Istanbul

 

HUZUN

 

Orhan Pamuk

Nguyễn Quốc Trụ chuyển ngữ

 

 

Huzun, tiếng Thổ, nghĩa là buồn, [melancholy, tristesse]. Gốc tiếng Ả Rập, nó xuất hiện trong kinh Koran (như huzun, trong hai câu thơ, và như hazen trong ba câu khác), nó có nghĩa đúng như trong tiếng Thổ bây giờ. Nhà tiên tri Muhammad, khi nhắc tới năm bà vợ, Hatice, và ông chú, Ebu Talip, mất, đă gọi năm đó là “senetul huzun [năm của nỗi buồn], điều này cho thấy, từ này chuyên chở t́nh cảm mất mát sâu xa về tinh thần. Nhưng những ǵ mà tôi đọc được khiến tôi hiểu ra điều này: nếu huzun bắt đầu cuộc đời của nó như là một từ để chỉ sự mất mát, và cùng với nó, là đau thương, là thổn thức, th́, có một bất đồng ư kiến nho nhỏ, mang tính triết học, trong vài thế kỷ tiếp theo sau sự xuất hiện của từ này, trong lịch sử Hồi giáo. Cùng với thời gian, chúng ta nhận ra, có hai huzun, rất khác nhau, và với mỗi huzun khác nhau đó, là một truyền thống triết học khác nhau.

Theo truyền thống thứ nhất, chúng ta trải nghiệm huzun, khi quá gắn bó với thế giới trần tục, với những lợi lộc và những thú vui vật chất. Từ đó, là hệ lụy: “Nếu bạn chưa quá lậm vào thế giới tạm bợ này, nếu bạn là một người Hồi giáo tốt, thực, th́ bạn sẽ không để ư ǵ đến những mất mát trần thế”.

Truyền thống thứ nh́, thoát thai từ chủ nghĩa thần bí Sufi, đem đến cho chúng ta một sự hiểu biết, hướng thượng hơn, và dễ thông cảm hơn, về thế giới, và vị trí của mất mát và đau thương ở cơi đời. Với những người theo chủ nghĩa thần bí Sufi, huzun là nỗi đau tinh thần mà chúng ta cảm thấy, do chúng ta không thể nào gần gụi - gần gụi tới một mức độ nào th́ cũng vẫn chưa coi là đủ được - với Đấng Allah, và, do chúng ta không thể nào làm đủ, cho Đấng Allah. Với một Sufi, người đó sẽ không để ư đến những âu lo, những quan hoài của thế gian, thí dụ như cái chết, chưa nói đến ba cái thứ linh tinh như của cải, hay sở hữu; người đó đau nỗi đau, đau nỗi trống rống, và đau nỗi bất toàn, bởi v́ người đó cảm thấy ḿnh chẳng bao giờ có thể ở ngay dưới chân Đấng Allah, bởi v́ người đó cảm nhận, ḿnh cảm nhận bao nhiêu về Đấng Allah, th́ cũng vẫn là chưa đủ. Hơn nữa, không phải sự thiếu vắng, mà là sự có mặt của huzun, đă là nguồn cơn của mọi chuyện. Do thất bại, không trải nghiệm huzun khiến bạn cảm thấy nó; bạn đau khổ, ấy là do bạn đau khổ chưa đủ, và chính là do lập luận như thế tới tận cùng mà văn hóa Hồi giáo đă coi trọng huzun. Nếu huzun là trung tâm của văn hóa, thơ ca, và cuộc đời thường nhật của Hồi giáo trong hai thế kỷ vừa qua, nếu nó trấn ngự âm nhạc của chúng ta, th́, chí ít, ấy là do chúng ta coi nó như là một vinh dự. Nhưng để hiểu huzun sau cùng nghĩa là ǵ trong thế kỷ đă qua, để chuyên chở quyền lực dài dài của nó, nói đến vinh dự là chưa đủ, đối với truyền thống Sufi. Để chuyên chở sự quan trọng tinh thần của huzun trong âm nhạc Istanbul trong 100 năm qua; để hiểu tại sao huzun trấn ngự không chỉ phong thái, âm điệu của thơ ca hiện đại Thổ nhĩ kỳ, nhưng mà c̣n cả tính biểu tượng của nó, và, tại sao, như những biểu tượng lớn lao của thơ ca Divan, nó chịu đựng nỗi đau quá liều luợng, nỗi đau bị lạm dụng; để hiểu sự quan trọng trung tâm của huzun như là quan niệm văn hóa chuyên chở sự thất bại của cơi dương gian, sự chẳng có ǵ để mà liệt kê, và sự đau khổ tinh thần, nếu chỉ cố nắm lịch sử của từ này, và vinh dự mà chúng ta choàng cho nó, là chưa đủ. Để hiểu huzun mănh liệt như thế nào ở nơi tôi, khi c̣n là một đứa trẻ, tôi phải miêu tả lịch sử của thành phố tiếp theo sau sự huỷ diệt của Đế quốc Ottoman, và – quan trọng hơn  - đường hướng, theo đó lịch sử này được phản chiếu ở trong những phong cảnh “đẹp” của thành phố, và trong những con người của nó. Huzun của Istanbul không phải chỉ là một trạng thái do âm nhạc, thi ca của thành phố gây nên, nó c̣n là cách nh́n đời, nó mắc míu tới tất cả chúng ta, không chỉ như một t́nh trạng tinh thần, mà một t́nh trạng tâm hồn, ở mức độ tối hậu của nó, theo nghĩa, vừa chấp nhận, vừa chối bỏ cuộc đời.

