Đặng Lệ Khánh

 

David Grossman

TUỔI THIÊN TÀI *

Truyền thuyết về Bruno Schulz

 

 

          Một buổi chiều mùa xuân, ngày Chủ Nhật Phục Sinh, 1933. Sau cái quầy tiếp tân của một khách sạn nhỏ ở Warsaw là bà Magdalena Gross. Gross là một điêu khắc gia, và cái khách sạn khiêm tốn của bà được xem như là nơi tụ tập của văn nghệ sĩ và trí thức . Một bé gái Do Thái khoảng mười hai, quê ở Lodz, đang ngồi trong pḥng sảnh khách sạn. Bố mẹ cô đă gởi cô đến Warsaw nhân dịp trường nghỉ lễ. Một người đàn ông nhỏ con, gầy g̣, xanh xao bước vào khách sạn, tay xách cái vali. Ông hơi kḥm, và trong con mắt của cô gái nhỏ Jakarda Goldblum th́ ông trông có dáng sợ sệt. Gross hỏi ông là ai.

" Schulz." Rồi ông nói tiếp, "Tôi là một giáo sư, tôi có viết một cuốn sách và tôi ..."

Gross ngắt lời ông ta. "Anh từ đâu đến?"

"Từ Drohobycz."

"Anh đến đây bằng ǵ ?"

"Bằng xe lửa, lối qua Cầu Gdanski."

Bà trêu: "Tanz (1) hả? Anh là một vũ công? "

"Hả? Ô, không, không phải." Ông bối rối, tay day viền áo khoác.

Gross vui vẻ cười, vừa trêu chọc ông, vừa đưa mắt nháy với cô gái nhỏ.

Sau rốt, bà hỏi : “Vậy chứ thực t́nh anh đến đây làm ǵ ?” Ông lí nhí, "Tôi là một giáo sư trung học. Tôi có viết một cuốn sách. Mấy truyện ngắn. Tôi đến Warsaw ở một đêm để trao chúng cho Bà Nalkowska.” Magdalena Gross cười khúc khích, nh́n ông ta từ trên xuống dưới. Zofia Nalkowska là một nhà văn và nhà viết kịch người Ba Lan rất nổi tiếng. Bà cũng có liên hệ mật thiết với nhà xuất bản danh tiếng Rój. Cười nhẹ, Gross hỏi, "Vậy chứ làm cách nào mà sách anh đến được tay bà Nalkowska?"

Người đàn ông lắp bắp, mắt quay đi chỗ khác, khẩn khoản nói rằng có người đă cho ông biết Bà Gross có quen thân với Bà Nalkowska. - Chỉ cần Bà ấy có ḷng tốt th́ -

Nghe nói vậy Magdalena Gross ngừng nhạo ông. Cô nhỏ đoán có lẽ tại ông trông có vẻ lo lắng quá. Cũng có lẽ tại cái bướng bĩnh gần như tuyệt vọng của ông. Gross đi tới chỗ điện thoại, gọi cho Zofia Nalkowska. Nalkowska phản đối: "Nếu tôi phải đọc bản thảo của bất cứ tên quái nào mang sách tới Warsaw th́ tôi c̣n th́ giờ đâu mà viết lách nữa.”

Magdalena Gross năn nỉ Nalkowska đọc thoáng qua cuốn sách. Bà nói nhỏ vào điện thoại, "Làm ơn đọc qua chỉ một trang đầu thôi. Nếu chị không thích th́ nói thẳng với anh ta để cho anh ta hết c̣n hoài nghi ǵ nữa. "

Zofia Nalkowska miễn cưỡng đồng ư. Magdalena Gross gác máy. "Anh ra gọi taxi đi. Nửa giờ nữa, Bà Nalkowska sẽ tiếp anh trong ṿng mười phút. "

Schulz vội vàng chạy ra. Một giờ sau, ông quay lại, không c̣n cầm bản thảo. "Bà ấy nói sao?" Magdalena Gross hỏi.

Ông nói, "Bà Nalkowska yêu cầu tôi đọc thật lớn trang đầu tiên. Bà lắng nghe. Rồi đột nhiên Bà ngăn tôi lại. Bà bảo tôi để yên bà một ḿnh với tập bản thảo, trở về lại khách sạn này và chờ. Bà nói rằng bà sẽ liên lạc với tôi liền. "

Magdalena Gross mời ông uống trà, nhưng ông không sao uống nổi. Họ chờ đợi trong im lặng. Không khí trong pḥng trở nên nghiêm trọng và ngột ngạt. Người đàn ông bồn chồn đi tới đi lui. Cô bé đưa mắt dơi theo ông. Nhiều năm sau, khi lớn lên, cô sẽ rời Ba Lan sang sống ở Argentina và lấy tên là Alicia. Cô sẽ trở thành một họa sĩ và kết hôn với nhà điêu khắc Silvio Giangrande. Cô sẽ kể câu chuyện này cho một phóng viên nhà báo trong một chuyến viếng thăm Jerusalem, gần sáu mươi năm sau kể từ khi câu chuyện này xảy ra.

Cả ba người chờ đợi. Mỗi lần điện thoại reo, họ lại giật thót ḿnh. Cuối cùng, khi gần chiều th́ Zofia Nalkowska gọi lại. Bà cho biết bà chỉ mới đọc ba mươi trang thôi, có những điều chắc chắn bà chưa hiểu, nhưng có vẻ đây là một khám phá - có lẽ là khám phá quan trọng nhất của văn học Ba Lan trong những năm gần đây. Bản thân bà muốn hân hạnh chính tay đưa bản thảo này cho nhà xuất bản. Cô bé nh́n người đàn ông: ông gần như muốn xỉu. Một chiếc ghế được mang đến và ông ngồi phịch xuống, đưa tay ôm lấy mặt.

Trong số những mẩu chuyện, truyền thuyết, giai thoại về Bruno Schulz mà tôi đă nghe trong nhiều năm qua, câu chuyện này làm tôi xúc động một cách đặc biệt. Có thể v́ cách dàn dựng thật khiêm tốn cho một cuộc tŕnh diễn thật tuyệt vời, hay có lẽ v́ nó đă được kể lại bằng giọng ngây thơ hồn nhiên của một cô bé đang ngồi ở góc pḥng sảnh, quan sát một người đàn ông mà theo cô cũng yếu ớt mỏng mảnh như một đứa trẻ con.

Và một câu chuyện khác mà tôi đă nghe được: Có lần khi Schulz c̣n là một cậu bé, vào một buổi tối buồn bă, bà mẹ, Henrietta, bước vào pḥng cậu và thấy cậu đang cho mấy con ruồi sống sót sau mùa thu lạnh giá ăn mấy hạt đường.
"Bruno," Bà hỏi, "tại sao con làm thế?"
"Cho tụi nó khỏe mà sống qua mùa đông."

