Đặng Lệ Khánh

 

T̀NH ĐẦU

Isaac Babel

(Nguyên tác: My First Love)

Đặng Lệ Khánh chuyển ngữ

 

 

             Năm tôi mười tuổi tôi yêu một cô nàng có tên là Galina Apollonovna, họ Rubtsov. Chồng của nàng là một sĩ quan trong quân đội, đă tham dự chiến tranh Nhật Bản và hồi hương vào Tháng Mười 1905. Anh chở về nhà rất nhiều thùng đóng gói. Những thùng này chứa đầy cả những đồ vật bên Trung Quốc: nào là màn sáo, vơ khí quư giá, nặng đến 30 poods ( 1 pood = 16. 38 ki lô). Kuzma kể cho chúng tôi nghe rằng Rubtsov đă mua những thứ ấy bằng tiền anh ta làm ra khi phục vụ trong đoàn công binh của Quân Đội Măn Châu. Mấy người khác cũng nói vậy. Không mấy ai nói nhăng cuội ǵ về cặp Rubtsov này v́ họ là cặp đôi hạnh phúc.

Nhà họ nằm ngay sát gia đ́nh nhà tôi. Cái hiên nhà kính của họ lấn sang đất nhà tôi chút đỉnh nhưng cha tôi chẳng hề căi cọ ǵ về chuyện đó. Ông già Rubtsov, một điều tra viên thuế vụ, được cả phố nhà xem là người rất công bằng. Ông xem những người Do Thái như những kẻ quen biết. Khi anh sĩ quan, con trai ông, trở về từ cuộc chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi đă chứng kiến hai vợ chồng anh vui mừng hạnh phúc trong cuộc trùng phùng. Luôn mấy ngày trời Galina Apollonovna cứ cầm riệt lấy tay chồng, mắt không rời khỏi chồng bởi nàng đă xa chồng hơn một năm rưỡi trời. Nhưng tôi th́ lại sợ cái nh́n của nàng, phải quay mặt đi, người run lên. Qua hai người đó, tôi như đang nh́n ra được cuộc đời kỳ cục, đáng hổ thẹn của mọi người trên thế giới, và tôi ước chi được rơi vào một giấc ngủ thần kỳ để quên đi cuộc đời thật đang bỏ lại đằng sau mọi giấc mộng của riêng tôi. Một đôi khi Galina Apollonovna mang đôi hài đỏ, khoác áo dài Tàu, tóc buông lơi, đi ḷng ṿng trong pḥng. Dưới chiếc áo cánh bên trong có ren trễ sâu xuống, tôi có thể thấy được hai bầu ngực của nàng, trắng và cương lên, đang bị nén lại, và trên chiếc áo khoác dài, nào rồng, nào chim chóc, nào cây cành rỗng ruột được thêu thùa trên lụa.

Suốt ngày, nàng lướt đi khắp nhà, nụ cười hờ hững trên đôi môi ướt mềm, giữa những thùng đồ chưa mở và mấy cái thang tập thể dục nằm ngỗn ngang trên sàn nhà. Mỗi khi chân nàng bị vấp bầm, nàng lại vén chiếc áo khoác lên trên đầu gối và nhơng nhẻo gọi chồng, “ Hôn chỗ đau này của em đi. ” Và anh sĩ quan, co đôi chân dài c̣n mang đôi bốt của kỵ binh bằng da bó sát có cựa sắt xuống sàn nhà, vừa cười vừa qú gối ḅ lết đến bên nàng và hôn lên chỗ bị bầm, nơi mà cái nịt vớ của nàng c̣n để một vết ngấn. Từ cửa sổ của tôi, tôi đă theo dơi những nụ hôn của họ. Chúng làm tôi đau đớn, nhưng tôi chẳng cần tả ra làm ǵ v́ t́nh yêu và ghen tuông của một đứa bé 10 tuổi th́ cũng giống như của một người lớn thôi.

