LÊ Đ̀NH CAI, tâm huyết của người viết sử Việt
Nhà xuất bản Đăng Tŕnh vừa mới cho ra mắt hai tác phẩm của nhà sử học Lê Đ́nh Cai có tựa Khúc Quanh Định Mệnh và Chiến tranh Quốc Cộng 1954-1975. Sinh năm 1942, làng Bồ Bản, một ngôi làng ven biển cách xa tỉnh Quảng Trị hơn 10 cây số. Quảng Trị là tỉnh nhỏ vùng giới tuyến, nhưng có nhiều nhân tài, và rất trù phú về rừng, sông và biển. Có nhiều con sông lớn nhỏ chảy vào tỉnh, chảy qua các quận và thị xă. Huế, sông Hương đẹp như bóng dáng áo tím nàng tôn nữ, nhưng không có độ sâu dưới ḷng sông để các tàu nhỏ Hải quân di chuyển được. Về biển, có hai cửa biển: Cửa Tùng, Cửa Việt. Từ khi có ḥa b́nh tạm thời, Lê đ́nh Cai theo gia đ́nh rời bỏ làng quê lên tỉnh học. Niên khóa 1954-1955, anh học lớp Nhất 1 ở trường Nam. Anh là một trong 5 học sinh xuất sắc của lớp, luôn nhận bảng danh dự hàng tháng và cuối năm lănh phần thưởng hạng nhất. Hết năm lớp Nhất, anh thi Tiểu học với các môn Chính tả, Luận, Thường Thức, Toán và Vẽ, sau khi nhân hệ số, đạt được số điểm 90 so với điểm đậu là 60. Bằng Tiểu học lúc đó được Giám đốc Nha Học Chánh Trung phần là giáo sư Nguyễn Văn Hai kư. Xong Tiểu học, anh thi vào lớp Đệ Thất trường Nguyễn Hoàng, đậu hạng 10 trong số 150 thí sinh trúng tuyển. Và, ở bậc Trung học anh vẫn là một học sinh thuộc hạng giỏi không chỉ mỗi năm lên mỗi lớp mà luôn nhận phần thưởng cuối năm. Năm 1959, anh đậu bằng Trung học Đệ Nhất Cấp, kỳ thi này, thí sinh đậu viết phải vào Huế thi vấn đáp. Kết quả thiệt thọ, anh đậu hạng B́nh Thứ. Vào cuối thập niên 50, hầu hết các trường tỉnh miền Trung đều có mở thêm các lớp dành cho Đệ Nhị Cấp nên anh học tiếp ở trường Nguyễn Hoàng, nhưng đậu xong bán phần anh cùng các bạn trúng tuyển phải vào trường Quốc Học Huế, học cho hết năm cuối ban Tú Tài. Vào trường mới, hai tháng đầu anh học ban B, khoa học Toán, rồi xin chuyển sang ban C chuyên về Triết học. Có sẵn nết của người thông minh, học giỏi, kỳ thi Tú Tài II năm 1962 anh thi đậu ngay khóa đầu. Thời kỳ ấy, đậu được Tú Tài toàn rất hiếm, và bạn có thể nhờ tấm bằng này t́m cuộc mưu sinh cho bản thân, giúp đỡ gia đ́nh, Nhưng với Lê đ́nh Cai, vẫn nuôi giấc mộng thành đạt về khoa bảng, nên dù gia đ́nh nghèo, anh vẫn học tiếp ở bậc Đại Học, và đă đạt được thành tích xuất sắc rất đáng nể trọng. Anh tốt nghiệp Cử nhân giáo khoa Văn chương sau bốn năm Đại Học Huế, rồi lấy bằng Cao học sau hai năm ở Đại Học Sài G̣n. Mùa thu năm 1968, anh lên Đà Lạt làm giáo sư trường Vơ Bị, dạy môn Quân Sử cho sinh viên các khóa 22A,B,23,24 và cả bên trường Văn Khoa, trường Chính trị kinh doanh. Tôi là người đồng hương với giáo sư Lê đ́nh Cai. Sự t́nh cờ, tôi có được hai tác phẩm vừa ghi nhận ở trên với hai phần riêng biệt: sáng tạo và chuyên môn. Khúc Quanh Định Mệnh là một thiên kư sự lồng vào tự truyện ghi lại một đời sống hết sức phong phú mà tác