TIN VĂN

 

Nguyễn Quốc Trụ

 

Viết Mỗi Ngày

 

 VIẾT MỖI NGÀY / MAY 01, 2018

 

 

Hà Nội 1954

Không biết mày đă từng xuống tàu này để vào Nam năm 1954 hay không.
Không được thư mày trả lời thư tao thăm hỏi sức khỏe mày. Tuy nhiên, tao cứ cho rằng mày vẫn an lành mọi mặt. Nhân tiện, tao nêu mấy chi tiết không quan trọng đọc thấy trong 'Nơi Người Chết Mỉm Cười' mà thư trước tao quên không nói tới. Vụ biểu t́nh chống Văn Tiến Dũng năm xưa, mày và tao có tham dự, xảy ra ở khách sạn Galie'ni (?) chứ không phải Majestic. Trường của ông Nguyễn Khắc Kham ở đường Ngô Tùng Châu có tên là Văn Hóa, không phải Văn Lang của ông Ngô Duy Cầu. Ngoài ra, về chữ dịch, mày dịch Hope abandoned là Hi vọng ră rời th́ không biết có phải mày định nói 'hi vọng đă rời xa hay hi vọng xa rời hay không. Một ư khác, .....vấn đề có liên quan đến đất cát (Câu này tao muốn trích nguyên văn nhưng t́m thoáng qua lại không thấy. Có phải mày định nói ... có liên quan đến nơi sinh, sống?)

Lủng

Tao trả lời mày liền rồi, cả ở trên Tin Văn.
Tao và mày biểu t́nh ở cả hai khách sạn.
Ở Galliéni trước, sau quay qua Majestic. Ở Majestic, mày phá cửa pḥng của 1 em đầm, nó khóc thảm thiết, sợ bị giết. Tao nhớ rơ lắm, làm sao quên được?
Có tí mùi đầm, ngay đầu đời nữa, làm sao quên?
Tao đi tầu Marine Serpent, Rắn Biển của Đệ Thất Hạm Đội. Đúng chuyến có Đức Hồng Y Spellman lên tầu thăm dân di cư.
 


V/v tên trường Văn Hóa. Tks. NQT

Hope abandoned: Hy vọng tan hoang, ră rời, tao dịch theo ư của tao, không theo nguyên ư của câu tiếng Anh, hope abandoned, hy vọng bị bỏ rơi.

V/v H́nh di cư xin coi Blog Tin Văn. NQT

-----------------------

Một trong những Chợ Giời như thế này, mở ra ngay trước nhà của Gấu, villa số 60 đường Nguyễn Du, Hà Nội, ṿng quanh 1 phần bờ hồ Hallais. Trộm cắp như rươi. Gấu thủ một khúc gậy, đêm nằm ngay hành lang căn trộm. Trộm vô thật. Nhè khúc bờ tường thấp, đúng nơi Gấu, những lần đi ciné về muộn, cổng đóng, leo tường vô nhà. Nhưng, v́ bên nhà Gấu đâu có ǵ ngoài hai cái bếp, và 1 hồ nước, nhà trên th́ khoá, thế là chúng leo qua nhà hàng xóm, một bảo sanh viện, dinh đâu mớ quần áo, tă lót, bàn ủi, mấy cái phích đựng nước sôi cho con nít. Nghe động, mấy bà đẻ thức giấc, chúng bỏ chạy. Gấu nghe tiếng hô hoán, bật dậy, vác gậy đuổi theo, chúng leo tường thoát ra ngoài, đánh rớt lại 1 cái bàn ủi. Gấu đứng dưới bờ tường với đưa lên cho 1 mụ đàn bà. Bà này lại nghĩ Gấu là đồng bọn, mở cổng cho chúng vô nhà Gấu, rồi theo đường đó leo qua nhà bảo sanh, v́ có cái thang lộ thiên kế bên tường.