Hai tuần liền, tôi không đến bên cửa sổ nữa và cũng cố tránh Galina, cho đến khi một biến cố lại đưa hai chúng tôi đến kề nhau. Biến cố ấy là vụ tàn sát Do Thái xảy ra vào năm 1905 ở Nikolayev và những thành phố khác trong khu Jewish Pale. Một đám người được thuê đă tràn vào cửa hàng của cha tôi và giết ông Shoyl của tôi. Chuyện này xảy ra khi tôi không có mặt ở đó. Sáng ấy, tôi đang lo đi t́m Ivan Nikodimich, một tay thợ săn, để mua chim bồ câu. Năm trong số mười năm đầu tiên trong đời tôi, tôi đă khát khao mơ tưởng sở hữu những con chim bồ câu, và rồi khi tôi cuối cùng có đủ phương tiện để mua chúng th́ Mararenko, tên cà thọt, quật chết chúng lên một bên má của tôi. Sau đó th́ Kuzma đem tôi về nhà hai vợ chồng Rubtsov. Một chữ thập được viết bằng phấn trắng trên cánh cửa ngơ nhà Rubtsov, có nghĩa là không ai được quyền động đến họ. Ba mẹ tôi được họ giấu và che chở ở đó. Kuzma đưa tôi lên cái hiên nhà bằng kính. Ở đó, mẹ tôi và Galina đang ngồi trong cái nhà ṿm màu xanh.

Galina nói với tôi, “ Ḿnh đi rửa mặt đi nha. Phải đi rửa cái mặt em thôi. Mặt em đầy cả lông chim, mà lông chim dính đầy cả máu ḱa.” Nàng ôm chặt tôi rồi dẫn tôi đi qua một hành lang thơm nức. Tôi tựa đầu vào hông Galina, chiếc hông đong đưa nhịp thở. Chúng tôi vào bếp và nàng kéo đầu tôi xuống dưới ṿi nước. Một con ngỗng đang được rán trên cái ḷ xây bằng gạch men, đồ đạc bếp núc treo dọc theo tường, và sát ngay bên những soong chảo treo lỏng dỏng ấy, ở một góc bếp, treo h́nh của Nga Hoàng Nicholas I có hoa giấy trang hoàng chung quanh. Galina lau sạch vết tích c̣n lại của con chim bồ câu đang đóng bánh trên má tôi.

“ Em đẹp trai như một chú rể rồi đó. ” Nàng nói và hôn lên môi tôi với đôi môi mọng của nàng và quay đi. Đột nhiên, nàng th́ thầm. “ Cha của em. Cha của em đang bị rắc rối. Suốt ngày ổng cứ lang thang ngoài đường. Em ra cửa sổ, gọi ổng đi. ”

Ngoài cửa sổ, tôi nh́n thấy con đường vắng tanh với bầu trời mênh mông ở trên, và cha tôi với mái tóc màu đỏ đang đi dọc trên đường. Cha chẳng đội mũ, tóc rối bung lưa thưa. Cái miếng choàng ngực bằng giấy cong queo xéo qua một bên, được cài nút nhưng lại cài lộn nút. Vlasov, một công nhân, trong bộ đồ lính rách rưới, phờ phạc, lẻo đẻo sau lưng ông.

“ Không, chúng tôi không cần đâu !” Gă vừa nói với cái giọng kḥ khè nhưng nồng nhiệt, vừa lấy cả hai bàn tay vỗ nhè nhẹ lên lưng cha tôi. “ Chúng tôi không cần tự do chỉ để cho người Do Thái có thể mua bán tha hồ đâu. Chỉ cần cho công nhân một chút xíu, một chút xíu thôi cho đời sống đỡ khổ. Anh nghe không ? Hăy cho đi, cho đi. ”

Gă công nhân vừa vỗ vai cha tôi, vừa van xin. Trên mặt anh ta ánh lên một niềm hứng khởi, say sưa lẩn lộn với sự thất vọng. “ Hèn mạt. Đời tụi tôi là đời hèn mạt, ” anh ta lầm bầm, chân đi xiêu vẹo “ Đời hèn mạt, Chúa không thương. Chúa chỉ thương và cho phép bọn Do Thái làm giàu thôi chứ chẳng cho ai hết !”

Và Vlasov bắt đầu tuyệt vọng kể lể về việc Chúa chẳng thương xót ai ngoài dân Do Thái. Vlasov la lối, lảo đảo, cố chụp bắt một bóng Chúa tưởng tượng th́ vừa đúng lúc một đoàn tuần tra Cossak cỡi ngựa chận ngang anh ta. Một sĩ quan trong chiếc quần có kẻ vạch, lưng mang dây nịt bạc đi dẫn đầu. Trên đầu ông ta là chiếc mũ nhô cao. Vị sĩ quan cỡi ngựa đi thong thả, không nh́n trái nh́n phải. Ông đi như thể ông đang đi qua một khe núi chỉ có thể nh́n về đàng trước.

