
Ngay
từ tối hôm trước, Cu Tư đă nhắc nhở Ngoại :
" Ngoại nhớ ngày mai con cần một cái áo Tshirt trắng để tụi bạn con kư tên kỷ
niệm nghe Ngoại."
" Ờ, ờ, để Ngoại t́m cho."
Chuyện ǵ chứ t́m một cái áo lót màu trắng th́ ai mà không có.
Thằng bé chóng lớn quá. Mới ngày nào đỏ hon hỏn từ trong ḷng mẹ chui ra, Ngoại
vừa mừng, vừa buồn, vừa chua chát trong ḷng, vậy mà bây giờ đă sắp sửa xong lớp
năm. Học khu này tiểu học c̣n thêm lớp sáu chứ học khu khác th́ lớp sáu đă qua
Trung Học Cấp I rồi, tức là đă thành thiếu niên rồi. Ừ, cái hồi mà Tí Lớn, tức
cậu của Cu Tư, vừa xong lớp năm ở khu học chánh Berryessa, trường làm lớn lắm để
tiễn học sinh đi về một khung trời khác học làm người lớn. Hồi ấy, Ngoại dù đang
đi làm đầu tắt mặt tối, cũng rán nhín th́ giờ chạy về trường, ngồi một góc nh́n
con lên sân khấu lănh cái bằng to bằng cuốn vở. Thằng nhỏ đẹp trai nhất trường,
Ngoại tin như thế. Chả vậy mà thầy giáo trao bằng cho nó, mặc áo thụng đen đàng
hoàng đó nghe , sau khi trao bằng, lại nói ngay vào cái micro :
"Này Tí Lớn, con biểu diễn một bước Moon Walk xem nào." (bước vũ đặc biệt của
ca sĩ Michael Jackson )
Và Tí Lớn không ngại ngần, uốn éo đôi tay, lướt nhẹ đôi chân như đi giật lùi mà
thật ra đứng ngay tại chỗ. Cả hội trường vỗ tay vang rân v́ Tí Lớn trông hay quá
là hay. Ngoại thấy mắt ḿnh mờ đi, mũi nong nóng, thương con không biết sao mà
nói. Những năm về sau, Ngoại đi dự lễ ra trường của các con hết đứa này đến đứa
khác, hết trường này đến trường khác, mà không bao giờ quên cái ngày Cu Tí Lớn
ra trường tiểu học ở vùng Berryessa, bước vũ Moon Walk, và những giọt nước mắt
nóng của ḿnh ở một góc hội trường.
Những ngày ấy buồn như trời vào đông, ảm đạm trong ḷng Ngoại, mà lại sôi sục
những đau thương. Mới đó mà đă mười mấy năm trôi qua rồi. Không muốn nhớ mà vẫn
hướng về đó mỗi lần có bất cứ một h́nh ảnh, một lời nói, một vật ǵ gợi đến thời
gian ấy. Cái vùng quá khứ ấy như một vùng đất màu mỡ kỷ niệm, cứ gieo một hạt
thương nhớ vào đó th́ nẩy mầm đâm chồi trẫy lá tươi tốt những giọt nước mắt. Cứ
phải nén nó xuống, đốt nó đi, cào cho bằng hết, lấp cho sâu mà mỉm cười đi tiếp
với thời gian .
