Phạm Đức Thân

 

           

QUÀ - ĐÔI ĐIỀU LƯ THÚ

 

 

            Giáng sinh, Tân Niên là dịp lớn nhất trong năm để thiên hạ tặng nhau quà. Nhân dịp này xin điểm qua đôi điều lư thú liên quan đến quà. Quà ở đây là quà b́nh thường trong gia đ́nh, xă hội, chứ không phải quà đặc biệt, được ghi trong kinh sách của tôn giáo. Ví dụ quà của Chúa Trời là Jesus, con của Người, xuống trần gian chịu đóng đinh trên cây thập tự để cứu chuộc tội lỗi cho nhân loại. Hoặc quà của vua Kivi (một tiền kiếp của Phật Thích Ca) là đôi mắt của Ngài đem cho một người mù để người này được nh́n thấy.

 

Quà là từ chung, nhưng nếu để ư kỹ sẽ thấy có sự phân biệt tùy theo vai vế, địa vị người nhận. Cao nhất là "quà dâng hiến" dành cho các giáo chủ, vua chúa, giáo hội, chính quyền... rồi đến "quà biếu" cho các người trên trước... và "quà tặng" cho người ngang tầm hoặc dưới. "Quà cáp" có thể dùng chỉ chung 2 loại biếu và tặng, nhưng bớt đi phần nào vẻ trang trọng. Chữ "cáp" có thể đă được lấy từ chữ "cặp" hoặc cụm từ "cáp đôi"; bởi v́ theo thông lệ quà ít khi được tặng riêng lẻ một đơn vị độc nhất, mà thường phải ít nhất một cặp. Bài này chọn từ "quà" cho gọn và tiện.

 

Mặc dù t́nh yêu, t́nh thương cũng là quà, nhưng nói chung quà thường là hiện vật đem cho một cách tự nguyện, không có tính cách trao đổi, hỗ tương qua lại. Quà là một cách thể hiện cụ thể sự biết ơn, cảm t́nh, chúc mừng, giúp đỡ, giao tế, an ủi... và tặng quà thường diễn ra vào những lúc khó khăn, hoạn nạn, những dịp quan hôn tang tế... Quà rộng nghĩa bao gồm cúng dường, bố thí, từ thiện... nhất là trong dịp lễ đặc biệt của tôn giáo như Vu Lan (Phật), Christmas (Thiên Chúa), Ramadan (Hồi) Hanukkha (Do Thái)...

 

Tặng quà là cả một nghệ thuật, xưa nay luôn luôn được quan tâm nhắc nhở. Quà phải thích hợp hoàn cảnh người nhận có thể xử dụng. Vd. Không nên tặng lược cho nhà sư. Trang Tử cũng nhắc: "người cụt chân không thể biết giá trị đôi giầy tặng". Quà tặng phải kip thời, đúng lúc, muộn là mất hết ư nghĩa, nhất là đối với quà đáp lễ, tặng người vừa mới cho ḿnh quà.

 

Cách tặng nhiều khi c̣n quư hơn của tặng; phải gói ghém trang trọng, nhiều khi có những tập tục nên theo. Vd. Giấy gói mầu đỏ chỉ sự may mắn, phúc lộc đối với nhiều dân Á đông. Tặng quà kỷ niệm ngày thành hôn nên dựa vào thời gian bao nhiêu năm đă sống với nhau để chọn quà tặng thích hợp (đá quư, vàng hay bạch kim...). Quà h́nh như mang nhiều ư nghĩa hơn nếu hợp đúng sở thích của người nhận. Người mê sách được tặng sách hay th́ sung sướng vô cùng. Kẻ thích ăn diện được tặng một cravate độc đáo hẳn là thích thú. Không biết sở thích của người nhận th́ quà thông dụng là tiền bạc quư kim, có giá trị lâu dài, xử dụng được trong mọi trường hợp. Xưa có ông quan thanh liêm, về hưu nhờ có con chuột bằng vàng mà được bớt khó khăn một thời gian . Vợ hỏi đâu ra, ông bảo đó là quà sinh nhật thuộc cấp tặng hồi c̣n tại chức. Vợ trách sao khờ quá, nếu thay v́ thực thà bảo tuổi Tư, nói ḿnh tuổi Sửu, th́ bây giờ đỡ biết mấy.

