Nguyễn Quốc Trụ

 

T̀NH YÊU THỜI THỔ TẢ


 


Bắc Âu được coi là thánh địa của nhà văn; sự kiện những nhà văn Bắc Âu hiện đang đứng đầu danh sách best sellers, ở trong nước và trên thế giới, “đă làm thay đổi giả thuyết rằng những thiên tài sáng tạo phải chịu đau khổ mới làm ra nghệ thuật…. an ninh thịnh vượng có thể cung cấp nguồn cảm hứng riêng của nó.”

Các nhà văn ở Na Uy, Phần Lan… được trọng vọng y hệt như các minh tinh màn bạc ở Hoa Kỳ. Người dân ở đây ham đọc, “có thể là do thời tiết”. Dân Bắc Âu “mặn mà” nhất với chuyện mua sách, chỉ thua dân Anh.

Người viết có nghe một giai thoại về xứ Bắc Âu, theo đó, thanh niên ở đây có giá lắm. Một chàng trai khuyên một anh bạn được qua xứ Bắc Âu, “Qua đó, ban đêm đừng ra khỏi nhà nhé!” Anh bạn tưởng t́nh trạng an ninh không bảo đảm, hay có giới nghiêm ở xứ sở “mặt trời đêm”. “Ban đêm mà ra khỏi nhà là bị các cô gái bắt cóc đó!”

Đấy là nói về Thánh Địa của nhà văn. Và của… đàn ông.

Nếu Bắc Âu được coi là thánh địa của nhà văn, như vậy thánh địa của văn chương chắc là thuộc về ḍng văn chương viết bằng tiếng Tây Ban Nha, thuộc vùng Mỹ Châu La Tinh, với những cao thủ như Garcia Marquez.

Trong một tuyển tập những truyện ngắn ngoại, được gọi là “hay nhất thế giới” người viết được đọc những ngày mới lớn, có câu chuyện một vị linh mục dậy tại hai trường nam nữ phân biệt. Có hai cô cậu, mỗi người ở một đầu sông Tương, nên đành lấy cái nón ở trên đầu vị linh mục làm nơi ḥ hẹn. Nói rơ hơn, cái nón của vị linh mục chính là một hộp thư lưu động giữa hai ngôi trường. Một bữa vị linh mục t́nh cờ biết được bí mật, và ông bị cuốn hút bởi những lời lẽ trong những lá thư t́nh. Nhưng v́ một giận hờn, hay một hiểu lầm, cuộc t́nh có dấu hiệu đi đến tan vỡ. Vị linh mục bèn mạo chữ viết, làm một cuộc hàn gắn. Sau cùng đi đến hôn nhân.

Trong T́nh Yêu Thời Thổ Tả của Garcia Marquez, cũng có một câu chuyện tương tự như vậy. Nhân vật chính yêu một cô gái. Cô gái đi lấy chồng. Anh chàng quyết tâm đợi khi nào anh chồng chết, sẽ cưới cô gái. “Một người đàn ông với linh hồn của một thi sĩ, và sự kiên nhẫn của một vị thánh”: Florentino Ariza đă kiên nhẫn đợi hơn nửa thế kỷ; “t́nh yêu trong khi đợi chờ” của anh trải dài 51 năm, 9 tháng, và 4 ngày; trong khi chờ đợi người yêu “thứ thiệt” như vậy, anh đă trải qua 622 chuyện t́nh ái lăng nhăng, cho qua th́ giờ, nhưng cũng thuộc loại dài hạn (long-term liaisons). Và khi cuộc đời thực sự của anh bắt đầu, anh nói với người yêu: anh vẫn c̣n là trai tơ! Nàng tuy không tin tưởng cho lắm, nhưng lại mê cách anh nói câu đó: không vướng chút bụi trần! (But she liked the spirited way in which he said it).

Người viết liên tưởng tới câu nói của nàng Kiều khi tái ngộ Kim Trọng: Chữ trinh c̣n một chút này…

Kundera cho rằng, nếu con người chỉ có một cuộc đời để sống, th́ tốt hơn hết nên chết đi cho rồi! Theo ông, có một đời chưa đủ, mà cần phải có hằng hà sa số cuộc đời. Một kỷ niệm, nó không phải để nhớ lại, về một lần xẩy ra trong đời, mà cứ thế xẩy đi xẩy lại măi măi, mỗi lần một khác, trong trí tưởng tượng của chúng ta. Em không hiện hữu, cuộc t́nh của chúng ta không thật, nếu anh không tưởng tượng ra em, không tưởng tượng ra cuộc t́nh…

Trong hơn nửa thế kỷ chờ đợi, Ariza đă có thời gian làm nghề viết mướn. Một lần, một cậu con trai nhờ viết thư tỏ t́nh cho một cô gái. Anh tưởng tượng như đang viết cho người yêu. Thú vị nhất, là cô gái nhận thư lại nhờ đúng anh, để viết thư trả lời. Sau cùng hai cô cậu lấy nhau, đưa nhau tới gặp ông mai, mới biết sự thực.