Bruno Schulz, một nhà văn Do Thái Ba Lan, sinh năm 1892 tại thị trấn Drohobycz của Galicia, thuở ấy thuộc Đế chế Áo-Hung nhưng hiện nay thuộc Ukraine. Sự nghiệp của ông không nhiều: chỉ có hai bộ sưu tập truyện ngắn c̣n sót lại, vài chục bài tiểu luận, bài viết và bài phê b́nh, cùng với tranh vẽ và bản vẽ. Nhưng những tác phẩm này có nội dung bao gồm toàn bộ thế giới. Hai cuốn sách của ông - "Cinnamon Shops" (1934: Bản dịch tiếng Anh mang tựa đề "The Street of Crocodiles") và "Sanatorium Under the Sign of the Hourglass" (1937) – bày ra một vũ trụ thật tuyệt vời, một chuyện thần thoại nói về một gia đ́nh, viết bằng một ngôn ngữ thật tràn đầy sức sống, thứ ngôn ngữ mà ngay chính nó đă là nhân vật chính của những câu chuyện kể, và là kích thước duy nhất để những câu chuyện ấy được tồn tại. Schulz cũng có viết một cuốn tiểu thuyết tựa đề là “The Messiah” đă bị thất lạc trong chiến tranh. Không một ai biết nội dung cuốn này. Tôi có gặp một người đàn ông mà Schulz đă cho đọc mấy ḍng mở đầu. Những ǵ ông đọc được chỉ là một miêu tả về buổi sáng đang lên trong thành phố. Trời càng lúc càng sáng dần. Các lầu cao và những tháp chuông nhà thờ. C̣n ngoài ra th́ ông chẳng đọc được ǵ khác .

Lúc cuốn sách đầu tiên được xuất bản, Schulz ngay lập tức được văn học Ba Lan công nhận là một tài năng hiếm có. Thời gian qua, ông trở thành một nhân vật mà độc giả cũng như các nhà văn trên thế giới thích thú theo dơi quan tâm. Các tác giả như Philip Roth, Danilo Kis, Cynthia Ozick, và Nicole Krauss đều đă viết về ông, lấy ông làm một nhân vật trong sách của họ, hoặc tái tạo lại câu chuyện đời ông. Một vầng bí mật và kỳ diệu bao phủ chung quanh tác phẩm cũng như tiểu sử của ông. "Ông là một trong những người mà Thiên Chúa đă đặt tay lên đầu họ lúc họ đang ngủ để giúp họ ngộ ra những ǵ họ không hiểu, cho họ có khả năng trực giác và giả định bén nhạy, đồng thời đă khiến cho những phản xạ từ những thế giới xa vời thâm chiếu vào họ xuyên qua đôi mi đang khép kín". Schulz đă viết vậy về Alexander Đại Đế trong truyện" Spring " của ông (Celina Wieniewska dịch). Nhưng người ta cũng có thể dễ dàng mà nói rằng Schulz cũng giống như thế . Và có lẽ ngay cả chúng ta, độc giả của ông, cũng giống vậy khi những truyện ông kể thấm dần vào đầu óc chúng ta .

H́nh như người nào thích Bruno Schulz cũng đều có một câu chuyện kể về sự khám phá riêng của ḿnh. Nó đă xảy ra với tôi ngay sau khi tôi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi, "The Smile of the Lamb." Một nhà văn mới đôi khi giống như một đứa bé mới ra đời trong gia đ́nh. Nó đến từ nơi nào không ai hay, và cả nhà phải t́m cách kết nối với nó, t́m cách làm cho cái mới mẻ và bí ẩn của nó bớt đi vẻ “nguy hiểm” . Những người thân thuộc sẽ cúi xuống cái nôi của đứa bé, ngắm nó thật kỹ rồi kêu lên, "Coi nè, nó có cái mũi của chú Jacob! Cằm của nó sao mà giống y chang cằm d́ Malka! ". Khi bạn mới trở thành nhà văn, điều xảy ra cũng giông giống như thế. Mọi người đều vội nói cho bạn nghe ai đă ảnh hưởng đến bạn, ai là thầy của bạn, và tất nhiên, bạn đă bắt chước người nào .

Một hôm tôi nhận được điện thoại của một người tên là Daniel Schilit, một người Do Thái Ba Lan đă đến sống ở Israel. Ông đă đọc cuốn sách của tôi, và ông nói, "Anh rơ ràng bị ảnh hưởng của Bruno Schulz."

Hồi đó tôi c̣n trẻ, lễ độ nên không tranh căi với ông ta. Thật ra cho đến lúc ấy, tôi chưa hề đọc một truyện nào của Schulz. Nhưng, sau cú điện thoại, tôi nghĩ là tôi nên t́m đọc một cuốn sách của ông ấy. Ngay tối hôm đó, tại nhà của bạn bè, tôi thấy có một cuốn sưu tập truyện ngắn của ông được viết bằng tiếng Hebrew. Tôi hỏi mượn và đọc nó. Trong có mấy tiếng đồng hồ, tôi đọc ngấu nghiến xong trọn cuốn sách. Cho đến ngày nay tôi thật khó mà mô tả cho được cái cơn lốc nó xoáy qua tôi như thế nào .

Khi tôi đọc hết đoạn kết, tôi đọc luôn phần bạt của Yoram Bronowski, một trong những dịch giả tiếng Hebrew của Schulz.. Và từ bài bạt này, lần đầu tiên tôi biết được Schulz đă chết như thế nào: "Trong xóm Do Thái ở Drohobycz, Schulz được một sĩ quan S.S. bảo lănh. Ông này đă dùng Schulz để vẽ bích họa lên tường của nhà ông. Một đối thủ của sĩ quan S.S. này bắn chết Schulz trên đường phố để chọc tức ông ta. Theo tin đồn, khi họ gặp nhau sau đó, người này nói với người kia: "Tôi mới giết tên Do Thái của anh đấy ." và người kia trả lời: "Được rồi, bây giờ tôi sẽ đi giết một tên Do Thái của anh."

Tôi gấp sách lại, có cảm tưởng như ai vừa mới báng một cú vào đầu. Như thể tôi đang rơi xuống địa ngục, nơi mà chỉ những chuyện như thế mới có thể xảy ra được.

Không phải lúc nào nhà văn cũng có thể chỉ ra một cách đích xác thời điểm nào th́ một cuốn sách được nhen nhúm. Thường th́ những cảm xúc và những tư tưởng tích lũy trong nhiều năm, cho đến khi chúng chín mùi th́ mới bùng vỡ ra thành hành động viết. Mặc dù trong nhiều năm trước tôi đă muốn viết về Shoah, Ḷ Thiêu, nhưng chính là hai câu nói đó, một thí dụ khốc liệt của ngôn từ Nazi và cái quan điểm của thế giới ấy - "Tôi đă giết tên Do Thái của anh rồi." "Được rồi, giờ th́ tôi sẽ đi giết một tên Do Thái của anh "- là động lực cuối cùng, một cú điện giật đă khai mở cuốn tiểu thuyết " See Under: Love "của tôi.

