Tiết:

“Gió đâu có biết buồn vui
có khi thành băo giết người
như chơi

Mưa đâu có phải của trời
có khi trần trụi buông lời
phù vân

Sấm đâu có phải là thần
có khi đánh xuống mộ phần
hồn ma

Sét đâu có phải đàn bà
có khi cũng phóng tia ra
phũ phàng

Gió mưa sấm sét ngỡ ngàng
từ nghe chúm chím điệu đàng

Em yêu…”

Mượn thời tiết để luận tới “Em yêu”. Hết nắng mưa xong th́ Để Trả Lời Một Câu Hỏi:

“Yêu chay là
kiếp nạn
tôi

Mắc chi
em
trả treo lời
thị phi

Tôi yêu gái đẹp
làm ǵ

Chỉ yêu
gái hết
dậy th́

Như em”.


Cơi thơ Nguyễn Hàn Chung bộn bề cảnh giới khó lường giữa thực hư, ma quỉ chận đường hoặc ong bướm vờn quanh, tựu trung đều dắt người đọc tới cuối đường “T́nh”. Nhiệt t́nh dắt, vui thú dắt, hướng đạo sinh ấy c̣n biết đùa cho lữ hành vơi bớt nhọc nhằn. Chặt trái dừa tươi: Ngọt tản thần chưa? Ngậm hột ô mai: Chua tản thần chưa? Lên núi cao ḍm xuống triền vực: Đă chóng mặt tản thần chưa? Cứ đi đi về về những lời hỏi han mà đa số là nhắm tới hỏi riêng cho cô em, bà chị, vợ người vợ ta, không thể gom toàn vẹn, chập chùng biết mấy là đủ bóng hường nhan? Bài Tôi Đi Tôi Về là một bài hay, hay khó bề phân giải:

“Tôi đi họ đổi thành tên
tôi về ăn lá rau dền vẫn ngon
tôi đi xe, dép ít ṃn
tôi về cái lớp da non phản thùng

Tôi đi từ tạ ngủ mùng
tôi về muỗi vẫn t́nh chung truy tầm
tôi đi bùn hết níu chân
tôi về xế hạ cởi trần tắm mưa

Tôi đi ra chỗ cây dừa
khắc con tim với câu thơ khật khùng
tôi đi râu tóc rối tung
tôi về bộ dạng yên hùng xuống trai

Tôi đi như bất kỳ ai
Tôi về chẳng giống ai ngoài giống tôi”.


“Lục bát tản thần” gom đúng hai trăm (200) bài thơ chất trong bề dày 242 trang. Layout đẹp, rơ ràng, mát mắt. Bản Sắc Việt in lần đầu, tháng 9, 2018. Nhà thơ Nguyễn Hàn Chung từng dạy học tại Quế Sơn (1971-2006). Trước đây nhà thơ từng mang các bút hiệu: Nguyễn Phong Hàn, Nguyễn Đức Mù Sương. Hiện định cư tại Houston, Texas. Tác phẩm đă xuất bản:

T́m Tôi Trong Bóng (1999)
Nói Hộ Phù Du (2002)
Nghịch Lưu Của Tuổi (2011)
Dự Cảm Rời (2016)
Lục Bát Tản Thần (2018)

Góp mặt trong “40 năm thơ hải ngoại” (2017) và “Hư Ảo Tôi” (2018).

Cộng tác với hầu hết các tạp chí (báo giấy) cũng như đăng thơ thường trực ở tất cả các trang báo mạng. Là một nhà thơ không mỏi mệt ăn nằm với thi ca, đặc biệt chung t́nh cùng lục bát. Có bài mang tên Dục Tánh, tâm sự như sau:

“Mê vui
thưởng thú tinh thần

Có quên
cái sợi rần rần
thịt da

Tới giáo đường hỏi
đức cha

Vô ni viện hỏi
sư bà
chân tu

Chắp tay
ḷng vẫn
tối hù

Khuya về nghe
tiếng con cu
gáy cườm”.


Như thế, tôi e là nhà thơ vẫn chướng, vẫn chấp nê, vẫn lầm đường lạc lối, vẫn chưa ngộ, vẫn lầm lủi đi giữa đường trần, giông băo th́ nhiều mà an lạc vốn ít ỏi. Chừng nào nhà thơ tự nhận “ḷng vẫn tối hù” th́ chừng đó người yêu thơ c̣n đón đọc thêm những sự t́nh căng thẳng khác, mà qua tài nghệ bông lơn của ông Nguyễn Hàn Chung ta nghe nhận một sự vỗ về, đơn sơ nhưng chân t́nh. Ở đời chẳng việc ǵ phải rao giảng triết lư cả, bởi những thứ quanh ḿnh vốn trần trụi đến tản thần. Nhớ có khi nhà thơ tự thú:

“c̣n tâm sự được c̣n phiêu
không tâm sự được cũng liều mạng thơ”.


Cá nhân tôi vẫn luôn mong mỏi sự giấn liều của nhà thơ. Mai này sẽ có một trường thi dài hơn 2018 câu hiện hữu mà tác giả Nguyễn Hàn Chung sẽ viết nên, một thứ ca dao rất mới của thế kỷ 21 không thể đành đoạn những vần ca dao súc tích của cha ông để lại. Hăy đặt ḷng tin vào viễn ảnh ấy. Hăy cùng tôi phiêu bồng vào cơi ngỗn ngang tâm sự ấy, nơi cất giữ tiếng nói của một nhà thơ 67 tuổi đời mà tấm ḷng th́ măi ăn đời ở kiếp, cởi ra, lộ hàng với phơi phới thanh xuân.

 

Hồ Đ́nh Nghiêm

_____

 

a2a mời đọc : Nguyễn Hàn Chung
 

 

trang hồ đ́nh nghiêm

art2all.net