Nguyễn Quốc Trụ

 

 

TIỂU THUYẾT MỚI Ở VIỆT NAM


 

Trong bài phỏng vấn do Nguyễn Mạnh Trinh thực hiện, đăng trên Văn Học (Hoa Kỳ), Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, trong số những người viết được gộp chung vào một nhóm, Huỳnh Phan Anh là người mặn mà nhất với cái gọi là tiểu thuyết mới.
Theo tôi, người xứng đáng "đại diện" cho tiểu thuyết mới ở Việt Nam phải là Hoàng Ngọc Biên. Anh không những là người đầu tiên giới thiệu trào lưu tiểu thuyết mới tại Pháp tới độc giả Việt Nam, như Nguyễn Xuân Hoàng cho biết trong bài phỏng vấn, nhưng c̣n đem áp dụng lối viết đó, vào trong tác phẩm, trong tập truyện "Đêm ngủ ở tỉnh" của anh. Người mà anh "mặn" nhất, là Michel Butor. Hồi đó, tụi này thường gọi đùa, "Voilà Monsieur Biên-Butor ", mỗi lần anh t́nh cờ ghé quán Cái Chùa, ở đường Tự Do Sài-g̣n.

Cũng trong bài phỏng vấn, Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, Nguyễn Đ́nh Toàn đă có tác phẩm, và đă nổi tiếng, trước khi "la cà đàn đúm" với đám tiểu thuyết mới. Với cá nhân người viết, Nguyễn Đ́nh Toàn đọc những bài viết của tôi trên Nghệ Thuật, rồi nhân một bữa cùng ăn sáng tại quán phở 44, (ngay phía trước Đài Phát Thanh Sài-g̣n, số 5, Phan đ́nh Phùng, nơi anh làm việc, c̣n tôi làm việc tại building số 7 kế bên), anh đề nghị tôi viết cho Văn. Đó là lần đầu tiên tôi quen biết Toàn. Anh cũng là người "khám phá" và đưa Huỳnh Phan Anh tới với tạp chí Văn, khi cả đám chúng tôi đă trở thành thân thiết.

Trong Văn Học Tổng Quan, Vơ Phiến coi Dương Nghiễm Mậu có lẽ là người thành công nhất và sớm sủa nhất, sử dụng các kỹ thuật mới vào văn chương Việt Nam. "Trong cuốn truyện dài Con Sâu chẳng hạn, 'tôí không phải là một nhân vật nào, khi là nhân vật này, khi lại là nhân vật nọ; sự chuyển vị xẩy ra thoăn thoắt làm nổi bật sự thay đổi đột ngột những quan điểm nh́n sự vật khác nhau". Trong một bài viết của Mai Thảo, trong "Chân dung nhà văn", ông lại coi người tài hoa nhất của nhóm tiểu thuyết mới tại Việt Nam là Nguyễn Đ́nh Toàn. Cả hai nhận định trên đều đúng, nếu chỉ nói về khía cạnh tài năng, nỗ lực cá nhân khi cố gắng làm mới văn chương Việt Nam. Nhưng bảo hai nhà văn nổi tiếng nói trên là thuộc nhóm tiểu thuyết mới, tôi muốn nói, như những người sáng tác theo quan điểm tiểu thuyết mới tại Pháp, điều này sợ chưa đủ sức thuyết phục.

Lucien Goldmann, trong bài viết "Tiểu thuyết mới và Thực tại", in trong cuốn "Xă hội học về tiểu thuyết", cho thấy, trong khi nhiều nhà phê b́nh, và đa số công chúng thưởng ngoạn, nh́n tiểu thuyết mới, như là những kinh nghiệm hoàn toàn có tính h́nh thức, hay một toan tính chạy trốn thực tại xă hội, hai tác giả đại diện chính của trào lưu này là Nathalie Sarraute và Alain Robbe- Grillet, ngược lại, đă muốn nói với chúng ta rằng, tác phẩm của họ được sản sinh từ một cố gắng - càng chân xác, càng cơ bản chừng nào hay chừng đó - nắm bắt thực tại thời đại của chúng ta. Họ là mhững tác giả hiện thực cơ bản nhất, triệt để nhất trong số những nhà văn hiện thực Pháp, nếu chúng ta quan niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn chương là sáng tạo bằng tưởng tượng ra một thế giới mà cơ cấu của nó tương ứng với cơ cấu thiết yếu của thực tại xă hội - một xă hội mà tiểu thuyết đă được viết ra từ trong ḷng của nó. Một xă hội đă cưu mang, thai nghén ra tiểu thuyết. Và đây là giả thuyết của Goldmann: Trong các dạng văn học, tiểu thuyết là dạng liên can, tức thời nhất, và trực tiếp nhất, tới cơ cấu kinh tế, theo một nghĩa hẹp nhất của từ này. Tới những cơ cấu trao đổi và sản phẩm thị trường. Thực tại thời đại chúng ta cho thấy, nếu trước đây, con người là trung tâm vũ trụ, bây giờ đồ vật trở thành "thần vật". Liên hệ người-vật ngày càng nghiêng về phía đồ vật. Thế nhất quán mang tính cơ cấu "nhân vật-đồ vật" ngày càng biến đổi cùng với sự biến mất của nhân vật nhường chỗ cho đồ vật làm chủ. Từ đó, tiểu thuyết mới mang đủ thứ tên, phản-tiểu thuyết, phản-con người, phản-văn chương...