Sáng hôm sau, lũ đàn bà đẻ lào xào sao đó tới tai bà cô Gấu. Buổi chiều, bà đứng ngay sân chửi cho một trận thật tàn khốc. Ui chao ơi, tới khi đó, Gấu mới biết tài chửi của bà cô của ḿnh. Mấy đứa nhỏ, con tay bác sĩ chủ nhà bảo sanh h́nh như cũng học Nguyễn Trăi. Chúng nói với bố. Hôm sau đích thân ông bác sĩ sang gặp bà cô của Gấu xin lỗi.

Không phải bà chỉ chửi mấy con mụ đàn bà mà chửi luôn cả Gấu. Sao mà mày ngu đến như thế, may mà không mất mạng!

Ui chao, sau này, đọc NHT cho NH ra Bắc nhét kít vô miệng đám sĩ phu Bắc Hà, Gấu lại nghe ra tiếng chửi của bà cô:

Sao mà mày ngu thế. May mà không mất mạng!

Nh́n cái h́nh DTH đứng giữa Paris, trong 1 số báo ML, th́ lại nhớ đến bà cô của Gấu, đứng giữa sân nhà xỉa xói qua nhà kế bên. May có thằng cháu kế đó, không th́ bà cũng dám vỗ đồm độp như SCN một lần mất vịt!

-------------------------------

Viết ǵ th́ viết, Nhật Tiến cũng không bỏ rơi cái căn cỗi của ḿnh: Ḥa giải và ḥa giải dân tộc.

Thụy Khê

Trong bài viết nh́n lại những trang sách cũ, theo lời đề nghị của NMG, đăng trên tờ Văn Học, Cali, tháng 5, 2001, in lại ở cuối Thềm Hoang, Nhật Tiến chẳng hề nói đến cái căn cỗi ḥa giải và ḥa giải dân tộc như là căn phần viết của ông, như bà TK phán. Cuốn truyện cũng không về chuyện đó. Phán kiểu TK là phán cho được.

Cũng là 1 trường hợp giả vấn đề, bày hiện trường giả, y hệt Thầy Cuốc: nhà phê b́nh tưởng tượng ra 1 cái cùm, rồi nhét tác phẩm vô đó, rồi hà, hà, thấy không, vừa ngay bong.

Bởi v́ cái gọi là căn cỗi ḥa giải chỉ xẩy ra kể từ sau 30 Tháng Tư 1975, khi VC thay v́ ḥa giải, th́ coi 1 nửa nước là Ngụy, trừ đám nằm vùng, giải phóng, tất nhiên… Những ǵ xẩy ra sau đó, th́ bà TK cũng hẳn biết rồi, nào đánh tư sản, kinh tế mới, tù cải tạo… khiến dân Mít đổ xô chạy ra biển, rồi thảm họa thuyền nhân… và chỉ đến khi VC cần đến họ, th́ mới có cái gọi là ḥa giải dân tộc.

Những điều đó là sự kiện lịch sử như sự kiện lịch sử là nền tác phẩm Thềm Hoang của NT: sự kiện di cư, người Bắc vô Nam sống lẫn lộn với người Nam trong 1 con hẻm của thành phố, tự nhiên, như mọi con hẻm của Sài G̣n hồi đó, hồi sau 1954. Nhiều tác phẩm của những nhà văn Miền Bắc di cư đă viết về sự kiện này, thí dụ Trăng Nước Đồng Nai của Nguyễn Hoạt, Mă Lộ của Viên Linh, Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền… và Thềm Hoang của Nhật Tiến. Bởi thế mà NT mới viết, khi kết thúc những ḍng nh́n về của ông, như trên: chỉ hoàn toàn là 1 kỷ niệm.

Thái độ hoà giải của ông sau này, khi ở xứ người không liên can đến tác phẩm đầu tay của ông.

