SÔNG
NÚI TRÊN VAI
Comment trên
trang facebook của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thảo luận về
việc dịch thế nào cho đúng 4 chữ tiêu đề SÔNG NÚI TRÊN VAI,
nhà thơ Mai Hữu Phước tag tên tôi vào đó và muốn tôi “cho ư
kiến.”
Mấy hôm nay tôi có biết trên mạng xă hội
đang x́ xào về chuyện Hội Nhà Văn Việt Nam đă dịch 4 chữ
Sông Núi Trên Vai ra tiếng Anh là “Mountains
and Rivers on the Shoulder” khiến nhiều người bàn
luận, nhưng tôi có công việc phải làm, không muốn chia trí,
nên tôi không quan tâm. Vả lại dường như từ trước tới giờ
Hội Nhà Văn Việt Nam chưa lần nào tỏ ra thận trọng khi giới
thiệu với công chúng những slogan của họ được dịch ra
tiếng Anh.
Không phải trong hội không có các dịch giả thực sự, trái lại
có nhiều dịch giả tài hoa nữa là khác, nhưng những vị này
không bận tâm, v́ ai cũng thấy không phải chuyện của ḿnh,
và dường như cũng chẳng ai buồn hỏi ư kiến họ, nên không
việc ǵ họ phải xung phong ôm rơm cho nặng bụng, mới ra nông
nỗi.
Mai Hữu Phước “mong (tôi) cho ư kiến,” không phải v́ nghĩ
tôi giỏi giang ǵ mà v́ mấy năm trước tôi có dịch tập thơ
Phiên Khúc Sang Mùa của Phước sang tiếng Anh, có lẽ từ
chỗ quen biết đó Phước hỏi chỉ để báo tin cho tôi về chuyện
này th́ đúng hơn.
Để nói chuyện với Phước tôi phải bỏ ra hơn một tiếng đồng hồ
đọc bài viết của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và rất nhiều các
lời b́nh ở dưới, nhưng đọc không hết. Có vài người hăng hái
tham dự cuộc thảo luận dịch thế nào cho đúng 4 chữ ấy, nhưng
trước hoặc sau khi đưa ra ư kiến của ḿnh, lại tuyên bố “tôi
không biết ǵ về tiếng Anh!”
Trong các comments trên Fb của nhà thơ Nguyễn Quang
Thiều, có người chỉ thẳng ra câu tiếng Anh “Mountains and
Rivers on the Shoulder” là không phải do người dịch mà
được dịch bằng máy dịch (Google translate). Tôi kiểm
tra, thấy Google dịch tệ hơn: River Mountain On Shoulder.
Theo lời ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, việc
dịch thuật này là do các “chuyên gia tiếng Anh” của Hội Nhà
Văn thực hiện. Chắc là sau khi cho những chữ ấy đi qua máy
dịch Google Translate, các chuyên gia đă chế biến
thêm cho “hay” hơn. Nhưng dù người dịch hay máy dịch và được
con người “nhuận sắc,” cách này cũng phản ảnh lối dịch “mot
à mot” (word for word – dịch từng chữ) không… đạt.
Dịch từng chữ có lẽ là phương pháp đầu tiên con người đă
nghĩ ra ngay từ lần đầu tiên con người có nhu cầu dịch từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Dường như lịch sử ghi nhận
các công tŕnh dịch thuật sớm nhất của nhân loại đă xảy ra
từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên khi người La Mă dịch các
tác phẩm văn học quan trọng của người Hy Lạp. Nhưng cũng từ
rất sớm người ta đă cảnh giác lối dịch này. Ngay từ thời đó,
Cicero (106 – 43 BC), lư thuyết gia về dịch thuật nổi tiếng
của La Mă đă cho biết cách dịch từng chữ là rất nguy hiểm.
Ngày nay người ta thường đùa cợt nhau với câu dịch từng chữ
“Đường anh anh đi, đường tôi tôi đi” là “Sugar you you go,
sugar me me go” là để minh họa sự nguy hiểm đó. Cicero
khuyên, thay v́ dịch từng chữ (word for word) nên
chuyển ư của câu hay cụm từ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
khác (sense for sense).