Để khai triển những ư nghĩa hàm hồ, bất định của từ huzun, chúng ta phải trở về với những tư tưởng gia, những người nh́n huzun không phải như quan niệm thi ca, hay t́nh trạng ân sủng, mà như một căn bệnh. Theo El Kindi, huzun mắc míu với không phải sự mất mát, hay cái chết của một người thân thương, mà c̣n với những t́nh trạng tâm thần có tính bệnh hoạn khác nữa, thí dụ, sự giận dữ, t́nh yêu, thù hận, và nỗi lo sợ không có cơ sở. Ibn Sina, triết gia-bác sĩ nh́n huzun cũng thoáng như vậy, đó là lư do tại sao, ông đề xuất, nên chẩn bệnh một thanh niên trong cơn mê cuồng vô vọng, bằng cách vừa lấy nhịp tim vừa hỏi tên cô bạn gái của anh ta. Cách tiếp cận vấn đề của những tư tưởng gia cổ điển Hồi giáo này th́ cũng tương tự như trong “Giải phẫu học về nỗi buồn” [The Anatomy of Melancholy], của Robet Burton, một cuốn sách kỳ lạ nhưng thú vị, xuất hiện vào đầu thế kỷ 17 (chừng 1500 trang khiến tác phẩm lớn lao của Ibn Sina, Fil Huzn, xem ra có vẻ khiêm tốn, và chỉ là một thứ pamphlet). Giống như Ibn Sinai, Burton làm một cái nh́n có tính bách khoa về “nỗi đau đen”, và liệt kê nỗi sợ chết, t́nh yêu, sự thất bại, âm mưu, đồ ăn, đồ uống và những nguyên nhân có thể từ đó mà ra, và danh sách chữa trị của ông th́ cũng khá dàn trải. Kết hợp y khoa với triết học, ông khuyến cáo những độc giả của ḿnh hăy t́m kiếm những phương thuốc trị bịnh thông qua trí tuệ, việc làm, sự ẩn nhẫn, đạo hạnh, kỷ luật, và ăn uống điều độ - lạ, là, hai cuốn sách, từ hai truyền thống văn hóa khác biệt hẳn nhau như thế, mà lại có tí tí chung chung như vậy.

Huzun, như vậy, nẩy sinh từ một “đam mê đen”, như nỗi buồn, “melancholy”; tầm nguyên học cho thấy, chúng có cùng một nền tảng u mặc, [humor: khôi hài đen], từ thời Aristotle [melainakole: black bile: mật đen], và mầu mật đen được coi như mầu của nỗi buồn. Nhưng tới đây, chúng ta nhận ra sự khác biệt thiết yếu, giữa hai từ này,[huzun và melancholy]. Burton, hănh diện v́ hơi bị được nỗi buồn liên tục thăm viếng đến thành ghiền, tin rằng, nỗi buồn xây c̣n đường đưa đến sự cô đơn hạnh phúc; bởi v́ nó làm mạnh những quyền năng tưởng tượng của ông ta, cho nên điều này, đôi khi được xác nhận một cách vui vẻ. Chẳng cần biết, nỗi buồn là hậu quả của sự cô đơn hay là duyên do của nó, trong cả hai trường hợp, Burton coi sự cô đơn như là trái tim, điều rất ư là thiết yếu, của nỗi buồn. Ngược lại, trong khi El Kindi coi huzun, vừa như là một t́nh trạng huyền bí (thoát thai từ sự bực bội không làm sao trở thành một với Đấng Allah, hay ít ra, được ngồi ngay dưới chân Người), vừa như là một thứ bệnh, sự cô đơn không được coi như điều kiện mong ước, chấp nhận. Điều thực sự quan tâm của ông ta, cũng giống như của những nhà tư tưởng Hồi giáo cổ điển, là cemaat, cộng đồng tín đồ. Ông phán xét huzun theo những giá trị của cemaat, và đề nghị những liều thuốc trị; một cách chủ yếu, ông coi huzun như là một kinh nghiệm, kỳ cục đối với mục tiêu của cộng đồng.

Điểm khởi đầu của tôi là xúc động mà một đứa bé cảm nhận khi nh́n ra bên ngoài, qua mặt kính cửa sổ mờ hơi nước. Bây giờ chúng ta bắt đầu hiểu huzun không phải như nỗi buồn của một con người cô đơn, nhưng mà là cái dáng dấp, cái trạng thái đen thủi đen thui mà hàng triệu con người cùng chia sẻ. Điều mà tôi cố giải thích là huzun của cả một thành phố. Thành phố buồn. Thành phố Istanbul.

Trước khi tôi cố gắng sơn phết, vẽ vời thứ t́nh cảm độc nhất vô nhị này của Istanbul, và nó buộc mọi người vào mí nhau, chúng ta hăy nhớ lại rằng, cái điều số một mà một họa sĩ nhắm tới, khi vẽ một phong cảnh, đó là làm sao đánh động người thưởng ngoạn, cùng những t́nh cảm mà phong cảnh đó đă đánh động người nghệ sĩ. Ư tưởng này rất “mặn”, ở vào giữa thế kỷ 19, nhất là trong đám nhà văn nhà thơ theo chủ nghĩa Lăng mạn. Khi Baudelaire xác nhận, điều mà tranh Eugène Delacroix tác động khủng khiếp nhất ở nơi ông, đó là vẻ buồn của nó; ông dùng từ này theo nghĩa tích cực, như một ngợi ca, như đám Lăng mạn và Thoái hóa tiếp theo sau ông. Sáu năm sau khi Baudelaire phán về tranh Delacroix (1846), bạn của ông, tác giả và nhà phê b́nh Théophile Gautier làm một chuyến tham quan Istanbul. Những điều mà Gautier viết về Istanbul sau đó gây dấu ấn đậm đà lên những nhà văn của thành phố như Yahya Kemal và Tanpinar; bởi vậy, điều đáng nói ở đây, khi Gautier miêu tả một số những phong cảnh của thành phố như là một nỗi buồn được đẩy đến cực điểm của chúng, th́ đây cũng là một sự ngợi ca.