“ Đại Úy!” Cha tôi kêu nhỏ khi đám Cossak đi ngang qua ông. ” Đại Úy!” Cha tôi lập lại, rũ quỳ xuống bùn, tay ôm đầu.

“ Tôi có thể làm ǵ cho ông ?” Vị sĩ quan trả lời, mắt vẫn nh́n thẳng ra trước, đưa bàn tay có mang chiếc vớ da màu vàng chanh lên sờ cái mũ chóp. Đằng kia, ở góc đường Rybnaya, bọn phá phách đang đập nát cửa tiệm của chúng tôi, ném mấy hộp đinh, những dụng cụ, và tấm h́nh chân dung mới của tôi trong bộ áo quần đồng phục trung học ra đường.

Cha tôi nói, không đứng lên : “Kia ḱa, họ đang đập phá hết những ǵ tôi tạo dựng suốt một đời. Đại Úy, tại sao họ làm vậy chứ ?”

Vị sĩ quan nói nhỏ ǵ đó, vỗ vỗ cái mũ chóp với bàn tay mang vớ da màu vàng chanh, giật dây cương, nhưng con ngựa vẫn không động đậy. Cha tôi ḅ trên hai đầu gối tới trước mặt nó, vuốt ve mấy cái chân ngắn, sạch, có lông hơi quăn của nó.

Vị sĩ quan nói, “ Để rồi tôi sẽ xét vụ này”, rồi ông giật dây cương, rời đi. Cả đám Cossak cỡi ngựa theo sau. Họ ngồi ngất ngưỡng trên yên, lạnh lùng, đi qua cái khe núi tưởng tượng, và biến mất ở khúc quành đường Sobornaya.

Galina lại đẩy tôi đến cửa sổ.

“ Kêu cha em đi về nhà đi. Ổng từ sáng tới giờ chưa ăn uống ǵ hết. “

Tôi nhô người ra cửa sổ.

Cha tôi nghe tiếng tôi gọi, quay lại.

“ Con đó hả. “ Cha tôi kêu tôi, giọng thật là dịu dàng. Hai cha con tôi leo lên hiên nhà của gia đ́nh Rubtsov, nơi mẹ tôi đang ngồi trong cái ṿm xanh. Kề bên bà là mấy cái tập tạ và máy tập thể dục. Bà nói lúc chúng tôi bước vào : “ Mấy đồng tiền chết tiệt. Ḿnh cho chúng hết thảy, đời sống, con cái, may mắn … Mấy đồng tiền chết tiệt !” Bà run bần bật và nằm im trên giường. Rồi tự nhiên, trong cái yên lặng nặng nề, tôi bỗng nấc cụt. Tôi đứng dựa lưng vào tường, với cái mũ sụp xuống và không sao ngừng nấc cụt.

“ Xấu hổ em chưa ḱa !” Galina nói, vừa mỉm nụ cười xinh đẹp với tôi, vừa vỗ tôi bằng ống tay áo khoác dài của nàng. Nàng đi tới cửa sổ bằng đôi hài đỏ và bắt đầu treo mấy cái màn cửa Tàu lên mấy cây đ̣n ngang tuyệt đẹp. Hai cánh tay trần của nàng như ch́m giữa làn lụa, mái tóc bím cḥng chành trên hông. Tôi vui thích ngắm nàng, và v́ tôi thông minh, tôi đă thấy được nàng như một khán giả nh́n lên sân khấu với những ánh đèn thay đổi. Tôi tưởng tượng tôi là Miron, con của người buôn than đá thường bán ở góc đường nhà tôi. Tôi tưởng tượng tôi đang ở trong Đoàn Tự Vệ Do Thái. Tôi có thể thấy tôi đang bước đi, như Miron, trong đôi giày tả tơi có dây cột. Một khẩu súng trường đeo lắc lư bằng chiếc quai màu xanh quàng trên vai, và tôi đang quỳ xuống bên cạnh hàng rào gỗ, bắn tràn vào đám hung thủ giết người. Bên kia cái hàng rào là một khoảng sân chứa đầy than đá bụi bặm. Cây súng cũ của tôi nổ liên tục, mấy tên giết người với bộ râu rậm, răng trắng dă càng lúc càng tiến gần tôi hơn. Tôi có thể nhận ra được cái cảm giác kiêu hănh khi chạm vào được cái chết, và cao, thật cao, trên kia, cao vút trên thiên đường xanh ngắt, tôi nh́n thấy Galina. Tôi thấy giữa bức tường của một cái đồn lũy vĩ đại xây bằng gạch đỏ là một lỗ hổng. Cái đồn màu đỏ gạch này che khuất con đường đất màu xám bên cạnh. Galina đang đứng trên cái lan can nằm trong cái lỗ hổng không sao với tới được ấy, chồng nàng, vị sĩ quan đang ở trần, đứng sau lưng nàng, hôn lên gáy vợ.