 

Về phần người nhận quà ngoài việc phải cám ơn, hoặc tặng đáp lễ kịp thời, nếu là viên chức công cũng c̣n cần để ư đến thủ tục khai báo khi giá trị quà vượt mức ấn định. Tháng sáu 2018 Thủ Tướng Gia Nă Đại bị phạt CA$100 do khai báo muộn quà tặng cặp kính mát trị giá khoảng CA$300-500, bởi v́ luật ấn định quà trên CA$200 phải khai báo trong ṿng 30 ngày.

 

Quà thường được bàn nhiều dưới khía cạnh xă giao, tiếp nhân xử thế trong xă hội. Nhưng cũng có một số người xem xét quà dưới lăng kính tâm lư, nhân văn, kinh tế và tôn giáo.

 

Marcel Mauss trong sách Essai sur le don (Luận về quà) nghiên cứu thói quen tặng quà trong xă hội bán khai của người Melanesia, Polynesia, Thổ Dân Mỹ Châu... Ông thấy rằng mặc dù hoạt động diễn ra dưới ảo tưởng tự do, tự nguyện và bất vụ lợi - những đặc tính nội tại trong định nghĩa của quà - thật ra nó có tính bổn phận, nghĩa vụ, dưới áp lực của luật lệ xă hội, và thiết yếu có tính hỗ tương. Giống như VN có câu "ông mất của kia, bà chia của nọ".

 

Mauss nhấn mạnh đến tính hỗ tương để chứng minh rằng tặng quà trong xă hội xưa giống như trao đổi kinh tế ngày nay. Quà có một chức năng xă hội, qua liên tục di chuyển và trao đổi hàng hóa, đă thiết lập nên mạng lưới xă hội và duy trí liên kết xă hội. Dưới cái vẻ bất vụ lợi thật ra là hỗ tương và trao đổi qua nghĩa vụ tặng quà, nghĩa vụ nhận quà và nghĩa vụ tặng lại.

 

Là nhà Ấn học, Mauss áp dụng vào xă hội Ấn th́ không thấy có hiện tượng quà trao đổi hỗ tương, và nghĩ đây là một cuộc cách mạng. Thật ra Ấn giáo và Phật giáo có lư thuyết về "dàna", coi như một quà tôn giáo đặc biệt tặng cho người nhận cũng đặc biệt và không bao giờ được hỗ tương.

 

Lư thuyết dàna (bố thí) ăn khớp với lư thuyết karma (nghiệp), tận dụng sự phân biệt quả nhăn tiền trông thấy trước mắt và quả vô h́nh có giá trị siêu việt. Quà tặng rồi được tặng đáp lễ như thường diễn ra trong xă hội, sẽ bị mất đi cái giá trị tinh thần. Trong khi dàna là quà tôn giáo, không nghĩa vụ hỗ tương, thuộc lănh vực tâm linh, một ước muốn xa lánh trần gian ô trọc, từ bỏ bản ngă, một giảm tội, một phương tiện cứu rỗi.

 

Khi tín hữu bố thí cho nhà sư, nhà sư có cám ơn, đọc kinh hay giảng đạo, th́ đây không phải là hỗ tương tặng lại, mà là hai hoạt động độc lập khác nhau. Nhà sư chỉ như mảnh đất để tín hữu gieo mầm quả phúc về sau, và chính tín hữu phải cám ơn nhà sư đă cho ḿnh có dịp tặng quà, chứ nhà sư không có nghĩa vụ cám ơn. Quà cúng dường là phương tiện để giáo hội, tăng đoàn hoằng dương đạo pháp, Phật không phải là người nhận quà, không có nghĩa vụ hỗ tương.

 

Tuy nhiên xét cho kỹ, thật sự cũng có hỗ tương ở đây, một loại hỗ tương siêu việt, v́ rơ ràng khi cúng dường tín hữu có ước muốn và chờ đón một tặng lại; động cơ của tặng quà là vụ lợi. Nhất là khi kinh sách đầy rẫy những hứa hẹn, như trong kinh Tăng Nhất A Hàm Phật dạy rằng, khi chết người cúng dường hậu hĩ có thể được thưởng tái sinh trên thiên đàng, hoặc hưởng nhiều lợi lộc: sinh trong gia đ́nh quư tộc, có quyền lực, nhiều của cải, muốn ǵ được nấy, phong thái đường bệ, nói năng lưu loát...