Đề tài viết thư t́nh giùm này, coi bộ rất ăn khách. Trên báo Văn mới gần đây có một truyện ngắn, h́nh như dịch Isabel Allende, viết về một cô gái lấy “lầm chồng”, v́ những bức thư t́nh. Sau cô t́m ra thủ phạm, là ông thầy giáo cô con gái của cô. Và cô bắt thường, bằng cuộc t́nh của… đôi ta!

Isabel Allende là một nữ cao thủ của ḍng văn chương Mỹ Châu La Tinh. Cuốn “Ngôi nhà của những hồn ma” của bà chẳng thua ǵ “Trăm Năm Cô Đơn” của Garcia Marquez. Những trang sách như run lên bần bật, v́ t́nh yêu và hận thù. Cả hai nhà văn này đều bước ra từ cái bóng của nhà văn người Mỹ, W. Faulkner. Hận thù ở trong tiểu thuyết của Faulkner là do mầu da, c̣n ở Isabel Allende là do giai cấp, nhưng đều là anh em, thuộc những đời vợ đen trắng hoặc giai cấp khác biệt, giết lẫn nhau.

T́nh Yêu Thời Thổ Tả, cái ǵ vậy cà?

Sau khi ông con được người yêu cho phép gặp mặt, bà mẹ biết liền, bởi v́ ông con trai nói không ra tiếng, đêm nằm ngủ găi sồn sột, lăn qua lăn lại, đập ḿnh đập mẩy, mất tiêu luôn khẩu vị. Ghê gớm hơn nữa, trong thời gian chờ đợi người yêu trả lời thư, t́nh trạng ông con ngày càng trở nên nguy kịch: ỉa chẩy, ói mửa… bà mẹ đưa đi bác sĩ cấp cứu, và sau cùng đành kết luận: những triệu chứng của t́nh yêu giống “y chang” những triệu chứng của bịnh thổ tả!

Trong tập tiểu luận Quê Hương Tưởng Tượng, S. Rushdie cho rằng, sức tưởng tượng của Garcia Marquez phần lớn là từ kỷ niệm về người bà của ông. Ngoài ra c̣n những nguồn khác nữa. Tác giả đă từng xác nhận, ông ảnh hưởng Faulkner, và thế giới kỳ ảo Macondo là một phần bất động sản Yoknapatawpha của Faulkner được dời tới một khu rừng ở Colombia. Ngoài ra c̣n Borges, và sau lưng vị khổng lồ này, nhiều người khác. Thời gian viết phim truyện cho điện ảnh đă cho ông ư tưởng, người Mỹ đă bắt một nhà độc tài Mỹ châu La tinh phải đem biển cả trả cho họ, thay cho những món nợ c̣n thiếu, trong Mùa Thu của Trưởng Lăo (L'Automne du Patriarche). Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là người bà của ông. Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết được thừa hưởng ngôn ngữ của bà. Chính giọng kể là của bà. Bà là một người kể chuyện tuyệt vời. Trong những gia đ́nh thuộc sắc dân da đỏ, người đàn bà ǵn giữ kho tàng chuyện kể, và Nam Mỹ cũng có truyền thống này.

Garcia Marquez được ông bà nuôi nấng và ông chỉ gặp mẹ lần đầu tiên vào lúc 7, hoặc 8 tuổi. Sau 8 tuổi, chẳng có chuyện chi là hay ho, khác thường đối với ông. Ông nói về ông bà của ḿnh: họ có một căn nhà thật lớn, đầy những hồn ma. Họ cũng rất mê tín. Trong mỗi góc nhà là những bộ xương, và những kỷ niệm, và sau 6 giờ tối là không ai dám ra khỏi pḥng. Từ những kỷ niệm về căn nhà, mượn thêm giọng kể của người bà, như cục nam châm, ông xây dựng thế giới Macondo.

Nhưng rơ ràng ông c̣n có nhiều hơn thế nữa. Ông rời Aracataca, ngôi làng thơ ấu khi ông c̣n quá trẻ, và thực tại phố phường khác xa, nhiều khi trái ngược với vùng rừng núi. Trong Trăm Năm Cô Đơn, Người Đẹp Remedios bay lên trời là một biến cố được đợi chờ, nhưng khi chuyến xe lửa đầu tiên tới Macondo, một người đàn bà chạy ra giữa mặt lộ, la lớn: Nó tới rồi. Con ǵ giống như một cái bếp kéo theo sau nó cả một cái làng! Garcia Marquez đă quyết định để viễn ảnh thế giới của người dân quê ở bên trên cái của kẻ tỉnh; đó là nguồn gốc sự diệu kỳ ở nơi ông.

Ở Mỹ Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực bị bưng bít đến nỗi không c̣n biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ c̣n một sự thực độc nhất, đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xă hội được tạo thành chỉ có “một nửa”; trong đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối nát công cộng của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ riêng tư của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lư, những chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó là tính nhiệm mầu của ông.

