Nguyên Lạc

 

MỘT THỜI

Thơ Nguyên Lạc

 


 

Tŕnh bày : T. Vấn & Bạn Hữu

Tranh b́a : Phiên Khúc của Ái Lan Công Tằng.

Phụ bản : tranh Ái Lan Công Tằng

Xuất bản & ấn hành: T. Vấn & Bạn Hữu 2018

Phụ lục:

- Văn:

Nhận xét của nhà b́nh thơ Châu Thạch và Nhă My Sương Lam. Tâm t́nh của tác giả

- Nhạc:

Những bài thơ phổ nhạc: Mộc Thiêng phổ thơ Nguyên Lạc

 

Sách dày 268 trang, dạng điện tử (Ebook)

Copyright @ T. Vấn & Bạn Hữu, Nguyên Lạc
 

~~oOo~~



T.Vấn

TỰA CHO THI TẬP MỘT THỜI
 

ĐỌC THƠ NGUYÊN LẠC,

NGHĨ VỀ NHỮNG CUỘC HÀNH XÁC TỰ NGUYỆN
*


          Nguyên Lạc, như những người miền Nam cùng thời với ḿnh, thuộc về một thế hệ rất không may trong lịch sử Việt Nam cận đại. Đi lính, đi tù, rồi đi làm kiếp lưu vong v́ không thể sống được trên quê hương ḿnh. Mỗi chặng đường đă qua, mỗi một thời đă sống, đều được Nguyên Lạc ghi lại. Trong tim. Trong óc. Ghi sâu, ghi kỹ đến độ không thể nào quên được, dù có lúc rất muốn. Lâu dần, những “một thời” ấy đă trở thành phần không thể thiếu trong quăng đời c̣n lại, dù như tên gọi, chúng đă qua, đă là quá khứ. Bà mẹ nó ḍng sông chết tiệt!/Cố quên đi. vẫn ṛng lớn trong đầu.

Thế là, cũng giống như một số người cùng thời, Nguyên Lạc chọn văn chương làm chỗ cất giữ những thứ không thể quên được ấy trong đời ḿnh. Cất đi, cho nhẹ ḷng. Và, có lẽ, cũng nhẹ cả người khi cuối đời cất bước ra đi về miền miên viễn.

Thế là, bầu trời thi ca hải ngọai lại có thêm một tiếng đọan trường kêu trời thất thanh, tiếng kêu bi thiết, uất ức của con chim bị buộc phải xa bầy, lẻ bạn. Tiếng kêu dồn nén từ bao nhiêu năm, nay mượn những vần thơ mà thắp ngọn đèn kư ức/soi hồn tôi nỗi sầu!
 

***

 

Thơ Nguyên Lạc, giản dị, không cầu kỳ rắc rối, không làm dáng trí thức, không gồng ḿnh đổi mới, không mượn chữ người khác làm của ḿnh. Nói cách khác, thơ Nguyên Lạc là “của Nguyên Lạc”, không lẫn vào với bất cứ ai.

Đọc thơ Nguyên Lạc, người đọc biết ngay tác giả hẳn đă phải tắm và uống nước sông Tiền, sông Hậu từ lúc c̣n trong bụng mẹ.

Ḍng máu nam bộ chảy trong tim con người Nguyên Lạc như thế nào, dường như đă lộ h́nh lộ dạng như thế ngay trong mạch thơ Nguyên Lạc. Và đi thẳng vào tâm hồn người đọc:

Đă cố dặn ḷng. thôi tôi ơi!
Ra đi. là đă biệt li rồi!
Quê hương ngút mắt. đoài. phương ấy
Vẫn măi trong tôi bóng nguyệt đầy!


Máu nam bộ của Nguyên Lạc c̣n tỏ rơ hơn ở những bài lục bát-ca dao. Một phần v́ hơi hướm ca dao. Phần khác nhờ ở bản lĩnh cứng cáp của Nguyên Lạc trong cách gieo chữ và vần lục bát. Ở khía cạnh này, Nguyên Lạc khá tự tin khi mạnh dạn cho ca dao và thơ “ăn nằm” với nhau, như thể đôi ta (ca dao và thơ Nguyên Lạc) trời sinh ra là để “nên nghĩa lục bát”:

Buồn trông con nhện té ao
Con cá vội đớp ḷng sao ngậm ngùi
Ngẫm tôi cũng té lâu rồi
Lụy đời v́ bởi mắt người lá răm

Vẳng khuya cá đớp bóng trăng
Hồn tôi người đớp bao lần biết không?
Huơ tay chỉ lạnh chỗ nằm
Chiếu chăn xô lệch mất tăm người rồi!