Nhiều người hâm mộ Schulz đă từng biết câu chuyện mà tôi vừa kể về trường hợp cái chết của ông. Nhà văn / nhà thơ người Ba Lan Jerzy Ficowski, một trong những học giả vĩ đại nhất nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Schulz, đă kể lại trong cuốn sách "Regions of the Great Heresy" của ông rằng một thời gian ngắn trước khi xảy ra vụ thảm sát Black Thursday ở Drohobycz, năm 1942, sĩ quan Gestapo Felix Landau đă bắn chết nha sĩ người Do Thái tên là Löw, người đang được một sĩ quan Gestapo khác tên Karl Günther bảo bọc. Trước đó Landau và Günther đă có xung khắc, và chính vụ giết người nha sĩ này đă kích động Günther đi trả thù. Với ư định rơ rệt, ông đă lùng kiếm Schulz, một người Do Thái mà Landau đang bảo bọc. Lợi dụng ngày Black Thursday Aktion, ông ta bắn Schulz ở góc đường Czacki và Mickiewicz. Ficowski viết "Theo lời của nhiều người dân ở Drohobycz, khi gặp Landau, Günther hân hoan tuyên bố:" Anh giết một tên Do Thái của tôi, tôi giết một tên của anh. "

Đây là phiên bản kinh điển của câu chuyện kể. Nhưng có người tin rằng mặc dù Schulz đă thực sự bị giết chết trong khu nghèo Do Thái ở Drohobycz, chuyện hai sĩ quan Gestapo trao đổi nhau khiếp đảm như thế chỉ là chuyện bày đặt, chỉ là huyền thoại. Cuộc tranh luận về cái chết của Schulz đă kéo dài hàng thập kỷ. Rơ ràng, không có cách nào để giải quyết vấn đề này - cũng không phải tôi mong đợi rằng sẽ có bằng chứng khác, như lời khai mà tôi sắp tŕnh bày ra đây, sẽ làm cho vấn đề được ổn thỏa .

Từ khi tôi biết ḿnh sẽ trở thành một nhà văn, tôi cũng biết rằng tôi sẽ viết về Ḷ Thiêu. Càng lớn, tôi càng vững tin rằng tôi sẽ không thể hiểu được cuộc đời ḿnh ở Israel, như một con người, một người cha, một nhà văn, một công dân Isreal, một người Do thái, cho đến khi nào tôi can dự vào được đời sống trong Thời Gian của Ḷ Thiêu, trong không gian của Ḷ Thiêu. Tôi muốn t́m biết tôi sẽ ứng xử, lợi dụng hết khả năng ḿnh có như thế nào để chống lại nỗ lực của Đức Quốc Xă trong việc tẩy xóa người Do Thái. Làm thế nào tôi có thể duy tŕ được ngọn lửa nhân tính trong một thực tế đă được thiết kế một cách toàn diện để dập tắt nó?

Hôm nay, tôi có thể nói rằng tác phẩm của Schulz đă hướng dẫn cho tôi một cách để viết về Ḷ Thiêu, và trong một nghĩa nào đó cũng là một cách để sống thời Hậu Ḷ Thiêu. Thỉnh thoảng cũng có những khoảnh khắc ân sủng như thế: bạn mở một quyển sách của một tác giả bạn không biết, và đột nhiên bạn cảm thấy như đang băng ngang qua một từ trường dẫn đưa bạn theo một chiều hướng mới, dậy lên những cơn lốc bạn gần như chưa từng cảm nhận trước đây và cũng không biết tên chúng là ǵ. Tôi đă đọc những truyện Schulz viết và cảm nhận được đời sống cuồn cuộn. Trên từng trang viết, cuộc đời chảy xiết, bứt phá linh động, thật xứng đáng với danh tiếng của nó; Nó bày ra ở mọi tầng ư thức cũng như tiềm thức, trong giấc mơ, trong ảo tưởng, và trong ác mộng. Tôi cảm thấy các câu truyện kể có khả năng đưa tôi vượt ra khỏi sự tê liệt và tuyệt vọng đă từng gh́m lấy tôi bất cứ khi nào tôi suy nghĩ tới Holocaust hoặc khi chạm đến những khía cạnh của bản chất con người đă rốt cuộc cho phép chuyện ấy xảy ra .

Trong câu chuyện "Tailors’Dummies", Schulz đă viết về cha của ông, một nhà buôn vải:

Cần lưu ư rằng, khi tiếp xúc với người đàn ông kỳ lạ đó, tất cả mọi sự vật đều bị dẫn ngược về lại nguồn gốc tồn tại của chúng; mọi thứ đều được tái tạo lại ngoại h́nh, khác với cốt lơi siêu h́nh của chúng; được đưa trở lại ư tưởng sơ khởi, chỉ để phản biện lại chính nó một lúc nào đó và rồi để được đưa vào những khu vực vừa đầy nghi ngờ, vừa mạo hiểm, lập lờ mà chúng ta sẽ gọi một cách ngắn gọn là “ Regions of the Great Heresy

Không có mô tả nào chính xác hơn nữa về ḍng văn của Schulz, về việc t́m ṭi không ngừng cái "cốt lơi siêu h́nh" của mọi vật, mà c̣n về khả năng can đảm thay đổi quan điểm của ḿnh trong chớp mắt, để quay vào “the Regions of the Great Heresy” trong giây phút cuối cùng, một cách mỉa mai và mơ hồ nhất,

Đây chính là ưu điểm của nhà văn này. Ông không có một ảo tưởng nào về bản chất tuỳ tiện, hỗn loạn và ngẫu nhiên của cuộc sống nhưng vẫn quyết tâm ép buộc cuộc sống - tồn tại trong vô hạn lẫn vô tâm - phải đầu hàng, phải mở rộng chính ḿnh để phô bày ư nghĩa cốt lơi nằm ẩn sâu trong đời sống. Tôi có thể thêm vào : cái cốt lơi của nhân tính.

Tuy nhiên, mặc dù Schulz rất tin tưởng vào sự trọng đại, vào ư nghĩa hay điều luật nào đó được sử dụng để sáng tạo và điều khiển mọi thứ trên trần gian này – từ người, động vật, thực vật, thậm chí các vật vô tri vô giác, mà chính ông cũng thường ban cho chúng nụ cười, linh hồn và ḷng ham muốn – ông vẫn có thể bất th́nh ĺnh bứt ḿnh ra khỏi niềm tin này và phủ nhận nó quyết liệt, với một nỗi thất vọng ghê gớm không cùng. Điều ấy càng làm cho chúng ta ư thức rơ hơn về sự cô đơn sâu thẳm và cho chúng ta trực giác rằng con người này quả thật không có một an ủi nào trên thế gian này.

Trong một ngôi nhà cũ kỹ ở thành phố Beersheba nằm về phía nam của Israel, vào đầu mùa hè năm 2008, tôi đă gặp Ze'ev Fleischer. Đó là một người đàn ông thấp, gầy và hói, mang một cặp kính quá khổ, tám mươi ba tuổi, minh mẫn, hay châm biếm, thực tế, và có lối khôi hài chua chát. Nhưng trên tất cả, ông là một người tự ti, không bao giờ bỏ qua cơ hội để hạ ḿnh xuống hay tự giễu. Ông thích viết "những biếm ca và những ngụ ngôn cực ngắn” và đă gom các tác phẩm của ông vào trong một cuốn sách mang tựa đề "Above My Sailboats". Thời niên thiếu, trong hai năm, từ năm 1939 đến năm 1941, Fleischer là một học tṛ của Bruno Schulz tại Sternbach Gymnasium, một trường trung học tư nhân dành cho người Do Thái ở Drohobycz. Nó nằm trên đường Szaszkiewicz, không xa trung tâm thành phố.

