Nguyễn Quốc Trụ

 

 

CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI

CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

 

 

 

            Có những bút danh do t́nh cờ mà thành, lại có khi do sự viết sai, mà nên. Thí dụ như Trần Đăng Khoa chẳng hạn. Vốn là Trần Giang Khoa (em gái của Khoa tên Giang) nhưng v́ mới đi học nên anh viết (trật) là Trần Dang Khoa, đến khi (có bài) đăng báo, ṭa soạn sửa lại thành Trần Đăng Khoa.
 

(Trích Chuyện văn về bút danh, tác giả Ngô Vĩnh B́nh, báo Sài G̣n Giải Phóng, qua báo Nhân Dân trên Internet).

 


I


            Đây là một cuốn sách đă và đang gây chấn động ở trong nước. Nghe kể lại, đă in tới lần thứ tám hoặc chín, được bán kèm với gần như tất cả những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày của người dân trong nước: tờ giấy số, nhật báo, hay gói ḿ ăn liền... Hiện tượng, một tác phẩm "văn học" đi vào cuộc sống mỗi ngày, là một chuyện khó hiểu. Đừng coi đây như hiện tượng best-sellers ở Tây-phương. Có lẽ chỉ có thể giải thích bằng lời phẩm b́nh của nữ thi sĩ Nga, Akhmatova: Chỉ người nào có sống ở Nga, và nghe radio (la-dô, đài) mỗi ngày, mới hiểu chủ nghĩa Cộng-sản là ǵ. (Only someone who lives in Russia and listens to the radio every day can understand what communism is, trích dẫn từ Chuyện tṛ với Joseph Brodsky, của Solomon Volkov, nhà xb The Free Press, 1998).


Cuốn sách cũng đang gây "chấn động" ở hải ngoại. Tờ này, tờ nọ chọn đăng lại. Người viết, khi nghe nói về nó, liên hệ tới chuyện "đói thông tin" ở trong nước, nghĩ: chắc nó cũng giống hiện tượng Đêm Giữa Ban Ngày đối với độc giả hải ngoại. Người ta đọc trước tiên v́ ṭ ṃ, khoan nói tới mong ước, có trong tay "Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich" (Solzhenitsyn).


Mới đây được đọc, và thấy có phần đúng. Nhưng không giản dị như vậy.

Riêng phần dữ kiện, nó hé cho thấy không chỉ đằng sau một chế độ, mà c̣n đằng sau một con người, nhiều con người. Nhiều cơi nhân sinh, quan điểm nghệ thuật, có thể đồng ư, hoặc phản bác, hoặc dựa vào đó, để công kích, để "chống Cộng"....


Bài quan trọng nhất, theo tôi, là chân dung tự họa của Trần Đăng Khoa. Đây là điểm qui chiếu của tác phẩm. Cũng có thể coi chi tiết "viết sai tên, Giang thành Dang" ở trên như là một ẩn dụ làm nền cho cái đọc Chân Dung và Đối thoại... của chúng ta.

Bởi v́ tất cả những chân dung sau đó, đều là những "phó bản" của tự họa.


Người viết có "tham vọng" đọc từng bài, rồi "tản mạn" về từng bài. Như một cách "giao lưu văn hóa."

 

Trước tiên là bài viết, về Tố Hữu, và nhân đó, về Nguyễn Tuân.


Một chuyên gia về biếm văn, sau khi trích đoạn viết về Tố Hữu, đă cho rằng: những ḍng thơ "phịa", về chiến thắng Điện Biên (chỉ ngồi nhà nghe hóng, rồi viết), vậy mà đă xúi bao nhiêu con người lao vào chỗ chết.

 

Nhận xét này theo tôi đă phần nào nói lên cái được, cái mất của tác phẩm: chính Trần Đăng Khoa, khi phê b́nh Nguyễn Tuân cũng mắc đúng một khuyết điểm như vậy.


Những nhận xét văn học của Trần Đăng Khoa, phần lớn đă lấy thước đo, là đời sống, là cái "hiện thực". Trong khi nghệ thuật, nó "đếch cần" cuộc đời. "Nói theo" nhà thơ Nga Joseph Brodsky: nghệ thuật không bắt chước, nhưng nó "làm độc" đời sống. (1)

Thơ rất độc, tẩm vào người nỗi chết (2)


Trần Đăng Khoa hỏi, về xuất xứ bài Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu cho biết:

 

"Chịu không thể nhớ được (...) Hồi đó, ḿnh là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc chạy qua bên Bộ Tổng, Quân Uỷ Trung Ương, chỗ anh Văn (Vơ Nguyên Giáp) hỏi xem có đánh nhau ở đâu để viết bài tuyên truyền (...)


-Vậy tin toàn thắng đến với anh vào lúc nào?


-Lúc ấy khoảng 5 rưỡi hay 6 giờ chiều ngày 7-5. Rừng nhá nhem tối mới có điện từ anh Trường Chinh xuống. Ḿnh mừng quá. Cái chuyện 'Hỏa tốc, hỏa tốc - Ngựa bay lên dốc' ấy là có thật (...) chứ làm ǵ có 'Đuốc chạy sáng rừng', với 'Làng bản đỏ đèn đỏ lửa' (...) Thực tế lúc ấy, nh́n ra xung quanh, rừng tối mù mù (...) Vậy th́ loa với ai, thế mà vẫn loa kêu từng cửa (...) Làng bản đỏ đèn đỏ lửa (...). Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn chuyện phịa. Chỉ có điều ḿnh phịa như thật, nên người ta tha cho.

 

Phịa như thật (thật nào?). Tại sao lại tha cho ?


Nhưng chi tiết liền sau đó, mới thật "lạ":


Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có dáng vẻ một ông Phật.


Có thể Trần Đăng Khoa đă quên mất mấy chữ "phịa như thật", nên đă mượn "ma", để "chê" Nguyễn Tuân.


Bàn về văn Nguyễn Tuân "Ma" nói:


"Quả ông cụ viết khá nhiều về món ăn... Nhưng đưa các món ăn lên thành những áng văn chương, thành văn hóa ẩm thực, trước tiên phải kể đến Vũ Bằng với Thương Nhớ Mười Hai, Miếng Ngon Hà Nội, Món Lạ Miền Nam.... những kiệt tác về ăn uống... nó là hồn vía của cả một vùng đất. Văn chương của cụ Nguyễn chưa đạt đến độ ấy. Đôi khi ngay trong chuyện ăn uống này, ông cụ cũng lại đùa."


Viết về hai nhà văn tiền bối như vậy, là không đúng, bởi v́ người được khen cũng không cảm thấy hănh diện. Chưa kể chuyện, v́ cũng là món ăn, cho nên có người ưa món ăn "Nguyễn Tuân", có người ưa món ăn "Vũ Bằng". Có người ưa cả hai, chẳng chịu bỏ món nào! Tuy "tham ăn", người viết có thể đưa những lư do, để nói ngược lại (văn của cụ Vũ chưa đạt tới độ ấy), nhưng không dám, v́ quá vô lễ, cảm thấy ńnh nếu làm vậy th́ cũng giống như một trong "nhiều người ṭ ṃ, lặn lội hàng trăm cây số bom đạn, t́m đến nhà y, chỉ cốt xem y như xem... ma quỉ hiện h́nh. Có người c̣n bắt y x̣e tay nom đường chỉ, vạch tóc ngó xoáy đầu, rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt thật là bí hiểm" (Chân dung tự họa).


Có thể họ Trần sẽ nói: đây là những việc thực, người thực, nhưng khi làm văn chương "nguyên con" như vậy, nó lại ḷi ra bản chất của người viết.


Bởi v́ nghệ thuật không bắt chước cuộc đời. Nó tẩm độc cuộc đời. Độc ở đâu ra?


Độc là cần thiết trong văn chương, theo tôi. Không độc không trượng phu, mà lị! Nó làm tác phẩm trở thành một tác phẩm, hay một thảm họa, là tùy người viết.


Cũng v́ cố bám chặt vào "hiện thực", cho nên họ Trần đă không thấy nét đẹp của Chém Treo Ngành, của những ngôi sao đánh dấu con đuờng từ giếng trời về trần trong Những chiếc ấm đất. Phê b́nh Chém treo ngành, ông viết: "Đưa việc chém người lên thành nghệ thuật và tả đường đao, mũi đao với kẻ khoái cảm như một dạng thưởng thức nghệ thuật th́ chỉ ở cơi người mới có nhà phê b́nh viết bài tán dương, chứ ma th́ con xin vái cụ". Ở đây, họ Trần lại mâu thuẫn với chính ông khi chê Nguyễn Tuân không đưa việc ăn uống lên thành nghệ thuật. Nhưng ngay câu tiếp theo cho thấy tại sao:


"Ngay cả kẻ bị chém là lũ tà đạo, lũ cướp đường, tả thế cũng không ổn, huống hồ đó là quân khởi nghĩa, những người xả thân v́ đại nghĩa cả. Nhà văn lớn ai lại làm thế."