Đến thế kỷ 17, nhà phê b́nh văn học người
Anh John Dryden (1631- 1700) yêu cầu người dịch thuật phải
“là người nắm vững cả hai ngôn ngữ", (“… the translator
must be a master of both languages.”) Mà ngôn ngữ là một
phần của văn hóa của một dân tộc. Cho nên nắm vững hai ngôn
ngữ có nghĩa là hiểu thấu cả hai nền văn hóa.
Để dịch sang tiếng Anh có 4 chữ thôi mà
phải “nắm vững cả hai ngôn ngữ” tiếng Việt và tiếng Anh, và
hiểu thấu cả hai nền văn hóa th́ to tát quá! Nhưng đó là một
yêu cầu nghiêm túc. Nắm vững văn hóa trong tiếng Việt ắt sẽ
hiểu tuy nói Sông, Núi, nhưng thực ra không phải là nói về
con sông, dăy núi cụ thể nào, mà nói về đất nước hay tổ quốc
(ở đây là tổ quốc Việt Nam). Nắm vững văn hóa tiếng Anh ắt
biết rằng người Anh, hay nói chung người Tây phương, không
có khái niệm sông núi tượng trưng cho đất nước. Họ không
nghĩ như thế, và không nói như thế. Cho nên khi đọc như thế,
họ chỉ hiểu nghĩa đen, và họ sẽ bối rối với cái nghĩa đen
đó, rồi… có thể không hiểu ǵ cả!
Trong số các b́nh luận trên Fb của nhà
thơ Nguyễn Quang Thiều, có người cho rằng: “dịch như thế
(tức: Mountains and Rivers on the Shoulder) là rất đúng và
hay phù hợp hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp là Ngày thơ
Việt Nam!” Một người khác khẳng định “Đó là một bản dịch
tốt.”
Bản thân nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng nói: “Đêm qua, trao
đổi với một dịch giả mà tôi luôn nể trọng, anh ấy nói dịch
như thế là ổn" (sic)
Tuy vậy, có người để nghị dịch khác một chút: “Shouldering
mountains and rivers - Gánh vác giang sơn, rất hợp lư.”
(sic)
Có người lại muốn dịch: “Shouldering the homeland of rivers
and mountains."
Một người khác nữa phát biểu: “Tôi sẽ dịch là The call of
duty to the River and Mountain.”
Vài người nhận định Sông Núi ở đây không phải là… sông núi
(mountain and river), mà đó là đất nước (country) là tổ quốc
(motherland hay fatherland) cho nên những người này đề nghị
dịch là “Motherland on the shoulder.”
Một người nữa nêu ư kiến: “Nếu là người Anh Mỹ th́ rơ ràng
cách dịch (Mountains and Rivers on the Shoulder) không ổn.
Theo tôi: Một là không dịch. Hai là dịch là Country on the
shoulder. Ba là Shoulder the burden of the country.”
Cũng có một đề nghị khác: “The destiny of the country on the
shoulder.”
Có người dẫn câu ví dụ trong một từ điển nào đó để xác nhận
người Anh Mỹ có khái niệm “gánh” đất nước trên vai: “The
king carries his entire country on his shoulders. (Nhà vua
gánh vác toàn bộ đất nước trên đôi vai ḿnh.)
Có người đề cập đến Responsibility (trách nhiệm), nhưng
không đưa ra câu dịch cụ thể, và cũng không ai hưởng ứng, có
lẽ v́ người ta biết responsibility thường là trách nhiệm về
những điều không tốt, sai lầm hoặc tội lỗi mà ḿnh gây ra,
chớ nó không hề có nghĩa là “nghĩa vụ” (duty) với đất nước.
V́ ngôn ngữ là một phần quan trọng của văn hóa một dân tộc,
và nó phản ảnh văn hóa của dân tộc đó. Mặt khác, để hiểu rơ
ngôn ngữ của một dân tộc nào, người ta phải cảm và hiểu được
cả văn hóa của dân tộc đó. Cho nên để dịch từ một ngôn ngữ
này sang một ngôn ngữ khác, người ta không chỉ dịch nghĩa
của chữ, mà phải chuyển đổi cả tinh thần văn hóa cuả ngôn
ngữ nguồn, sang nền văn hóa của ngôn ngữ đích. Ngay cả các
dịch giả khiêm tốn tự cho công việc của ḿnh chỉ là “chuyển
ngữ” (transliterate) cũng phải làm công việc chuyển đổi văn
hóa như vậy th́ độc giả của ngôn ngữ đích mới hiểu tác giả
của bản văn gốc muốn nói ǵ.
