TIN VĂN

 

Nguyễn Quốc Trụ

 

Viết Mỗi Ngày

 

 

THANH TÂM TUYỀN VÀ KY TÔ GIÁO

 

 

        

           A Burnt-Out Case.

          Cuốn này, “Một trường hợp lụi tàn”, theo Phạm Việt Cường cho biết, đă có bản tiếng Việt. Gấu sở dĩ chọn nó, để toan tính mở ra cuốn truyện ngăn ngắn của ḿnh, là v́, Gấu cũng đă từng bị VC tính thịt 1 cánh tay của ḿnh, lần ăn ḿn claymore ở nhà hang nổi Mỹ Cảnh nơi bờ sông Sài G̣n, mà c̣n là v́, h́nh như giống như nhân vật chính trong truyện, Chúa đă bắt kịp Gấu… 1 cách nào đó, sau khi cố t́m cách làm thịt chính Gấu.

C̣n nữa, cuốn A Burnt-Out Case, mắc mớ tới niềm tin Ky Tô, mà những người như TTT, và sau đó, lớp đàn em, trong có Gấu, không có.

Trong “Lụi Tàn”, có 1 xen giống cái cảnh TTT tả, trong Bếp Lửa, anh chàng Tâm đối diện với Chúa, và bèn vặc, ông mà có đầu thai làm người, th́ cũng vô phương cứu loài người, nhất là lũ Mít!

Trên đường về Lao, GCC mang theo hai cuốn, 1 là cuốn mới mua, của Kadare. Và 1 là cuốn A Burnt-Out Case của Greene, tính mở ra 1 cú “tỉu thết”, chừng trăm trang. Bằng 1 câu thuổng, từ Greene.

www.tanvien.net/Day_Notes/PXA_vs_Greene.html

" Trong một vài đường hướng, đây là một cuốn sách tuyệt hảo đối với tôi - mặc dù đề tài và sự quan tâm của nó, th́ rơ ràng thuộc về một cơi không tuyệt hảo. Tôi đọc nó, lần đầu khi c̣n trẻ, dân Ky tô, lớn lên ở Phi Châu, vào lúc mà trại cùi c̣n phổ thông. Tôi c̣n nhớ, lần viếng thăm cùng với mẹ tôi, một trại cùi như thế, được mấy bà sơ chăm sóc, tại Ntakataka, nơi hồ Lake Malawi. Và tôi sợ đến mất vía bởi cái sự cử động dịu dàng đến trở thành như không có, của những người cùi bị bịnh ăn mất hết cánh tay, y hệt như được miêu tả ở trong cuốn tiểu thuyết: “Deo Gratias gơ cửa. Querry nghe tiếng cào cào cánh cửa của cái phần c̣n lại của cánh tay. Một xô nước treo lủng lẳng ở cổ tay giống như một cái áo khoác, treo ở cái núm trong tủ áo”.

Vào cái lúc tôi đọc nó, th́ tôi đang phải chiến đấu, như những người trẻ, hay già, phải chiến đấu, và cũng không phải chỉ ở Phi Châu, với những đ̣i hỏi về một niềm tin, khi mà niềm tin này th́ thực là "vô ích, vô hại, vô dụng, vô can…", tại một nơi chốn, bất cứ một nơi chốn, bị tai ương, bệnh tật, và cái chết nḥm nhỏ, đánh hơi, quấy rầy, không phút nào nhả ra.

Thành thử câu chuyện của Greene về một gă Querry, một tay kiến trúc sư bảnh tỏng, tới xứ Công Gô, chỉ để chạy trốn, và t́m ra một thế giới, và có thể, Chúa bắt kịp anh ta đúng ở đó, một câu chuyện như thế, làm tôi quan tâm.

Trong một vài đường hướng, cuốn tiểu thuyết có thể được đọc như một cuộc điều tra, về niềm tin hậu-Ky tô, một toan tính để nh́n coi xem, cái ǵ dấy lên từ tro than của thế kỷ trứ danh về cái sự độc ác của nó…"

 

Ui chao, bạn đọc có thể mô phỏng đoạn trên, và đi một đường “bốc thúi” trang Tin Văn:

Trong một vài đường hướng, trang Tin Văn có thể được đọc như là "… niềm tin hậu chiến Mít, một cái ǵ dấy lên từ tro than của cuộc chiến trứ danh v́ Cái Ác Bắc Kít của nó."!

Nhưng, biết đâu đấy, Ky Tô giáo đang lâm đại nạn tại nước Mít, là cũng ứng vào cuộc "điều tra" này, của trang Tin Văn?

 

 

http://www.tanvien.net/Roman/bep_lua_5.html

“Thượng Đế sẽ giải quyết được những vấn đề của loài người nếu loài người biết t́m về Người.”

“Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt của nhân loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ th́ chính ở những người ấy Thượng Đế đă bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của loài người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”

“Tôi phải kiếm cho ra một tôn giáo”, Graham Greene nói, “để đo lường cái phần quỉ ma ở nơi tôi”.

Một thách đố như vậy đă đặt Greene vào cái thế của một “tiểu thuyết gia Ky tô giáo” – ông rất ghét định nghĩa này - đúng như viễn tượng về ông: trước khi chọn Chúa Ky Tô, như là một thế giá cao cả nhất, th́ ông, trước hết, c̣n là một con người bị ám ảnh bới chính cái nấc thang thế giá đó. Không nhà văn nào của thế kỷ 20 này có thể so với ông, người muốn đi tới cùng trong cơi nhân sinh nhỏ xíu - ấy là nói về chuyện so sánh giữa con người với con người, và có thể, với Chúa nữa. Trong khi những tiểu thuyết gia thuộc loại tầm tầm mày ṃ, dị mọ những đ̣n phép nhằm phân biệt thằng cha này tốt, thằng cha kia xấu, Greene là bậc thầy của sự tách biệt đa tầng, dị dạng, khi xoáy vào những đường ranh thật là mỏng manh phân chia, giữa thế nào là quỉ ma thế nào là độc địa, thế nào là bất tương thân, thế nào là ngu si đần độn chứa đầy ác tâm. Những con người của ông loay hoay xoay sở bên trong cái khuôn mẫu đạo đức rất ư là chi ly. Sa sẩy, là từng bước chân, là từng lỡ bộ. Sai một ly đi một dặm. Thành thử vô phương, làm người tốt [to be good] ở nơi Greene. Nhưng có hàng triệu triệu cách, để đỡ tồi tệ hơn, ít hoặc nhiều.

Khía cạnh hiện thực mang tính đạo hạnh chi ly tỉ mỉ đó, ở Greene, thường không được người đọc để ư, thay v́ vậy, là những mầu sắc “baroque” – tṛ truy hoan thẳng thừng, thú du lịch, cái lối viết nhà báo – những dấu ấn khiến ông được coi là đồng hội đồng thuyền với những tay phiêu lưu như Erskine Childers, Len Deighton, Alec Waugh, John Le Carré.

Chắc chắn rồi, Greene phải được coi như là một người viết quan tâm tới ḍng văn chương điệp viên, t́nh báo – chú thiếu niên Greene ngày nào đă từng thử làm người hùng máu lạnh, qua tṛ chơi chết người Russian roulette. Tuy nhiên, người đọc đừng quên rằng, trên giá sách của ông, c̣n có sự ngự trị của, thí dụ như, Henry James. Hơn thế nữa, Greene quả thực là một điệp viên nhị trùng, theo đúng nghĩa đen của từ này.

 

 

art2all.net