Ngoại mở hộc tủ của Cu Tư, áo quần nằm lăn lóc lung tung. Thằng bé này chả ngăn
nắp tí nào, cứ tiện tay là vớ lấy cái nào gần nhất để mặc. Áo quần dơ cứ là
liệng bừa ra sàn. Chà, thằng bé mau lớn mà Ngoại th́ chưa kịp đi mua áo quần mới
cho nó. C̣n cả những chiếc áo, cái quần năm ngoái, ngắn ngủn đây này. C̣n cả mấy
cái áo hồi c̣n bé nữa. Chắc mẹ nó giữ làm kỷ niệm chứ như cái áo bằng khăn lông
này th́ nó chỉ xỏ tay áo được bằng ba ngón tay chứ mấy. Cái áo này trước kia
được giặt bằng xà bông thơm nhé, được xếp gọn gàng đặt trên giường chung với tấm
tả mềm mại có h́nh dáng như chiếc quần lót, chiếc khăn bông lớn, phấn thơm, xà
bông gội đầu trẻ con, và miếng xà bông trắng phau đặt trong cái đĩa nhựa có h́nh
con vịt bầu. Ngoại c̣n nhớ Ngoại ôm Cu Tư bé bỏng trong tay ḿnh, sửa soạn tắm
cho nó. Thân h́nh nó cong cả lại, hai tay quờ quạng như t́m một điểm tựa để nắm
lấy. Ngoại khoát nước trong cái bồn tắm bé tí cho chắc ăn là nước ấm vừa phải
rồi đặt nguyên người thằng bé xuống bồn, vẩy nhẹ nước lên người nó. Thằng bé đạp
chân, hoa tay, mặt mày hớn hở, trông yêu không chịu được. Những giây phút với
cháu như thế thật là thần tiên. Ngoại quên mất những phiền muộn chung quanh,
những phiền muộn trong ḷng, chỉ ngửi và nhớ lấy mùi phấn trẻ con đọng trên đôi
má hồng, thơm phơn phớt thịt da, và sữa.
Ngoại xếp lại tủ áo quần của Cu Tư mà không t́m thấy một cái áo trắng nào c̣n
mới. Cái nào cũng có tí vết dơ, nếu không là vết cà chua trong chiếc bánh pizza
th́ cũng vết xanh của chiếc kem mút mà nó tự thưởng nó sau buổi học chiều. Thôi
th́ chạy qua mở tủ áo ông Ngoại vậy. Nó to cũng bằng ông rồi, chỉ thấp hơn thôi.
Chừng hơn năm nữa th́ nó sẽ cao bằng ông không chừng. Nó sắp cao hơn Ngoại rồi.
Ngày nào nó cũng nhón người, liếc nh́n cái đầu lấm tấm tóc bạc của Ngoại, xem
ḿnh đứng đến ngang đâu. Ngoại trông thấy , lần nào cũng ôm nó , kéo nó nghiêng
cho đầu nó ngă lên vai ḿnh , nói nhỏ :
" Cu Tư sắp cao bằng Ngoại. Mai mốt Cu Tư sẽ cao hơn ngoại. Nhớ uống sữa cho cao
nha Cu Tư ."
Cu Tư gật đầu, dạ ngoan ngoăn.
Ở đâu cũng vậy, người ta chuộng bề ngoài cao lớn cháu ạ. Sinh ra thấp bé là thua
lỗ, người ta nh́n ḿnh bằng nửa con mắt, như thể cho rằng thấp bé th́ không đáng
ngang hàng với người, không thông minh bằng người, không thuyết phục được người.
Cháu phải là một thiên tài mới nắm được người, như Napoléon. Không phải ai cũng
làm được như ông ấy. Nhưng nếu cháu cao lớn th́ cháu ít vất vả hơn v́ người ta
sẽ t́m đến cháu trước khi cháu t́m đến người ta. Và nói với người khi nh́n xuống
họ dễ tự tin hơn là ngước nh́n họ. Chứ sao cháu, Ngoại nói với kinh nghiệm của
riêng Ngoại mà. Nếu không bị thước tấc làm khổ, có đâu mà mọi người t́m đến các
bác sĩ để xin tháp xương chân cho cao thêm cả tấc, cho đứng ngang với người, cho
mắt ngang tầm mắt, cho nụ cười trao ngang nụ cười.
Cái tủ áo của ông Ngoại khá hơn tủ Cu Tư một chút, nghĩa là ít nhất quần ra quần,
áo ra áo. Ngoại không phải lật tung cả lên để kiếm một cái áo trắng c̣n mới cho
cu Tư. Cái áo này được đấy. Ngoại mở chiếc áo ra ngắm xem có vết dơ nào không.
Cái áo c̣n nguyên nếp gấp, có h́nh người chơi đánh golf trên túi áo. Vải mềm .