Nh́n từ quan điểm đó, chúng ta không thể nào coi Nguyễn Đ́nh Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà văn tiểu thuyết mới. Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ư thức sáng suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của ḿnh trong một xă hội đang manh nha tan ră, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố t́m một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo đức thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy "tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đ́nh Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa mưa nắng ở Miền Nam, trong khi chờ đợi cơn băo tố chiến tranh xóa sạch tất cả.

Giả thuyết của Lucien Goldmann dựa vào lư thuyết nổi tiếng của Marx, trong Tư Bản Luận, lư thuyết về sự thờ phụng đồ vật, phương tiện phục vụ, tiện dụng, của xă hội Tây phương, tức xă hội tư bản hiện nay. G. Lukács có một từ rất hay, rất chính xác để gọi hiện tượng này là vật hóa (reification).

Cũng trong bài phỏng vấn kể trên, Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, ông không "mặn" với cái món tiểu thuyết mới. Nhưng theo tôi, trong những tác phẩm đầu tay, trong cuốn Sinh Nhật chẳng hạn, ông đă không chấp nhận nhân vật tiểu thuyết như một con người có cá tính, có một đời sống tâm lư, sinh lư, có một hoàn cảnh xă hội đặc biệt... Ông chọn một con người không có cá tính, đại khái như vậy. Và như thế, vô h́nh chung ông đă chấp nhận, một cái ǵ đó, của tiểu thuyết mới, khi trào lưu này không thể nào quan niệm một thứ văn chương đồng hóa con người vào những t́nh cảm ỷ ôi, sướt mướt, con người như là một con vật bị "raped" (hăm hiếp) bởi thất t́nh, hỷ nộ ái ố...

Tuy dựa vào lư thuyết Mác-xít để giải thích sự xuất hiện của trào lưu tiểu thuyết mới, như L. Goldmann đă làm, trên thực tế, ngay tại Pháp, và tại những nước Cộng Sản, trào lưu này đă không tránh khỏi những chỉ trích nặng nề là đă không có trách nhiệm (lack of commitment) với văn chương, lịch sử, với con người... "Một sự từ chối cái thực. Không thể hiện những mâu thuẫn trong xă hội tư bản. 'Trong mê cung' ('Dans le labyrinthé , của A. Robbe- Grillet) là cái quái ǵ nếu so với Việt Nam?" Sartre đă từng phát biểu, ông không thể đọc Robbe-Grillet trong một xứ sở kém phát triển. Câu nói của ông sau được ghi lại trong bài viết của Claude Simon, Orion aveugle, (Geneva, 1970, trang 106), trong bài nói chuyện của một thành viên tham dự một hội nghị văn chương bàn về nghĩa vụ xă hội của nhà văn, được tổ chức tại một xứ Mỹ Châu La Tinh: "H́nh như đối với tôi, chúng ta hội họp ở đây để bàn về những vấn đề này (không phải những vấn đề mang tính hàn lâm), những vấn đề về sáng tạo văn chương mà những dân tộc bị áp bức chẳng có ǵ mắc mớ với chúng". "Nhóm" tiểu thuyết mới tại Việt Nam đă từng bị những người theo Cộng Sản, như Lữ Phương chẳng hạn, gọi là nhóm văn chương "viễn mơ".

Người xưa nói, đừng đem thành bại luận anh hùng. Trong "cơi văn chương", tất cả những tác phẩm thành công đều là những kinh nghiệm về sự thất bại. Hoặc chính là sự thất bại.

"Hết thuốc chữa, chuyện anh có mặt trên trái đất này", Hamm nói với Clov trong Tàn Cuộc, Endgame (Beckett), hay như trong Tiến lên Tàn Mạt, Worstward Ho (cũng của Beckett): "Hăy thua. Thua nữa. Thua cho bảnh." ("Fail. Fail again. Fail better.") Theo ông, đó là chức năng tuyệt vọng của người nghệ sĩ hiện đại, kẻ bị kết án phải trung thành với sự thất bại.

Nh́n theo cách thế đó, tiểu thuyết mới và các tác giả của nó chính là một sự thất bại, như James Joyce, như Beckett, như Kafka... đă từng thất bại.
 

Nguyễn Quốc Trụ

http://tanvien.net/tg/tg14_tieu_thuyet_moi.html
http://www.tanvien.net/Day_Notes/Saigon_Gau_Ngay_Nao.html

 

(Nguồn : Tin Văn 

www.tanvien.net ;

tinvan.limo)

 

 

 

trang nguyễn quốc trụ

art2all.net