 

Có người thắc mắc: trên lư thuyết Phật giáo chủ trương từ bỏ mọi tham sân si để nhẹ gánh trên đường t́m giải thoát, sao lại dùng cám dỗ vật chất để lôi cuốn tín hữu cúng dường, nhất là nh́n vào thực tế chùa chiền hoành tráng, tượng Phât to lớn bằng vàng, chưa kể sư săi sở hữu nhiều tài sản vật chất quư giá khác. Tri hành không hợp nhất, chỉ là đạo đức giả.

 

Người khác giải thích: của cải chỉ là tạm bợ, vô thường. Giữ nhiều vô ích, cần phải cúng dường càng nhiều càng tốt cho giáo hội có đầy đủ phương tiện hoằng pháp. Sư săi không sở hữu tài sản riêng, mà chỉ quản lư cho giáo hội. Tô điểm tượng Phật nguy nga hoành tráng là để thờ phụng được tôn nghiêm tương xứng với địa vị cao cả của Ngài. Nếu có lợi dụng và lạm dụng, th́ đó là do khuyết điểm của con người. Trang Tử xưa cũng đă nhận xét rằng thường th́ vật chất điều khiển con người hơn là con người điều khiển vật chất.

 

Trở lại chuyện quà, rơ ràng quà dàna vẫn có tính hỗ tương, vụ lợi đối với phía người tặng quà. Vậy có chăng loại quà thuần túy, hoàn toàn không hỗ tương, bất vụ lợi, như sách Bhavagad Gita (thế kỷ VI BC) đă định nghĩa: "Quà là thuần túy khi được tặng từ quả tim, tới đúng người, đúng lúc, đúng chỗ, và khi ta không hề chờ mong lại quả"?

 

Triết gia Pháp Derrida cho rằng quà là một lư tưởng bất khả. Ngay khi quà được nhận diện là quà th́ đă có bao hàm trao đổi và nghĩa vụ hỗ tương, nghĩa là không c̣n là quà nữa. Quà chỉ là quà khi không có quà nào hết, khi nó không được nhận diện là quà, khi "quên" hẳn nó, người tặng hay người nhận không nhớ ǵ đến quà hay nghĩa vụ hồi tặng. Nhưng chuyện này th́ không thể có được.

 

Vậy phải chăng, chỉ đối với những vị đặc biệt như la hán (arhat), phật (buddha) bồ đề tát đỏa (bodhisattva).. mới có loại quà dàna thuần túy này v́ các ngài không sử dụng, không tích lũy, mà liên tục ban phát lại cho chúng sinh để cứu nhân độ thế. Nghĩa là trong thế giới tánh không, vô thường, không nhớ ǵ, quên hết theo như kiểu nói của Derrida, mà chỉ có chuyển dịch liên tục quà dàna?

 

Thực tế cho thấy quả thật đa số quà là có tính hỗ tương, kiểu "bánh sáp đi, bánh quy lại", nhưng vẫn thấy có diễn ra quà thuần túy, cho không, biếu không, hoàn toàn bất vụ lợi. Thỉnh thoảng vẫn có kẻ xả thân cứu người, "bác sĩ không biên giới" cứu người tỵ nạn ngoài biển, nữ tu t́nh nguyện sống trong trại cùi để chăm sóc người bệnh....

 

Ngay chuyện nhỏ nhoi b́nh thường là tặng quà nhau dịp Tất Niên, Tân Niên cũng không phải hoàn toàn có tính hỗ tương, vụ lợi. Phần lớn chỉ nhằm thắt chặt giao t́nh, tỏ ḷng biết ơn, làm đẹp cuộc sống. Tập tục này đáng nên duy tŕ, phát huy, không nên v́ những suy nghĩ lư thuyết của các nhà tư tưởng mà xao lăng. Bởi v́ thực tế cho thấy ai mà chẳng thích được... nhận quà!

 

 

Phạm Đức Thân

 

 

 

art2all.net