"Balzac mô tả cái nón, là bởi v́ có người đang đội nó" (3). Đằng sau những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, th́ mới giải thích được, dù chỉ một người ngă xuống ở mảnh đất Điện Biên.


Như chúng ta đều biết, giấc mơ đă không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.


---------------
Chú thích:
(1):... art doesn't imitate life but infects it. (On Grief and Reason, J. Brodsky).
(2) Mô phỏng thơ Thanh Tâm Tuyền:
Khi anh đi, anh đi vào sương đen,
Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết.
(3) G. Steiner, trong bài giới thiệu "Chủ nghĩa hiện thực trong thời đại của chúng ta", của G. Lukacs.

 

 


II
 

Nguồn gốc thần đồng của Trần Đăng Khoa
 

            Nhận xét về một tứ thơ của cậu bé Trần Đăng Khoa, Tố Hữu cho rằng câu thơ đó (Ngoài thềm rơi cái lá đa / Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng) là của trời cho: 'Không hiểu sao một chú bé 8 tuổi lại có được câu thơ như vậy. Đó là câu thơ của Giờí ' (Trích bài viết Người trong cục luận bàn về tác phẩm Chân Dung và Đối thoại của Trần Đăng Khoa, Nguyễn Như Phong - báo An Ninh Thế giới các số giữa tháng 3-1999, qua Internet).


Nói như vậy, cũng được thôi, nhưng tôi lẩn thẩn tự hỏi, liệu cái giếng thiên tài của thần đồng có phải là từ... "cái tay nải đă cũ. Đấy là cái kho sách lưu động của mẹ tôi (...) trong đó lổng chổng mấy cuốn Trê Cóc, Hoàng Trừu, Thạch Sanh, Kiều " (Chân Dung và Đối thoại, bài Xuân Diệu)?


Khi c̣n ở ngoài Bắc, vào cái tuổi của Trần Đăng Khoa, tôi có được đi theo sau một đám ma. Mấy bà cụ vừa đi đường vừa đọc một bài kể. Tôi c̣n nhớ, đó là những lời dặn ḍ linh hồn người chết, trong chuyến viễn du về âm phủ. Đi tới bến đ̣ chia đôi hai bờ âm dương th́ phải làm sao, ăn bát cháo lú như thế nào, gặp những linh hồn vất vưởng không ai hương khói th́ làm ǵ, gặp quỉ dữ th́ sao...

 

Chuyến viễn du cuối cùng. Chết là hết. Dặn ḍ làm ǵ?


Không đâu! Sống gửi, chết về.
Về để làm ǵ?
Để đi nữa.

 

Đối với người Việt, thấm nhuần Phật Giáo, tắm đẫm không gian Mục Kiều Liên, chết chỉ là một cuộc hẹn (appointment) với Diêm Vương, để 'thương lượng' (deal) với Ngài. Để được tái sinh. Làm giống ǵ chưa biết. Thường ra là lại làm người, có lẽ vậy.


Tôi không c̣n nhớ một chút nào về bài kể này. Một cách nào đó, sau này tôi "viết văn" là để t́m lại riêng cho ḿnh một bài kể như thế.


Tương tự như một anh chàng mê đọc, vào thư viện, tính kiếm một cuốn sách. Không thấy, anh bèn viết một cuốn!


Nhận xét về Lê Lựu và Thời Xa Vắng, theo một bạn văn (LMH, qua mạn đàm email), cái hay nhất của nó, vẫn là những đoạn viết về một anh cu Sài nhà quê Bắc Kỳ. Kỹ thuật viết: Rút ruột ra để viết. Viết bằng trực cảm. Thiếu tính khái quát... Hầu hết những tác phẩm có giá trị của Miền Bắc, đều có chung một điểm thành công đó: cái thời người viết chưa bị thần Đỏ cướp mất hồn vía. Nguyễn Huy Thiệp, hay nhất là thời gian an thân trong một bản Mường Mèo miền núi, hít ngọn gió Hu Tát. Sau này, chống lại ông thần Đỏ, ḷi ra Tướng Về Hưu, Kiếm Sắc, Không Có Vua: độc, ác. (Không độc, không ác làm sao chống lại được mấy ông thần này?)


Liệu chúng ta có thể coi, giấc mơ văn chương Miền Bắc, là đi t́m lại (à la recherche)... cái tay nải của bà mẹ già?


Bởi v́ Chân Dung và Đối thoại, và sự thành công của nó cho thấy: Trần Đăng Khoa là một người kể chuyện có duyên. Hăy tạm gác những "lư do tiềm ẩn", những "ư đồ" của tác giả khi viết nó, khi hạ bệ một số thần tượng. (Nên nhớ Nguyễn Tuân được Miền Nam yêu nhiều hơn là Miền Bắc, nhất là đám nghệ sĩ di cư: họ tưởng tượng và đo lường chính họ, trước ông, nếu ở lại. Văn nghệ sĩ Miền Bắc sợ ông, th́ đúng hơn: họ sợ cả tiếng ba-toong của ông, như những tiếng nhắc nhở, về một thời vang bóng nhưng vẫn c̣n hiện diện).


Nếu nói về ư đồ của cuốn sách, chúng ta có thể coi Chân Dung và Đối Thoại như: một cú Bravo I đối với Nhà nước, Bravo II là của đc giả, khi đọc nó.


(Xin nhắc lại một giai đoạn lịch sử liên quan tới Bravo I và II: Khi bị chống đối, qua vụ Phật Giáo, ông Diệm kêu những tướng lănh thân tín làm một cú đảo chính dởm, nhân đó quơ hết đám phản đng. Mấy ông tướng thân tín, nhân đó chơi đ̣n "gậy ông đập lưng ông", Bravo II, biến dởm thành thực, và thịt ông).


Với Chân Dung và Đối Thoại, chúng ta cứ giả dụ câu chuyện xẩy ra như thế này: Trần Đăng Khoa được lệnh viết một cuốn sách, hạ bệ một số thần tượng, giả đ̣ "chơi" nhà nước, qua những nhận xét phê b́nh, tố cáo... Anh nào "ngu", tưởng đây là một dịp "cởi trói", tuyên bố hung hăng con bọ xít, Đảng nhân đó tóm gọn. Nhưng kết quả dân chúng ào ào đọc nó, biến giả thành thực. Không lẽ bắt bỏ tù tất cả, thú nhận đây là đ̣n độc của nhà nước?


Hay là coi cuốn sách như là một diễn tập (rehearsal), một thực tại lịch sử ở trong tương lai, như trường hợp những ḍng thơ phịa "loa dậy đất, đuốc đỏ làng" đưa đến cuộc đấu tố khủng khiếp diễn ra trên toàn Miền Bắc thời gian 1954, đưa đến vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Nh́n theo cách thế đó, có thể coi Chân Dung và Đối Thoại là một đ̣n... tổng công kích Mậu Thân ngay trong ḷng chế độ: thành công của cuốn sách, là phá sản của chủ nghĩa Cộng Sản!


Bạn có thể nghĩ, người viết tưởng tượng hơi lố, nhưng chuyện tương tự như trên đă xẩy ra, với Trần Độ, khi ông làm MC trong một cuc gặp gỡ báo chí, mời chào món hàng đổi mới, và đă bị phản ứng ngược, như qua bài viết của Văn Thanh, trên báo Cánh Én số 92, tháng 7-99, mà người viết xin phép được trích dẫn sau đây:


'Tôi (Văn Thanh) nhớ ngày ấy Nguyễn Văn Linh đưa ra chủ trương mới (...) tuyên bố 'Cởi Trói cho văn nghệ sĩ(...) Trung Ương Đảng cử Trần Độ (...) tổ chức buổi hội thảo tại Đài Truyền H́nh thành phố Hồ Chí Minh. Có khoảng 300 người tới dự (...) thuc lực lượng sáng tác hàng đầu của Sài G̣n. (..) Tưởng cũng nên nhắc lại một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng lắm. Ấy là cái địa điểm của buổi hội thảo. Số là ban đầu Đảng dự định làm tại Hà Nội (...) Nhưng ông Trần Độ đề nghị làm khác đi. Trần Độ nhận xét: (..) Hà Nội đă từng bị tới hàng trăm quả lừa, c̣n mấy ai tin tưởng hưởng ứng?'


Kết quả, theo Văn Thanh: cánh Miền Nam non trẻ mà có vẻ khôn ngoan và dữ tợn hơn cả cánh Nhân Văn Giai Phẩm... Ông Linh (người giao việc cho Trần Độ) đă bị mất chức Tổng Bí Thư qua vụ này... Buổi hội thảo chưa kết thúc mà cả hai bên đă bừng bừng nóng mặt, như sắp sửa đánh nhau!