Nhưng điều mà tôi đang cố gắng diễn tả, không phải nỗi buồn của Istanbul, mà là huzun, một huzun mà chúng tôi nh́n thấy cả lũ chúng tôi phản chiếu ở trong nó, một huzun mà chúng tôi hít hà, nuốt lấy nuốt để, một cách hănh diện, và chia sẻ cho nhau, như là một cộng đồng. Để hiểu huzun này, là để chiêm ngưỡng những cảnh tượng, gọi dậy những  những hồi ức, kỷ niệm, trong đó, thành phố, chính nó, trở thành một minh họa, một yếu tính của huzun. Tôi đang nói về những chiều tối, khi mặt trời vội xuống, về những ông bố trên đường trở về nhà, dưới những ngọn đèn đường ở những con phố phía sau lưng thành phố, tay xách mấy cái bị bằng ni lông, về những thuỷ thủ tay xách chiếc xô lau chùi sàn những chiếc phà già nua nơi bến bờ hoang phế ở giữa những mùa đông, một mắt ngó chiếc TV đen trắng nhỏ ở phía xa, trước khi rớt vào giấc ngủ, về những ông chủ tiệm già ngất ngư, từ một cơn khủng hoảng kinh tế này qua cơn kế tiếp, run rẩy chờ suốt buổi một người khách xuất hiện, về mấy ông thợ hớt tóc ca cẩm những người khách vờ cạo râu trong những cơn khủng hoảng kinh tế, về những đứa trẻ chơi banh, giữa những chiếc xe trên những con phố trải sỏi, về những người phụ nữ choàng khăn, đứng ở trạm xe buưt hoang vắng, tay cầm bịch ni lông, chẳng ai nói chuyện với ai, chờ một chuyến xe buưt chẳng bao giờ tới, về những bến, kho chứa thuyền trống rỗng, của nhũng ṭa villa già nua của Bosphorus, những tiệm trà chuồng cu nóc nhà chật cứng khách ăn mày, những kẻ thất nghiệp, về những tên ma cô đảo lên đảo xuống, ṿng qua ṿng lại quảng trường lớn lao nhất thành phố, vào những buổi tối mùa hè, mong vớ được một người khách du lịch say rượu cuối cùng, về những tấm ván gẫy ở những công viên trống rỗng, về những tiếng c̣i tầu khi xuyên qua thềm sương mù, về những toà building bằng gỗ mà bất cứ chỗ nào cũng kêu kẽo kẹt, cho dù đó là một biệt thự của pashas, lại càng kêu dữ nữa, vào lúc bây giờ, khi chúng trở thành những cơ sở, bộ chỉ huy thành phố, về những người vợ he hé những tấm màn cửa, nh́n xuống đường, chờ đợi người chồng chẳng khi nào có ư định trở về nhà vào những buổi tối, về những ông già ngồi bán mấy đồ thờ, thánh tượng, dầu thơm ở sân những giáo đường; về những ngàn ngàn cổng chính dẫn vô nhà, giống hệt nhau, của những căn hộ, mặt tiền của chúng th́ bạc phếch v́ nắng mưa, v́ nước thời gian, v́ ô nhiễm, dơ dáy, bụi bặm, hoen rỉ, về những đám đông chạy như ma đuổi, cố làm sao cho kịp chuyến phà vào những chiều tối mùa đông. Về những bức tường thành phố, điêu tàn đổ nát kể từ tận cùng Đế Chế Byzantine; về những chợ búa vắng hoe vào buổi chiều tối, về những ngôi nhà cầu nguyện, đổ nát, về những con hải âu, bất động trong mưa, trên những lan can rỉ sét, phủ đầy rêu và vỏ ṣ vỏ trai, về những sợi khói mỏng như tơ, bay lên từ chiếc ống khói độc nhất của ṭa nhà già một trăm năm, vào một ngày lạnh nhất trong năm. về đám người câu cá hai bên bờ của cầu Galata Bridge, về những pḥng đọc sách lạnh lẽo ở thư viện, về những ông thợ chụp h́nh trên đường phố, về hơi người khó chịu ở trong những rạp hát, ngày nào sang trọng, trần nhà váng ánh, bây giờ biến thành nơi chuyên chiếu phim con heo, với những người khách mặt mày xấu hổ, ngượng nghịu, len lén bước vô, về những đại lộ, nơi chẳng hế có bóng dáng một người phụ nữ nào đi một ḿnh sau khi mặt trời lặn; về đám đông tụ tập nơi những nhà điếm được mở ra dưới sự kiểm soát của nhà nước, vào những ngày nóng, gió, khi những ngọn gió nam lùa tới, về những cô thiếu nữ xếp hàng ở những cửa hàng bán thịt giảm giá, về những bóng đèn chạy thành những ḍng chữ thánh kinh trên những ngọn tháp giáo đường, vào những ngày nghỉ, và những ḍng chữ bị mất, khi bóng đèn bị cháy, về những bờ tường nham nhở với những tờ quảng cáo, về những chiếc dolmuses vỏ xe từ đời thuở nào, những chiếc Dodges thập niên 1950, ở những nước Tây phương đă được đưa vô viện bảo tàng, nhưng ở đây được dùng làm xe tắc xi, khách hàng mấy người đi chung một chuyến, chia nhau trả tiền xe, chúng thở hồng hộc, nhả khói như bễ ḷ trên những đường nhỏ chật hẹp hay những đại lộ bẩn thỉu, về những chuyến xe buưt chật cứng