giả chính là một nhân vật thể hiện ḿnh khi đối diện với định mệnh. C̣n Chiến Tranh Quốc Cộng 1954-1975 là một luận án sử học lấy cấp bằng Tiến Sĩ. Khúc Quanh Định Mệnh dày 320 trang, giữa nền b́a xanh b́a có bức ảnh Phu Văn Lâu nh́n xuống ḍng sông Hương thơ mộng của kinh thành Huế. Nội dung gồm 6 chương, mỗi chương có từ hai đến sáu bảy bài viết. Hai chương I và II là những trang bút kư ghi lại thời thơ ấu nghèo khó ở làng quê trong chiến tranh và thời đi học ở tiểu học, trung học ở tỉnh nhà. Bằng những sự việc có thật trong gia đ́nh, trong bối cảnh lịch sử, ng̣i bút của tác giả không chỉ nói hết tận nỗi ḷng ḿnh mà c̣n tạo những cảm xúc, những ấn tượng cho người đọc qua h́nh ảnh người mẹ trong chiến tranh, rất khó nhọc, nhưng luôn can đảm. Thời kỳ đó, những phiên chợ ở các vùng quê luôn luôn là những ngày hội rất vui vào mỗi cuối tuần hay cuối tháng. Thế nhưng, cũng tùy ở mỗi vùng quê có sự kiểm soát của Việt Minh hay không. Bồ Bản nằm trong quận Triệu Phong, các làng quê ở quanh quận này thường bất an, do Việt Minh kiểm soát, nhưng trong ngày, hay đêm luôn có quân lính Tây đi tuần tiễu. Tác giả kể chuyện kỳ chợ phiên đó, người mẹ đi bán hàng vải vào các làng Lệ Xuyên, Vĩnh Huề rồi ngược Long Quang, Linh Yên. Rời nhà ra đi lúc gà vừa gáy sáng và cứ nghĩ như mọi lần, bán hàng xong khoảng chừng trưa hay chiều sớm sẽ về nhà. Nhưng lần đó, cũng bán xong hàng nhưng bà bị quân tự vệ Việt Minh bắt giữ v́ t́nh nghi làm do thám cho Tây. Bị bắt, bị tra khảo, nhưng bà mẹ vẫn một mực khai báo là ḿnh không có làm do thám, công việc thường ngày là buôn bán các thứ hàng chợ để nuôi sống gia đ́nh. Toán tự vệ không tin, đưa ra những lời dọa nạt khiến người mẹ khóc lóc, kêu nài, vừa lo âu nghĩ đến t́nh cảnh cả gia đ́nh đang trông chờ. Rất là may, trong lúc bị tra khảo, bà thoáng nhận ra trong một toán quân tự vệ khác đi ngang, có một người quen, tên là Bí, người t́nh cũ trước đây. Thật là gặp phúc, nhờ anh Bí nghĩ chút t́nh xưa cứu vớt, nên bà được thả, về lại nhà vào chiều ngày hôm sau trong nỗi mừng vui lẫn nước mắt của chồng và con cái. Chỉ hơn hai trang sách ghi lại t́nh huống của câu chuyện này, người đọc như nhận rơ h́nh ảnh người mẹ của tác giả qua cá tính và cả tiếng nói nữa. Bài kư sự dài 8 trang sách in chữ nhỏ, tôi đọc lại mấy lần và luôn giữ một cảm xúc trước lối viết chuyện kể thật lôi cuốn cùng với tâm t́nh của tác giả lồng trong đó. Bài tiếp theo của chương I có tựa : Về Nơi Phố Thị. Nơi này, chính là tỉnh Quảng Trị. Nơi này, ghi dấu những năm tháng dài rất hạnh phúc trong thời thơ ấu, thời niên thiếu của tác giả qua từng nét chính phác họa bản thân cùng với chuyện học hành, với những quen thuộc của bàn ghế, của mỗi lớp học, đến cả màu ngói của ngôi trường. Và, mỗi một thứ giữa thời kỳ hoa mộng đó, hơn hết, tác giả không chỉ nói cho riêng ḿnh thôi mà c̣n đem