Ngoại đóng tủ, cầm chiếc áo xuống nhà dưới, đặt nó bên cạnh cái cặp sách ngày
mai Cu Tư đem lên trường, rồi đi t́m cho Cu Tư thêm chiếc bút viết bằng mực
không phai, một đôi vớ và chiếc quần Jean sạch. Chỉ thế thôi. Không có vở lưu
niệm như hồi xưa của Ngoại. Mà chỉ ra trường tiểu học thôi, chắc ǵ hồi ấy Ngoại
đă có vở lưu niệm, phải là đến Đệ Tứ, và nhất là sau khi xong Tú Tài th́ mới lưu
luyến ghi những ḍng kỷ niệm chứ.
Trí nhớ của Ngoại lăng đăng quá. Những năm trung học trôi đi êm đềm giữa những
con biến động chính trị, như thể Ngoại may mắn nằm ngay trung tâm của cơn băo tố,
mặc chung quanh gió vần vũ cuốn hút bao nhiêu thế hệ trai trẻ. Ngoại sống lơ mơ
như kẻ trên mây. Ngoại không nhớ đến những tờ truyền đơn răi đầy sân trường,
không nhớ Ba ngồi tử thủ trong sân chùa Diệu Đế, không nhớ bác Một đi từng nhà
kêu gọi người ta đem bàn thờ ra ngoài đường, không nhớ những chiếc xe tăng đi lừ
lừ bên kia Trường Tiền, và đoàn quân mũ xanh, mũ đỏ đi dọc hai bên đường, lần
lượt dẹp hết các bàn thờ qua một bên. Không, Ngoại không nhớ đến chàng phi công
đă từng đến chơi nhà v́ cô em gái, rồi sau đó không về sau một cuộc hành quân.
Ngoại cũng không muốn nhớ đến h́nh ảnh cô bạn đến nhà để giă từ, có lẽ không
phải với Ngoại mà với một ông anh, để rồi mất hút. Ngoại chỉ muốn nhớ đến những
tờ lưu bút viết trên giấy pelure hồng, xanh phơn phớt mà Ngoại chắt chiu mua bên
nhà sách Ưng Hạ, đóng thành tập, nắn nót những ḍng thơ người bằng mực tím .
Ngoại nhớ những cánh phượng đỏ thắm sân trường, băi cỏ xanh, và đám học tṛ áo
trắng tung tăng, lăng xăng đứng sắp hàng để chụp những tấm ảnh kỷ niệm ghi dấu
ngày cuối một niên học. Trong tâm trí Ngoại rơ ràng không có chỗ cho một cuộc
chia tay buồn thảm. Đầu óc của một thiếu nữ 18 không dọn sẳn cho ḿnh những lơ
láo sầu muộn của một h́nh ảnh " ngày mai trong đám xuân xanh ấy, có kẻ theo
chồng bỏ cuộc chơi". H́nh như Ngoại chỉ cảm thấy ngày hè năm ấy, như nhũng mùa
hè trước, năm ba tháng, rồi lại gặp nhau, lại cùng rong chơi cùng biển, cùng
sông, cùng đồi núi. Thực tế th́ ngày cuối niên học ấy là ngày chấm dứt những thơ
ngây học tṛ. Sau ngày ấy, thi tú tài xong rồi, là mỗi người bạn đi một phương
trời, chẳng c̣n gặp lại bao giờ.
Cuốn lưu bút ấy giờ nằm nơi nào nhỉ? Đă có những ai ghi vào đấy vài ḍng nhắn
nhủ? Đă có ai kèm vào đấy những tấm h́nh thuở học tṛ thả mái tóc dài? Đă có
những ai chép vội vài câu thơ lăng mạn? Quá khứ mất hút cháu ạ. Nhưng t́nh th́
vẫn c̣n. Lưu niệm không bằng chữ mà bằng những h́nh ảnh sống động trong tâm
tưởng. Này là sóng Thuận An vỗ lên bờ cát vàng, dưới hàng thông xanh, bên những
tấm lều trại. Cả bọn kéo nhau đi bộ dọc theo bờ biển lượm vỏ ṣ, vỏ ốc. Mặt trời
chói trên đầu, cát ấm nóng dưới chân, và tiếng sóng rù ŕ dưới khung trời xanh
biếc. Rồi là đồi thông Vọng Cảnh. Đứng trên ấy có thể nh́n khắp Huế, và ḍng
sông lặng lờ ảo diệu dưới kia. Nếu mỗi người con gái Huế mang trong ḷng một
gịng sông như thế th́ cả kinh thành Huế sẽ ngập những lời thơ. Không muốn mà
đứng trên đồi kia ḿnh cũng sẽ trở thành thi sĩ, một thi sĩ của những bài thơ
không lời, chỉ đọc được khi có người nh́n trong mắt .