Lấy một ví dụ:
Câu chào hỏi thông thường của người Anh, Mỹ là : How are
you? (nghĩa đen tiếng Việt: Anh/chị thế nào?)
Câu chào hỏi của người Việt là: Anh chị có khỏe không?
C̣n người Tàu gặp nhau thường hỏi: Nị ngật phạn liễu ma?
(你吃飯了嗎 - Anh/chị ăn cơm chưa?)
Khi gặp một người Mỹ, một người Việt không thể dịch câu chào
hỏi “Anh/chị khỏe không?” ra tiếng Anh để hỏi người
kia “Are you healthy?”
Cũng vậy, người Tàu không thể dịch câu “ăn
cơm chưa?” của họ ra tiếng Anh để hỏi “Have you eaten
your meal/lunch/dinner?” được. V́ người Mỹ kia sẽ ngẩn
ṭ te, chẳng biết “đối phương” nói ǵ, dù có thể vẫn hiểu
câu hỏi “Are you healthy?” và “Have you eaten your
meal…?”
Đó là lỗi không nắm được tinh thần văn hóa trong ngôn ngữ
của nhau.
Tiếng Việt thường dễ dăi cho ta được huênh hoang tự nhận cho
ḿnh có trách nhiệm cao cả “gánh vác sơn hà,” ít nhất trong
trường hợp này, với câu Sông Núi trên vai vừa sáo vừa
rỗng tuếch, và rất mơ hồ, mà từ đó người ta có thể “vung tay
quá trán” diễn giải bằng những lời to tát dao to búa lớn
nghe rất… sướng tai.
Người Anh, Mỹ không có khái nhiệm nào tương đương với “Sông
núi trên vai” của ta, v́ tiếng Anh là một ngôn ngữ duy
lư, họ nói rất cụ thể, rơ ràng. Để bày tỏ một nội dung tương
tự, họ không nói “lớn lối” sông núi trên chỗ nào cả, mà có
thể chỉ nói một cách giản dị:
Be dutiful/helpful/faithful/patriotic … to your country.
(Hăy tỏ ra hữu ích/có nghĩa vụ/trung thành/yêu … đất nước
của bạn.)
Hoặc có thể “cường điệu” một chút:
You (Thou) shall be dutiful/helpful/faithful/patriotic …
to your (thy) country. (Ngươi hăy tỏ ra… với đất nước
của ngươi.)
Thế nên chắc chắn là người Anh, Mỹ khó lănh hội được ư nghĩa
nội dung của 4 từ tiếng Việt “Sông Núi trên vai” khi
được dịch ra tiếng Anh theo những cách trên.
Thế th́ câu “The king carries his entire country on his
shoulders” (Nhà vua gánh vác toàn bộ đất nước trên đôi vai
ḿnh) là sao? Rơ ràng họ cũng có khái niệm “gánh đất nước
trên vai” kia mà?
Phải, và không phải. Gánh vác đất nước trên vai là
chuyện/phận sự của một vị quân vương, hay của người có trọng
trách lănh đạo đất nước, chớ không phải của mỗi người dân
thường như chúng ta, càng không phải của các thi sĩ trong
Hội Nhà Văn Việt Nam. Dưới thời vua chúa, kẻ nào to gan muốn
“đặt sông núi lên vai,” gánh vác sơn hà vân vân, đều tự biết
ḿnh có thể bị tru di cửu tộc v́ tội tranh giành ngôi vị
thiên tử của nhà vua. Ngày trước, ông Hồ Chí Minh có câu thơ
“Hai vai gánh vác một sơn hà,” hay “Hai tay gây dựng một sơn
hà” ǵ đó, là ông ấy muốn làm an ḷng những ông nho sĩ cổ lổ
sỉ lúc bấy giờ đầu óc c̣n nặng “Khổng viết,” tin vào “chân
mệnh thiên tử” của con người có “khẩu khí đế vương” đó thôi.
Nhân đây, xin giới thiệu với các bạn một bài viết có liên
quan:
Dịch và giới thiệu văn học cổ Việt
Nam: Những điều bất cập:
http://www.art2all.net/tho/tho_tk/dichvagioithieuvanhocvn.html