hết cả tâm tư gửi cho từng người bạn, người yêu nữa, luôn thân thiết với ḿnh. Chương III, từ chương này trở đi là những bài kư sự rất sống động, rất hào hùng của tác giả khi viết về tuổi trẻ chính ḿnh thành đạt trong khoa bảng và những giai đoạn dấn thân vào chính trường. Trong mỗi bài viết, có niềm hănh diện, nhưng rất nhiều là tâm t́nh của tác giả dành cho bằng hữu, các môn sinh, và các đồng nghiệp. H́nh ảnh các vị thầy trong những năm dưới trung học, các vị Khoa trưởng Văn Khoa ở trường Đại Học Huế, Sài G̣n, Đà Lạt được tác giả viết ra những ḍng ghi ơn rất trân trọng. Chương IV, đây là một chương sách đặt nằm trong bóng tối của lịch sử, khi mà tác giả sau biến cố 30/4/75, cũng chịu sự oan nghiệt như bao nhiêu thành phần cao cấp khác trong chính phủ VNCH bị bắt giam và bị đưa đi cải tạo với một thời gian dài hơn 7 năm. Mỗi câu, mỗi chữ được viết ra từ nỗi phẫn uất, từ niềm đau về số phận dân tộc và đất nước. Cũng qua những bài viết này, bạn đọc thấy rơ được thêm bộ mặt trở cờ, dối trá, của một thiểu số trí thức miền Nam đă lạm dụng quyền thế cách mạng sau ngày 30 tháng 4. Những người trí thức này, đă hiểu ư nghĩa cách mạng một cách nông nổi, vừa có sự sợ hăi, thật là đáng thương . Ḍng đời thường được ví như như ḍng sông. Và, như máu chảy về tim, ḍng sông nào cũng ra đến biển. Và biển, th́ mênh mông, bao la, biểu tượng cho tiếng nói lớn, cho khát vọng tự do của con người. Sau biến cố 75, người Việt từ miền Nam t́m biển để ra đi, mặc dù con thuyền nhỏ, sóng lớn, nhưng đi trên biển nghĩa là đi trên những nẻo đường tự do. Tháng 10/1994 tác giả cùng gia đ́nh đến một quốc gia dân chủ và tự do nhất thế giới là Hoa Kỳ. Nơi đất nước này, gia đ́nh anh Lê đ́nh Cai gặp lại đồng hương Quảng Trị, gặp lại bằng hữu thời học sinh, sinh viên, các đồng chí, cùng cả các môn sinh với sự mừng vui và nỗi xúc động chan ḥa. Như bao nhiêu gia đ́nh tị nạn khác, ai cũng phải t́m công việc mưu sinh, xây dựng nhà ở. Riêng một ḿnh anh, ngoài công việc làm mỗi ngày, anh c̣n tham khảo sách vở, nghiên cứu, viết những thiên khảo luận về sử học, về văn học, rồi chừng sau ít năm anh nạp đơn đệ tŕnh luận án để lấy bằng Tiến sĩ tại Mỹ. Cuốn sách làm luận án dày 500 trang giấy in, nội dung phong phú, có thể coi là tác phẩm lớn về sử học của giáo sư Lê đ́nh Cai. Đọc hết tác phẩm này, mới thấy tâm huyết của một người viết sử Việt rất đáng trân quư qua công tŕnh làm việc nghiêm túc, và hết sức cẩn trọng. Trong cuốn sách chuyên môn này, chúng ta có được cái nh́n toàn diện, đầy đủ về cuộc chiến tranh Việt Nam từ 1954-1975, nhờ vào một kho tài liệu dồi dào, phong phú, không chỉ riêng phần sử liệu miền Nam thôi mà c̣n có đủ, rất đầy đủ những tư liệu ở miền Bắc từ trước và sau hiệp định Genève. Đọc phần sử dành cho miền Nam, chúng ta được tác giả phân tích, dẫn chứng và đưa ra từng sự kiện rơ ràng, chuẩn