T́nh Yêu và Những Quỷ Dữ Khác (Love and other Demons) cũng nằm trong ḍng huyền hoặc Hispano-American của T́nh Yêu Thời Thổ Tả. Nơi chốn là một thành phố cổ Cartagena de Indias thuộc vùng bờ biển Caribbean của Colombia. Thời gian không rơ, nhưng nô lệ và mê tín vẫn đầy rẫy và bệnh hoạn được chữa trị bằng cây cỏ, bằng những tṛ trừ tà. Trong bài mở đầu, Garcia Marquez cho biết, tác phẩm của ông nẩy sinh từ một biến cố xẩy ra vào năm 1949, khi một tu viện cổ dành cho nữ tu bị đập bỏ để xây dựng một khách sạn. Là một phóng viên trẻ của một nhật báo, ông được cử tới viết bài tường thuật. Ở khu hầm mộ, giữa đống xương cốt, quan tài vụn nát, gần nơi bàn thờ, ông thấy có một hốc tường bị đập bể, và những người thợ lôi ra một mớ tóc c̣n dính vào da đầu một cô gái chết trẻ. Trải dài ra đo được 22 mét. Chúng ta đừng hỏi, tóc chết có mọc dài ra không, nhưng từ sự kiện “thực” này, tác giả liên tưởng tới một câu chuyện ông được nghe từ hồi c̣n nhỏ, về một nữ hầu tước 20 tuổi, tóc dài ơi là dài, chết v́ bệnh chó dại, và được dân quanh vùng thờ phụng v́ những phép lạ. Tác giả cho nữ hầu tước Sierva Maria de Todos los Angeles là con của một hầu tước và một bà mẹ nghiện ngập. Chẳng ai lo cho cô, và cô sống giữa đám nô lệ, trong ṭa nhà cổ xưa gần sụp đổ của họ. Cô học nhẩy trước khi biết nói, biết ba ngôn ngữ Phi Châu cùng một lúc, học uống máu gà trước bữa điểm tâm, và như một hồn ma, những người Thiên Chúa giáo không thấy cô, và không nghe cô nói, khi cô đến gần họ. Một bữa trong khi đi chợ, cô bị chó cắn. Vết thương có vẻ muốn lành, nhưng có tin là những người khác cùng bị chó cắn đă chết. Lần đầu tiên, ông bố để mắt đến cô, đem cô ra khỏi khu nô lệ, cho cô ở trong căn pḥng người bà nội, cho cô học, nghe âm nhạc, cho tới khi những dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại xuất hiện. Đám y sĩ chữa trị bằng cách bơm ruột, cho uống chất kim antimony, và tắm bằng nước tiểu. Thân thể đầy những vết thâm tím, phồng rộp, cô gái đau đớn, điên cuồng la hét. Giám mục địa phận, sau khi phán quyết cô gái bị quỷ ám, ra lệnh phải giao cô cho các vị nữ tu Santa Clara. Cô bị nhốt trong một căn hầm, lột hết quần áo, và một tu sĩ trẻ, Delaura, từ Tây Ban Nha tới, lo việc trừ tà cho cô. Sau khi nói chuyện với cô, anh khẳng địnhh cô không có bị quỷ ám ǵ hết. Nhưng khi có những chuyện quái dị xẩy ra, mọi người trong tu viện đều tin cô gái là quỷ. Một bữa Delaura tới tu viện thăm cô, thấy cô đang ngồi cho người ta họa chân dung. Cô mặc bộ quần áo lụa của bà nội, với mớ nữ trang choàng quanh cổ, trên mái tóc dài. Vị tu sĩ mất hồn, đúng như định mệnh phán bảo. Anh nói với vị Giám mục: Thưa Cha, đây đúng là quỷ. Thứ quỷ dữ nhất trong mọi loài quỷ. Đây là Quỷ T́nh.

Vị tu sĩ trẻ bị đầy tới một nhà thương cùi, anh trốn đi gặp cô, làm cô thương anh bằng cách đọc thơ ca cho cô nghe, nhưng sau cùng bị đám nữ tu bắt gặp đuổi ra khỏi tu viện. Cô gái sau cùng chết v́ những tṛ bùa phép, trừ tà. Khi cô chết, trời đất rung chuyển, trâu ḅ phát cuồng la rống, và người ta tin rằng, tất cả những quỷ dữ dưới địa ngục đều đau ḷng v́ cái chết của cô.


Đây là một chuyện t́nh mănh liệt, man rợ, dữ dằn như “một chuyện thần tiên”. Cuốn tiểu thuyết tuy mỏng, nhưng đầy tham vọng của tác giả, khác hẳn, và u tối hơn tất cả những tác phẩm trước đó. Sức mạnh của cuốn sách cũng là định mệnh của cô gái ngây thơ, hoang dại bị xâu xé giữa ngoại giáo, và Ca-tô giáo, ở đây, đều man rợ như nhau.

 

(Nguồn : Tin Văn

www.tanvien.net )

 

trang nguyễn quốc trụ

art2all.net