Nhưng thôi, hăy trở lại với văn chương, với thú đọc sách: Đừng đọc Chân Dung và Đối Thoại như một cuốn sách phê b́nh. Đọc nó như đọc những câu chuyện. Những giai thoại văn chương vốn rất được độc giả ái mộ. Nó thỏa măn tính ṭ ṃ thiên thu bất tận của con người.


Vượt lên trên tất cả những giai thoại ở trong Chân Dung và Đối Thoại là lời dặn ḍ của một bà mẹ, khi Trần Đăng Khoa kể lại chuyến viếng thăm đầu tiên của Xuân Diệu: "Theo lời mẹ tôi kể, th́ bác 'nhà báó đă mượn cây đèn băo, xách ra vườn, soi từng giàn trầu, gốc cau, luống mía và mấy cây bưởi. Xuân Diệu t́m gặp những 'nhân vật' thân thuộc của tôi. 'Bác ấy kiểm tra xem mày có nói đúng không. Khổ, có thế nào th́ cứ nói như thế, đừng đặt điều thêm ra, kẻo lại mang tiếng là ḿnh ăn ở không thật thà. Thấy bác ấy kiểm tra, tao lo quá. Thế có làm sao không, hả con? Mà thôi, đừng có thơ phú ǵ nữa, cho rắc rối ra. Cứ đi cày như bố mày là yên chuyện'". (Bài Xuân Diệu).


Thế có làm sao không, hở con? Tôi không hiểu, Trần Đăng Khoa có c̣n nhớ nỗi lo sợ của bà mẹ, khi viết Chân Dung và Đối Thoại?


Chúng ta lại thấy nỗi lo của bà mẹ, qua câu nói của Tố Hữu, trong bài "Người trong cuộc...", trên báo "An Ninh Thế Giới" đă dẫn ở trên:


- Cháu là công an hả, phải thổi c̣i cho Khoa thôi. Nhưng đừng để cho nó giật ḿnh, ngă xe nhé!


Ôi viết văn mà cứ phải có người thổi c̣i, lo ḿnh ngă xe, th́ thảm thật!


Ra đến nước ngoài vẫn c̣n bị ám ảnh bởi tiếng c̣i, vẫn cảm thấy như là ḿnh... có đuôi; soi gương cứ như thấy một ông công an ở đằng sau tấm gương. Viết, vẫn như dưới ánh sáng của... Đảng: Liệu liệu mà viết. C̣n bà con, họ hàng của mi ở đây, đấy nhá!
Thảm thật!

 


III
Văn chương sám hối?


Trong bài trước (chân dung Tố Hữu và Nguyễn Tuân), người viết có đưa ra đề nghị: coi Chân Dung Tự Họa của họ Trần như điểm qui chiếu của tác phẩm, và chi tiết - "Giang viết sai thành Dang, rồi sau đó được nhà báo sửa (Dang) thành Đăng (Trần Đăng Khoa) - là "ẩn dụ" (metaphor) chuyên chở những chân dung và đối thoại.


Xin ghi lại Chân Dung Tự Họa, để độc giả tiện bề theo dơi:


"Trần Đăng Khoa sinh ngày 26.4.1958, là con thứ ba trong gia đ́nh bần nông ở làng Điền Tŕ, xă Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, bên vùng (hay bên bờ?) sông Kinh Thày. Thuở bé, y từng mơ ước trở thành kỹ sư nông nghiệp và suốt đời làm thơ về làng quê, cảnh quê, những vui buồn của người dân quê ở nơi xóm mạc. Nhưng rồi, cũng như nhiều thợ cày ở làng, y lên đường nhập ngũ vào những tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành nhà thơ khoác áo lính.


Đối với Trần Đăng Khoa, thơ hay là thơ giản dị, xúc động, và ám ảnh. Suốt đời, y luôn có ư thức vươn tới loại thơ đó. Nhưng để làm được điều ấy, một phần do y, một phần khác c̣n do... ông giời! Nhưng ông giời ở đâu, mặt mũi và tính khí ông ta như thế nào th́ suốt đời, y cũng không sao hiểu được.


Bài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa được in trên báo Văn nghệ vào năm 1966. Khi đó, y tám tuổi, đang học ở kỳ hai lớp Một trường làng. Năm 1968, tṛn 10 tuổi, tập thơ Góc sân và khoảng trời của y ra đời. Lúc ấy, người làm thơ c̣n ít, trẻ con làm thơ lại càng ít, nên nghiễm nhiên, y thành của hiếm, thành đặc sản. Nhiều người ṭ ṃ, lặn lội hàng trăm cây số bom đạn, t́m đến nhà y, chỉ cốt để xem... xem y như xem... ma quỉ hiện h́nh. Có người c̣n bắt y x̣e tay nom đường chỉ, vạch tóc ngó xoáy đầu, rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất là bí hiểm.


Bây giờ th́ y đă già và dứt khoát không phải kẻ đắc đạo, vậy mà y vẫn phải c̣ng lưng, ỳ ạch vác cây thánh giá của lứa tuổi trẻ con.


Những năm gần đây, ngoài làm thơ, Trần Đăng Khoa c̣n viết văn, viết báo, viết chân dung và đối thoại, b́nh luận văn chương. Ngoài những trang viết mà ở đấy thường là y dồn hết tâm lực, c̣n ngoài đời, y là tay nhạt nhẽo và tầm phào.


Y chẳng đam mê ǵ, và nói chung, y là một gă vô tích sự."


*


Người viết xin đưa ra một vài gợi ư trước khi cùng độc giả đọc (ngắm) những chân dung qua nét vẽ của họ Trần:


Những ư niệm (đao phủ) ngồi thiền (Bùi Minh Quốc), đắc đạo, vác thánh giá... hiện nay rất phổ thông, trong giới viết lách ở trong nước. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đă từng viết về một cô bạn hiện ở nước ngoài, gửi thuốc men cho ông, kèm lời hỏi thăm: vẫn c̣n vác thánh giá? Ông cũng coi Văn Cao, một nghệ sĩ lớn đă tự chọn cho ḿnh một bi kịch (thánh giá?) lớn.


Theo tôi, đây là một phản ứng ngược, trước cuộc đời, trước thất bại của chiến thắng Miền Nam.


Cũng có thể giải thích theo tinh thần Phật giáo: cứ buông dao xuống, là (có thể) trở thành Phật!


Trong Chữ và Vật, M. Foucault coi Don Quichotte "lang thang phiêu lăng" (erre à l'aventure), giữa chữ viết và sự vật, một khi mà những "tương tự" (analogies) chỉ đem lại thất vọng: "Trong phần hai cuốn tiểu thuyết, Don Quichotte gặp những nhân vật đă đọc phần đầu, họ nhận ra anh, một con người thực, như là nhân vật của một cuốn tiểu thuyết. Bản văn của Cevantes tự gập đôi... Don Quichotte (bắt buộc) phải trung thành với cuốn sách: anh ta đă thực sự trở thành cuốn sách đó... Nhưng cuốn sách, Don Quichotte đâu có đọc, làm sao đọc được, bởi v́ nó là xương là thịt của chính anh...".


Nh́n theo cách thế đó, chúng ta "có thể" coi Trần Đăng Khoa là một... Don Quichotte, trong xă hội hậu-chiến tranh ở Việt Nam.


Hăy tưởng tượng phần đầu cuốn sách: cuộc chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước. Phần hai gập lại trên chính nó, hay nói như Foucault: anh ta (Don Quichotte) có nhiệm vụ phải chống đỡ cho cuốn sách, về những lỗi lầm, thêm thắt những chi tiết c̣n thiếu, bị bỏ đi (thí dụ như chi tiết về Vơ Nguyên Giáp trong thơ Tố Hữu). Anh ta có nhiệm vụ phải giữ ǵn (maintenir) sự thực...


Nhưng cũng như Don Quichotte, số phận của họ Trần sẽ "lang thang phiêu lăng" giữa những chữ (phịa như thật), và sự vật (sự thực), giữa sự thực (chẳng bao giờ có), và "thất bại của sự thực".


Cũng có thể coi phần hai của cuốn sách: họ Trần đi gặp những người đă từng tới... xem y như xem... ma quỉ hiện h́nh, và bây giờ, tới lượt anh xem họ như... những ông Phật (Tố Hữu), những kẻ vác thánh giá, những người tự chọn cho ḿnh bi kịch lớn...


Trong bài viết về trường hợp bài thơ Hoan hô Chiến Thắng Điện Biên, của Tố Hữu, người viết có cho rằng, phải nh́n thấy, đằng sau những chi tiết phịa, có một giấc mơ của cả một miền đất... và giấc mơ đó đă không trở thành hiện thực.


Đúng ra, giấc mơ đă trở thành hiện thực. Một hiện thực khủng khiếp, ghê rợn, mà những người nào đă sống qua thời kỳ đấu tố ở ngoài Bắc đều c̣n nhớ "như in" ở trước mắt. Loa dậy đất, đuốc đỏ làng, tiếng người la hét ("Lôi cổ nó ra đây!"), tiếng chân người...


