"TÂM THÀNH LỄ BẠC" Tấm ḷng của một "nhà nho" hiện đại
“Tâm Thành Lễ Bạc” của Nguyễn Phúc Vĩnh Ba, một nhà thơ ở đất Thần Kinh, là một tác phẩm dạng samizdat - La thanh đường tàng bản. Cuốn sách 128 trang, gồm 16 bài viết theo lối cổ văn, từ cáo (tức tuyên cáo, tương tự B́nh Ngô đại cáo), phú, hịch, văn tế, đến văn bia. Theo mục lục:
1. Nhất thống sơn hà đại cáo Giá trong sách có thêm hai thể văn “chiếu” và “biểu” nữa là “đủ bộ”. Sự vắng mặt của hai thể văn này cũng dễ hiểu: tác giả chẳng phải một học sĩ Viện Hàn Lâm chuyện soạn chiếu thư cho vua, mà cũng không đang sống trong thời quân chủ để có dịp dâng biểu lên vua về một việc ǵ đó. Nói chung, đây là các thể loại văn học (genres of literature) cổ điển mà bây giờ hầu như tuyệt chủng, ngoài số di sản quư giá đang dần dần trở thành… hóa thạch. Hiện nay có lẽ c̣n không bao nhiêu người, ngoài các nhà nghiên cứu cổ văn, thích thưởng thức lối văn biền ngẫu nhiều nhạc điệu rất thú vị này, mà người sáng tác (thành công) thể văn này trong cả nước dễ chừng c̣n ít hơn nữa – chắc là không đủ đếm trên đầu ngón tay. Sự xuất hiện một tác phẩm loại này là một điều ngạc nhiên lư thú. “Nhất thống sơn hà đại cáo” (giả định khâm mạng vua Gia Long tuyên cáo thống nhất sơn hà) bài văn đầu trong toàn tập, ôn lại một giai đoạn lịch sử cát cứ và khai phá, chiến đấu và xây dựng phần đất phía Nam của các chúa Nguyễn để sau đó tiến đến thống nhất giang sơn:
Khai khẩn đồng hoang núi thẳm, mồ hôi
nước mắt kể biết mấy sông
Vua một nước lưu đày v́ nước, khổ ấy
là vinh Cuốn sách khép lại với bài Văn tế 74 tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa (năm 1974):
Những cái chết đă đi vào quốc sử, con
cháu nghe mà xót dạ bàng hoàng
Thể văn này vốn là của Tàu. Tiền nhân ta đă dùng chữ Nho và thể văn biền ngẫu đối đáp này trong mọi sinh hoạt của triều đ́nh và trong chương tŕnh giáo dục quốc gia từ rất lâu đời; chỉ đến sau năm 1918 lối văn “bát cổ vần vè” đó mới chính thức nhường chỗ cho các thể loại văn học mới theo với sự băi bỏ các kỳ thi nho học. Lối văn biền ngẫu giàu nhạc điệu đọc lên nghe âm thanh lên bổng xuống trầm này, ngoài việc được dùng trong các văn bản chính thức của triều đ́nh như cáo chiếu biểu tấu văn, hoặc văn nghị luận đạo lư, mang tính hàn lâm nghiêm túc, hay các bài văn tế trịnh trọng và cũng mang tính hàn lâm không kém, nó c̣n được các nhà nho xưa, thành đạt hay “bất phùng thời”, dùng trong các bài phú là loại “văn chơi” sang trọng và tao nhă của những người có học “chữ thánh hiền”. Mặc dù chữ Nho được các triều đ́nh Việt Nam dùng chính thức như văn tự quốc gia, nhưng các nhà nho Việt Nam xưa đă sớm dùng chữ Nôm thay thế chữ Hán trong các thể văn Tàu này để sáng tác thơ phú. Tuy vậy, thơ Nôm Hàn luật [1] được sáng tác nhiều và phổ biến hơn văn Nôm. Bài phú Cư Trần Lạc Đạo của vua Trần Nhân Tôn (thế kỷ 13) được xem là bài văn đầu tiên thể loại này được viết bằng chữ Nôm. Đến cuối thế kỷ 18, ông Lê Quí Đôn từng làm bài văn Nôm “Mẹ ơi con muốn lấy chồng” thể hiện tài năng sử dụng thành ngữ tục ngữ tiếng Việt; và thi hào Nguyễn Du cũng dùng chữ Nôm làm bài Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, cũng là một loại “văn chơi”. Từ đầu thế kỷ 19 trở về sau, các nhà nho Việt dùng chữ Nôm cho các sáng tác thơ phú của ḿnh là rất phổ biến. Cảm động nhất có lẽ là cụ Đồ Chiểu dùng thể văn này trong các bài văn tế để bày tỏ t́nh cảm của ḿnh với cuộc chiến đấu của nhân dân chống quân xâm lược và ghi nhận cuộc sống lầm than của người dân trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng. Nhưng từ khi triều đ́nh băi bỏ các kỳ thi chữ Hán, các văn nhân cũng không c̣n mặn mà với loại văn đối ngẫu; rồi phong trào vận động văn học bằng chữ quốc ngữ vào những thập niên 30, 40 của thế kỷ trước đă đẩy thể văn cổ này vào thế vĩnh viễn “thất sủng”. Đến nay chỉ họa hoằn người ta mới thấy vài bài văn loại này (chủ yếu là “phú”) xuất hiện trên các tờ báo Xuân, thường là với giọng trào phúng. Và v́ với mục địch mua vui trong ba ngày Tết, những bài “phú” này thường không được nghiêm chỉnh lắm về vần, đối và âm điệu trong câu. Tâm Thành Lễ Bạc có lẽ là tác phẩm đầu tiên về thể văn cổ này, ít nhất là từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nếu không muốn nói là từ sau kỳ thi hương cuối cùng ở đầu thế kỷ trước, được sáng tác một cách nghiêm túc về mặt kỹ thuật và với tấm ḷng thành kính của một “nhà nho hiện đại” hoài cổ, ôn lại một số khía cạnh hay vụ việc lịch sử cận đại (Nhất thống sơn hà đại cáo, Văn tế Vua Hàm Nghi, Văn tế âm hồn thất thủ Kinh đô, Văn tế Nguyễn Tri Phương… ), hay bày tỏ t́nh cảm trân trọng và ngưỡng mộ những chiến sĩ bỏ ḿnh v́ nước mới đây (Văn bia khu tưởng niệm nhà lao An Nam, Văn tế tử sĩ Hoàng Sa…) và thương xót trước vong linh những người không may tử nạn trong thiên tai và tai nạn do sai lầm của con người (Hịch cứu tế lương dân bị lũ lụt, Văn tế các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ…).
Viết ra những bài văn trên với tất cả ḷng thành kính, tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba vẫn cho sự bày tỏ tâm thành đó chỉ mới là một chút lễ đơn sơ đối với tiền nhân và những người dân đă khuất. Cái tựa Tâm Thành Lễ Bạc của cuốn sách có lẽ có ư nghĩa như thế. Tuy vậy, đọc “văn giả cổ” của Nguyễn Phúc Vĩnh Ba, ví dụ, trong Văn tế Âm hồn thất thủ kinh đô năm Ất Dậu (1885)
Tên bay đạn lạc, súng thằng Tây t́m kẻ
ngây thơ
Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào
hay da ngựa bọc thây (Nguyễn Đ́nh Chiểu – Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Mưa xối xả kinh thiên động địa, tối
mày tắt mặt, phút giây vần vũ gió gào (Hịch cứu tế lương dân bị lũ lụt) đến tai nạn thảm khốc ở Cần Thơ trong thời đại khoa học công nghiệp:
Sắt thép bỗng ầm ầm đổ xuống, y sao
như sấm nổ trời cao (Văn tế nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ…)
Ngày nay có lẽ chẳng c̣n được mấy người thích đọc cổ văn, nên một “nhà nho hoài cổ” như Nguyễn Phúc Vĩnh Ba dễ cảm thấy lạc lơng trong “cuộc sống với internet” hiện tại. Có một giai thoại kể rằng có lần trước mặt vua Tự Đức ông Cao Bá Quát từng ứng khẩu một bài thơ thất ngôn bát cú bằng chữ Hán, trong đó mỗi câu thơ chữ Hán lại có xen hai chữ nôm. Trong bài thơ đó có hai câu này:
Viên trung oanh chuyển khề khà
ngữ
Viên trung oanh ngữ khề khà
chuyển
(Trong vườn tiếng chim oanh hót khề khà “Oanh ngữ” (danh từ) đối với “đào hoa” (danh từ); “khề khà chuyển” (trạng từ + động từ) đối với “lấm tấm khai” (trạng từ + động từ) th́ mới “chỉnh” và thích hợp. Nhưng cho đến nay chưa thấy những người có trách nhiệm hay có uy tín về cổ văn học lên tiếng chỉnh lại sự sai lầm này. Có chỗ nói bài thơ với câu thơ được viết như thế xuất phát từ sách Văn Đàn Bảo Giám của Trần Trung Viên. Mà sách Văn Đàn Bảo Giám th́ do nhà Nam Kư (Kư – dấu sắc) xuất bản lần đầu năm 1925. Cuốn sách ra đời chỉ bảy năm sau kỳ thi Hương cuối cùng (1918); lúc đó lớp nho học trong nước c̣n không phải là ít. Vậy mà ngay từ bấy giờ người ta đă bắt đầu không c̣n hiểu cấu trúc của một bài thơ ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn tám câu, là thể loại bắt buộc trong một kỳ thi quốc gia trước đó, nói chi đến các thể loại cáo, phú, hịch, văn tế, văn bia dài hơi! Vĩnh Ba (mới ngoài sáu mươi?) không phải thuộc lớp nho sinh từng vác lều chiếu đi dự các kỳ thi hương ba năm một lần, vốn đă được băi bỏ từ ngót một trăm năm nay rồi, nhưng dường như cho đến nay Nguyễn Phúc Vĩnh Ba có lẽ là một trong số người ít ỏi c̣n “chơi” một cách thông thạo và hoàn toàn nắm vững kỹ thuật sáng tác các thể cổ văn này. Cũng như trong những áng văn xưa của tiền nhân, trong văn Vĩnh Ba ít thấy câu đối thi [2], nhưng câu đối phú th́ cũng đầy đủ câu song quan, cách cú, hạc tấc (hay gối hạc [3] ) rất tề chỉnh, và các vế đối rất nghiêm túc.
