đặng lệ khánh
Bức Tường Đen
Trước kia, K tưởng Bức Tường Đen, kỹ niệm
những quân nhân Hoa-Kỳ nằm xuống cho tự do ở
Việt Nam, được xây cao lên khỏi mặt đất, nhưng
mà không phải. Người ta làm một con đường cong
sâu xuống đất, rộng đủ để người đến viếng có thể
đi ngược chiều nhau thoải mái. Tường đươc dựng
một bên đường, như thế, người ta có thể đi như
đi dạo, hoặc đứng rất lâu bên tảng đá mầu đen
bóng mang tên người thương của ḿnh mà không cảm
thấy ngột ngạt. Ở hai đầu, nếu họ cao th́ tầm
mắt không bị chận bởi chính bức tường. Và họ có
thể phóng nh́n những toà nhà nổi tiếng chung
quanh xuyên qua hàng cây cao to không biết trồng
từ bao giờ.
Công viên Memorial Park thật là lớn rộng. Từ đó
có thể viếng nhiều di tích , trong đó có Bức
Tường Đen. Người vào ra, dạo trên con đường ấy
dập d́u không ngớt. Tên tuổi những người nằm
xuống được khắc ch́m, nghiêm chỉnh mà ấm áp
trên nền đá hoa cương chùi bóng, mưa nắng không
phai. Cũng có thể đá được chùi bóng bởi những
bàn tay khô lệ của những người thân yêu , và cả
những người xa lạ, như chúng ta. Đặt tay lên
những hàng tên không quen, thấy ḷng cũng chùng
xuống như khi đứng giữa nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi
ngày xưa, hay nghĩa địa gia đ́nh vào một thời
điểm nào đó trong quá khứ. Nh́n những đứa bé khoảng 9, 10 tuổi chăm chú dùng bút ch́ chà trên tấm giấy trắng để ghi lại tên của ông ḿnh cho mẹ, cho bố, đem về làm kỷ niệm, K và bạn không thể nào cầm được nước mắt. Làm sao chúng nó hiểu được đă có những chàng trai, những thiếu nữ, đă rời xa gia đ́nh, rời xa thiên đường hạ giới để bỏ ḿnh đến một thiên đường khác mơ hồ hơn, cho một xứ sở xa lạ, nghèo nàn, hun hút nắng, đẫm đẫm mưa. Những cái tên nằm yên bên cạnh nhau lặng lẽ kia gợi được ǵ trong những bộ óc thơ ngây ấy? Và cha mẹ chúng có kể cho chúng nghe những kỷ niệm thuở hoa niên? Chắc là có bởi chúng bỏ quên những hồn nhiên, nô đùa chạy nhảy bên ngoài để giữ những nét mặt đăm chiêu, nghiêm nghị như người lớn, trang trọng cất mảnh giấy có tên người thân yêu vào trong tập hồ sơ du lịch mang theo.
Có những cựu quân nhân Mỹ giờ đă già, tóc bạc
phơ, lang thang đi lên đi xuống đọc những hàng
chữ là tên của những người bạn một thời ngoài
tiền tuyến. Có những người đàn bà tóc trắng
ngồi trên xe lăn lặng yên đối diện với bức tường, tay cầm tấm giấy trắng, chưa biết làm sao để
đem về một chút tên của người thân nhạt nhoà
trên giấy, trong hồn. Có những người vợ,
người mẹ, cúi mọp gần sát đất để ghi lại tên
người thân nằm ở cuối tường. Và dọc chân tường, người ta đă bỏ lại thẻ bài,
ṿng tay, huy chương, h́nh ảnh, và hoa. Bức
tường, một nghĩa địa ảo, chỉ có tên, không có
tro tàn, không có ḥm, không nhang khói. Và
khi đứng nh́n vào bức tường th́ ḿnh lại thấy
chính ḿnh phản chiếu, một ḿnh, nhạt nhoà
với bóng đen, và bóng chiều sắp toả.
Dưới chân tường, nằm lẻ loi một chiếc lá. Mùa
thu đă chết từ lâu trong ḷng những người lính
trẻ đă nằm xuống. Lá thương ai mà lá rụng nằm
kề:
Linh Hồn Trong Lá Lúc hoàng hôn buông xuống Là giờ của âm binh Những linh hồn rất trẻ Chụm đầu kể chuyện ḿnh Kể bao giờ cho hết Những giọt máu thấm nồng Đẫm trên nền đất lạ Trong khu rừng mênh mông Tiếng đạn reo vi vút Tiếng hô hào xung phong Trước mắt ngùn ngụt cháy Linh hồn thấy ǵ không Ở đây đêm lặng lẽ Ngồi trên bức tường đen Hàng hàng tên được khắc Nằm im ĺm ưu phiền Có khi nào thổn thức Nhớ đến người yêu xưa Những xôn xao rực cháy Như ánh nến giao thừa Có khi nào hồn nhớ Vết thương bom đạn bay Sờ tay lên vết sẹo Quá khứ bỗng dâng đầy Ừ nhỉ hồn chỉ có Một quá khứ xa mù Một hôm nay lạnh giá Và không gian âm u Lá nghe hồn thổn thức Nước mắt nhỏ sương pha Thả ḿnh rơi lặng lẽ Nằm kề theo hồn đưa Dưới chân tường lá úa Đêm đêm ướt hồn người Lá ủ tường lạnh buốt Bằng thương yêu không nguôi Đặng Lệ Khánh
|