hành khách, về những thánh đường mà những tấm bảng tên, những máng xối bằng ch́ luôn luôn bị mất cắp, về những nghĩa địa thành phố, trông giống như những lối đi tới một thế giới thứ nh́, và về những cây bách; về thứ ánh sáng mờ mờ mà bạn nh́n thấy vào buổi tối trên những con thuyền chạy từ Kadikoy tới Karakoy; về những trẻ nhỏ trên những đường phố, cố bán cùng một bọc khăn tay, cho mọi bộ hành, về những cột đồng hồ mà chẳng ai thèm để ư, về những cuốn sách lịch sử, trẻ con đọc trong đó những chiến thắng của Đế Quốc Ottoman, và những trận đ̣n chúng nhận được, khi ở nhà, về những ngày tất cả mọi người phải ở nhà, để thực hiện bổn phận bầu cử, hay kiểm tra dân số; về những ngày có lệnh giới nghiêm bất thần, để tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc ruồng bắt khủng bố, và mọi nguời ngồi nhà, đợi “những viên chức nhà nước”, về những thư độc giả, được nhét vào một góc tờ báo - mà chẳng ai thèm đọc - cho biết ṿm giáo đường khu vực, đă hiện diện từ 375 năm, có cơ nguy sụp đổ, vậy mà nhà nước không làm ǵ hết, về những bực thềm của những lối đi ngầm bên dưới mặt đường, hay ở trên không, ở những ngă tư đông đảo, một số bực đă bị hư, bể, ở những chỗ khác nhau, về những cô gái đọc cột báo “Big Sister Guzin” trên tờ “Tự Do”, một trong những nhật báo phổ thông nhất ở Thổ nhĩ kỳ, về người ăn mày bất th́nh ĺnh xuất hiện ở một nơi bạn không thể nào ngờ, hay cũng người ăn mày, nhưng luôn ngồi cũng chỗ đó, cũng những lời xin xỏ như mọi lần, về mùi nước đái sặc sụa đập thẳng vào mũi bạn, tại những đại lộ đông đảo, tại những thuyền, tầu, hành lang, đường hầm, về người đàn ông bán những tấm bưu thiếp tại vẫn một địa điểm trong bốn chục năm qua; về thứ ánh sáng vàng đỏ trên những cửa sổ ở Uskudar vào lúc hoàng hôn, về những giờ phút sớm sủa nhất của buổi sáng, khi mọi người c̣n đang ngủ, ngoại trừ những người đánh cá đang trên đường hướng ra biển, về cái góc của công viên Gulhane Park, tuy được gọi là sở thú, nhưng chỉ có đúng hai chú dê, và ba chú mèo bực bội, rầu rĩ ở trong chuồng, về những ca sĩ hạng ba, trong những câu lạc bộ ban đêm rẻ tiền, bắt chước những ngôi sao ca nhạc b́nh dân Thổ, và những ca sĩ Mỹ, cũng thứ hạng nhất, về những sinh viên trung học buồn nản trong những lớp học tiếng Anh chẳng bao giờ chấm dứt, sau sáu năm chỉ học được trần hai tiếng “yes” và “no”, về những di dân đợi dài người trên những bến tầu Galata; những phụ nữ xinh đẹp với những chiếc khăn choàng, e lệ mặc cả trong những khu chợ trời, vào những buổi chiều mùa đông, vào lúc mà những người bán hàng dẹp hàng, để lộ một cảnh tượng hoang tàn, nào rau trái hư thúi, nào giấy báo gói hàng, bao b́ ni lông, thùng, hộp, về những bà mẹ trẻ, một nách ba đứa nhỏ, cực nhọc  trên đường phố; về tất cả những tầu bè trên biển cùng hú c̣i một lúc khi thành phố ngưng hoạt động để tưởng nhớ Ataturk vào lúc 9.05 sáng ngày 10 tháng 11, về những bậc thềm đá sỏi ch́m dần dưới những đợt nhựa đường và sau cùng biến mất, về những đống đá hoa đổ nát, trong bao thế kỷ, nơi đây là phông tên nước, bây giờ khô cạn, ṿi nước bị mất cắp, về những ṭa building với những pḥng ốc ở hai bên đường phố, trong thời thơ ấu của tôi, đây là nơi trú ngụ của những gia đ́nh trung lưu – bác sĩ, luật sư, thầy giáo, và vợ con của họ -  có thói quen, buổi tối ngồi nghe đài, nghe la dô, bây giờ biến thành những xưởng may, có những cô gái trẻ làm việc suốt đêm, với đồng lương thấp nhất trong thành phố, sao cho có đủ tiền trang trải những nhu cầu cần thiết; về phong cảnh Mũi Vàng, từ cầu Galata nh́n về phía Eyup, về những người bán simit trên bến tầu đưa mắt nh́n lơ đăng trong khi đợi khách hàng, về mọi điều gẫy đổ, rách nát, quá đát, về những con c̣ bay về phía nam từ vùng biển Balkans, Bắc Ấu và Tây Âu khi mùa thu tới gần, chúng đưa mắt nh́n xuống toàn thành phố khi bay qua Bosphorus và vùng đảo Sea of Marmara, về những đám đàn ông trở về nhà, hút thuốc lá lia lịa sau những trận đá banh của đội bóng quốc gia, trong thời thơ ấu của tôi, đội bóng quốc gia này chẳng bao giờ ra về mà không đ̣i cho được sự thất bại nhục nhă: tôi nói về tất cả họ.