Máu nam bộ của Nguyên Lạc mộc mạc đến thô nhám ở chỗ “có sao nói dzậy người ơi”, không màu mè, không lựa lời cho ra vẻ:

Bà mẹ nó chữ t́nh chết tiệt!
Măi theo ta suốt một kiếp đời

Bà mẹ nó chữ t́nh chết tiệt
Ta rủa mi
Khốn kiếp!
Chết đi!


Câu chửi thề vuột ra trong cơn “tức tối”, vậy mà cũng thành thơ. Hay dở tùy cảm quan người đọc. Nhưng khó có thể chối căi đó là thơ, thơ Nguyên Lạc.

Bấy nhiêu đủ để thơ Nguyên Lạc có được một chỗ riêng của ḿnh trong khu vườn thi ca muôn màu muôn sắc.

 

***

 

Ở hải ngọai bây giờ, người đọc (sách) rất ít. Người đọc thơ lại càng ít hơn nữa. Nhưng so với các thể lọai văn học khác như tùy bút, phiếm, truyện ngắn, truyện dài v..v…, thơ có lợi thế hơn ở chỗ . . . ngắn. Màn h́nh chiếc máy điện thọai thông minh (vật bất ly thân của mọi người già trẻ lớn bé) đủ chứa gọn một bài thơ. Và v́ thế, thơ (xuất hiện trên facebook, một nơi ai cũng quen nhau) có nhiều người đọc (hơn là khi thơ được in thành tập sách). Và nếu bài thơ ấy hay (hiểu theo nghĩa làm rung động người đọc với chỉ vài câu được đọc lướt qua trên mặt máy điện thọai), nó sẽ lan truyền đi khá nhanh (ít nhất là nhanh hơn những phương tiện quy ước như khi nó xuất hiện trên một trang web, hay thư điện tử).


Theo như tôi được biết, Nguyên Lạc, tuy không c̣n trẻ nữa, nhưng đă rất nhanh nhạy với sinh họat facebook và biết cách tự giới thiệu thơ của ḿnh. Và cũng qua tính cách nam bộ “thật thà” của anh, tôi biết và tin rằng, Nguyên Lạc đă chứng minh, ngày nay, không phải mọi người đều ngoảnh mặt với thơ phú. Nếu thơ của anh có hồn, nếu anh biết cách “đem hồn ḿnh hớp hồn người đọc”, dù chỉ một lần, tức là anh đă có được một độc giả trung thành. Họ sẽ đọc (thơ) anh, góp ư với anh, và hơn nữa, truyền bá thơ anh.

Để được như vậy, Nguyên Lạc hẳn phải chứng tỏ một bản lĩnh mà nhiều người làm thơ hằng mơ ước, dù để có được bản lĩnh ấy, người làm thơ đă phải tự hành xác ḿnh như nhà tu hành khổ hạnh t́m sự cứu rỗi cho linh hồn bằng cách hy sinh mọi lạc thú con người.

Nguyên Lạc tự hành xác ḿnh như thế nào, tôi có thể đoán được qua những bài thơ anh gởi đi, rồi tiếp theo đó là những sửa, sửa và sửa. Trong những cơn hành xác, người làm thơ có t́m thấy được lạc thú hay không, tôi không biết. Nhưng chắc chắn, sau một bài thơ hoàn chỉnh, là một cảm giác sướng khoái đến mệt lă cả châu thân.

Huống hồ ǵ, giờ đây, Nguyên Lạc có cả một tập thơ “hoàn chỉnh” gởi đến độc giả. Tôi hoan hỉ được góp tay, cùng với Nguyên Lạc, đưa đứa con tinh thần của anh đến với người đọc.

T.Vấn
(Tủ Sách Điện Tử T.Vấn & Bạn Hữu)

..........


*Những chữ in nghiêng (italic) trong bài là thơ trích trong thi tập “Một Thời” của Nguyên Lạc.
 

~~oOo~~

LỜI DẪN NHẬP CỦA NGUYÊN LẠC

~~oOo~~
 

1. MỜI ĐỌC ĐÔI BÀI:

MỘT THỜI

QUÊ HƯƠNG

CHUYỆN T̀NH VÙNG U MINH

C̉N LẠI CHÚT T̀NH

NHỮNG BÀI T̀NH BUỒN

CON ĐƯỜNG

EM TỪ LỤC BÁT BƯỚC RA 2

ĐÊM

LIÊN KHÚC T̀NH

~~oOo~~

 

2. TOÀN THI TẬP MỘT THỜI (PDF)
 

Nguyên Lạc: MỘT THỜI (thi tập)
 

EBOOK - PDF


~~oOo~~

 

 

@. Lời ghi thêm của tác giả thi tập:
-- Sẵn sàng tặng cho các Hội Từ Thiện nào muốn in thành sách hoặc register với Amazon lập quỹ giúp trẻ em khuyết tật, nghèo đói, các thương binh trong cuộc chiến (nam và bắc) v.v...

 

Xin L/L tác giả: stevenguyen6739@gmail.com

 

 

art2all.net