Dọn dẹp xong căn bếp, Ngoại lên lầu nằm trằn trọc. Cu Tư đă ngủ say, không vướng
bận tí ǵ, nằm thoải mái dang cả tay chân, mền đạp xuống giường. Thằng bé
không bao giờ thích đắp mền. Ngoại cứ phải đêm đêm dậy đắp cho nó, sợ không khí
buổi sáng Cali lành lạnh sẽ làm cháu bệnh, phiền phức lắm. A , thằng bé này,
lành mạnh th́ không nói làm ǵ, hể bệnh tí thôi là nhơng nhẽo không thể nào mà
nói được. Thuốc uống ngọt ngay mà làm bộ như đắng lắm, nhăn nhăn nhó nhó. Năm ba
phút lại cầm tay Ngoại bắt đặt lên trán nó để xem nóng lạnh ra sao. Đôi mắt long
lanh v́ sốt của nó sẽ ánh lên câu hỏi " sao Ngoại, con có sốt nóng lắm không "
, và Ngoại phải quẹt tay cho khô mồ hôi ( mồ hôi làm tay Ngoại mát nên trán Cu
Tư sẽ cảm thấy nóng hơn) trước khi đặt lên trán Cu Tư một lần nữa cho ăn chắc.
Rồi Ngoại sẽ lắc đầu, không sao, không sao đâu cháu. Và thế là Cu Tư yên chí nằm
ngủ một giấc. Thường th́ ngủ dậy là Cu Tư có thể chồm dậy mà đi chơi được rồi.
Trời thương không khi nào Cu Tư bệnh lâu phải đi bác sĩ.
Ngoại đưa tay ḿnh lên ngắm. Tay Ngoại đă khô nhiều. Mu bàn tay nổi lên những
gân xanh. Khi thỏng tay th́ gân nổi lên như máu không t́m ra đường thoát, nhưng
đưa tay lên cao ít phút th́ hết. Ngoại bị chứng mồ hôi tay toát ra như nhúng tay
vào chậu nước, khi nào cũng ướt mèm, nhất là về mùa hè. Học nữ công gia chánh là
khổ nhất v́ kim chỉ cứ ướt rượt, không làm sao mà thêu. Mỗi lần may xong một thứ
như khăn tay hay áo quần trẻ con th́ phải giặt, ủi, rồi mới đem nộp cho cô
giáo được. Ấy vậy mà cô bạn Thế của Ngoại lại thích mới là kỳ. Thế bảo tay
Ngoại mát lắm, cầm tay Ngoại mùa hè thật dễ chịu. Ngoại th́ Ngoại khổ v́ nó, mất
nhiều việc cũng v́ nó, mà làm người giận cũng v́ nó khi Ngoại từ chối bắt tay.
Người ta cho Ngoại bất lịch sự. Cũng đành thôi. Ừ, th́ biết về sau này người ta
đi giải phẩu để chữa bệnh ấy. Nghe đâu tốn cũng khối tiền. Thôi, để tiền cho
người nghèo c̣n hơn .