"Chính thức, thầy Schulz là một giáo sư hội họa và thủ công," Fleischer nói với tôi. "Ông rất nhút nhát và kín đáo. Trong mắt của người nào khác và của người lạ th́ ông không được xem trọng. Tại sao? Bởi v́ một người đàn ông th́ trên hết phải kiếm ra tiền! Mà một người như Schulz, người đă từng viết những thứ "vô nghĩa" th́ lại không đếm xỉa ǵ đến điều đó. Cao lắm th́ họ cũng chỉ xem ông như một loại mạt cưa. Bạn bè của ông, phần lớn là dân văn nghệ, đă sắp xếp cho ông một việc làm tại trường Gymnasium. Mấy người bạn này đă thấy được tài năng và thiên tài của ông – đấy là sau khi ông xuất bản sách. Họ thấy rơ rằng ông không có cách ǵ sống sót trong một môi trường chỉ xem trọng đồng tiền, và họ quyết định giúp ông.

"Đáng ra ông phải dạy chúng tôi về hội họa và thủ công, nhưng rất nhanh, ông biết là với chức danh giáo sư hội họa, ông sẽ không được các học sinh kính trọng. Nh́n chung, ông là một trong những người cứ phải t́m cách biện minh về sự hiện diện của ḿnh. Như thế th́ anh có thể tưởng tượng được cái cảnh lớp học nó ra làm sao trong những giờ dạy của ông ấy. Trong lớp của thầy Schulz, phần lớn là những đứa có vấn đề về kỷ luật, và ông ấy biết ông sẽ là cái mốc cho chúng phá phách và chế nhạo. Nhưng tôi nghĩ ông ấy cũng nhận ra rất nhanh rằng ông chỉ có thể tự cứu ḿnh nếu ông làm cái ǵ khác hơn là dạy. V́ vậy, ông nảy ra một ư thật tài t́nh là ông sẽ kể chuyện cho chúng tôi nghe. Những câu chuyện tùy hứng, đúng lúc. Và ông ấy đă làm đúng như thế. Nó giống như ông đang vẽ tranh bằng lời. Khi mà ông kể chuyện th́ hết thảy chúng tôi đều lắng nghe-- ngay cả những đứa nghịch nhất cũng lắng nghe. "

Fleischer cười lớn "Ông ấy gần như chẳng làm ǵ khác hơn vậy. Tôi nghĩ suốt cả năm trời, ông ấy chưa hề vạch lấy một đường phấn trên bảng đen. . . . Chỉ kể chuyện. Ông bước vào lớp học, ngồi xuống, rồi đột nhiên đứng lên và bắt đầu đi ḷng ṿng, vừa nói vừa đưa tay làm cử chỉ. Với cái giọng kể của ông th́ ngay cả những đứa trẻ hoang nghịch nhất cũng ngồi nghe say mê."

Tôi hỏi giọng của Schulz như thế nào.

“ Khi ông ấy nói năng nhẹ nhàng th́ ông ấy thuyết phục lắm. Giọng ông không có tính mệnh lệnh. Tôi luôn luôn có cảm giác rằng ông ấy đang nghe chính ḿnh. Nói làm sao nhỉ ? Nó như là âm nhạc đối với ông ấy vậy. Giọng ông đều đều nhưng thật đầy màu sắc. Ông không quan tâm đến dấu phẩy hay dấu chấm hỏi. Nhưng ông gây ấn tượng sâu đậm. Sự im lặng của ông cũng gây ấn tượng nữa. Âm nhạc của ông nằm trong sự im lặng. Và chúng tôi, đám học sinh cũng tự điều chỉnh theo cái im lặng ấy. Rơ ràng là ông ấy không biết cách nói lớn ."

"Và ông sợ chúng tôi," Fleischer nói thêm. "Ông ấy luôn ở trong thế thủ. . . . Bởi v́ hầu hết học sinh đều xem ông như là một lemech, một tên nhút nhát, nhưng khi ông kể chuyện th́ chúng đều câm miệng. Chúng không hiểu nhiều, nhưng chúng cảm nhận được ông. Tôi không biết ông ấy có ghi xuống những mẩu truyện ấy hay không. Tôi không thể nhớ chúng một cách cụ thể. Nhưng tôi nhớ rằng đó là những câu chuyện không phải từ thế giới này – Chúng là những truyện thần kỳ. Sau chiến tranh, tôi có gọi một người bạn học với tôi ở Gymnasium, nhưng anh ấy chẳng nhớ chút ǵ về thầy Schulz. Tuy nhiên với tôi, thầy Schulz đă tạo một ấn tượng rất đậm - tôi đoán là v́ ḿnh hay cảm thấy ḿnh thấp kém, thua người. Cảm giác ấy tôi vẫn c̣n mang đến tận giờ. Thầy Schulz cũng có cùng cảm giác như thế, và đây chính là điểm nối kết giữa chúng tôi.

"Tôi cũng biết thầy Schulz v́ ông ở trên đường Bednarska, ngay trước mặt nhà của cô tôi,” Fleischer tiếp tục "Ông cỡ tuổi bố tôi, lớn hơn tôi ba mươi ba tuổi. Khi ông ấy trở thành giáo sư của chúng tôi, tôi không thể tự kiềm chế được. Tôi thường chạy theo ông lúc lớp tan và gọi với "Giáo sư!" - chúng tôi gọi tất cả các thầy cô giáo của chúng tôi như thế - và rồi tôi hỏi ông ấy là câu chuyện ông vừa kể có nghĩa là ǵ. Ông thường dừng lại và nói chuyện với tôi, như thể là hai kẻ ngang hàng, dù rằng người ta đă gọi ông là một trong những tác giả lớn của văn học Ba Lan. Sự thiếu tự tin của ông ấy thấy rơ lắm. Ông thường bước vào lớp học: "Xin lỗi, tôi đến rồi," Xin lỗi cho tôi thở, " một nhân vật như thế, đi th́ cúi khom xuống, khi nào cũng như có cái ǵ trong ông làm ông phải khom khom.

"Óc khôi hài của ông chỉ quanh quẩn về chuyện tự chế nhạo ḿnh. Khi ông bắt đầu kể một câu chuyện, sẽ có những lúc ông không được tự tin thường th́ vào lúc bắt đầu, nhưng ngay sau khi ông đă có đà kể rồi và thấy rằng lớp học đă yên lặng rồi th́ mặt ông đột nhiên nửa như mỉm cười, nửa như châm biếm. Lúc bấy giờ, cả lớp cùng lắng nghe, họ ngồi yên, không động đậy. Và rồi, nụ cười của ông, đó là. . . giống như thể ông đang ăn mừng chiến thắng tạm thời của ḿnh, nhưng đồng thời cũng như thể ông đang tự cười nhạo ḿnh. "

 

Trong cuốn sách "See Under: Love" của tôi, Bruno Schulz xuất hiện vừa là người thật, vừa là một nhân vật hư cấu. Trong lốt hư cấu, tôi đă lén đưa ông ta ra khỏi thời chiến tranh ở Drohobycz qua mặt các học giả văn học và sử gia, tới bến tàu ở Danzig, nơi ông nhảy xuống nước nhập vào đàn cá hồi.