xác. Trong phần sử miền Nam, hết sức sôi động, dồn dập nhiều biến cố trong 21 năm qua hai nền Cộng Ḥa. Với phương pháp viết sử chính thống, và lối viết dễ hiểu, mỗi chúng ta đều được thấy tường tận về sinh hoạt miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Ḥa kéo dài 9 năm. Trong thời kỳ này, có những sự kiện đáng ghi nhận: Dẹp loạn phiến quân B́nh Xuyên, trận đánh Ấp Bắc, Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm bị ám sát hụt trong chuyến đi kinh lư tỉnh Ban Mê Thuột. Có hai kỳ bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội, hai kỳ này ông Ngô đ́nh Diệm đắc cử, và phe thân chính phủ chiếm nhiều ghế dân biểu trong quốc hội. Năm 1960, ngày 11 tháng 11, xảy ra một cuộc đảo chánh, cầm đầu là ba vị Sĩ quan cấp tá thuộc đơn vị nhảy dù. Năm 1962, hai phi công khu trục Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc Lập. Và, năm 1963 một biến cố lớn về ngày lễ Phật Đản xuất phát từ cố đô Huế lan rộng toàn cả nước với một cảnh tượng thật thảm khốc, tàn bạo. Cô nữ sinh trung học Quách thị Trang bị Cảnh Sát bắn chết ở khu bùng binh trước cửa chợ Bến Thành. . Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở đường Lê Văn Duyệt. Nhà văn Nhất Linh từ chối ra ṭa án ngày 7/7/63 đă uống độc dược tự hủy ḿnh. Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu từ chức sau đêm kinh hoàng 21/8/1963. T́nh h́nh toàn miền Nam bao trùm trong không khí ngột ngạt và chết chóc. Nhưng rồi, ư thức trước vận mệnh của dân tộc, toàn thể các Tướng lănh khắp bốn vùng chiến thuật đă đồng ḷng đứng lên làm cuộc cách mạng, đảo chánh. Diễn biến lịch sử ngày 1/11/63 quan trọng này được nhà sử học Lê đ́nh Cai tŕnh bày rất chi tiết, trải dài và rộng những khoảng thời gian trên từng giây, từng phút, trong mỗi sự kiện này có h́nh ảnh những đoàn quân tiến vào thủ đô, có tiếng súng nổ, cảnh tượng sóng nước vỡ bờ ào ạt dân chúng mọi tầng lớp tràn ra đường chào mừng chế độ mới, và cuộc đối thoại hết sức cam go giữa Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm với vị Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge và các tướng lănh thuộc phe đảo chánh. Rạng sáng ngày 2/11/1963, hai anh em Ngô Đ́nh Diệm, Ngô đ́nh Nhu bị hạ sát. Các trại tù giam cầm sinh viên, học sinh mở cửa, giải thoát. Luồng gió cách mạng lan tràn khắp miền Nam từ tỉnh Quảng Trị đến Cà Mau, mỗi tỉnh thành đều rất hân hoan giương biểu ngữ, và biến lá quốc kỳ thành một biểu tượng tự do. Tôn giáo, đảng phái đều cùng đồng ḷng lên tiếng về đất nước, dân tộc. Nhưng sự kiện nổi bật xuất phát từ học đường. Học sinh trung học, sinh viên Đại Học xuống đường bày tỏ thái độ nhập cuộc của ḿnh. Nhà văn Pháp Saint Exupéry nói về quan niệm đạo đức : Làm người ấy là nhận lănh một trách nhiệm. Tổng Thống Hoa Kỳ John F Kennedy trong một bài diễn văn nhậm chức nói với nhân dân Hoa Kỳ: Các bạn đừng