"Balzac mô tả một cái nón, là bởi v́ có một người đang đội nó" (G. Steiner). Trần Dần "chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ", là bởi v́ có "một" đứa trẻ đang bị cả một miền đất bỏ đói, có "người" thương hại muốn cho cháu ăn, nhưng chỉ dám đứng nh́n...


Những chi tiết đó, c̣n đầy rẫy trong những vần thơ, những bài văn của thời kỳ này.


Câu hỏi: Liệu có thể coi sự kiện, Tố Hữu xác nhận bài thơ là phịa, là để xin lỗi, để sám hối?...


Liệu có thể coi Chân Dung & Đối Thoại như "chim báo băo" về một ḍng văn chương: sám hối? Văn chương của sự thực, từ những lời dối trá?


Có thể Trần Đăng Khoa (được trang bị đủ các quan điểm nghệ thuật của Đảng, như trong Lời nói đầu) không nh́n ra phản ứng ngược như trên (hiện tượng ăn khách, đi vào cuộc sống từng ngày của cuốn sách). Đối với ông, khi viết nó, vẫn nghĩ ḿnh đang vác cây thánh giá thần đồng hồi nào, như "một lời nguyền rủa", và chỉ muốn hất bỏ nó đi, để làm một gă "vô tích sự", như ông hằng mong mỏi, trong Chân Dung Tự Họa.


Tôi nghi, Trần Đăng Khoa đă được gợi hứng bởi Xuân Sách, và bởi v́ ông là nhà thơ, lại là thần đồng, cho nên, nếu Xuân Sách đă chấm phá chân dung những thế gia vọng tộc (élites), của một chế độ bằng một vài nét "nghịch", ta thử vẽ, theo kiểu "thuận" - nghĩa là, dưới ánh sáng của Đảng (hay Dang, hay Giang?). Vô h́nh chung, ông rớt ngay vào nét họa của Xuân Sách:


Khi khôn lớn lại hồn nhiên đi giữa
"Biển một bên và em một bên"


So sánh Trần Đăng Khoa với một nhân vật tuyệt vời, xả thân v́ đại nghĩa, chiến đấu với cối xay gió, v́ tưởng là khổng lồ, là quái vật... thật khiêm cưỡng. Nhưng hai nhân vật đều được trời cho "tính hồn nhiên", đúng như Xuân Sách đă nhận ra:


Chú dế góc sân hồn nhiên ca hát
Hát thành thơ như nước triều lên


Đấy là phần đầu của một cuộc đời. Của một miền đất. Của một hy vọng. Của một giấc mơ. Phần sau gập lại trên chính nó: khi khôn lớn lại hồn nhiên... đi giữa.


Một cách nào đó, Chân Dung và Đối Thoại, là một phiên bản của Chân Dung Nhà Văn, của Xuân Sách. Bạn không thể đọc một, bỏ một. Chúng bổ túc cho nhau một cách thật tài t́nh, như môn Lưỡng Nghi kiếm pháp, một âm, một dương của một môn phái vơ học trong Kim Dung. Cái độc đẻ ra thiên tài văn chương, là ở Xuân Sách. Cái độc đẻ ra thảm họa, là ở Trần Đăng Khoa, bởi v́ đi giữa, nghĩa là chẳng thuộc về bên nào: thái độ khôn ngoan này không chỉ một ḿnh ông là người lựa chọn. Ngay Nguyễn Huy Thiệp mà c̣n tự khoe: tôi khôn hơn Dương Thu Hương.


Vả chăng "đi giữa" thực sự chỉ là "mặt nổi" của hiện tượng Trần Đăng Khoa qua cuốn Chân Dung và Đối Thoại.


Trong những số tới, chúng ta sẽ đi t́m "mặt ch́m" của nó.

 


IV
Xuân Diệu: Phượng Hoàng đậu chốn cheo leo...

 

Ẩn dụ, ám dụ, hoán dụ... là những h́nh tượng (figures) tu từ. Nói nôm na, chúng đều là chuyện ví von, nói gần nói xa, nói bóng nói gió, mơ mơ hồ hồ, về một sự kiện, một sự thật nào đó - con người chưa biết, hoặc là biết nhưng lại không thể nói thẳng ra. Không có tu từ là không có văn chương.


Con người, và nhân loại, ở vào thời trẻ thơ của nó, ngạc nhiên v́ vẻ tự nhiên của sự vật. Đây là thời đại hoàng kim của những "nhà văn không văn chương" (écrivain sans littérature). Nhưng dần dà (già), trở nên trơ ra, bị "lăo hóa", hết c̣n ngạc nhiên v́ chuyện "tự nhiên". Văn chương bắt đầu bằng những từ "h́nh như", "như là", "giống như"...


Nabokov, nhà văn Nga, dùng một ẩn dụ để diễn tả cùng một sự thực. Trong bài "Độc giả tốt và nhà văn tốt" ("Bon lecteurs et bon écrivains", trong Văn Chương I, Littérature I, nhà xb Gallimard, tủ sách essais, loại bỏ túi), ông viết: "Văn chương không bắt đầu vào cái ngày, một đứa trẻ chạy trối chết từ một cánh rừng ra, và chạy và la "chó sói, chó sói", và một con chó sói bén gót chú bé. Văn chương ra đời cái ngày chú bé la lớn "chó sói, chó sói", và đằng sau lưng chú chẳng có con sói nào. Chuyện chú bé lập đi lập lại một lời dối trá, và sau cùng bị chó sói ăn thịt chỉ phụ thuộc, nhưng điều quan trọng ở đây là: giữa con sói ở góc rừng và con sói ở góc trang sách, có một mắt xích lóng lánh. Mắt xích đó, lăng kính đó, là nghệ thuật văn chương."


Vẫn theo ông, trong bài đă dẫn: "Văn chương là bịa đặt. Giả tưởng là... giả tưởng. Gọi một câu chuyện là "chuyện thật, lịch sử thật", là làm "nhục" cả nghệ thuật lẫn sự thực." Hăy bám hiện thực. Hăy viết dưới ánh sáng của hiện thực xă hội chủ nghĩa... phiền một nỗi, Thiên Nhiên, bà mẹ đẻ ra hiện thực chủ nghĩa, vốn luôn luôn đánh lừa. Một nghệ sĩ lớn đúng ra là nên đi theo vết chân của bà, thay v́ trung thành với chủ nghĩa hiện thực!


Tu từ là con dao hai lưỡi. Nước đẩy thuyền đi, nhưng nước cũng làm lật thuyền; đây cũng là nguyên lư văn chương: nó chết, khi bội thực tu từ. Nói nôm na: thùng rỗng kêu to.


Theo ư nghĩa đó, những câu thơ "thần" thường rất đỗi tự nhiên như... một lời nói. Thơ là lời nói, là bề mặt cuộc sống, theo nghĩa, những băn khoăn, thắc mắc siêu h́nh, "gây ám ảnh" đều phải ngoi lên đó để mà thở. Thơ là lời nói để mà quên đi, thay v́ nhớ hoài, bởi v́ có nhớ cũng không thể được. (Ôi, anh đâu có nhớ những lời em nói khi từ biệt, và sau này anh bịa đặt, tưởng tượng ra chúng, tưởng tượng ra em...)


Thơ, là để quên đi, chứ không phải để nhớ măi. Chính v́ quên, nên anh tưởng tượng ra em. Chính v́ quên mà chúng ta đọc. (It is precisely because I forget that I read. Roland Barthes: Reading, Forgetting; S/Z; bản dịch tiếng Anh).


Một h́nh ảnh thơ thuộc loại quí hiếm thường không viện dẫn đến những h́nh thức tu từ. Gaston Bachelard coi thi ảnh, "image poétique" khác với ẩn dụ thơ (métaphore poétique) là vậy. Khi dùng bóng hồng để chỉ giai nhân, cánh buồm để chỉ con thuyền, tang thương dâu bể... chúng là những ẩn dụ thơ. Nhưng những câu văn như sau đây chẳng hạn, là những h́nh ảnh thơ; chúng không cần đến tri thức, không viện dẫn tu từ:


"Cây cầu kêu dưới bánh xe với tiếng nước xoáy lạnh dưới chân cầu trong buổi chiều ngất ngư chưa muốn ngă". (Thanh Tâm Tuyền, Bếp Lửa)


"Trên cḥi canh, hai con mắt nguời lính gác tối đen nh́n qua núi". (TTT, sđd).


Quá chút nữa, ẩn dụ trở thành viễn dụ (vision): con sói trong mê cung của Kafka ngày càng nhập một với con sói của cuộc đời.


Theo nghĩa đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao Xuân Diệu coi việc làm thơ giống như chuyện cháy nhà. Và đây là một viễn dụ, theo tôi.