Tại sao cá hồi?

Có lẽ v́ cá hồi đối với tôi là hiện thân sống của một cuộc du hành. Chúng sinh ra trong các ḍng sông hoặc hồ nước ngọt. Chúng bơi lội ở đó một thời gian, rồi t́m đường ra vùng nước mặn. Ngoài biển, chúng đi theo từng đàn rất đông, chu du hàng ngàn dặm, cho đến khi chúng cảm nhận được một tín hiệu nào đó trong chúng th́ cả đàn đổi ngược hướng và bắt đầu quay về nhà, về lại nơi mà chúng đă được nở ra. Lại một lần nữa, đàn cá hồi bơi qua hàng ngàn dặm. Trên đường đi, chúng bị những con cá khác, bị chim đại bàng và gấu săn bắt ăn thịt. Với số lượng càng lúc càng giảm đi, chúng vất vả bơi ngược về hướng thượng nguồn, chống chọi nhảy qua những ḍng nước xiết, vượt lên những thác nước cao cả hai mươi, ba mươi bộ, cho đến khi những con c̣n lại gặp đúng vị trí nơi chúng được sinh ra và rồi đẻ trứng ở đó. Khi đàn cá con nở ra, chúng bơi qua xác chết của cha mẹ. Chỉ có một vài con cá hồi trưởng thành sống sót để thực hiện cuộc hành tŕnh lần thứ hai.

Lần đầu tiên khi tôi nghe nói về chu kỳ sống của cá hồi, tôi cảm thấy rằng có một cái ǵ đó rất Do Thái về chuyện ấy: đó là cái tín hiệu bên trong đột nhiên vang lên trong ư thức của cá, kêu gọi chúng trở về nơi chúng được sinh ra, nơi mà chúng được kết thành một nhóm. (Cũng có thể là một cái ǵ đó rất Do Thái trong việc khao khát rời bỏ quê hương để lang thang khắp nơi trên thế giới- một cuộc hành tŕnh vĩnh cửu.)

Nhưng cũng có một cái ǵ khác đă thúc đẩy tôi chọn cá hồi, một cái ǵ đó liên quan mật thiết với các bài viết của Bruno Schulz. Đọc các tác phẩm của ông làm tôi nhận ra rằng, trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cảm được đời sống chúng ta mạnh mẽ nhất là khi chúng đang tàn lụi dần: khi chúng ta già đi, khi chúng ta mất khả năng về thể chất, mất sức khoẻ, và dĩ nhiên mất dần người thân trong gia đ́nh cũng như bạn bè, những người quan trọng với chúng ta biết bao. Rồi th́ chúng ta tạm ngừng, nh́n sâu vào nội tâm ḿnh, và cảm thấy ở đó đă từng có một cái ǵ đó mà bây giờ nó biến mất rồi. Nó sẽ không trở lại. Và có thể rằng chúng ta hiểu được nó, rất thật và rất sâu, chỉ khi nó đă mất đi rồi. Nhưng khi chúng ta đọc Schulz, từng trang một, chúng ta cảm nhận được những con chữ đang quay về nguồn cội, tới được cái mạch đập xác thực nhất và mạnh mẽ nhất của đời sống. Đột nhiên chúng ta lại muốn nhiều hơn nữa. Đột nhiên chúng ta biết rằng ḿnh có thể đ̣i hỏi nhiều hơn, rằng đời sống vĩ đại hơn những ǵ đang bị mờ dần trong chúng ta và đang càng lúc càng nhạt nḥa tan biến.

Khi tôi viết chương "Bruno" trong cuốn sách của tôi, mô tả một cảnh tưởng tượng khi Bruno trốn khỏi sự thất bại của nền văn minh, khỏi ngôn ngữ xảo trá của loài người, và gia nhập đàn cá hồi, tôi cảm thấy rằng tôi gần như chạm được vào gốc rễ của chính cuộc sống, chạm vào cái thôi thúc trần trụi ban đầu của đời sống mà đàn cá hồi đă phác họa cho cuộc phiêu du dằng dặc của chúng, cái thôi thúc mà Bruno Schulz đă đề cập trong những cuốn sách của ông, và cái mà ông đă tha thiết đưa vào trong tất cả các câu chuyện kể : cái lĩnh vực mong ước khát khao mà ông gọi là Age of Genius. Đối với Schulz, Age of Genius là thời mà nhờ có đức tin, cuộc sống có thể được tái tạo liên miên qua sức mạnh của trí tưởng tượng, niềm đam mê và t́nh yêu, một đức tin mà sức mạnh của nó chưa bị nỗi thất vọng lật đổ, và chúng ta chưa bị chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa hư vô nuốt sống. Age of Genius theo Schulz là một giai đoạn của tuổi thơ toàn hảo, hoang sơ và đầy ánh sáng, ngay cả khi nó chỉ tồn tại trong khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc đời, người ta cũng sẽ hoài niệm nó suốt đời.
Age of Genius đă có bao giờ hiện hữu chưa ? Schulz hỏi, và chúng tôi, độc giả của ông, hỏi cùng với ông. Đă bao giờ thực sự có một thời tuyệt vời cảm hứng, khi con người có thể trở lại tuổi thơ của ḿnh? Khi nhân loại có thể trở lại thời thơ ấu của nó? Một thời đại khi một ḍng sông ban sơ của cuộc đời, của sức sống, của sự sáng tạo, bỗng trở nên huy hoàng rực rỡ? Một thời đại khi mà những tinh chất chưa bị đông cứng thành h́nh thể, khi mọi thứ vẫn c̣n khả thi và phong phú và mới mẻ?

Liệu Age of Genius đă từng xảy ra chưa? Schulz thắc mắc. Và, nếu có, chúng ta có nhận ra nó, đáp ứng tiếng gọi bí mật của nó? Chúng ta có dám từ bỏ các hệ thống pḥng vệ tinh vi mà chúng ta đă xây dựng để chống lại cái hoang dă thời hồng hoang và trùng trùng núi lửa, một thời đại mà sự pḥng thủ đă dần dần trở thành một nhà tù giam chúng ta trong đó?

Vài năm sau khi Schulz viết những ḍng trên th́ một thời đại hoàn toàn ngược lại xuất hiện. Thời của thảm sát, thời hủy diệt người, hàng loạt, vô danh. Lời kêu gọi khủng khiếp ấy, lạ thay, lại được nhiều người đáp ứng, rất nhiều, với một thái độ hăng hái đến nản ḷng.

Trong cuốn "See Under: Love", tôi đă cố gắng để làm sống lại, dù chỉ một vài trang cái Thời của Thiên Tài này, như Schulz đă đề xuất nó trong các bài viết của ông. Tôi đă viết về một thời đại trong đó mỗi người là một kẻ sáng tạo, một nghệ sĩ, và mỗi một đời người là duy nhất và đáng quư. Một thời đại mà mỗi người đă trưởng thành như chúng ta cảm thấy đau đớn khôn kham khi nh́n xuống tuổi thơ đă hóa thạch của ḿnh, ước ao làm sao có thể làm tan chảy cái vỏ đông cứng lạnh buốt đang bao bọc quanh ta. Một thời đại mà ở đó mọi người đều hiểu rằng giết chết một người là phá hủy một tác phẩm nghệ thuật độc nhất, không bao giờ có thể sao chép lại. Một thời đại mà ở đó không cách nào nói ra được những câu như "Tôi mới giết tên Do Thái của anh"; "Thế th́ tôi sẽ đi giết tên Do Thái khác của anh."