Ấy là do coi trọng huzun, coi trọng những biểu hiện của nó ở trong những đường phố, trong những cái nh́n của những con người thành phố, cuối cùng chúng tôi cảm nhận ra, huzun có ở mọi nơi, Vào những buổi sáng giá lạnh mùa đông, khi mặt trời bất th́nh ĺnh rớt xuống vịnh Bosphorus, và một làn hơi nước yếu ớt bốc lên khỏi mặt nước, huzun đậm đặc đến nỗi bạn có thể sờ được nó, thấy nó tràn ra, trải rộng ra, giống như một lớp màng phủ lên những con người và cảnh vật.

Như vậy, có một khoảng cách siêu h́nh lớn giữa huzun và nỗi buồn của một con người cô đơn của Burton; tuy nhiên, có một sự giông giống giữa huzun và một h́nh thức khác của nỗi buồn, được Claude Lévi-Strauss miêu tả trong Nhiệt Đới Buồn Thiu, Tristes Tropiques. Những thành phố nhiệt đới của Levi-Strauss hơi giống Istanbul, này nằm trên đường vĩ tuyến 41, nơi khí hậu th́ dịu dàng, đất đai thân quen, sự nghèo đói không đến nỗi quá cay nghiệt, sự mỏng manh của những cuộc sống ở Istanbul, cách mà người ở  đó đối xử với nhau, và khoảng cách mà họ cảm thấy, giữa họ với những trung tâm của Âu Châu, những điều đó khiến những người Tây phương vừa mới lần đầu ghé thăm Istanbul khó mà hiểu được, và do khó mà hiểu được, họ gán cho thành phố một cái “vẻ bí ẩn”, và từ đó, đồng nhất huzun với nỗi buồn thỉu buồn thiu, tristesse, của Lévi-Strauss.

Buồn thiu, tristesse, không phải nỗi đau ảnh hưởng lên một cá nhân cô đơn; huzuntritesse, cả hai đề nghị một t́nh cảm chung, một khí hậu, và một văn hóa, được chia sẻ bởi hàng triệu con người. Nhưng những từ và những t́nh cảm chúng miêu tả th́ không đồng nhất, và nếu chúng ta cố rạch ṛi, t́m cho được sự khác biệt, th́ cũng khó mà nói, rằng, Istanbul giầu có hơn Delhi hay Sao Paolo (nếu chúng ta đi tới những xóm nghèo, những thành phố và sự nghèo khổ, qua những thiên h́nh vạn trạng của nó, th́ có thể nói, ở đâu cũng như nhau). Sự khác biệt có thể là do, ở Istanbul những cái c̣n lại của nền văn minh hiển hách đă qua th́ thật rơ nét. Cho dù bỏ bê, cho dù hoang phế, cho dù bị bủa vây, những tàn dư của đế chế, không phải chỉ những thánh đường lớn lao, những công tŕnh hoành tráng, mà ngay cả những cái li ti, nhỏ nhoi c̣n lại, hiện diện gần như ở bất cứ một nơi nào trong thành phố, ở hai bên đường, ở một góc phố - những ṿm cung nho nhỏ, những phông tên nước, những thánh đường nơi đầu hay cuối xóm -  quái quỉ chi đâu, chúng tẩm vào người dân sống chung chạ với chúng, một nỗi đau, một nỗi nhớ, hay một nỗi chết không rời.

Chẳng làm ǵ có những tàn dư đế chế như vậy, ở những đô thị Tây Phương, được ǵn giữ như là viện bảo tàng lịch sử, hay trưng bầy một cách hănh diện, tự hào. Những con người của Istanbul cứ thế ôm khư lấy chúng cùng với những cuộc sống của họ giữa những điêu tàn, hoang phế. Nhiều nhà văn, nhà du lịch Tây Phương coi đây là một điều dễ thương vô chừng. Nhưng đối với những cư dân mẫn cảm, thân quen hơn, những tàn dư đế chế nhắc nhở họ, thành phố hiện nay quá nghèo, quá xô bồ, và thật vô phương, sẽ có một ngày lại hiển hách như xưa, về những mặt giầu sang quyền uy, và văn hóa. Thật khó có thể tự hào về những căn nhà xiêu vẹo, đổ nát, bị bỏ bê, dơ dáy, bùn và bụi bám đầy, và thật đẹp làm sao, khi c̣n là một đứa nhỏ, những lần tôi đứng nh́n chúng bị lửa thiêu rụi từng chiếc một.