Trong "Chân Dung và Đối Thoại", Trần Đăng Khoa kể lại lần gặp gỡ nhà thơ Xuân Diệu:
"C̣n nhớ dạo ông tặng tôi tuyển tập thơ, tôi đọc và quả thật, rất kính phục. Khi gặp ông, tôi thú thực:


- Trong này có mấy bài thơ tứ tuyệt, cháu thuộc từ đời nảo đời nào, thuộc thơ, rồi lại quên mất tác giả, lại tưởng thơ Đường, cứ đinh ninh thơ Đường mới chết chứ!


Xuân Diệu cười, tỏ ra rất tâm đắc (...). Thấy ông vui, tôi lại càng chân thật:


- Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng không hiểu sao, vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở, chú ạ.


- Ơ, cái cậu này hay chửa? - Xuân Diệu trợn mắt lên - Thế cậu tưởng đây là tuyển thơ à? C̣n phải sàng sảy chán. Đời sau người ta sẽ tuyển lại chứ. C̣n bây giờ có cái ǵ, cứ phải quăng ra đă. Nhà đang cháy th́ cái thúng, cái mẹt, cái váy đụp ǵ th́ cũng vứt ra, rồi sau sẽ nhặt nhạnh (...). Nhà cậu đang cháy, mà cậu c̣n ngồi nhặt nhạnh của nả hả?


Tôi im tịt chẳng nói được ǵ. Đầu óc dường như mụ lị. Đúng thật. Sao ḿnh lại ngu thế nhỉ. Ai lại chọn lọc của cải khi mà nhà đang cháy. Măi đến lúc thoát ra khỏi cái mê cung của Xuân Diệu rồi, đạp xe đi một quăng xa rồi, tôi mới sực tỉnh, mới nhận ra một điều quá ư là đơn giản: in thơ tập, và cháy nhà là hai việc rất khác nhau."


Như trên đă nói, văn chương bắt đầu bằng những từ: "là" (Em là gió, là mây...), "h́nh như" (là t́nh yêu), "như" ("sáng nay Nga như một con mèo ngái ngủ...", "buổi sáng sớm tinh sương như một vết thương mới lên da non"...). Tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, thậm xưng, cường điệu....) đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật. Chúng ta tự hỏi: tại sao Xuân Diệu lại so sánh chuyện cháy nhà với chuyện làm thơ? Và cảm giác "mụ lị" của Trần Đăng Khoa, và thái độ "phản tỉnh" (tự kiểm thảo?) sau đó, có thể hiểu như thế nào?


Liệu có thể có một nối kết giữa con sói ở góc rừng, nỗi sợ của cậu bé, chuyện cháy nhà (chiến tranh, B.52, chủ nghĩa toàn trị sẽ phần thư tất cả, chỉ để lại những câu vè...), nỗi sợ của Xuân Diệu, con sói giả tưởng của ông... Cả hai nhà thơ, Xuân Diệu và Trần Đăng Khoa đều nhận ra một sự thực: có những câu thơ của Xuân Diệu đă vươn tới cơi thơ Đường, đă trở thành tự nhiên như cây cối, như sỏi đá, người đọc mê luôn, và chẳng cần biết tác giả là ai. Nhưng để cho những câu thơ tồn tại, phải quăng vào đó, một mớ váy đụp... Như một nhà thơ, Xuân Diệu biết rơ, thời gian qua đi, chủ nghĩa toàn trị sẽ qua đi, sẽ bị huỷ diệt, tới lúc đó, nàng công chúa sau giấc ngủ dài, rũ khỏi lớp váy đụp, vươn vai tỉnh dậy...


Là thi sĩ, làm sao ông không biết bài ca dao vịnh Phượng Hoàng:


Phượng hoàng đậu chốn cheo leo,
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà.
Bao giờ mưa thuận gió ḥa,
Rũ lông, rũ cánh, lại ra phượng hoàng.

(Tôi viết lại theo trí nhớ).


Chen Yun (Trần Vân), kinh tế gia, thuộc đảng bộ Bắc Kinh, trước khi mất vào tháng Tư, 1995, đă so sánh chính sách kinh tế Thị Trường Mới (New Market economy) của Trung Quốc như một con chim tư bản lớn lên ở bên trong cái chuồng xă hội chủ nghĩa (a capitalist bird growing up inside a socialist cage). Liệu đă tới lúc con phượng hoàng thơ vỗ cánh thoát ra khỏi cái chuồng giam giữ nó?
 


-----------
Lời người viết: Bài ca dao vịnh Phượng Hoàng, qua một bạn văn cho biết, c̣n được truyền tụng như sau:
Phượng Hoàng đậu núi cheo leo,
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà.
Bao giờ trời nổi can qua,
Thay lông đổi cánh, lại ra Phượng Hoàng.


Vẫn theo anh bạn văn, phượng hoàng theo truyền thuyết, là một con chim lửa, không bao giờ chết, theo nghĩa, mỗi lần muốn tái sinh, là phải lao vào lửa. Nhà văn Đức, Heinrich Boll (1917-85), Nobel văn chương (1972), khi nói về văn chương Đức sau Ḷ Thiêu Holocaust, đă tự hỏi: Làm thế nào con phượng hoàng tḥ được cái mỏ của nó ra khỏi biển lửa?...

 

 


V
Cái độc, cái ác trong văn chương

 

Trong bài viết mở đầu, người viết có đưa ra một nhận xét: Cái độc không thể thiếu vắng ở trong văn chương. Cái độc, cái ác là "thức ăn" của thiên tài. Không độc không trượng phu!
Nhưng độc, ở đâu ra?


Cái độc cái ác trong văn chương, là từ... chi tiết mà người viết đem từ đời sống vô. Hoặc lấy ra từ ... dưng không (... dưng không trồi lên sự thực, Thanh Tâm Tuyền, Cát Lầy). Từ tưởng tượng, hoặc hư tưởng - hư tưởng theo nghĩa của thi sĩ người Pháp, St.-John Perse, Nobel văn chương 1960: nhà văn là tâm thức bất b́nh, hư tưởng, mauvaise conscience, của thời đại.


Nói theo sinh học, chi tiết (detail) là ADN của văn chương.


Kundera đọc Kafka và nhặt ra những chi tiết cực kỳ thơ trong một thế giới cực kỳ không thơ: thế giới mê cung trong Ṭa Lâu Đài. Theo chân ông, người viết đă lần t́m những chi tiết độc, đẹp trong truyện ngắn của Lê Minh Hà. Một cô gái đưa tiễn người bạn trai vào Nam chiến đấu, tại ga Hàng Cỏ, Hà Nội; và cô chỉ ngửi thấy chỗ nào cũng sặc mùi nước đái. Bởi v́ chỉ có nó (mùi nước đái) mới giải tỏa được một phần nào, nỗi đau nỗi hận của cô, về cái chết của một cô bạn (bị lưỡi bom B.52 liếm!). Từ những chi tiết độc và đẹp đó, chúng ta hiểu một điều: Nếu không phải Thượng Đế, th́ chính là quỉ, nằm ở trong chi tiết (G. Steiner trích dẫn Bearsley, trong Errata:... if not God, the devil lies in the detail).


"Đứng trước một đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn Nôn, La Nausée, chẳng có kư lô nào", Sartre đă từng tuyên bố. "Người Nghệ Sĩ Đói" được giới phê b́nh đánh giá là "truyện ngắn độc ác nhất" của Kafka. Công chúng phải trả tiền để vào xem người nghệ sĩ đói, để mân mê thân h́nh trơ xương của anh. Người ta cũng đă từng nói tới những chi tiết tàn nhẫn, cái ác trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Tại sao lại có những chi tiết tàn nhẫn như thế? Bởi v́ trong "thực tế" (đẻ ra tác phẩm của ông), ông đă "thực tế" cái điều: Đứng trước một đứa trẻ chết đói...


Câu nói của Sartre được đưa ra "mổ xẻ", như chúng ta đang "mổ xẻ" (cuốn Chân Dung và Đối thoại), trong một cuộc hội thảo mang tựa đề "Văn chương có thể (làm) được ǵ"; và một nhà văn khác - h́nh như Yves Berger (?) - đă "bực ḿnh" trả lời, đại khái: đứa trẻ chết đói đó ở đâu, Mr. Sartre có cần tôi tiếp tay, cứ ới một tiếng; nhưng sau đó, Mr. Sartre cho tôi tiếp tục viết (văn)!


Câu trả lời cho thấy một điều, chuyện viết văn và chuyện cuộc đời có cái ǵ đó "không liên can" ǵ tới nhau. Rằng, chúng ta vẫn phải chiến đấu với cái ác, ở trong cuộc đời, và chúng ta vẫn tiếp tục viết - nghĩa là chống lại cái ác, (hoặc bênh vực nó?) - ở trong văn chương.