Gấu đọc TK, như là 1 nhà quản thủ thư viện khui ra những tài liệu văn học bị mai một, thất thoát, nhiều hơn như là 1 nhà phê b́nh. Bởi v́ bà này cũng ưa phán ẩu, do muốn nổi cộm, phán theo cái kiểu, trước đây chưa ai từng phát giác ra sự thực này, nọ, về một người viết, thí dụ.

Nhất Linh, từ trước tới nay, ai th́ cũng công nhận ông là 1 tiểu thuyết gia, 1 bậc thầy, cả đám Sáng Tạo đâu có ai sánh nổi với ông. Cách viết, cách kể chuyện thật dí dỏm, những quan sát thật tinh tế, cách tạo những hoàn cảnh thật đặc biệt [nhất là trong Xóm Cầu Mới, cuốn này có ǵ tương tự với Thềm Hoang của NT] làm người đọc không làm sao quên được. Về già, ông nghĩ, có lẽ ḿnh cũng nên chơi 1 cuốn nho nhỏ, “nh́n lại những trang viết cũ”, như Nhật Tiến, trên, thế là bị ngay Thầy Cuốc nhét 1 cái cùm vào đầu, nhà phê b́nh, nhà khái quát hoá… không làm sao tin cậy được, không thể tự dối ḿnh, phải đạp cho ông ta 1 phát!

Cái sự kiện lịch sử khiến bà TK làm nhà phê b́nh cũng rất ư là nhảm: nghe Vơ Phiến than thở, xứ Mít không có nhà phê b́nh nào ra hồn, thế là bèn xung phong, xung phong.

Gấu chưa từng vỗ ngực xưng tên là nhà phê b́nh, trái lại, c̣n rất tởm thứ nhà này, v́ 1 nguyên nhân cá nhân, chưa tiện, chưa có dịp đúng hơn, để viết ra.

Trong bài viết về Lukacs, Steiner cho rằng thật khó mà 1 con người lương thiện vỗ ngực xưng tên, ta là phê b́nh gia ở thế kỷ 20. Cái sự thiếu hụt 1 nhà phê b́nh Mít, vào cái thời điểm mà VP than thở, có ǵ đó làm nhớ tới câu phán của Steiner dành cho Lukacs. (1)

(1)

In the twentieth century it is not easy for an honest man to be a literary critic. There are so many more urgent things to be done. Criticism is an adjunct....

.... Lukacs has always held himself responsible to history. This has enabled him to produce a body of critical and philosophic work intensely expressive of the cruel and serious spirit of the age. Whether or not we share his beliefs, there can be no doubt that he has given to the minor Muse of criticism a notable dignity. His late years of solitude and recurrent danger only emphasize what I observed the outset: in the twentieth century it is not easy for an honest man be a literary critic.

But then, it never was.

Source

Cái "chi tiết là Thượng Đế" mở ra bài viết, "Điển phạm là cái chó ǵ", của Thầy Cuốc mới khiêm nhường, “lương thiện” làm sao, nhất là cái mẩu đuôi, chưa có th́ giờ để dịch, nên đành cho độc giả ăn tạm món ăn nguội này…

Tôi được mời tham dự cuộc hội nghị quốc tế về đề tài "Điển phạm và cái khác trong các nền văn hóa ngoài phương Tây" (Canonicity and Otherness of Non-Western Culture" do trường Korea University tổ chức tại Seoul trong hai ngày 29 và 30 tháng 9. Trong cuộc hội nghị, tôi tŕnh bày một bài thuyết tŕnh chính, "Tính chính trị của việc điển phạm hóa trong văn học Việt Nam" (The politics of canonization in Vietnamese literature", và một bài thuyết tŕnh phụ nhưng nặng về lư thuyết hơn, như một đề dẫn cho một cuộc thảo luận mang chủ đề "Điển phạm hóa và chính trị" (Canonization and politics).