Stalin có lần nói: "Một cái chết là một bi kịch, triệu cái chết là một con số thống kê." Khi tôi đọc những câu chuyện của Bruno Schulz, tôi có thể cảm nhận được trong những mẩu chuyện ấy - và trong bản thân tôi – một lực thúc đẩy liên tục và mạnh mẽ phản đối lời tuyên bố đó, làm sao để kéo cuộc đời của từng cá nhân một, cuộc đời quư giá, bi thảm và duy nhất của người ấy ra khỏi cái thống kê kia.

Và dĩ nhiên, có cần ai nói ra chăng - sự thôi thúc phải giải cứu, cứu chuộc, cuộc đời và cái chết của chính Schulz.

"Chúng ta mang ơn một nhân chứng duy nhất đă chứng kiến cái chết Schulz trong Xóm Do Thái Drohobycz vào ngày 19 tháng 11 năm 1942, là ông Izydor Friedman, một đồng hương với ông, người đă sống sót trong vụ tàn sát này. " Jerzy Ficowski viết trong cuốn “ Letters and Drawings of Bruno Schulz” ( Văn và Họa của Bruno Schulz), xuất hiện bằng tiếng Anh vào năm 1988. Ficowski trích dẫn Friedman, người đă trốn thoát được những kinh hoàng của Đức Quốc xă nhờ giấy tờ giả mạo: " Tôi là bạn của Schulz trước chiến tranh và vẫn tiếp xúc gần gũi với anh ta đến ngày anh qua đời ở Xóm Do Thái Drohobycz. Là một người Do Thái, tôi được Trưởng Lăo thành phố Drohobycz (Judenrat) chỉ định làm việc trong một thư viện dưới quyền của Đức Quốc Xă. Schulz cũng vậy. Đây là một kho tập trung tất cả tài liệu từ các thư viện công cũng như tư, nhưng chính yếu là từ thư viện của Ḍng Tên Jesuits of Chyrow. Nó bao gồm khoảng 100.000 cuốn sách mà tôi và Schulz sẽ phải liệt kê hoặc buộc phải phá hủy. Sự phân công này kéo dài nhiều tháng trời, rất phù hợp và đầy hứng thú đối với chúng tôi, và là thiên đường so với những công tác do những người Do Thái khác thực hiện ".

Ư của Friedman rất rơ ràng, tất nhiên, nhưng tôi khó tin rằng thật t́nh Schulz không quan tâm đến tầm quan trọng của công việc đè nặng lên ông, một sự mỉa mai cay độc rằng ông sẽ phải là người quyết định cuốn sách nào được giữ, cuốn nào phải hủy.

Friedman nói tiếp, "Chúng tôi nói chuyện với nhau hàng giờ. Schulz cho tôi hay là vào thời điểm ấy, anh đă gửi tất cả giấy tờ, ghi chú và hồ sơ thư tín của ḿnh cho một người Công giáo bên ngoài Xóm Do Thái. Rủi là anh ấy không cho tôi biết tên của người đó, hoặc có thể tôi đă quên nó. Chúng tôi cũng thảo luận về khả năng Schulz sẽ trốn thoát tới Warsaw. Bạn bè … đă gửi cho anh một thẻ chứng minh giả từ Warsaw. Tôi cung cấp cho anh tiền mặt và đô la, nhưng anh cứ chần chờ ngày khởi hành. Anh không đủ can đảm và có ư đợi cho đến khi tôi nhận được giấy tờ chứng minh ḿnh là dân 'Aryan'.

"Vào một ngày tôi không nhớ, vào năm 1942, được gọi là ngày 'Black Thursday' ở Drohobycz, bọn Gestapo đă tiến hành một cuộc thảm sát ở xóm bần dân Do Thái. Chúng tôi đang t́nh cờ ở đó để mua thức ăn. . . . Khi chúng tôi nghe tiếng súng và thấy đám người Do Thái chạy thục mạng, chúng tôi cũng chạy. Schulz vốn ốm yếu, bị một nhân viên Gestapo tên là Günther chận lại, kê súng vào đầu anh và bắn hai phát.

"Đêm ấy, tôi t́m thấy xác anh, lục túi anh, và đưa hết giấy tờ, ghi chú của anh cho cháu trai của anh là Hoffman. Người này cũng chết sau đó một tháng. Đến sáng, tôi chôn anh trong nghĩa trang của người Do Thái. Tôi đă không thể xác định vị trí ngôi mộ của anh sau khi Drohobycz được giải phóng năm 1944. "(Trong cuốn sách" Drohobycz, Drohobycz ", nhà văn người Do Thái Ba Lan Henryk Grynberg chỉ ra rằng Friedman khó thể một ḿnh chôn xác của Schulz .)

Theo Ficowski, Friedman là nhân chứng duy nhất trong vụ Schulz bị giết chết. Tôi cũng nghĩ thế, cho đến khi, giữa cuộc tṛ chuyện tại căn nhà cũ kỷ ở Beersheba, Ze'ev Fleischer đă kể tôi nghe những chuyện sau:

"Vào năm 42, có một kế hoạch Aktion kéo dài nguyên một tháng. Thông thường, Aktion chỉ kéo dài một hai ngày. Bọn Đức chỉ đi bắt người Do Thái cho đủ túc số rồi thôi. Nhưng thời gian đó, bốn tuần. Ban đêm th́ yên nhưng ban ngày th́ họ đi săn bắt. Tôi lúc đó đang bị cưỡng bức lao động trong các nhà máy lọc dầu. Vào 5 giờ sáng tất cả mọi người đều phải ra đứng trước nhà ḿnh, và từ đó chúng tôi đi làm đến bảy giờ chiều. Thời gian ấy, chúng tôi và mẹ tôi đă đồng thuận rằng bà sẽ trốn qua bên chỗ mà chú tôi đang làm dược sĩ.

"V́ vậy kể từ khi kế hoạch Aktion bắt đầu thực hiện tôi đă không nh́n thấy bà. Tôi không liên lạc được với bà nên tôi chạy đi t́m. Tôi rất gần gũi với mẹ tôi nên tôi quyết định phải t́m cho được đến nơi mà tôi nghĩ Mẹ tôi đang trú ẩn, thây kệ những lập luận có lư hay không cản trở tôi. Và trên đường đi tôi đă thấy bọn Đức đi từng tốp, khi phát hiện đây đó một hay vài người Do Thái th́ chúng bắn họ. Đây không phải là kế hoạch Aktion vốn gom người Do Thái vào một nơi để chở đi nơi khác. Đây là những vụ giết người ngay tại chỗ. Họ chỉ đơn giản đi kiếm người Do Thái, bất kỳ người nào, bất kỳ nơi đâu, để bắn. Xem, ngày nay họ gọi chúng tôi là anh hùng. Anh hùng ǵ! Chúng tôi là lũ chuột, hầu hết là vậy. Chúng tôi trốn trong lỗ hang.