Trong khi tôi cố gh́m cơn nấc cụt, tôi tưởng tượng đủ mọi thứ như thế để làm cho t́nh tôi với nàng thêm cay đắng, thêm nồng nàn, và thêm tuyệt vọng, và có lẽ, bởi v́ nỗi đau buồn quả là quá lớn cho một thằng bé lên mười. Những tưởng tượng khùng điên của tôi giúp tôi quên đi cái chết của mấy con chim bồ câu và cái chết của Shoyl, ông tôi. Tôi có lẽ đă quên được hết mấy cái chết này nếu Kuzma không leo lên hàng hiên với cái ông Do Thái Aba đáng sợ.

Cả hai tới khi hoàng hôn đă xuống. Giấu đằng sau một góc của hàng hiên là một ngọn đèn chiếu lập ḷe yếu ớt, một dấu hiệu của sự rủi ro. Kuzma nói khi ông vừa bước vào : “Tui đă sửa soạn cho cụ xong rồi. Chừ th́ cụ đă nằm yên đẹp đẽ rồi. Tui đă mời thầy này tới để ổng cầu nguyện cho Cụ đây”. Kuzma chỉ tay vào thầy Aba. “ Để cho ổng lèm bèm chút xíu. ’ Kuzma nói một cách vui vẻ. “ Cho ông thầy ăn đầy bụng một chút rồi ổng sẽ cầu nguyện suốt đêm. ”

Kuzma đứng trên bậc thềm, cái mũi găy tươi tắn của ông kh́n khịt khắp hướng, và bắt đầu sôi nổi kể cho chúng tôi biết là ông đă bó quai hàm của ông tôi như thế nào. Nhưng cha tôi đă ngắt lời: ”Tôi xin cám ơn thầy Aba. Nếu thầy đến cầu nguyện cho cha tôi, tôi sẽ xin trả công cho thầy. ”

“Trả công ? Tôi sợ ông không trả công cho tôi chớ. ” Aba nói, giọng yếu ớt, cúi khuôn mặt choắt râu ria xuống mặt khăn bàn. “Tôi sợ ông giựt một đồng rup của tui mà chạy trốn qua Argentina, qua Buenos Aires mà mở tiệm hoành tráng ở bên đó với cái đồng rúp chớ !” Aba cắn môi, tay cầm lên tờ báo “Son of Fatherland” đang nằm trên bàn. Trong tờ này có một bài về bản Tuyên ngôn 17 tháng Mười của Nga hoàng và về Tự Do.

“ Hỡi công dân của nước Nga tự do !” Aba đọc ngập ngừng, đưa mấy sợi râu vào miệng, nhai nhai. ” Hỡi công dân nước Nga tự do, xin chúc mừng một mùa lễ phục sinh cho mọi người. Đức Chúa đă hồi sinh “ Ông thầy pháp đưa tờ báo giấy nghiêng nghiêng, đọc chậm răi bằng một giọng lên bổng xuống trầm, đánh vần thật kỳ cục mấy chữ nga mà ông không biết. Cách ông đọc mấy chữ này bập bẹ giống y như cách mấy người da đen vừa mới tới hải cảng Nga từ quê nhà của họ. Ngay cả mẹ tôi cũng tức cười.