hỏi Tổ quốc làm ǵ cho các bạn mà tự hỏi các bạn đă làm ǵ cho tổ quốc chưa. Tư tưởng nhà văn Pháp, nhà chính khách Mỹ như ngọn đuốc Thế Vận Hy Lạp đốt lên mở đường cho một hành tŕnh mới của tuổi trẻ Việt Nam . Và, ngay trong giờ tiếng chuông lịch sử điểm, lớp người trí thức trong chế độ cũ đă tỉnh thức, tự xét ḿnh và có một nhận định minh triết, từ bao nhiêu năm qua, họ là người làm bức b́nh phong để bảo vệ chế độ và gia đ́nh Ngô đ́nh Diệm, c̣n lúc này, với lương tâm dân tộc, thế hệ tuổi trẻ, thế hệ con em của họ là thành phần ưu tú của giới trí thức, đă nhập cuộc, đă xuống thuyền, hứa hẹn sự tin tưởng về tương lai. Nhà sử học Lê đ́nh Cai đă ghi lại biến cố cho cuộc cách mạng này bằng ng̣i bút thật hào húng, độc đáo. Tôi nhớ lại ngày tháng tuổi trẻ của ḿnh khi lớn lên với những người bạn cùng tuổi. Và, tôi cũng thật hănh diện về lớp đàn anh của ḿnh trong các giảng đường Đại Học. Sài G̣n, Huế, Đà Lạt, và nhất là khi các Tổng hội sinh viên ra đời. Tổ chức thành lập hội đến từ các phân khoa. Sài G̣n: Lê Hữu Bôi, Nguyễn Trọng Nho, Phạm Quốc Bảo, Bùi Hồng Sĩ, Đỗ Ngọc Yến, Lê đ́nh Điểu, Ngô Vương Toại. Huế: Trần xuân Kiêm, Vĩnh Kha, Lê đ́nh Cai, Nguyễn đắc Xuân, Thái Kim Lan, Hà Nguyên Thạch, Trần Quang Long, Lê đức Hoàng. Nhớ thời kỳ này, người để lại trong tôi một h́nh ảnh khó quên đó là sinh viên Lê đ́nh Cai. Tôi quên thế nào được một h́nh ảnh cách mạng của tuổi trẻ, khi ở thành phố Đà Nẵng, trên balcon ṭa Thị Chính, với gương mặt phong trần, cầm micro trên tay người sinh viên Lê đ́nh Cai hết sức dơng dạc, hùng hồn với những ngôn từ đấu tranh quyết liệt, cùng với ngàn cánh tay đưa lên quyết chống lại chế độ quân phiệt, chống lại bản Hiến Chương Vũng Tàu của Tướng Nguyễn Khánh. Về sau, sự kiện này được nhắc lại, và trong một cuộc phỏng vấn của nhà báo với Tướng Nguyễn Khánh, một câu chuyện riêng được tiết lộ là hồi đó, có hai sinh viên Nguyễn trọng Nho và Lê đ́nh Cai được an ninh yêu cầu Tướng Nguyễn Khánh cho bắt giam và thủ tiêu, nhưng vị Tướng đă trả lời: Không, hai anh sinh viên này là thành phần ưu tú, rất yêu nước. Thời điểm cuộc cách mạng vẫn sôi sục, kéo dài hơn ba năm. Năm 1966, nền Đệ Nhị Cộng Hóa đă ra đời với cuộc bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội gồm đủ Hạ Viện và Thượng Viện. Nhưng rồi, từ giai đoạn này sự can thiệp của Hoa Kỳ rơ rệt hơn, mạnh hơn với việc đưa quân đội vào miền Nam để cùng sức chống lại Cộng Sản miền Bắc. Chính sự hiện diện quân đội Hoa Kỳ nên cuộc chiến miền Nam ngày càng gia tăng, ngày càng ác liệt. Biến cố Mậu Thân cùng vụ thảm sát ở Huế 1968. Những trận đánh lịch sử diễn ra mùa hè năm 1972 ở Quảng Trị, An Lộc, Kon Tum với những đơn vị thiện chiến của quân đội VNCH, và cuộc ḥa đàm bốn bên khởi sự từ năm 1968 kết thúc ngừng chiến ngày 21/1/1973, tiếp theo đó là cuộc trao trả tù binh hai miền Nam Bắc. Tất cả