Trong lúc du lịch Thụy Sĩ, vào năm 1867, Dostoevsky loay hoay, h́ hục cố t́m hiểu, tại làm sao mà những người dân Genève lại tự hào đến phát khùng v́ thành phố của họ. “Họ đắm đuối nh́n, ngay cả những món đồ giản dị, tầm thường nhất, thí dụ, những cây cột trên đường phố như thể chúng là những ǵ tuyệt vời nhất ở trên cơi đời này”, trong một lá thư, nhà văn xô vanh thù ghét Tây Phương thậm tệ viết. Tự hào về thành phố đến nỗi, khi có một khách du lịch hỏi thăm đường, chỉ là những chỉ dẫn thông thường đơn giản nhất, nhưng đâu có được: “Ngài cứ theo con phố này đi thẳng xuống, qua một cái phông tên lịch sự, tuyệt vời, bằng đồng”. Trong Bedia and the  Beautiful Elini, của nhà văn lớn Ahmet Rasim (1865-1932), một cư dân thành phố Istanbul đă ứng xử trong một trường hợp tương tự: “Đi quá haman Ibrahim Pasha, đi qua chút nữa. Ở phía bên phải, nh́n qua khu điêu tàn vừa đi qua bạn sẽ thấy một căn nhà đổ nát”. Những người dân thành phố Istanbul của ngày hôm nay chắc sẽ chẳng vui ǵ, về mọi điều bầy ra trước những người ngoại quốc ở trong những con phố khốn cùng như vậy.

Một cư dân Istanbul tự tin, lạc quan hơn chắc là sẽ trưng ra những cửa hàng tạp hóa, hay những quán cà phê của thành phố, như là thương hiệu của anh ta, điều này bây giờ là vậy, và chúng được coi như là những kho tàng lớn lao nhất của Istanbul hiện đại. Nhưng chuyến bay lẹ nhất để chạy trốn huzun của những điêu tàn, là vờ đi tất cả những công tŕnh lịch sử, chẳng thèm để ư đến những cái tên của những ṭa building hay những nét đặc biệt về kiến trúc của chúng. Đối với nhiều cư dân Istanbul, sự nghèo đói và sự ngu dốt đă phục vụ thật tốt cho đến tận cùng. Lịch sử trở thành một từ không có nghĩa: họ gỡ đá từ những bức tường của thành phố, cộng thêm vào vôi vữa, vật liệu xây cất, và tạo ra những ṭa building mới, hay là t́m cách tu bổ những ṭa nhà cũ. Và như vậy, là chúng cứ lẵng nhẵng cùng với họ: Bằng cách bỏ bê quá khứ, và cắt đứt mối liên hệ với nó, họ càng làm cho huzun ở trong họ mạnh thêm lên. Huzun mọc lên từ nỗi đau mà họ cảm thấy, trước mọi điều đă mất, và chính điều này lại thúc đẩy họ sáng chế ra những thất bại mới, những cách mới để diễn tả sự khốn cùng của họ.

Nỗi buồn thỉu buồn thiu mà Lévi-Strauss miêu tả là điều mà một người Tây Phương cảm thấy, khi ông làm một cuộc nghiên cứu những thành phố rộng lớn bị cái nghèo đói hành hạ của vùng nhiệt đới, khi ông nh́n ngắm những mớ người hỗn độn và cuộc sống ngổn ngang của họ. Nhưng ông không nh́n thành phố qua con mắt của họ. Tristesse có trong nó, một con người Tây Phương, cảm thấy tội lỗi đầy ḿnh và cố xoa dịu nỗi đau, mặc cảm tội lỗi của một tên thực dân, bằng cách từ chối không chấp nhận những bản kẽm, những định kiến, ḥng tô son điểm phấn lên những cảm tưởng của ḿnh. Huzun, về mặt khác, không phải là một t́nh cảm thuộc về một người quan sát đứng ở bên ngoài, không nhập cuộc. Tùy mức đột gia giảm, âm nhạc cổ điển Ottoman, âm nhạc b́nh dân Thổ nhĩ kỳ, đặc biệt nhạc abaresque vốn trở thành b́nh dân trong thập niên 1980, tất cả đều diễn tả cùng một xúc động, mà chúng ta cảm thấy, giữa đau đớn thân thể, và nỗi sầu miên man. Và những người Tây Phương tới thành phố đă thất bại không nhận ra điều này. Ngay cả Gérard de Nerval (mà sự buồn bă riêng tư của chính ông đă khiến ông tự tử), đă nói đến chuyện, ông hoàn toàn lột xác, hoàn toàn mới mẻ, tươi rói, nhờ những mầu sắc, cuộc sống đường phố, sự hung bạo, và những lễ nghi của Istanbul. Ông ghi nhận, đă nghe tiếng đàn bà cười lớn trong những nghĩa địa của Istanbul. Có thể ông tới Istanbul trước khi thành phố đi vào cơn tưởng niệm, hồi nhớ, nghĩa là khi đế quốc Ottoman c̣n oanh liệt hiển hách, hay có thể bởi v́ chính ông ta đang cần trốn thoát nỗi buồn của ḿnh, những điều này đă gợi hứng cho ông trang điểm rất nhiều trang trong Du ngoạn tới Đông phuơng, với những màn quái dị sáng ngời của Đông Phương.