Cũng theo ư nghĩa đó, khi Miss Thackeray ngồi đọc tiểu thuyết vào những buổi sáng chúa nhật, là "bởi v́ tôi - Anne Thackeray Rithchie, trưởng nữ của Thackeray - không nghĩ việc này sai trái". (Virginia Woolf, The Enchanted Organ, trong Collected Essays. Volume VI).


Tại sao lại "mặc cảm" như thế?


Là bởi v́, trong lúc bà đọc tiểu thuyết, người ta "phải đi" nhà thờ!


Là bởi v́ "mọi người đều đúng và không ai biết ǵ hết". (That everybody is right and nobody knows anything).


Để trả lời những "vấn nạn" nêu trên: Tại sao cả nước xúm nhau vào đọc một cuốn sách, tại sao nó được bán kèm với những vật dụng chẳng ăn nhậu ǵ tới văn chương như tờ An Ninh Thế Giới... có lẽ đành phải trở về với câu nói của nhà thơ nữ người Nga Akhmatova: Chỉ người nào sống ở Nga, nghe đài mỗi ngày... mới hiểu được chủ nghĩa Cộng sản là ǵ.

 

 


VI
Lê Lựu đại náo Huê Kỳ

 

Người đă đi Mỹ hai lần
Biết rồi khổ lắm nói măi
Xuân Sách (Chân Dung Lê Lựu)


"Nhà thơ nhà nước" (poète d'état) Yevtushenko - trong một cuộc họp báo ở Mỹ, khi được hỏi, tại sao ở Nga có hiện tượng "làm vua suốt đời" như Stalin, trong khi ở Mỹ cứ bốn năm là phải bầu lại tổng thống - đă trả lời, đại khái: Nga là một nước cổ, lâu đời, "vợ chồng" lấy nhau một lần và chẳng nghĩ đến chuyện li dị, trong khi Mỹ là một nước mới lập, cứ thay đổi người t́nh xoành xoạch!


Đọc Chân Dung và Đối Thoại, đoạn họ Trần kể lại cách ứng xử của Lê Lựu khi được mời qua Mỹ, bỗng nhiên tôi nhớ tới câu trả lời thật "thông minh, dí dỏm" và cũng thật "khôn ngoan, láu cá" của nhà thơ đàn anh của ông.


"Khi hỏi cảm giác của anh tới Liên Xô và Mỹ, anh cười: 'Tôi rất ngạc nhiên. Ngạc nhiên đến kinh ngạc. Ở Liên Xô tôi lại tưởng Liên Xô là Mỹ, và khi ở Mỹ th́ tôi cứ nghĩ Mỹ là Liên Xô. C̣n hỏi về chuyến đi Mỹ của anh th́ anh cười hề hề: 'Chẳng có ǵ to tát, và nghiêm trọng cả. Ḿnh với Mỹ như hai anh láng giềng, có một thời xích mích, gây ra căi cọ, dẫn tới choảng nhau, rồi th́ rào kín cổng ngơ, không thèm nh́n mặt. Bây giờ cơn nóng giận đă qua rồi, cả hai đều muốn ngồi lại với nhau, nhưng anh nào cũng sĩ diện, không muốn làm lành trước, đành nghĩ ra cái mẹo, là xua chó gà sang nhà nhau, rồi lấy cớ ấy mà hỏi qua hàng rào: 'Này bác ơi, bác có thấy con gà, con chó nhà tôi chạy qua bên đó không?' Ấy thế rồi nói chuyện được với nhau đấy. Tôi sang Mỹ là cũng để làm con gà con chó thôi. Có ǵ ghê gớm đâu cơ chứ".


Nhưng chi tiết sau đây mới thật "tuyệt", theo tôi:


"Có một lần Lê Lựu đến dự cuộc gặp gỡ, trao đổi với các nhà văn cựu chiến binh, trong một biệt thự sang trọng. Anh ăn mặc lịch sự như một chính khách. Cuộc gặp gỡ được hai bên chuẩn bị chu đáo, nhưng Lê Lựu vẫn băn khoăn, vẫn thấy có một cái ǵ đó chưa thật ổn thỏa. Anh vội bí mật nh́n trước nh́n sau, xem có ai ṭ ṃ để ư đến ḿnh không rồi th́ thật bất ngờ, anh vắt cả cái chân c̣n nguyên tất lên mũi và... ngửi. (Không biết ông có bị "ảnh hưởng" bởi Khrushchev, khi tháo giầy đập lên bàn hội nghị Liên Hiệp Quốc, và ông vua kinh dị Hitchcock đă nh́n thấy tất của ngài Bí thư có lỗ thủng to tổ bố...? NQT). Cử chỉ lạ lùng, quái đản này không lọt qua được mắt các nhà văn Mỹ, đă từng là lính trinh sát trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, họ 'mê' Lê Lựu ngay từ cái cử chỉ dị mọ rất... Lê Lựu này. Cử chỉ ấy, nếu ở người khác, có thể gây nên sự khó chịu, nhưng ở Lê Lựu, người ta lại thấy đáng yêu, v́ nó xuề x̣a, tự nhiên và hợp lư như sự sắp đặt của Chúa..."


Lẽ dĩ nhiên, chúng ta nh́n ra "chính chúng ta" - người Việt xấu xí - ở trong đó: Láu cá vặt. Như những chuyện tiếu lâm về Trạng Quỳnh, Bà Thị Điểm... đối đáp với xứ Tầu. Chuyện ông Trạng xé bỏ bức tranh, v́ lầm chim trong tranh là thật: Sẻ làm sao đậu trên cành trúc? Kẻ tiểu nhân làm sao đứng bên người quân tử? Chuyện chọi trâu...


Cũng có thể dựa vào "hiện thực", để bắt bẻ: Cuộc chiến Việt Nam không đơn giản chỉ là chuyện hai ông láng giềng căi cọ. Bởi v́ muốn tránh né nó, hoặc không dám đối đầu, (v́ dốt nát, mặc cảm tự ti...?).


Hăy nói qua về phương pháp phê b́nh (vẽ chân dung) một tác giả, của Trần Đăng Khoa. Họ Trần thường đưa một người lên, trong khi hạ một người khác xuống. Phê b́nh Nguyễn Tuân, có ngay một Vũ Bằng. Cũng vậy với Lê Lựu: có ngay một Nguyễn Mạnh Tuấn. Theo tôi, là như thế này: Vấn đề đặt ra trong Cù Lao Tràm là có thực: nhu cầu đổi mới trong văn chương, trong đời sống, trong đạo đức, trong quan hệ giữa người và người. Nhưng Nguyễn Mạnh Tuấn chỉ mới khua động nó lên. Ngoài ra c̣n tài năng, can đảm của người viết. Với họ Nguyễn: cuốn sách vẫn được viết dưới ánh sáng của Đảng, của chủ nghĩa hiện thực vào thời điểm "đọa đầy" nhất của nó, báo trước sự xuất hiện Chuyện Thằng Cuội, một tác phẩm cũng của Lê Lựu, mà theo như dư luận, và Trần Đăng Khoa đánh giá: "Hỏng! Một cuốn sách phản động. Bôi nhọ xă hội. Thật bậy bạ quá mức... Không ngờ lăo (Lê Lựu) đổ đốn thế... Ấy là lối viết tự nhiên chủ nghĩa, nhiều chỗ tuột khỏi văn chương, trượt sang phạm trù mất vệ sinh, khiến người đọc cảm thấy ghê sợ v́ nó cứ bẩn bẩn thế nào..."


Trong Thời Xa Vắng, người đọc chỉ có thể mường tượng ra, chân dung một tác phẩm lớn: một cá nhân - một anh chàng nông dân Bắc Kỳ, trước hai cuộc đổi đời vĩ đại: chống Mỹ cứu nước, thống nhất hai miền thoát khỏi ngoại bang, và thoát khỏi... cô vợ: cái cùm do Đảng đè lên đầu lên cổ anh. (Đảng ở đây, c̣n mang tính truyền thống, dân tộc: ngày xưa cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy, bây giờ Đảng bắt lấy ai, phải chịu phép!) Bởi vậy, Trần Đăng Khoa đă không hiểu được thái độ của Lê Lựu là vậy: "Thằng Sài ghét vợ nó đă đành, v́ nó lấy phải người nó không yêu, nó quẫn nên mới đâm lẩn thẩn, tàn nhẫn như thế, chứ c̣n bác th́ có ǵ mà bác cũng căm thù vợ Sài đến như vậy? Cô ấy có tội t́nh ǵ?"


Hận thù ở đây không mang tính cá nhân, vợ chồng.


Hiểu theo một nghĩa nào đó, cô vợ c̣n là một điểm chỉ viên, của Đảng.