mỗi trận đánh, mỗi diễn biến đều nằm trong những chương sách then chốt của toàn bộ luận án, nó được ghi lại đầy đủ, hết sức thuyết phục qua cách tŕnh bày cả hai phần tổng hợp và phân tích. Vào thời kỳ người dân miền Nam sống dưới hai chế độ Cộng Ḥa, năm tháng thanh b́nh có, năm tháng lửa đạn chiến tranh cũng nặng nề, th́ lúc đó, Lê đ́nh Cai với lớp người cùng tuổi đă thực sự lên đường, thực sự dấn thân với ư thức rất sáng suốt. Có một điểm nổi bật mà chúng ta nhận ra được rằng, tầng lớp trí thức của nền Đệ Nhất có tư tưởng bảo thủ, dùng học vị khoa bảng của ḿnh làm bức b́nh phong bảo vệ chế độ, c̣n nền Đệ Nhị Cộng Ḥa với nhiều thành phần thuộc lớp trí thức trẻ, luôn có tiếng nói đ̣i hỏi dân chủ và tự do cho con người. Cuốn sách sử của tác giả Lê Đ́nh Cai phần chuyên môn được tŕnh bày theo h́nh thức và nội dung của một luận án để nhận bằng Tiến Sĩ, nhưng trong tính phổ quát, lối viết đầy tính văn học, tác giả làm cho người đọc có thể hiểu, dễ nhận thức, và cũng thấy thích thú như đọc một cuốn tiểu thuyết trường thiên. Sẽ là phiến diện khi nói rằng phần sử miền Nam được tŕnh bày đầy đủ v́ tác giả vừa là nhà nghiên cứu, vừa là nhân chứng trong cuộc diện, c̣n phần sử miền Bắc hẳn là thiếu sót nhiều không đầy đủ. Không, may mắn và có nhiều cơ hội viết sử cho tác giả Lê đ́nh Cai là sau biến cố 30/4/75 anh c̣n ở lại trong nước và bị đi cải tạo thời gian trên 7 năm. Tháng 10/94 gia đ́nh anh đến Mỹ. Trong khoảng thời gian gần 20 năm tại quê nhà quá đủ cho tác giả đọc, tra cứu, t́m ṭi về xă hội miền Bắc qua bốn lĩnh vực kinh tế chính trị văn hóa quân sự, tất cả các tài liệu này đều nằm trong các kho lưu trữ ở thư viện, và rộng răi hơn từ các nhật báo, tuần báo, tạp chí, tập san, đến sách hồi kư. Và, nổi cộm nhật là những thước phim tài liệu từ điện ảnh Hà Nội, từng giai đoạn chiến tranh cho thấy những cuộc chuyển quân vào miền Nam qua ngả đường ṃn Hồ Chí Minh, đến những trận chiến Không Quân Mỹ ném bom xuống miền Bắc, khốc liệt nhất là trận ném bom dữ dội của B52 liên tục 12 ngày đêm trút xuống Hà Nội, trận ném bom này so sánh được với Luân Đôn thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến dưới sức tàn phá của phi cơ Không quân Đức. Người viết sử Lê Đ́nh Cai may mắn thu thập được những tài liệu rất quư hiếm này. Nên chi, với tác phẩm sử học Chiến tranh Quốc Cộng tác giả Lê đ́nh Cai cho thấy cách nh́n mới, khách quan, vừa đào sâu, đă thực sự khác biệt nhiều, rất nhiều với những người viết sử trước đây. Tầm vóc của tác phẩm và tác giả c̣n được thể hiện qua kinh nghiệm, kiến thức và tài năng cá biệt của tác giả. Trở lại với cuốn Khúc quanh định mệnh, phần c̣n lại các chương bốn, năm, sáu là những bài về du kư. Người đọc thấy vui lên khi cùng với tác giả đi những chuyến đi du lịch qua các nước Bắc Âu Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và nước