"Drohobycz là một thị trấn nhỏ, giữa những ngôi nhà, ngay cả trong nhà, cuộc săn lùng tiếp tục, và trên đường đi tôi đă thấy những tốp người Đức, và trong mỗi tốp có một người Do Thái, người làm việc cho Ordnungsdienst, một thứ lực lượng phụ để bảo vệ trật tự. Những người này chỉ được trang bị gậy thôi chứ không có súng.

"Và đột nhiên tôi nghe thấy mấy tiếng súng nổ. Tôi đứng sát vào một bức tường và chờ cho yên. Rồi tôi nh́n thấy một nhóm người Do Thái, hai hoặc ba người Do Thái đi ngang qua một ngôi nhà, trên đường Czacki. Có mấy tên Đức và Ukraine có súng cũng đang ở đó. Họ bắn vào đám Do Thái, và những người Do Thái ngă xuống.

"Tôi chờ cho bọn Đức đi khỏi, và rồi tôi đi ngang qua những người chết. Xác chết ở khắp nơi. Người chết trên đường phố là chuyện thường t́nh ngày nào cũng có. Nếu bạn nh́n thấy xác chết của một con mèo trên đường phố th́ mới là chuyện lạ. Tôi không thấy có ǵ khác lạ, mà tôi cũng không biết họ là ai. Tôi gần như đi qua khỏi một người đàn ông đă chết, nhưng khi tôi thấy cái bánh ḿ, tôi đi lại gần hơn.

"Tôi nh́n thấy, từ một trong những xác người nằm trên hè phố, có cái ǵ giống như một mẩu bánh ḿ. Nó nằm kia, ló ra từ cái túi của chiếc áo mưa. Tôi tiến tới bên người chết, tôi nghĩ là tôi muốn lấy khúc bánh ḿ của anh ta. Tôi lật xác chết lên. Và v́ cách tôi lật, mặt người chết vật qua, đối diện ngay mặt tôi. Tôi nh́n và nhận ngay ra đó là Schulz. Đó là khuôn mặt của thầy Schulz."

Fleischer ngừng nói, hai tay ôm đầu, hít mấy hơi thật sâu.

"Thế rồi ông làm ǵ?" Tôi hỏi.

"Tôi không thể nói được. . . Nó làm tôi sửng sốt quá khiến tôi không chắc. . . tôi đă làm ǵ? Bản năng của tôi bảo tôi là hăy lượm mẩu bánh ḿ và chạy đi. Nhưng h́nh như tôi đă không làm điều đó. H́nh như tôi đă không làm điều đó. Coi, một người không ăn ǵ cả-- nói cho đúng, chúng tôi không ăn, chúng tôi ăn những thứ không ăn được, chúng tôi ăn súp, một thứ súp phần lớn chỉ là nước với cỏ hoặc cái ǵ đó. . . . Vậy mà ở đây tôi nh́n thấy, trong cái áo mưa của ông ấy - nó giống như... giống như chính thị là một mẩu bánh ḿ. Và tôi đă cúi xuống người chết, và rơ ràng tôi muốn lượm cái mẩu bánh. Tôi muốn giật cái bánh ḿ và chạy đi. Tôi thậm chí nghĩ, tôi sẽ đem miếng bánh ḿ ấy cho Imma, mẹ tôi, và bà sẽ vui mừng lắm, nhưng tôi. . . Anh biết đấy, tôi không thể. . . Tôi không biết tôi đă làm ǵ với mẩu bánh ḿ đó. Tôi nghĩ rằng tôi đă bỏ nó lại. Vâng. Tôi bỏ chạy v́ tôi đă trông rơ khuôn mặt của ông ấy, máu chảy ở đây và ở đây." Fleischer chỉ vào trán, vào đôi mắt, lấy tay trùm hết khuôn mặt. "Tôi tiếp tục chạy, và vào cuối ngày tôi t́m thấy mẹ tôi."

"Ông có nhận ra Schulz ngay liền khi thấy khuôn mặt của ông ấy?"

"Chắc chắn rồi. Trước hết, ông ấy có một khuôn mặt rất điển h́nh. Ông có cái mũi . . . Ông trông hơi giống con chuột nhỏ. Nhưng có trán cao, và điều này tôi luôn chú ư v́ bố mẹ tôi nói rằng một người có trán cao rất thông minh. "

"Ông có nhớ ông cảm thấy ǵ khi nh́n thấy người chết là Bruno Schulz?"

"Tôi cảm thấy lạnh người và sợ hăi... Anh đă hiểu rằng đối với tôi, ông ấy c̣n hơn cả một ông thầy. Tôi cảm thấy có một liên kết thật đặc biệt với ông. Ông là một người thân thuộc tinh thần trong một cách nh́n nào đó. Với lại, tôi cũng cảm thấy rằng tính của tôi hơi giống ông. . . Hay do dự, hay cả thẹn, thiếu tự tin. Khi mọi người cười nhạo ông, tôi cảm thấy thương hại ông. Tôi như đồng nhất với ông ấy. Và tôi luôn luôn ngưỡng mộ lối kể chuyện của ông, qua đó chúng tôi như nh́n thấy một bức tranh đang vẽ ra. Chúng tôi có thể ngửi được những điều ông miêu tả. Ví dụ, tôi nhớ về cách ông tả mùi quế chi thường đậm nồng trong khu thương mại của Drohobycz, và tôi, suốt đời tôi không bao giờ có thể chịu được mùi quế, nhưng chỉ khi ông mô tả nó, th́ tôi trở nên thích nó. . . . Và rồi th́nh ĺnh tôi thấy ông chết. Lúc đó tôi khoảng 17 tuổi, và tôi đă nh́n thấy nhiều người chết, nhưng đột nhiên – ông ấy… "

Tôi hỏi Fleischer ông có nghe chuyện Schulz bị giết làm sao không.

"Dĩ nhiên. Chuyện xung khắc giữa hai người đó lớn lắm. Landau là người bảo trợ thầy Schulz. Nhưng có một phiên bản mà tôi khó chấp nhận – là người ta nói Günther đă giết ông. Thật khó cho tôi chấp nhận chuyện đó. Anh có biết v́ sao không? V́ Günther là một sĩ quan Gestapo. V́ vậy, tôi không thể tưởng tượng rằng Günther chạy ra phố để t́m giết ông ấy. Hắn có thể giết ông bằng cách khác. Không, về câu hỏi này tôi không có ư kiến. Đến giờ tôi cũng không có câu trả lời. Tôi nghe cả triệu chuyện rồi. "

Trong những ngày sau cuộc gặp với Fleischer, trong trí tôi cứ hiện lên, lập đi lập lại măi h́nh ảnh cậu thiếu niên cúi người trên xác người thầy yêu mến của ḿnh trên phố, và cái bánh ló ra từ túi áo khoác của người đàn ông đă chết. Một cái ǵ đó trong cách Fleischer kể về sự kiện này đă không để tôi yên. Tôi xin Fleischer kể lại cho tôi một lần nữa sự kiện xảy ra ấy. Trước sự ngạc nhiên của tôi, ông sẵn sàng nhắc lại những ǵ ông nhớ.