Chưa có th́ giờ để dịch hai bài thuyết tŕnh này sang tiếng Việt, tôi xin giới thiệu một bài viết về điển phạm đă được in trong cuốn Mấy vấn đề phê b́nh và lư thuyết văn học (Văn Mới xuất bản năm 2007). Bài viết khá dài nên tôi xin được chia thành bốn phần. Đây là phần thứ nhất. NHQ

Blog VOA
-------------------


Thăm hỏi

Wednesday, October 5, 2011 1:01

Trụ,

Vẫn khỏe, b́nh thường chứ?

Sáng qua tao đi bác sĩ. Check up định kỳ. Đem theo cuốn 'Nơi Người Chết Mỉm Cười' của mày. Đọc trong lúc chờ gặp bác sĩ.

Sách có nhiều thông tin hay. Chữ nghĩa của mày rành rọt, thông thoáng, ư tưởng liên kết tự nhiên, thoải mái. Văn phong chững chạc, tự tin. Tao nhớ có lần nghe mày nói, ai đó tao không c̣n nhớ tên, nói mày viết 'tản mạn văn chương' th́ hiện không ai bằng. Và nay tao đọc mày, tao cũng có nhận xét đại khái như vậy. Liên tưởng đến, loáng thoáng một số bài thuộc loại này của mày trên Net tao tóm tắt nhận xét của tao qua mấy chữ "tới", "tếu" "tợn" và "tục".

Lủng

------------------------------

Gấu đọc Thềm Hoang rất sớm, h́nh như từ khi c̣n đi học, ở nhà ông anh Hiếu Chân, ở Chợ Vườn Chuối. Một bữa ông đem về cuốn trên. Đọc mê quá. Ông anh cũng mê cuốn này lắm. Gấu nhớ là, ông nh́n Gấu ra ư ước mong, nhớn lên mà mày viết được 1 cuốn như thế này, nhỉ?

Nhật Tiến có bà con bên vợ, h́nh như vậy với ông bạn nối khố của Gấu là NKL. Nhưng người giới thiệu Gấu với NT, là Vũ Huy Quang, lần qua Cali đầu tiên. Có vẻ như VHQ chỉ sợ Gấu lầm đường đi theo lũ Chống Cộng điên cuồng.

Thời gian Gấu viết cho tờ SGN của Diệt Tuyệt Sư Thái cũng là lúc tờ này đang phạng NT tơi bời, với những bài của Công Tử Hà Đông, và h́nh như của cả DN, bà chủ báo nữa. Gấu nhớ là, có nghe bà xă của NKL phàn nàn, tại làm sao mà anh Trụ lại viết cho tờ đó, như vậy có phải là anh ấy chẳng coi anh NT ra sao hết!

Ui chao, chốn giang hồ hung hiểm thực!

Nhật Tiến rất chịu văn Thảo Trần, và ông rất bực về chuyện tại làm sao không in riêng một cuốn của bà, thay v́ in chung với tên sa đích văn nghệ: Hai ḍng văn đó làm sao mà chung được, chắc ông nghĩ thế.

Đúng như thế.

Hồi ở trại tị nạn Thái Lan, dân tị nạn quen biết, ai cũng nghĩ là vợ chồng ghép, nghĩa là qua tới trại th́ hai người này mới táp vào nhau!

*

Nhưng đọc mấy lời phán của bà phê b́nh gia TK, trang b́a, mới thấy cực nhảm:

Viết ǵ th́ viết, NT cũng không bỏ rơi cái căn cỗi của ḿnh: Ḥa giải và ḥa giải dân tộc.

Kít.

NQT

Một cuốn tiểu thuyết bảnh như thế mà lôi nó xuống tận đất đen, quàng cho nó 1 cái tḥng lọng chính trị chết người như thế, th́ thực là không c̣n trời đất nào nữa!

NQT

Nhưng mà tại làm sao mà ông NT này lại “bad taste” như thế này? Không lẽ ông cũng muốn ‘làm nhục’ tác phẩm của chính ḿnh ư?

NQT

 

 

 

art2all.net