Istanbul không mang nỗi buồn huzun của nó như là “một thứ bịnh không thuốc chữa”, hay một “nỗi đau tự nguyện, mà chúng ta cần phải thoát ra khỏi nó”. Nó mang huzun là do chọn lựa. Và như thế, nó t́m ra con đường của nó, để trở lại với nỗi buồn của Burton, khi ông này cho rằng “Tất cả những thú vui khác th́ trống rỗng/ Chẳng chi ngọt ngào bằng nỗi buồn”; ở đây, vang vọng lên sự tự trào, huênh hoang về sự quan trọng của nó trong cuộc sống Istanbul. Cũng thế, huzun trong thi ca Thổ nhĩ kỳ sau khi thành lập nền Cộng hoà, nó cũng diễn tả cùng một nỗi đau đó, một nỗi đau mà chẳng ai muốn chạy trốn nó, nỗi nhức nhối mà sau cùng không những sẽ cứu vớt linh hồn chúng ta mà c̣n làm cho chúng sâu thẳm thêm lên. Với nhà thơ, huzun là cái cửa sổ mù mù sương sương khói khói giữa anh ta và thế giới. Bức màn ảnh mà anh ta phóng chiếu xuống cuộc đời th́ đau đớn bi thương, ấy là v́ cuộc đời th́ bi thương đau đớn! Và cũng vậy, là những cư dân của thành phố Istanbul, họ ẩn nhẫn, chiều theo sự khốn khổ, bần cùng, và sự chán chường, thất vọng. Cứ bám như đỉa đói, vào cái  vinh dự được chủ nghĩa thần bí Sufi ban cho, huzun không chỉ đem đến cho những kẻ ẩn nhẫn chịu đựng một dáng điệu cao sang, mà c̣n giải thích giùm cho họ, rằng chọn lựa như thế, là ôm lấy sự thất bại, sự ngần ngại không dám quyết định một điều chi, sự bại trận, và sự nghèo khổ, một cách thật là triết học, và với một sự kiêu hănh như thế đó, đề xuất: huzun không phải là một giải thoát, một lối ra cho những đau khổ, mất mát, buồn phiền của cuộc đời, nhưng đây chính là nghĩa cả của nó. Và đó cũng là nghĩa cả của những vị anh hùng trong những phim ảnh Thổ nhĩ kỳ thời thơ ấu và trai trẻ của tôi,  và cũng c̣n là những anh hùng trong đời thực của tôi trong cùng một thời kỳ: Tất cả những vị anh hùng đó đều đem đến cho tôi cái cảm tưởng, bởi v́ huzun họ ôm ấp ngay trong trái tim của họ, ngay từ khi ra đời, cho nên họ không thèm màng tới tiền bạc, thành công, hay là những người đàn bà mà họ yêu. Huzun không chỉ làm cho những cư dân Istanbul trở thành tê liệt, nó c̣n đem đến cho họ, cái giấy cho phép của thơ ca, “được” tê liệt.

Một t́nh cảm như thế không thể chi phối, hay điều động những nhân vật, thí dụ như một Rastignac của Balzac, một người, như khách biên đ́nh, tới thành phố, với tham vọng điên cuồng làm cho tinh thần của đô thị tân thời trở nên lẫm lẫm liệt liệt. Huzun của Istanbul không hề đề xuất một cá nhân trân ḿnh, trường mặt chiến đấu chống lại xă hội; ngược hẳn lại, nó xúi giục một cơn lũ lụt của niềm ước ao, hăy đối đầu, hăy chống lại những giá trị, và những tập tục của cộng đồng, và khuyến khích chúng ta hăy bằng ḷng với tí ít ỏi, hăy vinh danh những đức hạnh của sự hài ḥa, đồng điệu, tủi nhục. Huzun dậy hăy kiên tŕ chịu đựng bao lần đói khổ, túng thiếu, suy sụp; nó cũng c̣n khuyến khích chúng ta hăy đọc đời sống và lịch sử của thành phố theo kiểu ngược lại. Nó cho phép người dân thành phố Istanbul nghĩ về sự thất trận và sự nghèo khổ không phải như một điểm chấm dứt lịch sử, nhưng mà là một bắt đầu đáng kính nể, và đă được xác định sẵn, từ trước khi họ ra đời. Như thế, vinh dự, từ huzun mà ra, có thể trật đường rầy. Tuy nhiên, nó thực sự đề nghị, Istanbul không ôm ấp huzun như là một căn bệnh không sao chữa trị, lan rộng ra khắp thành phố, hay như một sự nghèo khổ khốn cùng không làm sao thay đổi được, mà cứ phải lê lết chịu đựng, như một nỗi đau, hay như một sự thất bại ngỡ ngàng, sửng sốt, khi được nh́n ngắm, và phán xét, qua hai mầu đen và trắng; nó ôm ấp huzun của nó với vinh dự.

Ngay đầu thập niên 1580, Montaigne lập luận, chẳng có vinh dự trong thứ xúc động mà ông ta gọi là nỗi buồn thỉu buồn thiu [tristesse] (Ông sử dụng từ này, cho dù chính ông biết, phải là từ “melancholic”; những năm sau đó, Flaubert cũng xử sự như Montaigne). Montaigne nh́n ‘tristesse’ như là kẻ thù của chủ nghĩa duy lư trông cậy vào bản ngă, vào chính ḿnh, và chủ nghĩa cá nhân. Tristesse, theo cái nh́n của ông, không xứng đáng để viết bằng chữ hoa, bên cạnh những đức tính lớn lao khác, Wisdom [sự Khôn ngoan, Minh triết], Virtue [Đạo hạnh], và Ư thức [Conscience], ông chấp nhận một từ tiếng Ư, tristezza, với tất cả những sắc thái của sự khùng điên và thương tật, là nguồn của bao nhiêu cái ác quỉ tà ma không đếm được.

