TƯỜNG PHONG NGUYỄN Đ̀NH NIÊN

 

ĐỌC  THƠ PHAN NHƯ

 

 



          Tôi đón nhận “Thơ Phan Như” như đón nhận một người bạn cũ,xa nhau đă nhiều năm,bây giờ có nhân duyên được gặp mặt.
 

Điều thứ nhất tôi để ư ở “Thơ Phan Như” là ở đây tác giả không ghi tập thơ trước của ḿnh. Không biết v́ vô t́nh quên hay cố ư quên. Nếu cố ư quên th́ càng tốt. Tôi vẫn nghĩ từ bỏ tác phẩm quá khứ của ḿnh là dấu hiệu mũi tên hồng ”trực chỉ” đến những cái chưa biết được trước của đời ḿnh đang sống. Sống, là làm thơ. Chúng ta đang sống trong thời kỳ lạm phát : lạm phát đủ thứ..., lạm phát thơ, lạm phát Thiền... Chúng ta thấy có lạm phát v́ chúng ta thấy có Thi sĩ và Thơ. Thi sĩ làm ra thơ. Hay là, thơ làm ra thi sĩ ? Cứ loay hoay măi với những câu hỏi vu vơ như vậy, th́ rồi chẳng ra cái ǵ với cái ǵ nữa.
 

"Thơ Phan Như” được làm thành một khối. Sắc nét. Nói thẳng.Cô đọng. Điểm một nụ cười rất nhẹ, Thơ Phan Như c̣n là tấm ḷng trắc ẩn, và xót thương những bất cập của kiếp người, những yếu đuối của nhân sinh.
 

Lời của Thơ Phan Như là lời kinh Đại Thừa.
Phan Như với:
 

Giữa muôn kinh ngh́n luận
T́m măi một con sào
Xô gịng vượt sóng
Chỉ là xô nguyệt t́m trăng.

 

Cái quư ở ”Thơ Phan Như”, tác giả vẫn là người ”ngồi xem mộng” (trang 23). Mà đă là kẻ ngồi xem mộng th́ không phải một lần mà nhiều lần thấy hoàn cảnh giới hạn của kiếp người:
 

Con cáo lột da ...phơi mộng
C̣n lưa ngón tay xương trắng
Chỉ Bắc t́m Nam.
(trang 23)
 

Nói là ”t́m”_mà thật ra không t́m. Chúng ta xuống với thế gian, t́m cho ra một người Bạn đă khó, t́m được một câu thơ hay càng khó hơn. Tôi ”hoảng sợ” khi thấy một người đă chiêm nghiệm cái t́nh cảnh:


Lơ ngơ ngồi bên sông nước
Hỏi rằng có một chiếc đ̣ ngang.
(trang 41)
 

Vậy mà vẫn c̣n nói và nhắc tới “Ân Sư”:
 

Con đă cầu xin
Sức mạnh ngh́n cân
Cho một lần vượt thoát.
(trang 5)
 

Ân Sư là ai?
Vượt thoát cái ǵ?
 

Và rất thành thật, tôi cũng rất vui mừng khi thấy Phan Như kết thúc ”Ân Sư” bằng một câu thân thuộc, đơn giản:
 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât! (trang 6)
 

Ở trên tôi có nói “Thơ Phan Như” là lời kinh. Quả thật có như vậy. Chỉ đọc hai câu viết trong ngoặc đơn:


( Mẹ bế qua sông thời thơ dại
Bây chừ sông vẫn thấy như xưa. )
(trang 39)
 

Là có thể thấy được tất cả cái tinh tuư của toàn thể bộ Kinh Liễu Nghĩa Mật Nhân Thủ Lăng Nghiêm vậy.

Tôi yêu những câu thơ tầm cỡ như:


Lo ǵ mắt nhậm,ngại ǵ hoa không
Giựt ḿnh tai nghe tiếng gọi vô cùng.
(trang 19)


Sân, Si có chi đáng sợ đâu!
 

Đáng sợ nhất là những thứ. : tự cho ḿnh là thánh nhân, hiền triết...
 

Càng đáng sợ hơn là những kẻ ngỡ rằng ḿnh đạt t́nh đạt lư, đốn ngộ.
 

Thôi mặc ai người có đôi mắt tỏ
Riêng tôi t́m Em trên đoá hoa Không.
(trang 18)
 

Chữ Em viết hoa đi kèm chữ”Không” mầu nhiệm.
 

Cần lưu ư sự chi chút và t́nh yêu của Phan Như dành cho thế giới tam thiên đại thiên này.


“Thơ Phan Như” có những câu rất đẹp.Chẳng hạn như câu:


Kinh thư có ấm bàn tay ngọc
Dốc núi xin đừng đau gót chân
Tôi sống dù muôn ngh́n chua xót
Vẫn một phương trời Quan Thế Âm.
(trang 21)


Cũng là kẻ tri âm, t́nh tri kỷ với người xưa ”Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương”(Tô Đông Pha) đó thôi.
 

Đọc Thơ Phan Như, tôi rất hạnh phúc. Lư do:tôi bắt gặp được những câu thơ hay nhất của thời đại chúng ta đương sống. Chẳng hạn như câu:


Chưa múa nổi Mai Hoa quyền
Học đ̣i luận kiếm Hoa Sơn.
(trang 29)


Hay:


Thêm một chút heo may
Thêm một ít nắng vàng
Nấu bát canh Mùa Thu
Mẹ ơi
Đắng!
(trang 16)


Thơ không có chữ. Thiền không có câu.
 

Viết như thế này là rườm lời đối với tác giả rồi. Cũng là làm cái việc mới đầu xem ra rất lẩm cẩm như là ”xúc tuyết đổ xuống giếng” hay là ”khen ông Nghè tốt áo” mà thôi. Có chăng, sự thành tâm cứu vớt t́nh cảnh đó. Phải chăng, cũng v́ Phan Như và tôi đều đă đến cái lúc cúi đầu trông xuống đất đều thấy ḿnh không c̣n trẻ!

Huế, 26-2-2014
Tường Phong Nguyễn Đ́nh Niên

 

 

art2all.net