"Tất cả những nhà văn sáng suốt (đều) diễn tả một trận đánh, và công thức của Kafka - 'Thượng Đế không muốn tôi viết, nhưng tôi, tôi phải (viết) - có thể dùng làm khẩu hiệu của họ (Tous les écrivains lucides décrivent un combat, et la formule de Kafka: "Dieu ne veut pas que j'écrive, mais moi je dois", pourrait leur servir de devise. Philippe Sollers: L'écriture au combat, bài giới thiệu một tập gồm những truyện chưa từng in ấn của Hemingway).


Trong Thời Xa Vắng có một trận đánh, nhưng không phải cuộc chiến mà chúng ta nghĩ: xâm lăng Miền Nam. V́ không có trong tay văn bản, lại đọc nó từ một thuở xa xưa nào ở quê hương, người viết không thể có một cái nh́n thật chính xác về tác phẩm này. Nhưng qua tóm tắt của Trần Đăng Khoa:


"Lại c̣n một lớp phụ nữa không kém phần rôm rả, thú vị. Ấy là cảnh chiến tranh, ồn ào khói lửa, súng ống. Người đọc được sống lại những năm tháng hào hùng sôi động. Những năm ấy, người ta có thể xé bỏ giấy triệu tập đi học nước ngoài, lấy máu viết đơn (xin) ra mặt trận. Đó là một giai đoạn lăng mạn có thật mà Thời Xa Vắng đă đề cập đến một cách khách quan. Nhưng tất cả những ngón tṛ ấy chỉ là những lớp phụ".


Cuộc chiến mà Lê Lựu diễn tả - đúng như quan niệm của P. Sollers khi định nghĩa văn chương và nhà văn "sáng suốt" - nằm ngay trong cái tên truyện Thời Xa Vắng theo Trần Đăng Khoa:


"Th́ Lê Lựu đă nói thẳng ra thế, nói ngay ở ngoài b́a sách. Đây là một chuyện của một thời mà Lê Lựu gọi nó là "Thời Xa Vắng". Xa mà không xa. Nó vẫn ngự trị, vẫn treo lơ lửng đâu đó ở trên đầu mỗi người như một bóng ma. Nó là nỗi ám ảnh kỳ quái nhưng lại có sức mạnh thần linh. Và v́ nó tồn tại vô h́nh, nên người ta mới sợ. Sài sợ... Cả ông Hà bí thư, người lănh đạo cao nhất trong Thời Xa Vắng cũng sợ nốt. Ở cái xứ sở kỳ quái ấy, con người dường như chỉ tồn tại mà không được sống, không được làm người. Sài đă chiến đấu quyết liệt để giành lại cho ḿnh cái quyền làm người, nhưng anh đă thất bại thê thảm."
Đó mới là cuộc chiến đích thực của "cu Sài". Cuộc chiến chống lại một Thời Xa Vắng, - nói theo nhà văn nữ người Nga, T. Tolstaya - nằm đâu đó bên dưới những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga, từ đó nhô lên bông hoa độc: chủ nghĩa toàn trị.

 


VII
 

Hạt thóc của Phù Thăng
 

"Nếu tính cách là do hoàn cảnh tạo ra, th́ cần phải làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn." Marx.
"Liệu con người có hồi sinh được không, từ những đ̣n đau ê ẩm của Chekhov?" Gorki.
(Phan Hồng Giang trích dẫn, trong giới thiệu tuyển tập truyện ngắn Chekhov, nhà xb Văn Học, hai tập, 1977).


Trong số những bài viết của "Chân Dung và Đối thoại" (Trần Đăng Khoa), được hải ngoại đăng lại, kèm hoặc không kèm lời b́nh, "đạt", có: bài viết về (con nai vàng ngơ ngác của) Lưu Trọng Lư, (đôi tất của) Lê Lựu, (trận cháy của) Xuân Diệu, và (hạt thóc của) Phù Thăng.


"Hạt thóc" là câu chuyện "về một gă tâm thần. Gă từng là nhà văn, từng làu làu tiếng Pháp. Thế rồi chẳng biết do ngộ chữ thế nào đó, gă đâm lẩn thẩn. Gă cứ nghĩ ḿnh là hạt thóc bé bỏng tội nghiệp. Và v́ thế cứ trông thấy gà qué ở đâu là gă co cẳng chạy".

"Thật tội nghiệp cho gă! Thà gă cứ nghĩ ḿnh là một cục cứt để rồi mà sợ chó, th́ đời gă chẳng đến nỗi khổ như vậy."


Bởi v́ hạt thóc, gà... liên quan tới nhà quê, cho nên Trần Đăng Khoa giải thích cụm từ "thà gă cứ nghĩ ḿnh là một cục cứt để mà sợ chó":


"Chó đang thưa vắng dần. Ở làng quê bây giờ có bói cũng chẳng t́m thấy bóng dáng một chú chó nhỏ. Để đề pḥng bệnh dại, người ta đă triệt chó". Nhưng liền đó, là:"Chỉ ở Hà Nội mới có chó. Rất nhiều chó." (tôi cứ tưởng tượng cái cảnh Trần Đăng Khoa viết đến đoạn này, khoái quá, rồi sợ quá, ông bèn viết thêm) "Chó ngào ngạt suốt một rẻo đê Nhật Tân. Nhưng đó là những con chó ḥa b́nh, chẳng có ǵ phải sợ". (Ở đây, loáng thoáng câu tục ngữ: chó chết, hết chuyện!).


Một truyện ngắn "mini", (truyện cực ngắn) như Trần Đăng Khoa cho biết. Ông giải thích, "có truyện chỉ vài trăm chữ, thậm chí vài chục chữ, mà vẫn chuyển tải được tới bạn đọc một vấn đề lớn. Chỉ một dúm chữ, nhưng truyện vẫn có hồn, có cốt, có cả nhân vật. Nói tóm lại, nó vẫn là cái truyện nghiêm chỉnh, chứ không phải một dạng tiểu phẩm, có tráng qua chút văn chương."


Sau đó người bệnh được một bác sĩ tâm thần chữa trị. "....bằng tấm ḷng nhân ái ấy, ông bác sĩ tài ba ấy đă cứu được gă, đă đưa gă từ cơi mộng mị hoang tưởng về với xứ người. Ông anh làm nghề ǵ? Tớ là nhà văn. Cóc phải! Người ta bảo ông anh là hạt thóc. Bậy! Tớ là con người. Cậu nói ǵ mà lạ thế? Tớ là con người!"


Trong bài về Xuân Diệu, người viết có nhắc tới nhà văn Nga, Nabokov. Trong "Độc giả tốt và nhà văn tốt" ông viết: "Văn chương không bắt đầu vào cái ngày, một đứa trẻ chạy trối chết từ một cánh rừng ra, và chạy và la: 'chó sói, chó sói!', và một con sói bén gót chú bé. Văn chương ra đời cái ngày chú bé la lớn 'chó sói, chó sói!', và đằng sau lưng chú chẳng có con sói nào.... giữa con sói ở góc rừng và con sói ở góc trang sách, có một mắt xích lóng lánh. Mắt xích đó, lăng kính đó, là nghệ thuật văn chương".


Ở đây, với "Hạt Thóc" của Phù Thăng, có một ẩn dụ, không những liên quan tới văn chương, mà c̣n tới phận người. Chồng chất những nỗi cơ cực ở trong đó.


Qua Trần Đăng Khoa người đọc biết, Phù Thăng là một nhà văn bị biếm, may không bị giết, nhờ đă chút công với cách mạng. Một cách hết sức tự nhiên, người đọc liên tưởng từ hạt thóc tới tác giả của nó: ông là một hạt thóc, bị những đồng chí cách mạng chạy theo bén gót, may được "đồng quê" chữa trị. Với tôi, đoạn Trần Đăng Khoa viết về những ngày bị biếm của Phù Thăng, và một con trâu điên - (bạn hay Phù Thăng đích thị?) - là những trang sách đạt nhất của "Chân Dung và Đối thoại":


"Phù Thăng làm quần quật như một nông dân. Chẳng ai biết ông là một nhà văn hào hoa phong nhă một thời. Bà bán nước chè xanh ở quán nước đầu xă Cộng Lạc, vốn là một giáo viên nghỉ hưu tỏ ra rất am tường: 'Các bác muốn t́m ông Thăng mà hỏi nhà văn Phù Thăng th́ chẳng ai biết đâu. Cứ hỏi ông Thăng có con trâu sứt tai, hoặc gọi tắt là ông Thăng sứt, th́ cả làng này ai cũng biết.... Mà kể cũng lạ... ông lăo người cứ quắt như gốc sắn khô, mà trị được con trâu to vật. Con trâu ấy dữ lắm, trẻ con đứa nào cũng hăi. Con điên sứt ấy đă cho mấy ông thợ cày thủng bụng rồi đấy. Vậy mà nó chịu ông Thăng...'