Các áng cổ văn của các danh nho uyên bác đời trước thường dùng nhiều điển tích văn hoa và thâm thúy, đọc rất “nặng” nhưng rất thú vị. (Dùng điển tích là đặc tính uyên súc của các nhà đại nho, chớ không phải nhược điểm của thể loại). Văn của Nguyễn Phúc Vĩnh Ba khá “bằng phẳng”. Ngoài những sự kiện lịch sử được giải thích ở phần chú thích sau mỗi bài, h́nh như tác giả “hy sinh” điển tích để bài văn dễ đọc dễ hiểu hơn với nhiều người đọc “hiện đại”. Đành rằng điển tích mang lại nhiều thích thú cho một số ít người đọc chọn lọc, nhưng phần lớn người đọc bây giờ đă ít nhiều trở nên ngoại đạo với thể loại văn học cổ sắp hóa thạch này. Điển tích sẽ góp phần quyết định khiến họ củng cố thêm thái độ… “kính nhi viễn chi”!
_________________
[1] Nguyễn Thuyên, làm quan H́nh bộ Thượng Thư, tức như Bộ Trưởng Tư Pháp, dưới triều vua Trần Nhân Tông. Do có công làm bài văn tế đuổi cá sấu trên trên Hồng, tương tự như ông Hàn Dũ bên Tàu đă làm, nên được vua Trần Nhân Tôn cho đổi họ Hàn - Nguyễn Thuyên thành Hàn Thuyên. Hàn Thuyên được cho là người Việt Nam đầu tiên làm thơ Đường luật bằng chữ Nôm, nên loại thơ này được gọi là thơ (theo) Hàn luật.
[2]
Câu đối thi thuộc loại câu
song quan, nhưng gồm hai
câu thơ bảy chữ, lời và ư đối nhau: [3] Câu “song quan”: Loại câu này mỗi vế một câu từ ba chữ trở lên, khá đơn giản, nhạc tính tương đối nghèo nên ít được tác giả sử dụng:
Thừa thiên mệnh tất làm vua (Nhất thống sơn hà đại cáo) Hay:
Vẳng đôi tai c̣n nghe khúc “Thuật Hoài” (Văn tế 74 tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa) Loại câu “cách cú” - mỗi câu gồm hai phần (hoặc hai nhịp):
Hơn thế kỷ trôi qua trước mắt, anh linh thiên cổ c̣n
đây (Văn tế âm hồn thất thủ kinh đô…) Hay:
Đề Thám, Đ́nh Phùng, Đội Cung, Thái học, bao nhiêu
phen khỏi nghĩa không thành (Văn bia khu tưởng niệm nhà lao An Nam ở Guyane) Câu “gối hạc” hay “hạc tất” gồm ba phần hay ba “nhịp” (như cẳng chim hạc) Loại câu này với câu “cách cú” do nhiều thành phần, giàu nhạc điệu hơn, nên thường được dùng nhiều hơn, như cấu trúc câu chính trong tác phẩm:
Cơm vài quơ thôi đủ, rau dưa cho có, thủng thẳng đi
tới mép tử sinh (Phú Bạn vong niên)
Một dải đất vẫn là cương thổ, ông cha xưa bao đời
gầy dựng, sao cam ḷng để vuột mất đi (Văn tế 74 tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa)
|