Ngoại ngồi dậy, với tay lấy đồng hồ, để kim báo thức lúc bảy giờ sáng. Giờ này
Cu Tư dậy xong là đủ thời gian để ăn sáng rồi đi học mà không phải chạy vắt gị
lên cổ. Thằng bé sao mà giống Ngoại ở cái tính làng nhàng. Ông Ngoại cứ là mắng
om ṣm, giục tơi bời măi mới đủng đỉnh ra khỏi nhà. Ông Ngoại ghét đi trễ, dù là
đi chơi. Gặp bà Ngoại th́ tối ngày đi trễ. Ngoại chẳng bao giờ thấy ǵ là quan
trọng cả, trừ con cái. Thời gian nhiều quá mà, tiêu sao cho hết. Trời rất quảng
đại cho ḿnh một không gian mênh mông, một thời gian vô tận, việc cớ ǵ mà phải
chạy đua với nó. Sao không ngừng lại nh́n nó một tí. Nếu không gian cho ta màu
sắc thiên nhiên rực rỡ khiến ḷng ta thổn thức v́ không sao diễn tả được hết
những nét đẹp thấm vào trong mắt, trong ḷng, th́ thời gian cũng cho ta thấy
được sự biến thiên ấy . Thử nghĩ mà xem, nếu chỉ có không gian mà không có thời
gian, không gian c̣n đẹp được hay không? Thế mà con người cứ muốn thời gian
ngừng lại, hoặc muốn xoay ngược thời gian. Kỷ niệm sở dĩ nó đẹp v́ người ta biết
không bao giờ t́m lại được. Ví thử nếu mỗi lần muốn sống lại thời cũ, cứ đưa tay
vặn nút là vừa ư ngay th́ kỷ niệm c̣n đẹp ở chỗ nào ?
2.
Mới đó mà đă một giờ trưa rồi. Hôm nay là ngày học cuối của Cu Tư. Trường chỉ
cho học nửa ngày thôi. Nói là học chứ chỉ là để chia tay, sửa soạn cho một mùa
hè dài. Có lẽ hôm nay không có ăn trưa tại trường. Cu Tư sẽ về nhà ăn trưa, chắc
vậy. Hoặc không th́ mẹ nó phải chở nó ra quán ăn qua quít mấy cái bánh ḿ của Mỹ
trước khi trở về nhà. Ngoại sốt ruột quá, mong cho thời gian qua nhanh để về xem
cháu ra sao, và chiếc áo trắng của cháu có những chữ kư nào.
Cu Tư có không nhiều bạn lắm v́ tính nó nhút nhát như con gái. Chả bù với cậu Tí
Lớn, bạn đâu mà nhiều thế. Tí Lớn như cục nam châm, đi đến đâu là làm bạn đến đó.
Ngoài cái bề ngoài xinh trai, nó c̣n vui vẻ, ân cần, ch́u bạn . Hồi c̣n trung
học, bạn gái gọi nó ơi ới, đ̣i tới nhà ở lại hoài. Không những nó hấp dẫn bạn bè
trai gái, nó c̣n hấp dẫn cả thú vật. Chó mèo không sợ khi nó đến gần. Nó nuôi
luôn cả chuột, cả rắn nữa kia. Nhưng Tí Lớn là đứa chóng chán. Ngoại lấy kinh
nghiệm, không cho Cu Tư nuôi thú vật trong nhà nữa. Khi mới th́ săn sóc đàng
hoàng, lâu ngày chán th́ bỏ bê, quên cả cho ăn uống, như thế tội lắm. Ngoại muốn
con cháu trước sau như nhất, đừng quen thói biết nhau lâu hoá nhàm, xem nhau như
khúc cây, cái bàn, cái ghế trong nhà. Con người chứ có phải vật vô tri đâu, ai
cũng biết đau, biết khổ, biết tự ái chứ. Ấy, Ngoại hay đi lạc đề như thế. Ông
Ngoại nhiều khi cũng phải cẩn thận lời ăn tiếng nói v́ Ngoại có cái tật hay liên
tưởng, nói điều này nghĩ điều kia. Mà Ông Ngoại cũng vậy chứ bộ. Thấy rau răm
th́ nghĩ đến hột vịt lộn, mà thấy thịt luộc th́ nhớ tôm chua. Chỉ có món ăn là
ông Ngoại hay liên tưởng thôi, c̣n ngoài ra ông Ngoại bô lô chi trợt, nghĩ đâu
nói đấy, hay làm các con bất b́nh. Nhưng bất b́nh mà vẫn yêu bố hơn mẹ đấy .
Rốt cuộc rồi Ngoại cũng làm xong phần việc của ḿnh ở sở, sửa soạn ra về. Mới
sáu giờ chiều mà băi đậu xe vắng tanh. Có nhiều trường làm lễ măn khoá ngày hôm
nay. Thiên hạ lo về sớm c̣n đi dự lễ với con, với cháu, anh chị em. Đời sống tất
bật, chỉ có những dịp như thế này là quan trọng để tỏ cho nhau ḷng ưu ái, t́nh
thân thiết mà thôi. Và mọi người hớn hở gặp nhau, chúc nhau, nói những lời đẹp
đẽ.