"Vậy đó. Con điên. Con điên sứt. Những biệt hiệu đầu gấu sặc mùi đao búa của con trâu ương ngạnh, ai ngờ lại là đặc điểm, là chứng chỉ để người ta nhận diện một nhà văn... Thực t́nh Phù Thăng đâu đă bỏ văn, để rồi phải núp sau cái tai sứt của con trâu điên khùng. Ông vẫn viết cần mẫn. Ngày cày ruộng quần quật, đêm lại chong ngọn đèn dầu, cặm cụi 'cày' trên cánh đồng giấy trắng rợn, trắng đến sởn cả da gà. Bà vợ hơn ông hai tuổi lại rên rẩm: 'Thôi, tôi lạy ông! Đừng viết nữa. Khổ đến thế c̣n chưa đủ sao? Nhất nhỡ lại sa sẩy nữa th́ sống sao nổi. Ông già rồi...' Nhưng Phù Thăng làm sao bỏ viết được. Cái nghiệp văn chương nó thế. Không phải ông chọn văn chương mà chính văn chương đă chọn ông để đầy đọa, để hành hạ ông trong cơi người này.... Chồng bản thảo mỗi ngày dầy thêm. Phù Thăng gói bản thảo thành từng bó, quấn giấy xi măng, rồi cho vào chum ủ lá xoan tươi. Đấy là cách pḥng chống mối mọt của những nông dân nghèo thời trung cổ. Trong căn buồng ẩm thấp, tối sẫm, lúc nào cũng vo ve tiếng muỗi, ngoài chum thóc, chum sắn c̣n có cả một chum văn nữa..."


Đoạn chót bài viết, là chuyện chum văn "chết" gặp gỡ những chum văn "sống":


"Thấy chúng tôi, ông sững lại, rồi reo ̣a lên như một đứa trẻ:
-Ối giời, các ông! - Và rồi, thật bất ngờ, Phù Thăng sụp xuống. - Tôi lạy ông Khải, tôi lạy ông Lựu, tôi lạy ông Khoa!
Ô hay, sao lại thế này? Lê Lựu há hốc mồm kinh ngạc. Nguyễn Khải đứng dậy, luống cuống. Xưa nay người ta chỉ lễ người chết, chứ mấy ai lễ người sống bao giờ..."


Độc giả thấy thấp thoáng đoạn kể, nỗi sợ bất thần của anh chàng tâm thần khi thung thăng ra viện: "Nhưng thật oái oăm, chính cái lúc ấy... th́ lại vút lên tiếng gà gáy. Thế là gă co cẳng chạy.... Ông làm sao thế hả? Con gà... con gà... gă líu lưỡi lại. Ông anh có phải là hạt thóc không? Bậy! Tôi không phải là hạt thóc. Tôi là người. Là con người.... Nhưng con gà, vâng chính con gà ấy, nó vẫn cứ tưởng tôi là hạt thóc, th́ sao?"


Tôi là người nhưng những con gà nó không chịu cho tôi làm người, th́ sao?


Và Trần Đăng Khoa kết luận: "câu chuyện mi-ni của ông xưa, lại ám ảnh tôi, chợt làm tôi ớn lạnh. Bất giác, tôi nắm chặt bàn tay gầy guộc của Phù Thăng, ḷng mơ hồ rờn rợn. Chỉ sợ ở một xó xỉnh nào đó, sau lùm cây tối sẫm kia, lại bất ngờ cất lên một tiếng gà gáy..."


Bạn có thấy câu văn đóng bài viết "đạt" không? Trần Đăng Khoa nhập vào nhân vật chính trong chuyện mini "Hạt Thóc", cũng như Phù Thăng đă nhập vào trước đó. Ở đây, có tới ba chuyện mini "Hạt Thóc". Ba nhân vật là một nhân vật (anh chàng bệnh tâm thần; anh chàng "tớ là nhà văn" - Phù Thăng; anh chàng "tớ là nhà thơ" - Trần Đăng Khoa).


Để giải thích kinh nghiệm tuyệt vời này, cho phép tôi được nhắc tới bài tựa thi phẩm "Lá Cỏ" (Leaves of Grass, của Walt Whitman), của Jorge Luis Borges (trong cuốn Sách Tựa, Livre de Préfaces).


Borges nhắc tới cảm giác bực bội, của ông và cũng là của nhiều người, khi chuyển từ những ḍng thơ tuyệt vời trong Lá Cỏ, qua những cuốn viết về tiểu sử tác giả, nhà thơ Walt Whitman: người đọc cố t́m nhà thơ lang thang bán-thần, người đă làm nên những câu thơ thần trong Lá Cỏ, và ngạc nhiên v́ không làm sao t́m ra. Bài Tựa của ông, là để giải thích lư do tại sao đó.


Lá Cỏ là hùng ca về nước Mỹ, vào thời kỳ lập quốc, và là một trong những biểu tượng về một cơi lư tưởng, thiên đàng hạ giới (có thể bây giờ vẫn c̣n được nhiều người tin như vậy). Những hùng ca, với những nhân vật như Achille, Ulysse... đă thuộc về một thế giới bị tiêu huỷ, hoặc chúng ta muốn tiêu huỷ: thế giới quư tộc. Thế giới của tôi (Whitman) không thể bắt chước những khuôn mẫu đó: nhân vật chính của nó (hùng ca) phải ở số nhiều.


Trong tập thơ, nhân vật chính, chính là Walt Whitman, ở số nhiều. Không những ở số nhiều mà Whitman c̣n muốn, nó vô tận: ông cộng vào nhân vật chính, một nhân vật thứ ba: độc giả!


Bởi v́, như Borges giải thích: Đọc Macbeth, một cách nào đó: là Macbeth.


Bịa ra một nhân vật, đă khó. Biến nó thành hai, thành ba, rồi thành vô cùng, làm được như vậy, chỉ mới có Whitman.


Đọc Phù Thăng của Trần Đăng Khoa, độc giả cũng cảm thấy rờn rợn, v́ một tiếng gà gáy bất th́nh ĺnh ré lên...


Một bài viết thật tuyệt vời, với riêng tôi.


Theo Trần Đăng Khoa, Phù Thăng viết truyện Hạt Thóc khi đă rời bỏ Hà Nội, trở về quê, làm một thợ cầy. Trước đó, ông từng là tác giả kịch bản nổi tiếng. Tiểu thuyết Phá Vây dày 500 trang, viết trực tiếp về cuộc chiến tranh vùng Bắc Bộ. Một cuốn sách ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nếu không có vài ḍng ông luận về chiến tranh. Trong đêm, trước buổi mai một trận đánh lớn, nh́n cậu lính nào cũng trẻ đẹp, sức trai như thế kia vào trận mà chết th́ uổng quá. Nếu không có chiến tranh, những sức vóc ấy mà cho đi phạt bờ, cuốc góc th́ sướng biết mấy... Tôi nghĩ Hạt Thóc đă nẩy mầm ngay lúc đó. Ông muốn là một hạt thóc của văn chương, thay thế những hạt thóc bị phí phạm của cuộc đời. Nói một cách riết ráo, điều mà Phù Thăng muốn, là một thứ văn chương của hạt thóc, chứ không phải văn chương của đàn gà! Cái đoạn tả ông sụp lạy những đàn anh văn nghệ cho thấy: hăy cứ cho tôi là (văn chương của) hạt thóc, đừng săn đuổi tội nghiệp! (Bài viết của Trần Đăng Khoa có thể làm độc giả ngộ nhận: Phù Thăng đă trở nên điên khùng như nhân vật của ông. Đây là một cách quy chụp, thường xẩy ra cho những nhà trí thức từng theo Đảng và sau đó phản tỉnh, như trường hợp Trần Đức Thảo chẳng hạn).


Ngay trong bút hiệu của ông, đă có một ước vọng (phù thăng đọc ngược là thằng phu).


Nhưng cũng có thể, khi Phù Thăng cho nhân vật nhập vào một hạt thóc, ông c̣n liên tưởng tới kỷ niệm thuở ấu thời. Mấy bà mẹ, mỗi lần thấy đứa nhỏ để vương văi khi ăn, thường căn dặn: hạt thóc, hạt gạo, hột cơm là những hạt ngọc của trời, nhặt lên đi con. Mấy bà mẹ làm sao hiểu nổi định luật bảo toàn năng lượng - chẳng có ǵ sinh ra, chẳng có ǵ mất đi - hạt thóc vương văi dành cho gà qué, hột cơm vào bụng, tiêu hóa, nuôi cơ thể, phần dư thừa biến thành thức ăn của chó, rồi tất cả ngào ngạt ở Hà Nội... nhưng ở giữa hạt thóc mà đàn gà săn đuổi, và ao ước giá là một cục cứt th́ đỡ khổ biết bao nhiêu, là thân phận (hoặc vinh quang của) người viết: chọn văn chương hay "được" văn chương chọn lựa...


Nguyễn Quốc Trụ

 




Source : www.tinvan.limo

 

 

art2all.net