Nỗi buồn của Montaigne, th́ cũng giống như thái độ của ông khi đối đầu với cái chết là một điều ǵ mà ông cố gắng kiềm chế, một ḿnh, chẳng cần ai, chỉ bằng sự thông minh của một nhà trí thức sống riêng rẽ, tách biệt, cùng với sách vở của ḿnh. Nhưng, huzun của Istanbul là một điều ǵ mà cả thành phố cùng cảm thấy và xác nhận, như là một. Cũng giống như những nhân vật ở trong Hoà b́nh của Tanpinar, cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất đă từng được viết ra về Istanbul: Bởi v́ nhiễm huzun từ lịch sử của thành phố, những nhân vật ở trong đó th́ tan toang, và bị kết án phải thua. Chính là do huzun phán như vậy, mà không t́nh yêu nào được phép chấm dứt trong êm ả. Y hệt như trong những phim đen trắng – ngay cả những phim với những câu chuyện t́nh thật cảm động, rất thực - nếu lấy bối cảnh là Istanbul, th́ thật rơ ngay từ khởi đầu, huzun mà cậu con trai mang từ thuở vào đời, sẽ dẫn câu chuyện tới bi thương sầu năo.

Trong những phim đen trắng này, hay trong những tác phẩm ‘nghệ thuật cao” như Hoà b́nh của Tanpinar, thời điểm xác nhận căn cước th́ như nhau. Đó là lúc những nhân vật tự rút lui vào trong chính họ, như ốc sên chui vô vỏ, khi họ thất bại không đủ bản lĩnh, quyết tâm, hay vụng về lúng túng không làm chủ được t́nh thế, và thế là cũng đành để cho ḍng đời cuốn phăng đi, tự ḿnh đặt để dưới những điều kiện mà lịch sử và xă hội ban cho họ, đó là lúc chúng ta ôm lấy họ, nhận ra họ, và đó cũng là lúc cả thành phố làm như chúng ta. Cho dù hoành tráng cỡ nào, cho dù nổi tiếng ra sao, những cảnh, những xen đen trắng trong phim bầy ra những cuộc sống trên đường phố Istanbul, chúng đều lung linh huyền ảo trong nỗi buồn huzun. Thỉnh thoảng, trong lúc đổi đài TV, t́nh cờ tôi lọt vô nửa chừng một cuốn phim hồi đó, và một ư nghĩ kỳ cục chợt đến với tôi: Khi một nhân vật trong phim lang thang trên con phố trải sỏi, trong xóm nghèo, đưa mắt nh́n lên ánh sáng từ những khung cửa sổ trong một căn nhà gỗ, và nghĩ tới người yêu dấu, người yêu dấu này, lẽ dĩ nhiên sẽ lấy một người khác, đúng như kịch bản chuyện t́nh buồn, hay khi nhân vật chính trả lời một cách hănh diện một ông chủ hăng giầu có, quyền thế, và chấp nhận cuộc sống của ḿnh, nó như thế nào th́ cứ thế đó, và quay qua nh́n về phía vịnh Bosphorus đen trắng, có vẻ như đối với tôi, huzun không phải đến từ câu chuyện tan nát, đau đớn của nhân vật chính, hay từ sự thất bại không lấy được bàn tay của người đàn bà mà anh ta yêu thương; nhưng huzun, trong lúc tẩm vào những cảnh vật, những con phố, những khung cảnh nổi tiếng của Istanbul, đă bước vô trái tim của anh chàng si t́nh và bẻ gẫy ước muốn của anh ta. Và như thế, đối với tôi, để hiểu câu chuyện, và chia sẻ nỗi buồn của anh ta, chỉ cần nh́n khung cảnh. Bởi v́, với những nhân vật trong những phim b́nh dân, hay trong phim Ḥa b́nh của Tanpinar, chỉ có mỗi hai cách để vượt quá ngơ cụt: hoặc đi lang thang dọc theo vịnh Bosphorus, hay quay lại với những con phố phía sau lưng thành phố và ngắm nghía những điêu tàn đổ nát ở trong chúng.

Giải pháp độc nhất của nhân vật là giải pháp mang tính cộng đồng. Nhưng với những nhà văn, nhà thơ Istanbul, những người hào hứng phấn khởi v́ văn hóa Tây phương, và muốn nhập vào thế giới đương thời, vấn đề cũng vẫn c̣n rối rắm. Cùng với ư nghĩa cộng đồng mà huzun mang tới, những nhà văn nhà thơ nói trên c̣n mong du nhập được chủ nghĩa duy lư của Montaigne, nỗi cô đơn t́nh cảm của Thoreau. Vào những năm đầu của của thế kỷ 20, một số trong họ đă dựa vào những ảnh hưởng trên để sáng tạo ra một h́nh ảnh Istanbul, phải nói là, vẫn có phần của thành phố, và cũng có phần câu chuyện của tôi. Tôi viết cuốn sách này, trong một cuộc đàm luận thường trực  – và đôi lúc, căng thẳng, gay go - với bốn tác giả buồn bă đơn độc; họ, (sau khi đọc ngấu nghiến, ngập ngừng bàn căi liên miên, và ngẫu hứng dạo chơi  xen những t́nh cờ, ngẫu nhiên), đă đêm đến cho một thành phố Istanbul hiện đại nỗi buồn của nó.

 

 

(Nguồn : Tin Van

www.tanvien.net )

 

trang nguyễn quốc trụ

art2all.net