"Ông ấy, người chết, nằm nghiêng cái kiểu ḿnh không thấy được mặt. Ông gập người như thế này này--" Fleischer bắt chước cách nằm của người chết, và tôi nghĩ tới Bruno Schulz nằm cụp xuống, khom người cũng giống như lúc ông c̣n sống. " Với lại, tôi cũng nhận ra rằng ông ấy cũng có đôi giày tennis giống vậy... "

Fleischer lại nói về bánh ḿ. "Đó là một ổ bánh ḿ. Giống như một viên gạch. . . nhiều bùn hơn bánh ḿ. Một nửa của nó là mùn cưa. Nó giống như một miếng bùn mà thuở đó người ta dùng để nướng. Giả thử mà tôi dí một ngón tay vào đó th́ ngón tay tôi sẽ lút vào như lút vào một mô h́nh đất sét. "

“ Rồi sau đó th́ sao?" Tôi hỏi.

"Sau đó hả? . . . Tôi lượm nó. Có lẽ tôi đă cắn một miếng? Không. Không. . . . Thật t́nh, tôi không thể nói rơ về ổ bánh ḿ đó về sau ra sao cho anh nghe được. "

Tôi nói với ông rằng những ǵ ông phải đối diện lúc ấy dường như khủng khiếp hơn bất kỳ câu trả lời nào có thể cho câu hỏi liệu ông có hay không lấy bánh ḿ. Tôi cũng nói rằng tôi chắc chắn Schulz sẽ rất vui khi biết rằng chính học sinh của ông đă lấy ổ bánh ḿ của ḿnh. Fleischer gật đầu, nhưng không hồ hỡi đồng ư với tôi. Rồi ông bảo, "Tôi nghĩ tôi có ăn. Chút xíu. Hai hoặc ba miếng. Không nhiều hơn. Rồi nó vỡ ra làm hai. Tôi muốn chạy trốn."

Tôi hỏi ông có lấy chút nào cho mẹ không, và ông bảo ông không nhớ "Rơ ràng là có. Cũng có thể không. . . . Nhưng ngay cả nếu tôi có đem về cho mẹ tôi th́ tôi cũng sẽ không nói với bà là tôi lấy từ đâu. Thời ấy chúng tôi không nói nhiều. "

Tôi nói với Fleischer rằng tôi thật ḷng muốn tin là ông đă ăn khúc bánh ḿ của Bruno Schulz, rằng quả thực điều ấy đă xảy ra giữa hai người. Ông chỉ nhún vai và nói, "Tôi không biết. Tôi không chắc. Đó là một trong những cái không sao nhớ được." Và rồi ông thở dài. "Thật là kinh khủng, mọi thứ, từ đầu chí cuối, nhưng thuở đó tôi chỉ quan tâm đến Mẹ tôi, Cha tôi và chính tôi thôi. Có điều sau đó th́ nó lại ám ảnh tôi. Sau khi chiến tranh chấm dứt, tôi cứ nằm mộng liên tục một hai năm ǵ đó, mơ thấy bạn bè tôi đi thành từng hàng dài không ai muốn nói chuyện với tôi cả. Họ quay lưng lại với tôi bởi v́ tôi c̣n sống và không giúp họ. Tôi có cảm tưởng đó là tội lỗi của tôi. Giờ này tôi cũng vẫn cảm thấy thế. "

 

Fleischer gặp Jerzy Ficowski, người viết tiểu sử của Bruno Schulz, vào năm 2003 tại Ba Lan, khi họ được phỏng vấn cho một phim tài liệu truyền h́nh. Ông kể cho Ficowski câu chuyện của ḿnh nhưng yêu cầu đừng công bố, sợ rằng huyền thoại về cái chết của Schulz sẽ bị hỏng. Ficowski trả lời rằng Fleischer có thể suy nghĩ cho kỹ rồi gọi lại ông. Nhưng rồi họ không có dịp gặp nhau lần nào nữa, và Ficowski qua đời vào năm 2006.

"Kể từ đó, những ǵ tôi suy nghĩ về các huyền thoại đă thay đổi", Fleischer nói với tôi. "Từ từ, tôi khám phá ra hết huyền thoại này đến huyền thoại kia bị đập vỡ, những lư tưởng bị bẻ găy. Câu chuyện của tôi phải được kể ra. "

Vụ giết người của Schulz theo lời kể của bạn ông, Izydor Friedman, dĩ nhiên khác hẳn lời kể của Fleischer. Tôi không biết trong hai lời kể ấy cái nào chính xác hơn, và rất có thể rằng sự thực rốt ráo chẳng bao giờ được xác nhận. Từ chỗ mà Fleischer đă đứng trong lúc xảy ra vụ nổ súng, ông có thể sẽ không nh́n thấy chính xác những ǵ đang xảy ra, và ngay cả ông cũng nói ông không quan tâm đến thời điểm xảy ra vụ giết người. Nhưng không có lư do ǵ để nghi ngờ lời ông nói về những ǵ ông đă trải qua khi ông thấy ḿnh đang cúi xuống xác chết của thầy ông.

Lời chứng của Fleischer cung cấp cho chúng ta biết có thêm một người có tiếp giao với Bruno Schulz sau khi ông chết đi và trước khi ông được đem chôn. Cuộc giao tiếp ngắn ngủi ấy đủ để cứu ông ra khỏi t́nh trạng nặc danh trong một vụ thảm sát, ra khỏi cái "thống kê" vô nghĩa kia, trả lại cho ông cái tên, nhân diện và tính cách độc đáo của ông. Cuộc giao tiếp ngắn gọn cũng vọng vang lại tất cả những ǵ tốt đẹp, những ấp ủ cũng như ḷng hào phóng của ông đối với cậu học sinh non nớt của ḿnh. Sự giao tiếp này cũng "cho phép" Bruno Schulz thực hiện thêm một hành động nhân ái, ngay cả sau khi ông qua đời.

Trong những năm gần đây, khoảng mỗi năm một lần, tôi lại quay trở lại những câu chuyện kể về Schulz,. Đối với tôi, nó như một thứ cần phải được cập nhật hàng năm, để tăng cường các kháng thể chống lại sự cám dỗ của thờ ơ và co cụm. Mỗi lần tôi mở sách ông, tôi lại ngạc nhiên trước những khám phá mới về nhà văn này, một người đơn độc hiếm khi rời khỏi quê nhà, lại sáng tạo ra cho chúng ta trọn một thế giới, một kích thước thực tại khác, và làm thế nào nhiều năm sau khi đă qua đời vẫn tiếp tục cung cấp cho chúng ta những hạt đường, những mảnh vụn bánh ḿ để chúng ta bằng cách nào đó sống sót qua mùa đông giá băng miên viễn.

(Bản dịch từ Hebrew của Stuart Schoffman)

Đặng Lệ Khánh

dịch theo:

The Age of Genius
The legend of Bruno Schulz.
By David Grossman

Nguồn

____________________


* Tựa đề "Tuổi Thiên Tài" lấy từ bài viết "Tuổi Thiên Tài" của nhà văn Nguyễn Quốc Trụ . Từ bài tản mạn ấy mới nảy sinh hứng khởi dịch toàn bài của David Grossman .

(1) Tanz , tiếng Do Thái có nghĩa là vũ công.
 

 

art2all.net