Căn nhà im ắng khi Ngoại bước vào cửa. Hai mẹ con Cu Tư chưa về. Trên bàn, Cu Tư
chắc đi vội, quăng bừa cặp sách, và chiếc áo trắng với những chữ kư non nớt của
mấy đứa bé bạn học làm người lớn kư ngang dọc từ trên xuống dưới. Ngoại nhận ra
tên của thằng Chris, một thằng bé người Trung Mỹ, cao to như đă mười bốn, mười
lăm, mà lại hiền hậu, đằm thắm. Thằng bé được gia đ́nh cho đi học đàn, lại học
thêm vơ Thái Cực Đạo, chứng tỏ gia đ́nh cưng nó lắm. Tháng vừa rồi, bố nó thất
nghiệp nên phải bắt nó ngưng học cả hai môn. Thằng bé qua nhà Cu Tư, mân mê
những hàng phím ngà một cách tiếc nuối. Thấy tội. Cu Tư mà ham học vơ cũng là
ảnh hưởng thằng bé này đây .
C̣n
đây là chữ kư của thằng Phát, người Việt. Phát nhỏ con hơn Cu Tư nhiều, người
gầy nhom, mặt vêu cả lên nên hai hàm răng vẩu ra . Nhưng thằng bé dễ thân thiện,
ăn nói nhỏ nhẹ. Hồi cuối năm vừa qua, nó theo gia đ́nh về Việt Nam ăn Tết. Qua
lại Mỹ, nó có mua mấy đồ chơi nhỏ ở Việt Nam đem tặng bạn. Nó làm cho Cu Tư suốt
mấy ngày hỏi Ngoại xem Việt Nam nằm ở nơi nào, nó là người Việt hay người Mỹ, và
tiếng Việt nói ra làm sao. Ngoại nghĩ sẽ có một ngày Ngoại
đưa Cu Tư về thăm quê
hương cho biết. Và về thăm Huế .
Tay cầm chiếc áo, Ngoại thầm hỏi không biết Huế của Ngoại giờ thay đổi ra sao
rồi . Dĩ nhiên là sông Hương vẫn c̣n đấy, xuôi chảy lúc đục lúc trong, núi Ngự
vẫn nằm yên soi ḿnh mơ mộng, nhưng ḷng Ngoại lúc về có c̣n thấy bâng khuâng
mỗi lúc nh́n nắng hoàng hôn kéo dài trên con nước lặng lờ, nh́n con đ̣ lững lơ
giữa không gian bát ngát? Có c̣n ai để nghe tiếng chuông Thiên Mụ thu không
những lúc hoàng hôn? Có c̣n ai để bước chung trên chiếc cầu muôn thuở Trường
Tiền? Ngoại nghe ḷng chùng xuống buồn mênh mang .
Có người viết bài đăng báo cho rằng các nhà văn hải ngoại chỉ c̣n quá khứ để
viết về, để nhớ về. Ngoại chả là nhà văn, cũng chả già đến như mấy nhà văn của
thời trước '75, nhưng h́nh như Ngoại cũng chỉ có quá khứ để nhắc nhở, để nhớ về
Cu Tư ạ. Trên con đường đời của Ngoại, Ngoại đă đến một mức mà khi nh́n ra đằng
trước, Ngoại chỉ thấy một bức tường trăi dài hun hút. Quay đàng sau, cả một vườn
thượng uyển hoa trái lung linh màu sắc như những viên ngọc lưu ly. Làm sao mà
Ngoại không vừa đi vừa ngoái nh́n cho được .
Cu Tư ơi, chiếc áo trắng với những chữ kư này của Cu Tư rồi sẽ bị bỏ quên trong
một góc nào đó, nhưng suốt đời, Cu Tư sẽ nhớ chúng, giữ chúng trong ḷng. Rồi
mai kia, khi Cu Tư chợt thấy h́nh một phím đàn, một vơ sĩ, một h́nh mái tranh
nghèo của Việt Nam, Cu Tư sẽ thiết tha nhớ bạn một thời tuổi nhỏ.
Đặng Lệ Khánh