Nga, mỗi nơi này, có biết bao nhiêu di tích lịch sử để dành cho kư ức nhân loại. Nước Nga, riêng tôi luôn h́nh dung đó là một đất nước trải rộng tâm hồn qua những cánh rừng, những thảo nguyên, những ḍng sông lớn như sông Don, sông Volga, và thủ đô cũ Saint Pétersbourg đă là bối cảnh huy hoàng dành cho những tác phẩm lớn ở thời đại của các văn hào Dostoevsky, Tolstoi, Tchekhov, Gogol, Pasternak. Với bao nhiêu niềm vui, không chỉ cùng vợ chồng tác giả du lịch, mà c̣n được hiểu thêm mỗi nơi chốn có thắng cảnh, có di tích nhờ vào ng̣i bút thật mơ mộng, vừa uyển chuyển như nước trôi trên ḍng sông ḥa tan vào nắng ấm, và cũng thật rơ ràng trong tính cách chuyên môn của nhà sử học. Giáo sư Lê đ́nh Cai có cái tâm huyết là đào sâu, thật sâu về một thế giới của nhân loại, của người Việt trong quá khứ, rồi tái hiện nó lên bức tranh hiện tại linh động và có tâm hồn. Chính bản thân tôi, cũng nhờ tác giả phân tích, giảng giải thêm từng chi tiết, từng giai thoại trong sử học, địa lư, mới thấy hiểu thêm được những vùng đất, những nơi chốn ḿnh chưa hề đặt chân đến. Hawai, bài kư sự hay nhất và hết sức cảm động. Từng cảnh trí của thiên đàng hạ giới diễn ra trước mắt, lồng trong đó là ư nghĩa sâu xa của t́nh bạn, và cũng thật sâu dưới ḷng biển những kỷ niệm về chiến tranh và hận thù đă xảy ra trong thời kỳ đệ nhị thế chiến. Khi đọc bài này, tôi nhớ đến cuốn phim Tora, Tora, nhớ đến Trân Châu Cảng, và nghĩ đến một nước Nhật vừa trỗi dậy với sự háo thắng, nhưng mà nông nổi, để cuối cùng chấp nhận chiến bại và đầu hàng. Hai quả bom nguyên tử thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki rất thảm khốc, nhưng đó là hai quả bom đầy tính nhân bản đă cứu văn cho nước Nhật, cũng như thay đổi cả tính cách của người Nhật nữa. Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa. (Kiều) Muôn dặm hoàng hôn. Muôn dặm tấc ḷng cố quốc tha hương. Trong chương sách khép lại cuốn bút kư lịch sử Khúc Quanh Định Mệnh, tác giả dành một bài rất đầy đủ về Quảng Trị, Nơi đây, cùng với giọng nói, cùng với biết bao nhiêu phong cảnh thân thuộc, là quê hương của tác giả, nơi sinh ra, lớn lên, nơi đứt ruột từ những chặng đường, chặng đời thảm khốc bởi chiến tranh. Từ một phương trời xa cách biệt, nhớ nhung quê nhà, tác giả đă lần bước t́m về lại những chốn cũ, về lại quê hương, không bằng một vóc dáng, hay một thứ danh vọng nào cả, mà chỉ bằng những câu mộc mạc, chân t́nh để nhớ trong quê hương có từng chi tiết thật mẫu mực, và rất đằm thắm như được thấy qua các bài luận văn ở lớp tiểu học dành cho tuổi thơ tươi đẹp, thanh b́nh. Ao ước chúng ta lúc về già là được một lần trở lại quê xưa để nh́n gịng sông cũ, cây đa đầu làng, hay được thấy lại khói lam chiều lan tỏa từ những mái nhà tranh nghèo trong những buổi chiều cô tịch.
Tháng 10/2023 Nguyễn Chí Kham _____
a2a: Sách có thể mua trên Amazon:
|