“Tội tôi quá. ” Bà vươn người ra khỏi cái ṿm, la lên :” Ông làm tôi chết cười ! Aba, ông và gia đ́nh có khỏe không ?”

“Bà hỏi tui chuyện khác đi, “ Aba lèm bèm nhưng vẫn không nhả mấy sợi râu ra khỏi miệng, và tiếp tục đọc báo.

Cha tôi lập lại :”Hỏi ổng chuyện khác đi !” Ông vừa nói vừa đi ra giữa pḥng. Mắt ông đang cười với chúng tôi qua làn nước mắt chợt nhiên ngước lên và nh́n vào một điểm vô h́nh : “Than ôi, cụ Shoyl !” Ông nói bằng một giọng rất kịch: “ Than ôi, cụ Shoyl thân mến !”

Chúng tôi biết ngay là ông sắp rống lên. Mẹ tôi cảnh cáo :

“Manus!” Bà la to, cào vào ngực ông, tóc bà lập tức rối bù : “ Ông có thấy con ông đang thế nào không ? Ông có nghe con ông nấc cụt không hả ? Nghe không ?”

Cha tôi im bặt.

“ Rakhel, ” Cha tôi nói rụt rè, “ Tôi không thể nào nói cho bà biết tôi đă buồn về chuyện bố đến thế nào !”

Aba đi vô bếp và mang ra một ly nước. Ông đưa ly nước cho tôi :” Uống đi cháu. Uống nước đi, nước sẽ giúp cho cháu cũng như nhang giúp cho người chết vậy “ Và đúng y chang, nước chẳng giúp ǵ cho tôi được cả. Cơn nấc cụt càng lúc càng nặng. Ngực tôi như đang gầm, sưng vù, sờ th́ đau, lan lên họng. Vết sưng mỗi lần thở như lan rộng hơn che hết cả cuống họng, lồi ra khỏi cổ áo, làm cho hơi thở tôi kḥ khè, nghe như nước đang sôi. Đến tối th́ tôi chẳng c̣n là một thằng bé lơ ngơ nữa. Tôi nằm một đống quằn quại rên la. Mẹ tôi, bây giờ trở nên cao lớn hơn, quyết liệt hơn. Bà quấn chiếc khăn quàng quanh người, đến bên Galina đang đứng chết sững. “ Cô Galina à, “ Mẹ tôi nói bằng một giọng mạnh mẽ nhưng êm ái. ” Chúng tôi vô cùng biết ơn cô và cậu Nadyezhda Ivanovna, và hết tất cả mọi người trong gia đ́nh này. Tôi thật là xấu hổ “ Đôi má đỏ bừng bừng, mẹ tôi quàng tay đưa Galina ra cửa rồi vội vă quay lại bên tôi, nhét cái khăn quàng vào miệng tôi để giảm tiếng rên la. Bà nói thầm : “ Con ráng lên, con cố chịu khó. Ráng lên nha con của mẹ. ” Nhưng dù tôi có cố gắng đi nữa tôi cũng không thể không rên v́ tôi có thấy xấu hổ ǵ nữa đâu.

Đó, cái bệnh của tôi nó bắt đầu như thế lúc tôi mười tuổi. Sáng hôm sau tôi được đưa tới bác sĩ. Cuộc thanh trừng người Do Thái vẫn tiếp tục nhưng không ai đụng đến chúng tôi nữa. Ông bác sĩ, một người to béo đă định bệnh cho tôi là do bị thần kinh. Ông bảo chúng tôi nên đi về Odessa càng sớm càng tốt, lo đi gặp mà trị bệnh với mấy người chuyên môn, và trú ở đó cho đến khi trời ấm áp, ra biển mà tắm.

Và chúng tôi đă làm đúng như thế. Vài ngày sau đó th́ tôi với mẹ tôi đi Odessa, về ở với ông tôi, Levy Itskhok và cậu Simon. Chúng tôi đi bằng tàu thủy vào buổi sáng và đến giữa trưa th́ làn nước tung bọt của Bug trở qua màu xanh lục với những con sóng của đại dương. Từ đây là bắt đầu cuộc sống của tôi trong căn nhà của ông tôi, Levy-Itskhok kỳ khôi. Tôi giă từ vĩnh viễn thành phố Nikilayev, nơi tôi đă sống mười năm đầu của thời thơ dại.

 

art2all. net